Trắc nghiệm California Verbal Learning (CVLT – Delis & cộng sự, 1987)
được sử dụng rộng rãi để đo lường nhiều khía cạnh của việc học tập và trí
nhớ có lời. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mối tương quan giữa
trí thông minh (IQ) và trí nhớ dài hạn, các chiến lược mã hóa. Phương pháp
nghiên cứu định lượng cắt ngang tại một thời điểm. Mẫu nghiên cứu là 30
người (11 nam và 19 nữ) trong độ tuổi từ 19 – 24. Kết quả cho thấy trắc
nghiệm CVLT phiên bản tiếng Việt (CVLT-VN) bước đầu có độ tin cậy cao;
không có mối tương quan ý nghĩa giữa IQ và thành tích nhớ tự do dài hạn.
Mối tương quan giữa hiệu ứng vị trí và thành tích nhớ tự do dài hạn được
ghi nhận. Hiệu ứng vị trí đầu được xem là biến dự báo tốt nhất cho thành
tích nhớ tự do dài hạn. Chúng tôi cũng chỉ ra các hạn chế còn tồn tại trong
nghiên cứu này, đồng thời đưa ra một số đề xuất cho nghiên cứu sâu hơn
trong tương lai.
16 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Tương quan giữa IQ, trí nhớ có lời và các chiến lược mã hóa trong trắc nghiệm CVLT-VN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phần những nghiên cứu
trước đó. Một trong những lý do giải thích cho kết quả này là có thể mẫu
tham gia nghiên cứu nhỏ, khách thể đều là sinh viên đại học, không có
nhiều khác biệt rõ rệt về IQ. Do vậy, kết quả thu được này chỉ mang tính
tham khảo. Ngoài ra, để đo lường trí tuệ lỏng cần phối hợp các công cụ
khác nhau chứ không chỉ sử dụng trắc nghiệm Raven. Ví dụ như trong
nghiên cứu của Shakeel và cộng sự, tác giả sử dụng các công cụ để đánh
giá trí tuệ lỏng của nghiệm thể, bao gồm: test Raven (Raven’s Advanced
Progressive Matrices – RAPM), đo quãng nhớ (Digit Span Sequencing –
DSS), Trail Making Test (TMT) nhằm đo lường tính linh hoạt trong nhận
thức, Design Fluency Test (DFT) đo lường tính sáng tạo, Tower Test (TT)
đo lường việc lập kế hoạch, Cognitive Failures Questionnaire (CFQ) nhằm
đánh giá chủ quan về chức năng nhận thức trong cuộc sống hàng ngày
(Shakeel & cộng sự, 2017).
Liên quan đến thành tích nhớ tự do ngắn hạn danh sách A qua 5 lần
thử nghiệm cho thấy nghiệm thể có sử dụng các chiến lược mã hóa giúp
333
tăng thành tích nhớ tự do ngắn hạn, đây được xem là hiệu ứng thực hành
(practice effects) của nghiệm thể. Điều này tương đồng với những nghiên
cứu đã được báo cáo trước đây. Hiệu ứng thực hành được quan sát thấy
rõ trên nhóm mẫu có HIV/AIDS và nhóm đối chứng (Duff, 2001). Nghiên
cứu của Campos-Magdaleno và cộng sự (2017) cho thấy thành tích trí nhớ
ngắn hạn và dài hạn trên 247 nghiệm thể trong độ tuổi trưởng thành có
hiệu quả thực hành được thể hiện đáng kể.
Về kết quả chiến lược mã hóa mà nghiệm thể sử dụng trong quá trình
học tập là nhóm ngữ nghĩa và nhóm nối tiếp cho thấy không có tương
quan ý nghĩa giữa nhóm ngữ nghĩa và nhóm nối tiếp đối với thành tích
nhớ tự do dài hạn danh sách A. Nhóm theo ngữ nghĩa được xem là một
chiến lược ghi nhớ và học tập chủ động. Ngay khi nghe danh sách từ,
nghiệm thể tự động tổ chức lại theo nhóm ngữ nghĩa và khi khôi phục trí
nhớ, họ sẽ nhớ lại theo nhóm ngữ nghĩa. Mỗi từ trong một phân loại là
gợi ý để khôi phục từ khác trong cùng phân loại đó. Điều này được gọi là
khôi phục phụ thuộc vào gợi ý (cued recall) đã được chứng minh trong các
thí nghiệm của Mantyla (1986), Endel Tulving và Zena Pearlstone (1966)
(trích dẫn bởi Goldstein, 2014a). Trong nghiên cứu so sánh giữa nhóm suy
giảm nhận thức (amnestic mild cognitive impairment) và nhóm nhận thức
bình thường (cognitively normal) cho thấy có mối liên hệ giữa nhóm ngữ
nghĩa suy giảm và thành tích thấp hơn (Malek-Ahmadi & cộng sự, 2011).
