Tương quan giữa hình thái xương mặt và sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới

Mục tiêu: Nguyên nhân răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm là do khoảng cách mọc răng không đủ trong

vùng hậu hàm giữa mặt xa răng cối lớn thứ hai và bờ trước cành đứng xương hàm dưới. Khoảng cách này có

liên quan đến sự tăng trưởng của mặt, trong đó những dạng hình thái mặt dài thường có chiều rộng cung răng

hẹp hơn hình thái mặt ngắn nên thường thiếu chỗ mọc cho răng khôn hàm dưới. Nghiên cứu được thực hiện

nhằm xác định và so sánh tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm trên những bệnh nhân ở các dạng hình thái

mặt khác nhau.

Phương pháp: Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 phim sọ nghiêng và 100 phim toàn cảnh của bệnh nhân đến

khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt – đại học Y Dược TP.HCM. Dựa vào bản vẽ nét của phim sọ nghiêng,

thực hiện đo đạc góc trục mặt (BaNa‐PtmGn), góc mặt phẳng hàm dưới (PoOr‐GoMe) để phân loại bệnh hình

thái mặt và đánh giá mức độ mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới trên phim toàn cảnh theo phân loại Pell –

Gregory và Winter

pdf6 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tương quan giữa hình thái xương mặt và sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 352 TƯƠNG QUAN GIỮA HÌNH THÁI XƯƠNG MẶT VÀ SỰ MỌC LỆCH,  NGẦM CỦA RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI  Đặng Thị Thắm*, Nguyễn Thị Bích Lý*  TÓM TẮT  Mục tiêu: Nguyên nhân răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm là do khoảng cách mọc răng không đủ trong  vùng hậu hàm giữa mặt xa răng cối lớn thứ hai và bờ trước cành đứng xương hàm dưới. Khoảng cách này có  liên quan đến sự tăng trưởng của mặt, trong đó những dạng hình thái mặt dài thường có chiều rộng cung răng  hẹp hơn hình thái mặt ngắn nên thường thiếu chỗ mọc cho răng khôn hàm dưới. Nghiên cứu được thực hiện  nhằm xác định và so sánh tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm trên những bệnh nhân ở các dạng hình thái  mặt khác nhau.   Phương pháp: Mẫu nghiên cứu bao gồm 100 phim sọ nghiêng và 100 phim toàn cảnh của bệnh nhân đến  khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt – đại học Y Dược TP.HCM. Dựa vào bản vẽ nét của phim sọ nghiêng,  thực hiện đo đạc góc trục mặt (BaNa‐PtmGn), góc mặt phẳng hàm dưới (PoOr‐GoMe) để phân loại bệnh hình  thái mặt và đánh giá mức độ mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới trên phim toàn cảnh theo phân loại Pell –  Gregory và Winter.  Kết quả: Dựa theo số đo trung bình của góc trục mặt và góc mặt phẳng hàm dưới, các cá thể trong mẫu  nghiên cứu được phân thành các nhóm theo dạng hình thái mặt khác nhau gồm: 37% hình thái mặt dài, 35%  hình thái mặt cân xứng, 28% hình thái mặt ngắn. Tỉ lệ tổng thể răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm là 54%;  trong đó tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm cao nhất ở nhóm bệnh nhân có hình thái mặt dài (62,16%), kế  đến là nhóm bệnh nhân có hình thái mặt cân xứng (54,29%) và thấp nhất ở nhóm bệnh nhân có hình thái mặt  ngắn (42,86%), tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.  