Tương lai cho đồng tiền Bitcoin tại Việt Nam

Nếu ai hỏi tôi đâu là chiếc bánh pizza đắt giá nhất thế giới thì tôi sẽ

không suy nghĩ mà trả lời rằng có một chiếc Pizza đã từng được giao dịch với giá trị tương

đương gần 60 Triệu USD thời điểm bây giờ! Thật khó có thể tin được, nhất là chiếc pizza đó

được làm bằng nguyên liệu bình thường do một cửa hàng bình thường cung cấp. Điều đặc

biệt, có lẽ nằm ở chỗ, đó là không chỉ là một chiếc pizza đơn thuần mà nó còn là bằng chứng

cho cuộc giao dịch đầu tiên của con người bằng phương thức hoàn toàn mới mà ngày nay

chúng ta gọi nó là Bitcoin ! Vậy Bitcoin là gì? nó xuất hiện từ bao giờ? Tại sao nó lại mang

lại sự khác biệt đến thế và tương lai của nó là ở đâu tại Việt Nam?

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 23/05/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tương lai cho đồng tiền Bitcoin tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 667 TƢƠNG LAI CHO ĐỒNG TIỀN BITCOIN TẠI VIỆT NAM (THE FUTURE FOR BITCOIN IN VN) ThS. Ho ng Xuân Trƣờng – Đại học Hải Phòng Th.S.Trần Thị Phƣơng Thảo - Đại học Hải Phòng ABSTRACT: If anyone asks me which is the most expensive pizza in the world, then I would answer without any doubts that there is a pizza which has been traded with a value of nearly 60 million dollars at that time. It is hard to believe, especially, the pizza is made of ordinary materials provided by a normal store. What is the special thing? Perhaps, is that it is not just a simple pizza, but it also proof of the first human transaction in a whole new way that we now call it Bitcoin. What is bitcoin ? How long has it been since? Why is it so different and where is its future in Vietnam? TÓM TẮT: Nếu ai hỏi tôi đâu là chiếc bánh pizza đắt giá nhất thế giới thì tôi sẽ không suy nghĩ mà trả lời rằng có một chiếc Pizza đã từng được giao dịch với giá trị tương đương gần 60 Triệu USD thời điểm bây giờ! Thật khó có thể tin được, nhất là chiếc pizza đó được làm bằng nguyên liệu bình thường do một cửa hàng bình thường cung cấp. Điều đặc biệt, có lẽ nằm ở chỗ, đó là không chỉ là một chiếc pizza đơn thuần mà nó còn là bằng chứng cho cuộc giao dịch đầu tiên của con người bằng phương thức hoàn toàn mới mà ngày nay chúng ta gọi nó là Bitcoin ! Vậy Bitcoin là gì? nó xuất hiện từ bao giờ? Tại sao nó lại mang lại sự khác biệt đến thế và tương lai của nó là ở đâu tại Việt Nam? Từ khóa: Bitcoin, Crypto, Blockchain 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỒNG TIỀN BITCOIN 1.1 Sự ra đời của đồng tiền Bitcoin Để có thể hiểu rõ hơn về đồng tiền Bitcoin, chúng ta cần quay ngược trở lại lịch sử về việc hình thành tiền tệ trong hoạt động thanh toán của loài người Trước đây, loài người sản xuất ra các loại hàng hoá và trao đổi trực tiếp với nhau. Sau này đổi gà lấy bò trở nên khó khăn vì giá trị nó khác nhau nên người ta mới phải dùng đến "tiền tệ". Vàng và bạc được dùng rộng rãi như một loại tiền tệ vì nó hiếm, vàng làm được nhiều thứ và ai cũng muốn vàng. Thêm vào đó, chẳng ai chế được vàng, chỉ có mỗi cách đào lên. Ai thích thì đều có thể đi đào vàng và không ai có thể tự tạo ra vàng cả. Thế nên quyền lực không thuộc về ai mà được phân phối cho cả nền kinh tế. Chỉ từ tầm hơn 100 năm trở lại đây thế giới mới sinh ra "chính phủ". Và chính phủ nhận ra rằng vàng khó khăn trong giao dịch và cất giữ nên chính phủ quyết định in tờ giấy ra để thay cho vàng. Tất nhiên là không ai tin