Nghiên cứu này không tìm thấy tương quan ý nghĩa giữa nhóm ngữ nghĩa
và thành tích nhớ tự do dài hạn, điều này có thể được giải thích bởi mẫu
nhỏ và nghiệm thể tham gia nghiên cứu là sinh viên đại học có trí nhớ tốt
trong dân số, có thể nghiệm thể sử dụng nhiều chiến lược ghi nhớ khác
nhau nên việc sử dụng chiến lược nhớ theo nhóm phân loại không thể hiện
rõ ràng trong thành tích nhớ dài hạn.
Tuy nhiên, kết quả thống kê lại cho thấy có tương quan giữa hiệu ứng
ban đầu và thành tích nhớ tự do dài hạn danh sách A. Biến hiệu ứng ban
đầu dự báo đến 47,2% thành tích nhớ tự do dài hạn danh sách A ở trong
nhóm nghiệm thể này. Atkinson và Shiffrin (1968) cho rằng nhớ những
mục đầu danh sách thì dễ dàng do những từ này có nhiều cơ hội để nhẩm
lại, vì vậy nó được mã hóa vào bộ nhớ một cách ổn định hơn; Craik và
Lockhart (1972) cũng cho rằng những từ đầu được nhẩm lại nhiều hơn
từ giữa và cuối, và dễ dàng áp dụng các chiến lược mã hóa sâu hơn (trích
334
dẫn bởi Gavett & cộng sự, 2011). Chiến lược nhớ dựa trên hiệu ứng ban
đầu cũng được xem là một chiến lược mã hóa tốt, mặc dù nó không phải
là chiến lược ưu thế trong các chiến lược ghi nhớ.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Như vậy, nghiên cứu này cho thấy trắc nghiệm CVLT-VN bước đầu
có độ tin cậy, có thể sử dụng trong nghiên cứu này. Nghiên cứu cho thấy
không có tương quan ý nghĩa giữa chỉ số trí thông minh (IQ) và thành tích
nhớ tự do dài hạn; có tương quan ý nghĩa giữa chiến lược mã hóa (cụ thể là
hiệu ứng vị trí đầu) và thành tích nhớ tự do dài hạn. Trong các biến (tuổi,
giới tính, IQ, hiệu ứng vị trí, nhóm ngữ nghĩa và nhóm nối tiếp) thì hiệu
ứng vị trí đầu là biến dự báo tốt nhất cho thành tích nhớ tự do dài hạn.
Nghiên cứu này có nhiều hạn chế, đó là: mẫu tham gia nghiên cứu khá
nhỏ, chưa đại diện được cho dân số, chưa có sự cân đối về giới tính. Ngoài
ra, có những hạn chế khác được kể đến như: danh sách từ chưa được tham
khảo ý kiến chuyên gia về ngôn ngữ, có một số từ trong danh sách chưa
thực sự thuần việt nhưng không kịp chỉnh sửa do thời gian hạn chế Từ
thực tế lấy số liệu, trong danh sách A có một số từ nên được chỉnh sửa lại,
ví dụ như từ: sơ mi, váy dài, bột nêm; do liên quan đến yếu tố thuần việt,
tính dễ nhầm lẫn, Ngoài ra, năng lực trí tuệ cần được xác định bằng các
trắc nghiệm khác mang tính khái quát hơn, có thể được đo lường vào thời
điểm phù hợp để tránh việc nghiệm thể bị mệt mỏi, ảnh hưởng đến thành
tích IQ.
Dựa trên kết quả nghiên cứu ban đầu, tác giả đề xuất một số hướng
nghiên cứu như sau:
– Nghiên cứu hoàn thiện danh sách từ trong trắc nghiệm CVLT-VN
để có thể sử dụng được trong thực hành lâm sàng.