Kết luận: Trong phạm vi của nghiên cứu, có thể kết luận những bệnh nhân có khuôn mặt phát triển theo  chiều ngang thì có tỉ lệ răng khôn mọc lệch, ngầm ít hơn bệnh nhân có khuôn mặt phát triển theo chiều đứng.  Từ khóa: Răng khôn hàm dưới, sự mọc lệch, ngầm, hình thái mặt dài, hình thái mặt ngắn, phân loại hình  thái mặt.  ABSTRACT  THE INCIDENCE OF MANDIBULAR THIRD MOLAR IMPACTIONS   IN DIFFERENT SKELETAL FACE TYPES  Dang Thi Tham, Nguyen Thi Bich Ly   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 352 ‐ 357  Background: The cause of mandibular third molar impaction is said to be due to inadequate space between  the distal of the second mandibular molar and the anterior border of the ascending ramus of the mandible. The  amount  of  space  is  determined  primarily  by  facial  growth.  This  study  aimed  to  evaluate  and  compare  the  incidence of mandibular third molar impactions between different patterns of facial growth.  Method: Lateral  cephalometric and panoramic  radiographs of 100 healthy, Vietnam were  examined. The  facial type categorized by the facial axis angle, mandibular angle and the degree of impaction was determined by  the Pell and Gregory system.  * Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP HCM   Tác giả liên lạc: BS. Đặng Thị Thắm ĐT: 0945797975  Email: thamdangrhm@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  353 Results: The facial type was determined by a measure of the facial axis angle and mandibular angle: 37%  had a  facial axis angle regarded brachyfacial, 35% had a  facial axis angle regarded mesofacial, and 28% were  dolichofacial. The overall rate of mandibular third molar impaction was 54%, the rate of impaction of mandibular  third molars in brachyfacial group was 62,16%, in mesofacial was 54,29% and 42,86% in dolichofacial.  Conclusions: Within the limitations of the study, it was concluded that the greater horizontal facial growth  pattern of brachyfacial subjects have a lower incidence of mandibular third molar impactions than dolichofacial  subjects.  Keywords: Third molar, impaction, dolichofacial, brachyfacial, skeletal face type.  MỞ ĐẦU  Răng khôn  là  răng xuất hiện sau cùng  trên  cung hàm, cũng là răng có tỉ lệ mọc lệch, ngầm  nhiều hơn bất kỳ răng nào khác(1). Khi răng khôn  mọc lệch, ngầm có thể gây ra nhiều biến chứng  ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất  lượng  cuộc sống của bệnh nhân.   Nguyên nhân mọc lệch, ngầm của răng khôn  hàm dưới  đã  được giải  thích  có  liên quan  đến  nhiều yếu tố, trong đó yếu tố được phần lớn các  nghiên cứu trên thế giới thừa nhận chính  là do  thiếu khoảng mọc răng từ giữa mặt xa răng cối  lớn thứ hai đến bờ trước cành đứng xương hàm  dưới. Do đó, đánh giá đúng đắn sự tăng trưởng  của hàm dưới và mặt có thể hỗ trợ tiên đoán sự  mọc của răng khôn hàm dưới.  Khung xương mặt phát triển theo hướng về  phía trước và xuống dưới; nếu tăng trưởng cân  xứng,  sẽ  có  sự  hài  hòa  tương  đối  giữa  hai  hướng, và các giá trị số đo tương ứng trên phim  đo sọ sẽ  là góc  trục mặt khoảng 900 ± 3 và góc  mặt phẳng hàm dưới khoảng 220± 4.  