Trong tiếng Việt, trong cùng một câu, ta có thể đặt hai động từ liền kề nhau, ví dụ như: TÔI THÍCH HỌCNGOẠI NGỮ nhưng trong tiếng Anh ta hầu như không bao giờ được đặt hai động từ liền kề nhau mà không thêm gì cả. Ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi ta phải thêm ING vào động từ đứng sau hoặc thêm TO trước động từ đứng sau. Trong bài này, ta sẽ học những động từ thường gặp nhất mà yêu cầu động từ theo sau nó phải là TO INFINITIVE (động từ nguyên mẫu có TO).
30 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ONE FISH = 1 con cá TWO FISHES = 2 con cá
ONE BOX = 1 cái hộp TWO BOXES = 2 cái hộp
ONE BUS = 1 xe buýt TWO BUSES = 2 xe buýt
ONE WATCH = 1 cái đồng hồ đeo tay TWO WATCHES = 2 cái đồng hồ đeo tay
THÊM "ZES" vào những danh từ tận cùng bằng Z (mấy từ này rất ít). Thí dụ:
ONE QUIZ = 1 câu trắc nghiệm TWO QUIZZES
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và Y: ĐỔI Y thành I và THÊM "ES". Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE BUTTERFLY = 1 con bướm TWO BUTTERFLIES = 2 con bướm
ONE BABY = 1 em bé TWO BABIES = 2 em bé
ONE LADY = 1 người phụ nữ TWO LADIES = 2 người phụ nữ
Lưu ý: KEY = chìa khóa, tận cùng bằng nguyên âm E và Y nên không áp dụng quy tắc này mà chỉ thêm S vào thành KEYS.
Những danh từ tận cùng bằng một phụ âm và O: THÊM ES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
POTATO = củ khoai tây POTATOES
TOMATO = trái cà chua TOMATOES
* Lưu ý: quy tắc này có những trường hợp ngoại lệ chỉ có cách phải nhớ nằm lòng, thí dụ như: PIANO ->PIANOS, PHOTO ->PHOTOS...
Những danh từ tận cùng bằng F, FE, FF, BỎ F hoặc FE hoặc FF và THÊM VES. Thí dụ:
Số ít Số nhiều
ONE WOLF = 1 con sói TWO WOLVES = 2 con sói (BỎ F, THÊM VES)
ONE WIFE = 1 người vợ TWO WIVES (BỎ FE, THÊM VES)
NGOÀI NHỮNG DANH TỪ THEO QUY TẮC TRÊN, CÓ NHIỀU DANH TỪ KHÔNG THEO QUY TẮC NÀO CẢ KHI CHUYỂN SANG HÌNH THỨC SỐ NHIỀU. CHÚNG TA CHỈ CÓ CÁCH HỌC THUỘC LÒNG NHỮNG DANH TỪ NÀY. SAU ĐÂY LÀ DANH SÁCH MỘT SỐ NHỮNG DANH TỪ CÓ HÌNH THỨC SỐ NHIỀU BẤT QUY TẮC THƯỜNG GẶP:
Số ít Số nhiều
MOUSE = con chuột MICE
GOOSE = con ngỗng GEESE
LOUSE = con chí LICE
CHILD = đứa trẻ, đứa con CHILDREN
MAN = người, người đàn ông MEN
WOMAN = người đàn bà WOMEN
SHEEP = con cừu SHEEP (giống y như số ít)
TOOTHH = cái răng TWO TEETH = 2 cái răng
FOOT = bàn chân TWO FEET = 2 bàn chân
cấu trúc HAVE SOMEONE DO SOMETHING
Đây là một cấu trúc đơn giản, hữu dụng và rất thường dùng để diễn đạt ý "Ai nhờ ai làm việc gì".
Bạn cần lưu ý là trong tiếng Việt, có rất nhiều việc ta nhờ người khác làm nhưng ta không nói chính xác như vậy, thí dụ:
Ngày mai tôi đi hớt tóc. (Bạn không tự hớt tóc mà bạn nhờ thợ hớt tóc cho mình, đúng không?)
Xe anh dơ rồi, anh đi rửa xe đi! (Người nói thật sự có ý bảo bạn đi ra tiệm rửa xe, nhờ thợ rửa xe rửa giùm, không phải bảo bạn tự rửa).
Tóm lại, với những trường hợp giống như trên, ta cần dùng cấu trúc được giới thiệu ở bài này.
* Công thức cấu trúc:
Chủ ngữ + HAVE + Đại từ tân ngữ hoặc danh từ + Động từ nguyên mẫu + Bổ ngữ .