họ, đang cầm vàng giờ chuyển sang cầm giấy. Thế nên chính phủ mới phải làm ra một thứ gọi là "bản vị vàng", cứ in ra tiền là phải có số vàng tương ứng đem cất. Và cứ mang tiền giấy ra là "chính phủ" phải đổi số vàng tương đương cho mình, có thế người dân mới chịu dùng tiền giấy. Nhân dân dần quen với việc dùng tiền giấy, vì tiện hơn là đi đâu cũng phải mang bịch vàng, rồi người dân quên luôn là tiền giấy là "tượng trưng" cho vàng. Thế là chính phủ bỏ "bản vị vàng" đi, chỉ in tiền giấy. Khi đã bỏ bản vị vàng rồi thì tự nhiên chính phủ lại thành cơ quan duy nhất có thể in ra tiền. Và Họ in tiền một cách tùy ý để giải quyết nhu cầu chi phối nền kinh tế của mình. Lạm phát bắt đầu từ đó. Thế rồi năm 2009, với sự phát triển kinh hoàng của công nghệ trong suốt nửa thế kỷ, tất cả các thành tựu từ máy tính đến Internet, di động...đã hội tụ để một nhóm các chuyên gia kỹ thuật nghĩ ra cái mà chúng ta biết đến ngày hôm nay là Bitcoin! Bitcoin, Ethereum, Litecoin... là các loại Crypto curencies43 khác nhau nhưng cùng chung một mục đích đó là tập trung và minh bạch đồng tiền. Nói một cách dễ hiểu thì nó như sau: 43 Crypto curencies: đồng tiền số dựa trên mật mã hóa TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 668 Đồng tiền Crypto có thể hiểu như đưa chúng ta trở lại với thời kỳ dùng vàng. Nó là vàng được lập trình dưới dạng một cái chương trình máy tính, dựa trên các thuật toán. Cái công thức toán học này thì mở, ai cũng biết, và được dùng để "đào vàng" từ một cái mỏ vàng hữu hạn. Có nghĩa là có cái mỏ tiền Crypto định sẵn, ai cũng có thể dùng cái công thức được công bố cho tất cả mọi người để "đào" được tiền Crypto, và quan trọng là không ai "in" ra được tiền bằng cách khác được cả. Điều đó có nghĩa là đồng tiền không phụ thuộc vào một cá nhân, tổ chức hay chính phủ nào nữa! Và điều đó có nghĩa chúng ta sẽ không có lạm phát. Vấn đề nằm ở chỗ ai sẽ là người đảm bảo cho đồng tiền đó? Thế nên tiền Crypto rất thông minh, nó dùng công nghệ blockchain để đảm bảo việc chứng thực. Có nghĩa là thay vì đồng tiền được đảm bảo bởi chính quyền và các ngân hàng trung ương thì nó được đảm bảo bởi toàn dân. Chắc hơn vàng. Không chỉ dừng lại ở đó, tiền Crypto còn thông minh khi nó tự thi hành được thông qua cái gọi là "smart contract". Hiểu đơn giản nghĩa là hai người cá độ với nhau trưa mai mưa, đến trưa mai thời tiết ra sao tiền nó tự chuyển từ túi người thua sang túi người thắng chẳng cần ai đứng giữa phân giải. Một đồng tiền vừa không phụ thuộc và chi phối bởi tổ chức nào, vừa tự thi hành, lại được chứng thực bởi toàn dân, thì là một đồng tiền ưu việt hơn hẳn tiền giấy chúng ta đang tiêu. Mà lịch sử loài người cho thấy, cái gì ưu việt hơn sẽ chiến thắng dù ai có cố gắng ngăn chặn sự phát triển của nó đến đâu. Kể cả các chính phủ, công nhận hay không công nhận tiền Crypto thì đều dẫn đến chung một kết quả, mất kiểm soát tài chính! Nếu họ công nhận tiền Crypto là một loại tiền, thì các chính sách tiền tệ của họ không còn hiệu lực nữa vì họ đã mất đi công cụ mạnh nhất, đó là in ra tiền. Còn nếu họ không chấp nhận, thì mọi người khi bán bất kể cái gì đều chuyển sang nhận tiền Crypto, và vì Crypto không phải là tiền nên họ không phải đóng thuế, chính phủ lại không thu được thuế. 1.2 Khái niệm về Bitcoin Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền tệ kỹ thuật số phân cấp, được phát hành bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính "đào" Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng - được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi. 1.3 Khái niệm về Blockchain Blockchain (chuỗi khối), là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó. 