Người có hình thái mặt ngắn sẽ có chiều cao  mặt phía trước ngắn và khuôn mặt rộng. Giá trị  của cả hai góc mặt phẳng hàm dưới và góc hàm  tương đối nhỏ và chiều cao cành đứng lớn hơn.  Trên phim đo sọ, giá trị góc trục mặt > 930, hoặc  góc mặt phẳng hàm dưới < 180.  Hình thái mặt dài là người với chiều cao mặt  dài phía  trước  và một  khuôn mặt hẹp. Cả  hai  góc mặt phẳng hàm dưới và góc hàm lớn nhưng  cành  đứng  tương  đối  ngắn.  Trên  phim  đo  sọ,  góc  trục mặt  <  870,  hoặc  góc mặt  phẳng  hàm  dưới > 260.   Mục đích nghiên cứu này là xác định và so  sánh tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm  trên  những  bệnh  nhân  ở  các  dạng  hình  thái  mặt khác nhau đến khám và điều  trị  tại khoa  Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược  thành phố  Hồ Chí Minh.   ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Mẫu nghiên cứu  Mẫu nghiên cứu gồm 100 phim toàn cảnh và  100 phim sọ nghiêng của các cá thể người Việt từ  15 tuổi trở lên, các phim này được chọn theo kỹ  thuật chọn mẫu thuận tiện từ hồ sơ bệnh án của  các bệnh nhân đến khám và điều trị răng miệng  tại  Khoa  Răng  Hàm  Mặt  –  Đại  học  Y  Dược  Thành phố Hồ Chí Minh từ 2009 ‐ 2012.   Tiêu chuẩn chọn mẫu  Các phim được chọn trong mẫu nghiên cứu  phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:   ‐ Cá thể được chụp phim là người Việt Nam,  dân tộc Việt (Kinh).  ‐ Có đầy đủ hồ sơ bệnh án gồm các thông tin  cá nhân  có giá  trị gồm:  tên họ, giới  tính, ngày  tháng năm sinh, ngày chụp phim, bệnh sử điều  trị răng miệng.   ‐ Có đầy đủ các răng và răng khôn hàm dưới  hình thành ít nhất hai phần ba chân răng.  ‐  Phim  X‐quang  sọ  nghiêng  và  phim  toàn  cảnh  chụp  cùng  thời  điểm  đúng  tiêu  chuẩn.  Hình  ảnh  trên  phim  có  giá  trị  khảo  sát,  phim  không bị biến dạng hay hư hỏng làm ảnh hưởng  đến việc quan sát các chi tiết trên phim.  ‐ Không có tiền sử bệnh lý hay đã từng phẫu  thuật  tại  vùng  miệng  và  hàm  mặt  làm  ảnh  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 354 hưởng đến sự hiện diện và phát triển của răng,  của xương hàm.  Phương pháp nghiên cứu:  ‐ Dữ  liệu ghi nhận bao gồm:  tuổi của bệnh  nhân,  giới  tính,  góc  trục mặt,  góc mặt  phẳng  hàm dưới,  sự mọc và mức  độ mọc  lệch, ngầm  của răng khôn hàm dưới.   ‐  Các  dạng  hình  thái mặt  được  xác  định  bằng số đo của góc trục mặt và góc mặt phẳng  hàm dưới. Tất  cả  các  góc  được  xác  định  bằng  phương  pháp  vẽ  nét  cổ  điển  trên  phim  sọ  nghiêng. Góc trục mặt là góc phía sau được tạo  ra bởi các đường đi qua điểm Ba‐Na và Ptm‐Gn.  Góc mặt  phẳng  hàm  dưới  là  góc  tạo  bởi mặt  phẳng  Frankfort  (  Po‐ Or)  và mặt  phẳng  hàm  dưới  đi  qua Gonion  và Menton  (Go‐Me). Tiêu  chuẩn xác định các dạng hình thái mặt như sau:  Bảng 1: Phân loại các dạng hình thái mặt  Hình thái mặt Mặt dài Mặt cân xứng Mặt ngắn Góc trục mặt 930 Góc mặt phẳng hàm dưới >26 0 180-220 <180 ‐ Mức  độ mọc  lệch,  ngầm  của  răng  khôn  hàm dưới  được phân  loại  theo hệ  thống phân  loại Pell  – Gregory  và Winter. Hệ  thống  phân  loại  này  liên  quan  đến  tương  quan  của  răng  khôn với các cấu trúc lân cận và hướng lệch của  răng khôn. Các loại I, II và III liên quan đến mối  quan  hệ  của mặt  xa  răng  cối  lớn  thứ  2  và  bờ  trước  cành  đứng.  