- Lưu ý:
+ Tùy hoàn cảnh nói, HAVE phải được chia theo đúng thì. Nếu cần, bạn xem lại bài học về tất cả các thì trong tiếng Anh.
+ Đại từ tân ngữ: bạn xem lại bài Đại từ tân ngữ nếu cần.
+ Danh từ: nếu không dùng đại từ tân ngữ, bạn có thể thay danh từ riêng chỉ tên người vào chỗ này (Peter, Tom, John...) hoặc ngữ danh từ chỉ nghề nghiệp (my lawyer, my doctor...)
+ Động từ nguyên mẫu: là động từ chỉ hành động được nhờ làm trong câu nói này.
* Ta dùng công thức này khi ta cần nói rõ người được nhờ làm là ai.
- Thí dụ:
+ I HAD MY ASSISTANT TYPE THE REPORT. = Tôi đã nhờ trợ lý riêng đánh máy bản báo cáo.
+ I'LL HAVE MY LAWYER LOOK INTO IT. = Tôi sẽ nhờ luật sư của tôi xem xét vấn đề này.
+ MY COMPUTER BROKE DOWN. MY BROTHER IS A COMPUTER TECHNICIAN. I'LL HAVE HIM FIX IT. = Máy vi tính tôi đã bị hư. Em trai tôi là kỹ thuật viên máy tính. Tôi sẽ nhờ nó sửa giùm.
* Công thức cấu trúc ở thể bị động:
Chủ ngữ + HAVE + Bổ ngữ + Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành.
- Lưu ý:
+ HAVE phải được chia đúng thì
+ Bổ ngữ là cái được làm, cái được xử lý
+ Động từ ở dạng quá khứ hoàn thành là động từ nguyên mẫu thêm ED đối với động từ có quy tắc, đối với động từ bất quy tắc, dạng quá khứ hoàn thành chính là dạng ở cột thứ ba trong bảng động từ bất quy tắc.
* Ta thường dùng cấu trúc thể bị động này hơn vì thường thì người được nhờ làm không cần được nhắc tới người nghe cũng hiểu ( thí dụ: đi hớt tóc thì dĩ nhiên người được bạn nhờ hớt tóc phải là người thợ hớt tóc)
- Thí dụ:
+ I HAD MY HAIR CUT YESTERDAY. = Hôm qua tôi đã đi hớt tóc. (động từ CUT ở ba dạng- nguyên mẫu, quá khứ, quá khứ hoàn thành- đều như nhau CUT - CUT - CUT)
+ I'M GOING TO HAVE MY CAR FIXED TOMORROW. = Ngày mai tôi sẽ đem xe hơi đi sửa.
CÂU ĐIỀU KIỆN ĐẢO NGỮ, CÂU ĐIỀU KIỆN ẨN
Câu điều kiện đảo ngữ có chủ ngữ đứng sau động từ, câu điều ẩn có ý như câu điều kiện nhưng cấu trúc của nó không hoàn toàn giống như một câu điều kiện đầy đủ hai mệnh đề (mệnh đề IF và mệnh đề chính). Trong bài này, ta sẽ xem xét tất cả các trường hợp câu điều kiện đảo ngữ và câu điều kiện ẩn.
* Trường hợp 1 - Đảo ngữ:
- Câu điều kiện đảo ngữ là câu điều kiện không thật ở hiện tại hay không thật ở quá khứ. IF trong mệnh đề IFđược bỏ đi, chủ ngữ trong mệnh đề IF được đặt sau động từ hay trợ động từ.
+ Bình thường: IF I HAD KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE GIVEN HIM THE MONEY.
-> Đảo ngữ: HAD I KNOWN THAT WOULD HAPPEN, I WOULD HAVE GIVEN HIM THE MONEY.
+ Bình thường: IF I WERE TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG RECOMMENDATION FROM YOUR FORMER EMPLOYER.
-> Đảo ngữ: WERE I TO OFFER YOU A JOB, I WOULD NEED A STRONG RECOMMENDATION FROM YOU FORMER EMPLOYER.
+ Bình thường: IF THAT SHOULD HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.
-> Đảo ngữ: SHOULD THAT HAPPEN, I'D BE READY FOR IT.
* Trường hợp 2: Câu điều kiện ẩn có thể là bất cứ loại câu điều kiện nào (hiện tại có thật, không thật, quá khứ không thật)
- Trong câu điều kiện ẩn, không có đủ hai mệnh đề (mệnh đề điều kiện và mệnh đề kết quả). Một câu điều kiện ẩn thường dùng đến những từ hoặc cụm từ sau: WITH, WITHOUT, OTHERWISE, IF SO, IF NOT, WHAT IF.