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỒNG TIỀN BITCOIN TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Các cột mốc chính trong sự phát triển đồng tiền bitcoin trên thế giới - Tháng 10/2008: Satoshi Nakamoto công bố một số giấy tờ quan trọng cho thấy một ý tưởng về một phiên bản điện tử peer-to-peer của những đồng tiền thực tế. Đây chính là nền tảng quan trọng của Bitcoin, một đồng tiền không thể bị làm giả. - Tháng 10/2009: The New Liberty Standard đưa ra giá trị quy đổi 1 USD tương đương 1,309 Bitcoin. Lần đầu tiền một đồng tiền ảo được sự công nhận có giá trị về mặt thực tế trên thị trường tiền tệ thế giới. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 669 - Tháng 2/2010: Thị trường Bitcoin đầu tiên của thế giới được thành lập. - Tháng 5/2010: Một lập trình viên sống tại Floria, Hoa kỳ có tên là Laslo Hanyecz đã gửi 10.000 Bitcoin cho một tình nguyện viên tại Anh đã trả 25 USD cho chiếc pizza từ nhà hàng Papa John's. Xác nhận giao dịch đầu tiên của loài người bằng đồng tiền Bitcoin - Tháng 12/2013: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ra lệnh ngăn chặn mọi giao dịch sử dụng Bitcoin sau khi chính phủ nước này đánh giá tính bất ổn của đồng tiền ảo này ở mức quá cao và khó kiểm soát. - Tháng 10/2014: Giao dịch phái sinh tài chính trên thị trường chứng khoán sử dụng Bitcoin đầu tiền đã được chấp nhận, có sự tham gia của bảo hiểm tài chính. Tiếp đó 2 tháng, Microsoft chính thức chấp nhận việc thanh toán bằng Bitcoin khi mua hàng. - Ngày 1 tháng 4 năm 2017, Nhật Bản đã công nhận Bitcoin là một phương thức thanh toán chính thức. Sau đó, ngày 9/5/2017, Úc đã bãi bỏ việc thu thuế đối với Bitcoin và nó được đối xử như một loại tiền tệ cho mục đích thuế. 2.2 Ƣu v nhƣợc điểm của đồng tiền Bitcoin 2.2.1 Ƣu điểm của đồng tiền bitcoin - Không có ngân hàng trung ương: Tránh được tình trạng lạm phát khi ngân hàng trung ương in tiền cho các tổ chức tài chính và các tập đoàn vay khi làm ăn thua lỗ. - Không cần giao dịch qua kênh trung gian: Giảm thiểu chi phí ngân hàng và các kênh tài chính trung gian. Giao dịch tại bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày nghỉ. Không ai có quyền đóng băng tài khoản hay ngừng giao dịch. - Gần như không thể tự tạo ra Bitcoin, nhưng có thể khai thác được Bitcoin - Không thể bị làm giả. Chi phí kiểm định chất lượng vàng rất cao, còn việc kiểm định Bitcoin không hề tốn chi phí nào. - Đơn vị tiền tệ có thể chia nhỏ ra tới mức gần như vô hạn, giúp cho việc thanh toán chính xác rất dễ dàng. - Ít nguy hiểm cho các cửa hàng chấp nhận giao dịch Bitcoin hơn vì giao dịch không thể bị bồi hoàn. - Bảo vệ môi trường khi không phải sản xuất tiền mặt. Hệ thống máy tính xử lý giao dịch Bitcoin tốn ít điện hơn nhiều so với hệ thống tài chính hiện tại. - Là đồng tiền thông minh: Có khả năng lập trình vào từng satoshi mục đích tiêu tiền hoặc tự kích hoạt với hợp đồng thông minh để tránh tham nhũng hoặc lừa đảo. 2.2.2 Nhƣợc điểm đồng tiền bitcoin - Chưa có nhiều người sử dụng : Thực tế là người dân, đặc biệt là những quốc gia không phát triển nhiều như Việt Nam, thì đã quen với việc sử dụng tiền tệ, vàng bạc. Và họ không am hiểu nhiều về những đồng tiền điện tử. Cùng với đó nhiều