Loại  I  khi  chiều  gần  xa  của  răng là hoàn toàn nằm trước cành đứng, Loại II  khi nằm một phần  trong cành  đứng và  loại  III  khi hoàn toàn nằm trong cành đứng. Các loại A,  B, và C liên quan đến chiều cao mặt nhai so với  mặt nhai răng cối  lớn  thứ 2  liền kề. Loại A khi  ngang mức với răng lân cận, Loại B khi giữa mặt  nhai và đường cổ răng của răng kế cận, và loại C  khi mặt nhai dưới đường cổ  răng. Hướng  lệch  của  răng  gồm  thẳng,  lệch  gần,  lệch  xa.  Tiêu  chuẩn xác định răng khôn hàm dưới mọc  lệch,  ngầm như sau:   + Răng có vị trí thuộc phân loại I, A, hướng  mọc thẳng được xem là mọc bình thường.  +  Các  răng  còn  lại  trong  phân  loại  theo  phân loại Pell – Gregory và Winter, có vị trí và  hướng  khác  với  răng mọc  bình  thường  được  xem là lệch ngầm.  ‐ Các  số  liệu, dữ kiện  thu  thập  được nhập  vào máy  tính và  được  lưu  giữ  lại,  được  xử  lý  bằng phần mềm SPSS for Windows.  KẾT QUẢ  Trong 100 mẫu nghiên cứu có 37 bệnh nhân  có hình thái mặt dài, 35 bệnh nhân có hình thái  mặt cân xứng và 28 bệnh nhân có hình thái mặt  ngắn.  Kết quả cho thấy tỉ  lệ chung của răng khôn  hàm dưới mọc lệch, ngầm là 54%. Liên quan đến  khác biệt giới tính, kết quả cho thấy tỉ lệ 63,89%  ở nam so với khoảng 48,44% ở nữ.   Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở  các  dạng  hình  thái  mặt  lần  lượt  là  62,16%  ở  nhóm bệnh nhân có hình thái mặt dài, 54,29% ở  nhóm bệnh nhân có hình thái mặt cân xứng và  42,86%  ở  nhóm  bệnh  nhân  có  hình  thái  mặt  ngắn. Các kết quả cho thấy tỉ lệ mọc lệch, ngầm  của răng khôn hàm dưới cao nhất ở nhóm hình  thái mặt dài, kế đến là nhóm hình thái mặt cân  xứng và thấp nhất ở nhóm hình thái mặt ngắn (  Hình 1)   Nếu xét  theo vị  trí và hướng  lệch của  răng  khôn,  kết  quả  cho  thấy  trong  tất  cả  các  dạng  hình  thái  mặt,  phần  lớn  các  răng  khôn  lệch  ngầm đều ở vị trí B, II và hướng lệch gần.  Hình 1: Sự khác biệt tỉ lệ răng khôn mọc lệch, ngầm  giữa các hình thái mặt.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  355 BÀN LUẬN  Sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới  bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu  tố nhưng sự  thiếu  chỗ mọc của răng khôn hàm dưới tính từ mặt xa  răng cối lớn thứ hai đến bờ trước cành đứng là  yếu  tố quan  trọng nhất. Việc  cung  cấp  đủ  chỗ  cho vị trí răng khôn hàm dưới liên quan đến sự  tăng  trưởng  hàm  dưới. Nghiên  cứu  liên  quan  giữa  sự  tăng  trưởng  của  xương  hàm  dưới  và  răng  khôn  mọc  lệch,  ngầm,  Bjork(2)  cho  thấy  khoảng cách cần  thiết cho răng khôn  liên quan  đến ba yếu  tố riêng biệt  thuộc về xương. Đó  là  chiều  dài  hàm  dưới  ngắn,  hướng  tăng  trưởng  đứng của  lồi cầu và sự mọc ngược về phía sau  của bộ răng. Ba yếu tố này ảnh hưởng riêng biệt  đến  sự mọc  lệch,  ngầm  của  răng  khôn  nhưng  cũng  có  thể  làm  nặng  thêm  hoặc  bù  trừ  lẫn  nhau. Chiều dài hàm dưới được tính từ cằm tới  đầu  lồi  cầu.  