+ WITH SOME TRAINING, YOU COULD BECOME A GREAT SINGER. (= IF YOU HAD SOME TRAINING, YOU COULD...)
+ WITHOUT HER, I WOULD DIE. (= IF I DIDN'T HAVE HER, I WOULD DIE.)
+ IT SOUNDS LIKE YOU LET PEOPLE TAKE ADVANTAGE OF YOU.
-> IF SO, YOU NEED TO LEARN TO BE MORE ASSERTIVE.
-> IF NOT, MAYBE YOU'RE JUST UNLUCKY.
+ YOU SHOULD OFFER HIM A GOOD SALARY. OTHERWISE, HE WILL NOT TAKE THE JOB. (= IF YOU DON'T, HE WILL NOT TAKE THE JOB.)
+ WHAT IF I TOLD YOU THE TRUTH? (= WHAT WOULD HAPPEN IF I TOLD YOU THE TRUTH?)
Thứ tự các tính từ
Khi nhiều tính từ đứng trước một danh từ để miêu tả chi tiết hơn về danh từ đó, chúng ta nên để tính từ nào đứng trước, tính từ nào đứng sau? Bài này sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn.
Trong văn viết, việc dùng quá nhiều tính từ đứng trước một danh từ để bổ nghĩa cho nó là không nên và cần hạn chế. Tuy nhiên, có những trường hợp không thể không dùng. Do đó, chúng ta cần biết thứ tự để sắp xếp các tính từ sao cho đúng ngữ pháp tiếng Anh. Sau đây là một số quy tắc cần nhớ:
1. Mạo từ hoặc tính từ sở hữu hoặc tính từ bất định (SOME, ANY, SEVERAL, MUCH, MANY) luôn đi đầu
2. Số thứ tự luôn đi trước số đếm
VD: -THE FIRST THREE ...
* Theo sau những từ trong quy tắc 1 và 2 trên, ta có thứ tự các tính từ còn lại như sau:
Ý KIẾN-> KÍCH THƯỚC->ĐỘ TUỔI ->HÌNH DẠNG->MÀU SẮC ->NGUỒN GỐC ->CHẤT LIỆU ->MỤC ĐÍCH
* Lưuý:
-Ý KIẾN: từ miêu tả tính chất có tính chủ quan, theo ý kiến của người nói: UGLY, BEAUTIFUL, HANDSOME...
- KÍCH THƯỚC: từ miêu tả độ to, nhỏ của đối tượng: SMALL, BIG, HUGE...
- ĐỘ TUỔI: từ miêu tả tinh chất liên quan đến độ tuổi của đối tượng: YOUNG, OLD, NEW...
- HÌNH DẠNG: từ miêu tả hình dạng của đối tượng: ROUND, SQUARE, FLAT, RECTANGULAR...
- MÀU SẮC: từ chỉ màu: WHITE, BLUE, RED, YELLOW, BLACK...
- NGUỒN GỐC: từ chỉ nơi xuất thân của đối tượng, có thể liên quan đến một quốc gia, châu lục hoặc hành tinh hoặc phương hướng: FRENCH, VIETNAMESE, LUNAR, EASTERN, AMERICAN, GREEK...
- CHẤT LIỆU: từ chỉ chất liệu mà đối tượng được làm ra: WOODEN, PAPER, METAL, COTTON...
- MỤC ĐÍCH: từ chỉ mục đích sử dụng của đối tượng: SLEEPING (SLEEPING BAG), ROASTING (ROASTING TIN)...
- Dĩ nhiên, hiếm khi tất cả các loại tính từ như trên xuất hiện cùng lúc cạnh nhau. Ta chỉ cần xác định loại tính từ và cho nó vào trật tự như trên.
- Khi có nhiều tính từ thuộc về Ý KIẾN, tính từ nào ngắn hơn đứng trước, dài hơn đứng sau (A TALL STRAIGHT, DIGNIFIED PERSON)
* Thí dụ:
- A SILLY YOUNG ENGLISH MAN = Một chàng trai trẻ người Anh ngớ ngẩn
- A HUGE ROUND METAL BOWL = Một cái bát kim loại tròn to tướng
- A SMALL RED SLEEPING BAG = Một cái túi ngủ dã ngoại nhỏ màu đỏ.
- OUR FIRST THREE BIG BLUE AMERICAN CARS ARE EXPENSIVE.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_vung_tieng_anh_qua_hinh_anh.doc