trang báo nổi tiếng lại có những bài viết khá tiêu cực về đồng tiền này nên người dân còn rất e dè và có nhiều lo ngại khi sử dụng bitcoin. - Khó sử dụng : Để sử dụng bitcoin thì bạn cần phải tạo 1 ví lưu trữ bitcoin, và việc trao đổi bitcoin thành tiền mặt, thông thường bạn sẽ phải qua 1 trung gian thanh toán. Vì vậy đối với những người ít hiểu biết về công nghệ mà không được ai chỉ dẫn thì họ sẽ khó mà có thể tự làm các thao tác này, và có nguy cơ bị lừa đảo. - Tội phạm, tin tặc, rửa tiền lộng hành : Vì tính ẩn danh của bitcoin và không bị ai kiểm soát, tội phạm có thể sử dụng đồng tiền này như 1 phương thức giao dịch. Hacker có thể đang tìm cách tấn công nhiều sàn bitcoin để đánh cắp bitcoin số lượng lớn và nạn rửa tiền có thể xảy ra 1 cách dễ dàng. - Giá bitcoin biến động :Cuối năm 2015 giá bitcoin chỉ giao động 200-300$/bitcoin, nhưng đến thời điểm hiện tại thì giá bitcoin đã ở mức $5000-$6000/bitcoin. Hoặc có lúc nó tăng mạnh, xuống mạnh, các biến động trên thế giới ảnh hưởng đến đống tiền điện tử đều có TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 670 thể khiến giá bitcoin giao động theo thời gian thực. Biểu đồ 1 cho chúng ta thấy sự biến động liên tục và sự tăng giá của đồng tiền Bitcoin từ khi nó bắt đầu được sử dụng cho đến bây giờ. Đơn vị tính: USD Biểu đồ 1: Giá biến động của đồng tiền bitcoin từ khi ra đời cho đến 18/10/2017 Nguồn: https://www.coingecko.com 3. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG TIỀN BITCOIN TẠI VIỆT NAM Bitcoin ở Việt Nam tuy không thực sự phổ biến nhưng cũng không còn xa lạ với nhiều người, nhất là khi mạng Internet và xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển. Thời gian đầu, Bitcoin ở Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc vì tâm lý dè dặt trước một đồng tiển ảo còn quá mới mẻ. Việc chơi Bitcoin ở Việt Nam tuy không bị cấm nhưng cũng không quá khuyến khích. Dưới đây là những cột mốc chính nói lên sự phát triển của đồng tiền Bitcoin tại Việt Nam - Ngày 27 tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo về việc sử dụng Bitcoin trong "Thông cáo báo chí về Bitcoin và các loại tiền ảo khác" có nói rõ việc sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ". - Tháng 3 năm 2014, tại Việt Nam, đại lý mua, bán Bitcoin đầu tiên ra đời với tên gọi là Bitcoin Vietnam tại địa chỉ bitcoin.vn, cho phép mua hoặc bán bitcoin dễ dàng sau khi thực hiện thủ tục xác minh danh tính. - Tháng 7 năm 2014, tại Việt Nam, sàn giao dịch Bitcoin trực tuyến đầu tiên ra đời với tên gọi là VBTC, vận hành bởi đội ngũ Bitcoin Vietnam hợp tác cùng công ty Blinktrade tại New York, Mỹ. - Tháng 8 năm 2015, Thủ tướng Vương quốc Anh David Cameroon đã mang theo đại diện công ty Blockchain tới Việt Nam để tổ chức hội nghị bàn tròn FinTech tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). - Tháng 3 năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đứng đầu là ngoại trưởng John Kerry, đã dẫn một đoàn đại biểu tới các nước ASEAN trong đó có Việt Nam để thảo luận về phát triển Fintech và đặc biệt là về công nghệ Blockchain. - Ngày 5 tháng 6 năm 2016, chiếc máy Bitcoin ATM đầu tiên tại Việt Nam bắt đầu được đưa vào thử nghiệm tại Việt Nam - Ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2016, hội thảo về công nghệ Blockchain và Fintech đầu tiên tại Việt Nam. Hội thảo được tổ chức bởi Viet Youth Entrepreneur, Bitcoin Vietnam, Fintech Club, với sự tham gia của các đại diện bao gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, ngân hàng ADB, VIB, VPBank, Standard Chartered, công ty VISA, MoMo, FPT Ventures, 500 Startups, Dragon Capital, và rất nhiều công ty Bitcoin khác đến từ Singapore, Hong Khôngng, Nhật Bản, Hàn Quốc. - Tháng 12 năm 2016, tại Việt Nam, Chính phủ quyết định giao cho Bộ Tư pháp phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương và các bộ ngành khác rà soát thực trạng pháp luật, thực tiễn về tiền ảo, tài sản ảo, tiền điện tử trước tháng 12/2017, nghiên cứu lập 3 nghị định về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo trình Chính phủ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 671 trong năm 2018. Đồng thời, đề xuất các biện pháp thu thuế, xử phạt hình sự với các vi phạm liên quan đến các giao dịch này thông qua việc học tập kinh nghiệm quản lý ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là bước đi đầu tiên của Chính phủ trong việc công nhận Bitcoin và dần đưa Bitcoin vào hệ thống pháp luật. - Ngày 21/7/2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có Công văn số 5747/NHNN-PC gửi Văn phòng Chính phủ trả lời về vấn đề bitcoin, litecoin với nội dung xác định các loại tiền ảo như trên không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp. - Ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin. Đây là tín hiệu chính thức từ phía Chính phủ rằng các giao dịch Bitcoin sẽ được hợp pháp hóa bằng cách học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến khác. Thời gian để các bộ ngành hoàn thiện đề án này là tháng 8 năm 2018. - Ngày 10/10/2017, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Tập đoàn Microsoft tổ chức thành công Hội thảo “Một số vấn đề về tiền điện tử, tiền ảo và ứng dụng điện toán đám mây”. 4. TƢƠNG LAI CỦA ĐỒNG TIỀN BITCOIN TẠI VIỆT NAM Quay trở lại cột mốc quan trọng nhất ngày 21 tháng 8 năm 2017 khi Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý các loại tài sản ảo, tiền ảo, tiền điện tử. Theo Đề án, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì và phối hợp cùng một số Bộ, ban ngành như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính... rà soát lại khung pháp lý hiện tại và đánh giá toàn diện về thực trạng nhằm đề xuất Chính phủ có hướng xử lý cũng như sửa đổi pháp luật về tiền điện tử cho phù hợp. Đề án nêu rõ báo cáo đánh giá thực trạng để sửa đổi khung pháp lý cần hoàn thành trước tháng 8/2018 và đến cuối năm 2018 phải xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo. Đồng thời, đến tháng 6/2019 cần xong hồ sơ đề nghị xây dựng khung pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo. Ngoài ra, những đề xuất để phòng, chống xử lý các vi phạm liên quan đến loại hình tiền tệ này cũng được Chính phủ giao hoàn thành trước tháng 9/2019. Đề án cũng nêu rõ quan điểm cần xây dựng thể chế để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của Việt Nam nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra. Đề án sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể hoá các chế định về quyền tài sản trong Bộ Luật Dân sự năm 2015. Đề án nghiên cứu quản lý tiền ảo này được ban hành, theo nhóm tác giả nó đã thể hiện sự cầu thị của Chính phủ Việt Nam với vấn đề về tiền ảo, tiền điện tử trong xu thế của toàn cầu. Đây cũng là cơ sở cho thấy những loại tiền ảo như bitcoin sẽ được công nhận chính thức ở Việt Nam sau khi hoàn thiện hành lang pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo cho Việt Nam xây dựng hành lang pháp lý cần thiết sự quản lý của chính phủ, tạo điều kiện cho người tiêu dùng cũng như nhà đầu tư trong việc sử dụng đồng tiền Bitcoin cũng như không để Việt Nam nằm ngoài vòng xoay phát triển chung trên toàn thế giới, nhóm tác giả đưa ra một số lưu ý sau: - Hiện nay, các quốc gia phát triển trên thế giới vẫn còn tranh cãi về tính pháp lý của tiền ảo. Vì thế, nhóm tác giả cho rằng, một quốc gia còn thiếu kinh nghiệm như Việt Nam thừa nhận tiền ảo như một đồng tiền đích thực là chưa phù hợp. Tuy nhiên, dù không thừa nhận nhưng việc quản lý là cần thiết. Trên thực tế, các hoạt động mua bán, giao dịch các loại tiền ảo tại Việt Nam đã diễn ra rầm rộ và biến tướng sang nhiều hình thức khác nhau. Nếu cấm đoán thì các giao dịch này thay vì công khai sẽ đi vào hệ thống ngầm, khi đó lại càng khó khăn hơn trong việc quản lý. - Làm rõ các loại khái niệm: Thế nào là tiền điện tử, thế nào là tiền ảo, thế nào là tài sản ảo...Làm rõ các nội hàm, cơ cấu, phân loại có liên quan để giúp người tiêu dùng và nhà TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 672 đầu tư có cái nhìn rõ ràng về mặt pháp lý. Cần làm rõ các quy định có liên quan đến hành vi bị cấm, các chế tài cho các hành vi đó cũng như các quy định cũng như các quy trình có liên quan để xử lí các tranh chấp khi xảy ra. - Đồng tiền Bitcoin hay các loại tiền điện tử khác nên được chấp nhận như một loại hàng hóa đặc biệt, dưới dạng hàng hóa phi vật chất. Tức là không cho phép thanh toán để mua hàng hóa, tài sản khác, nhưng có thể chấp nhận việc những người chơi giao dịch, trao đổi với nhau. - Sự xuất hiện của đồng tiền Bitcoin một cách tự phát, nếu nhà nước không có biện pháp quản lý cụ thể mà khiến việc đầu tư vào đồng tiền Bitcoin trở thành một trào lưu rất có thể nó sẽ đem lại những nguy cơ cho nền kinh tế. Thứ nhất, nó sẽ kích thích các đồng tiền thật đầu tư vào đồng tiền ảo và nó khiến cho dòng vốn xã hội bị lệch hướng, khi cần đầu tư vào sản xuất thì lại đầu tư vào việc tìm kiếm các hoạt động đầu cơ vì lợi ích theo kiểu ảo, phi sản xuất. Thứ hai: nó khuyến khích các hoạt động chuyển tiền cá nhân, trốn thuế, những giao dịch bất hợp pháp. Thứ ba: nó cũng có thể kích thích sự tham nhũng, khi những cá nhân tham nhũng sẽ lợi dụng đồng tiền Bitcoin để chuyển tiền ra nước ngoài mà rất khó trong công tác kiểm tra 5. KẾT LUẬN Tháng 8/2018 các bộ ngành có liên quan sẽ báo cáo chỉnh phủ về đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin. Đây là khoản thời gian cần thiết để chính phủ có cái nhìn sâu rộng và đưa ra các phương thức quản lý cũng như công nhận tính hợp pháp đến đâu của đồng tiền Bitcoin trên toàn quốc. Dù có công nhận hay không thì đồng tiền Bitcoin vẫn đang tồn tại và thể hiện rõ sức mạnh của mình khi các nhà đầu từ trong và ngoài nước đang ngày càng dồn sự chú ý đến cho nó. Vì thế theo một cách tự nhiên nhất, có lẽ chính phủ cần thật sự nghiên cứu tới đồng tiền Bitcoin một cách nghiêm túc và dành cho nó sự quan tâm đặc biệt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định số: 1255/QĐ-TTg v/v phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo 2. 2016120203557589.htm 3. https://www.bloomberg.com/view/articles/2017-02-24/even-china-can-t-kill-bitcoin 4. rtual+Currency/article21878.htm 5. https://tradingeconomics.com/vietnam/money-supply-m0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftuong_lai_cho_dong_tien_bitcoin_tai_viet_nam.pdf