Hướng  tăng  trưởng  của  lồi  cầu  quyết  định  hình  dạng  xương  hàm  dưới,  được  xác định bởi các số đo góc xương hàm dưới. Và,  sự mọc ngược về phía sau của bộ răng xác định  mức độ nhô của hàm dưới.   Trong  số  các  yếu  tố  trên,  hướng  tăng  trưởng đứng của lồi cầu ảnh hưởng nhiều nhất  đến khoảng cách cho răng khôn hàm dưới. Ở  những bệnh nhân có hình  thái mặt dài với sự  tăng  trưởng  chủ  yếu  theo  chiều  dọc  có  răng  khôn  mọc  lệch,  ngầm  nhiều  hơn  các  nhóm  hình thái mặt khác.  Yếu  tố  ảnh hưởng  lớn  thứ hai  là  chiều dài  hàm dưới. Theo Bjork(2), Richardson(17), khi chiều  dài hàm dưới ngắn dễ có sự mọc lệch, ngầm của  răng  khôn.  Tuy  nhiên,  Kaplan(10)  và  Dierkes(4)  không cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa chiều  dài  hàm  dưới  và  các  đối  tượng  có  răng  khôn  mọc  lệch,  ngầm.  Theo  một  nghiên  cứu  của  Eroz(5) chiều dài hàm dưới ngắn ở bệnh nhân có  khuôn mặt dài gợi ý rằng hình thái mặt dài làm  tăng  nguy  cơ  răng  khôn  hàm  dưới mọc  lệch,  ngầm. Kết quả  của  chúng  tôi phù hợp với giả  thuyết của chúng  tôi  rằng  tỉ  lệ  răng khôn hàm  dưới mọc  lệch,  ngầm  lớn  hơn  ở  những  bệnh  nhân với một góc  trục mặt  là <870, người được  cho  là  có  hình  thái mặt dài. Kết  quả  cho  thấy  nguy  cơ  răng khôn hàm dưới mọc  lệch, ngầm  lớn hơn gấp 1,5 lần ở người có hình thái mặt cân  đối và hình thái mặt dài. Tuy nhiên, khi sử dụng  phép kiểm chi bình phương so sánh răng khôn  mọc lệch, ngầm giữa các đối tượng của hình thái  mặt ngắn và hình  thái mặt dài  trả kết quả p =  0,122; ngụ ý một sự khác biệt không có ý nghĩa  thống kê, giữa các đối tượng của hình  thái mặt  dài và hình  thái mặt  cân xứng  trả kết quả p =  0,498 cũng không có khác biệt ý nghĩa thống kê.  Vì  kích  thước  mẫu  nhỏ  nên  bất  kỳ  kết  luận  thống kê nào cũng cần xem xét lại.   Yếu  tố  thứ  ba  ảnh  hưởng  tới  khoảng  cách  dành cho răng khôn đó là sự mọc ngược về phía  sau của bộ răng. Một nghiên cứu của Leighton  và Hunter(12)  đã  chứng minh  rằng những bệnh  nhân  có góc mặt phẳng hàm dưới và góc mặt  nhai với  đường Sella  turcica‐Nasion  (S‐Na)  lớn  hơn  những  bệnh  nhân  khác  thì mức  độ  chen  chúc nặng nề hơn. Điều này đồng nghĩa với nếu  đoạn phía trước của hàm dưới ở vị trí phía trước  hơn hoặc ít xuống dưới hơn (ngụ ý một góc mặt  phẳng hàm dưới nhỏ) thì khoảng cách dành cho  răng khôn tăng lên.   Một yếu  tố khác  được  các nhà nghiên  cứu  xem  xét  đến  đó  là  liên  quan  giữa  chiều  rộng  cung răng và sự mọc lệch, ngầm của răng khôn  hàm  dưới. Nghiên  cứu  của  Forster(6),  Prasad(14)  đưa  ra kết  luận  tương  tự nhau về đánh giá độ  rộng  cung  răng  giữa  các  hình  thái  mặt  khác  nhau, các tác giả cho rằng chiều rộng cung răng  giảm ở những bệnh nhân có góc SNa‐MP tăng,  nghĩa  là  ở bệnh nhân  có hình  thái mặt dài  thì  chiều  rộng cung  răng giảm,  điều này  làm  tăng  nguy cơ chen chúc ở bộ răng và kết quả  là  làm  tăng nguy cơ răng khôn mọc lệch, ngầm.  