– Nghiên cứu đánh giá trí nhớ bằng lời trên trẻ em, so sánh giữa
nhóm nghiệm thể có suy giảm trí nhớ và nhóm nghiệm thể không có suy
giảm trí nhớ
– Lựa chọn sử dụng thêm các trắc nghiệm phi ngôn ngữ khác trong
khoảng thời gian trì hoãn 20 phút.
335
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Castro Dana (2015). Thăm khám tâm lý trong thực hành lâm sàng – công cụ đánh
giá trí thông minh và nhân cách của trẻ em và người lớn. NXB Tri thức,
Hà Nội.
Campos-Magdaleno, M., Facal, D., Lojo-Seoane, C., Pereiro, A. X., & Juncos-
Rabadán, O. (2017). Longitudinal Assessment of Verbal Learning and
Memory in Amnestic Mild Cognitive Impairment: Practice Effects and
Meaningful Changes. Frontiers in Psychology, 8. https://doi.org/10.3389/
fpsyg.2017.01231
Delis, D.C., Kramer, J.H., Kaplan, E., & Ober, B.A. (1987). California Verbal
Learning Test. San Antonio, TX: The Psychological Corporation.
Delis, D. C., Kramer, J. H., Kaplan, E., & Ober, B. A. (2000). The California verbal
learning test – second edition. San Antonio: The Psychological Corporation.
Dang, H. M., Weiss, B., Pollack, A., & Nguyen, M. C. (2011). Adaptation of the
Wechsler Intelligence Scale for Children-IV (WISC-IV) for Vietnam.
Psychological Studies, 56(4), 387-392. https://doi.org/10.1007/s12646-011-
0099-5
Duff, K. (2001). Practice effects, test-retest stability, and dual baseline assessments
with the California Verbal Learning Test in an HIV sample. Archives of
Clinical Neuropsychology, 16(5), 461-476. https://doi.org/10.1016/s0887-
6177(00)00057-3
DeJong, J., & Donders, J. (2010). Cluster subtypes on the California Verbal
Learning Test-Second Edition (CVLT-II) in a traumatic brain injury
sample. Journal of Clinical and Experimental Neuropsychology, 32(9), 953-
960. https://doi.org/10.1080/13803391003645640
Fukuda, K., Vogel, E., Mayr, U., & Awh, E. (2010). Quantity, not quality:
the relationship between fluid intelligence and working memory
capacity. Psychonomic Bulletin & Review, 17(5), 673-679. https://doi.
org/10.3758/17.5.673
Gavett, B. E., & Horwitz, J. E. (2011). Immediate List Recall as a Measure of Short-
Term Episodic Memory: Insights from the Serial Position Effect and Item
Response Theory. Archives of Clinical Neuropsychology, 27(2), 125-135.
https://doi.org/10.1093/arclin/acr104
Goetz, M. D. M. D., & Christopher G. Goetz, M. D. M. D. (2007). Textbook of
Clinical Neurology. Elsevier Gezondheidszorg.
Goldstein, B. E. (2014a). Cognitive Psychology: Connecting Mind, Research and
Everyday Experience (4th ed.). Cengage Learning.
336
Kreutzer, J., DeLuca, J., & Caplan, B. (2012). Encyclopedia of Clinical
Neuropsychology: 4 Volume set (2011th ed.). Springer.
Malek-Ahmadi, M., Raj, A., & Small, B. J. (2011). Semantic clustering as a
neuropsychological predictor for amnestic-MCI. Aging, Neuropsychology,
and Cognition, 18(3), 280-292. https://doi.org/10.1080/13825585.2010.54
0642
Schneider, W., & Niklas, F. (2017). Intelligence and Verbal Short-Term Memory/
Working Memory: Their Interrelationships from Childhood to Young
Adulthood and Their Impact on Academic Achievement. Journal of
Intelligence, 5(2), 26. https://doi.org/10.3390/jintelligence5020026
Shakeel, M. K., & Goghari, V. M. (2017). Measuring Fluid Intelligence in
Healthy Older Adults. Journal of Aging Research, 2017, 1-6. https://doi.
org/10.1155/2017/8514582
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tuong_quan_giua_iq_tri_nho_co_loi_va_cac_chien_luoc_ma_hoa_t.pdf