Kết  luận  trên  của  chúng  tôi  chỉ  ra  rằng  ở  những  bệnh  nhân  có  khuôn  mặt  ngắn  sẽ  có  hướng  tăng  trưởng  ra  trước  nhiều  hơn  xuống  dưới, có mặt phẳng nhai nằm ngang hơn đồng  thời  cũng  có  sự  bồi  đắp  bờ  trước  cành  đứng  nhiều hơn trong sự tăng trưởng và kết quả là ít  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng – Răng Hàm Mặt 356 có  chen  chúc  răng  và  nhiều  hơn  khoảng  cách  cho răng khôn mọc.  Tỉ lệ mọc lệch, ngầm toàn thể của răng khôn  hàm  dưới  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  là  54%. Kết quả này cao hơn đáng kể so với kết quả  của nghiên cứu Dachi và Howell(3)  là 16,7%. Sự  khác biệt có  thể được giải  thích bởi cỡ mẫu và  loại mẫu  trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi. Với  mẫu được chọn thuận tiện mà phần lớn là bệnh  nhân chỉnh hình răng mặt, có nhiều khả năng bị  sai  lệch  khớp  cắn  và  tình  trạng  chen  chúc  các  răng, nhiều nguy  cơ  tiềm  ẩn  trong  rối  loạn  sự  phát triển sọ mặt, do đó có thể có một  tỉ  lệ cao  của  răng khôn hàm dưới mọc  lệch, ngầm hơn  một mẫu dân số ngẫu nhiên bình thường. Tỉ  lệ  tương  tự của sự mọc  lệch, ngầm giữa giới  tính  phù hợp với nghiên cứu của Dachi và Howell.  Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy  hơn 80% hướng lệch của răng khôn trong tất cả  các  loại  mặt  là  nghiêng  gần.  Điều  này  cũng  tương tự như kết quả từ các nghiên cứu khác(13).  Để giải  thích cho hiện  tượng này, có nhiều giả  thuyết được nêu  lên. Thứ nhất,  trong quá  trình  hình  thành mầm  răng,  răng khôn,  răng cối  lớn  thứ nhất và răng cối lớn thứ hai có chung thừng  dẫn  răng, nhưng  răng  cối  lớn  thứ nhất và  thứ  hai mọc  sớm  hơn  và  thường  lệch  gần  (hướng  lệch  sinh  lý)  nên  răng  khôn  khi mọc  cũng  có  khuynh  hướng  bị  kéo  lệch  về  phía  gần.  Giả  thuyết  thứ  hai  là  trong  quá  trình  phát  triển,  xương  hàm  dưới  thường  xoay  theo  hướng  xuống dưới và ra trước, vì vậy răng khôn nằm ở  vị  trí góc hàm  có khuynh hướng xoay về phía  gần(15). Khi khảo sát về vị trí của răng khôn, phần  lớn các răng khôn lệch ngầm đều ở vị trí B nếu  xét tương quan theo chiều đứng và thuộc phân  loại II nếu xét tương quan theo chiều ngang. Kết  quả này cũng phù hợp với phần lớn các nghiên  cứu khác trên thế giới và tại Việt nam(8,13).  Những  hạn  chế  của  nghiên  cứu  này  bao  gồm  cỡ mẫu  hạn  chế  do  có  nhiều  khó  khăn  trong  việc  chọn  lựa  những  bệnh  nhân  thỏa  được  tiêu  chí  chọn mẫu  với  răng  khôn  hàm  dưới  đã hình  thành  ít nhất hai phần ba  chân  răng, có đầy đủ phim sọ nghiêng và phim toàn  cảnh  và  chưa  từng  được  điều  trị  chỉnh  hình  răng mặt trước đây.   Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung  khảo sát các yếu  tố giúp cho việc  tiên đoán sự  mọc  lệch,  ngầm  của  răng  khôn,  từ  đó  có  kế  hoạch điều trị thích hợp và đúng thời điểm. Tuy  nhiên, do răng khôn là răng có nhiều biến thiên  trong phát  triển so với các răng khác,  thời gian  mọc và  tình  trạng mọc  lệch, ngầm của  răng có  nhiều  thay  đổi  nằm  ngoài  dự  đoán  thông  thường.  Theo  Graveley(7),  thông  thường  giai  đoạn phát triển sau cùng của răng khôn thường  là 18 tuổi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây  đã chứng minh răng khôn hàm dưới mọc  lệch,  ngầm  tại  thời  điểm  thông  thường  có  thể  đứng  thẳng  và mọc  lên  tại một  thời  điểm  sau  này  trong  đời(9,16)...  Sewerin  và  Von Wowern(18)  đã  chứng minh răng khôn hàm dưới có những thay  đổi  vị  trí  trong  độ  tuổi  từ  20  đến  24.  Richardson(16) kết  luận rằng  trong độ  tuổi  từ 18  đến 21, nhiều răng khôn không mọc có sự thay  đổi vị trí đáng kể, mặc dù hiếm khi đạt đến sự  mọc  trên  lâm sàng. Một nghiên cứu  trên người  Jordan của Hattab(9) cho thấy, ở độ tuổi 19, một  số răng khôn lệch, ngầm dần dần mọc lên và đi  vào  thực  hiện  chức  năng.  Kruger(11)  cũng  cho  thấy  có  sự  mọc  đầy  đủ  của  răng  khôn  lệch,  ngầm ở tuổi 19, tuổi 26. Nghiên cứu của Venta(19)  xác định rằng những thay đổi về tình trạng lệch  ngầm của răng khôn có thể được nhìn thấy ở độ  tuổi 32. Do đó, trong nghiên cứu này, việc phân  loại  sự mọc  lệch, ngầm, mô  tả  tình  trạng  lệch,  ngầm lúc chụp X quang, và không phải là trạng  thái cuối cùng của răng khôn.  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy:  ‐ Tỉ  lệ các dạng hình  thái mặt  lần  lượt như  sau: hình  thái mặt dài  37%, hình  thái mặt  cân  xứng 35%, hình thái mặt ngắn 28%.  ‐ Tỉ  lệ bệnh nhân có  ít nhất một  răng khôn  hàm  dưới mọc  lệch,  ngầm  là  54%.  Tỉ  lệ  răng  khôn mọc lệch, ngầm ở nam là 63,89%, tỉ lệ này  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Nghiên cứu Y học Răng Hàm Mặt  357 ở nữ  là 48,44%. Không  có  sự khác biệt về  tỉ  lệ  răng khôn mọc lệch, ngầm giữa nam và nữ.  ‐ Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở  bệnh nhân có hình thái mặt dài là 62,16%, ở hình  thái mặt  cân  xứng  là  54,29%,  ở  hình  thái mặt  ngắn là 42,86%.  ‐ Tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm  ở bệnh nhân có hình  thái mặt dài và mặt cân  xứng  cao  hơn  bệnh  nhân  có  hình  thái  mặt  ngắn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý  nghĩa thống kê.  Trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu, có  thể  kết  luận  rằng  khuynh  hướng  gia  tăng  sự  phát  triển  của  hệ  thống  sọ  mặt  theo  hướng  ngang  (hình  thái mặt  ngắn)  cung  cấp  khoảng  mọc cho răng khôn hàm dưới nhiều hơn so với  hướng phát triển theo chiều đứng (hình thái mặt  dài). Với kết quả  từ nghiên cứu này, chúng  tôi  hy vọng góp phần vào việc dự đoán sớm răng  khôn mọc  lệch, ngầm,  đồng  thời giúp  các nhà  lâm  sàng xây dựng chiến  lược  thích hợp  trong  việc chăm sóc sức khỏe răng miệng nói riêng và  sức khỏe toàn thân nói chung. Tuy nhiên, cần có  một nghiên cứu sâu và rộng hơn có thể cung cấp  cho chúng  ta một sự hiểu biết nhiều hơn về sự  mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới và sự  tăng trưởng của xương hàm dưới.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bishara SE, Andreason G (1983). Third molars: a review. Am J  Orthod;83:131–137.  2. Bjork A, Jensen E, Palling M (1956). Mandibular growth and  third molar impaction. Acta Odont Scand;14:231–271.  3. Dachi SF, Howell FV  (1961). A  survey of  3874  routine  full‐ mouth radiographs. II. A study of impacted teeth. Oral Surg  Oral Med Oral Pathol; 14:1165–1169.  4. Dierkes DD (1975) An  investigation of  the mandibular  third  molars in orthodontic cases. Angle Orthod; 45: 207‐212.  5. Eroz  B,  Ceylan  I,  Aydemir  S  (200).  An  investigation  of  mandibular morphology  in  subjects  with  different  vertical  facial growth patterns. Aust Orthod J;16:16–21.  6. Forster M, Sunga E, Chung CH (2008). Relationship between  dental arch width and vertical facial morphology in untreated  adults. European Journal of Orthodontics; 30: 288–294.  7. Graveley  JF  (1965).  A  radiographic  survey  of  third molar  development. Br Dent J;119:397–401.  8. Hassan  AH  (2010).  Pattern  of  third molar  impaction  in  a  Saudi  population.  Clinical,  cosmetic  and  investigational  dentistry.  9. Hattab  FN  (1997).  Positional  changes  and  eruption  of  impacted  mandibular  third  molars  in  young  adults.  A  radiographic  4‐year  follow‐  up  study. Oral  Surg Oral Med  Oral Pathol Oral Radiol Endod;84:604–608.  10. Kaplan RG  (1975). Some  factors related  to mandibular  third  molar impaction. Angle Orthod; 45: 153‐158.  11. Kruger E, Thomson WM, Konthasinghe P (2001). Third molar  outcomes from age 18 to 26: findings from a population‐based  New Zealand  longitudinal  study. Oral Surg Oral Med Oral  Pathol Oral Radiol Endod;92:150–155.  12. Leighton BC, Hunter WS (1982). Relationship between lower  arch  spacing  ⁄  crowding and  facial height  and depth. Am  J  Orthod;82:418–425.  13. Obiechina  AE,  Arotiba  JT,  Fasola  AO  (2001).  Third molar  impaction:  evaluation  of  the  symptoms  and  pattern  of  impaction  of  mandibular  third  molar  teeth  in  Nigerians.  Odonto‐Stomatologie Tropicale;93:22–25.  14. Prasad  M, Kannampallil  ST, Talapaneni  AK, George  SA, Shetty  SK  (2013).  Evaluation  of  arch  width  variations  among different skeletal patterns in South Indian population.  J Nat Sci Biol Med;4(1):94‐102.  15. Peron  JM  (2004)  “Accidents  d’évolution  des  dents  de  sagesse”, EMC‐Dentisterie, 1:147‐158.  16. Richardson M (1992). Changes in lower third molar position  in  the young adult. Am  J Orthod Dentofac Orthop;102:320– 327.  17. Richardson  ME  (  1979).  The  etiology  and  prediction  of  mandibular third molar impaction. Angle Orthod; 47: 165‐172  18. Sewerin  I, von Wowern N  (1990). A  radiographic  four‐year  follow‐up study of asymptomatic mandibular third molars in  young adults. Int Dent J;40:24–30.  19. Venta  I,  Turtola  L,  Ylipaavalniemi  P  (2001).  Radiographic  follow‐up of  impacted third molars from age 20 to 32 years.  Int J Oral Maxillofac Surg;30:54–57.  Ngày nhận bài báo: 22/11/2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:9/12/2013  Ngày bài báo được đăng: 05/01/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf352_3737.pdf
Tài liệu liên quan