Tư vấn sức khỏe giới tính

1. MỤC TIÊU CHUNG

- Bồi dưỡng kiến thức liên quan đến giới tính, sức khỏe giới tính và kỹ năng tư vấn SKGT.

- Thực hiện tốt yêu cầu của Điều 6 Tiêu chuẩn 2, tiêu chí 2, 3 Chuẩn nghề nghiệp GV trung học.

 

ppt94 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tư vấn sức khỏe giới tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cách vẫn làm để thực hiện các mục tiêu trên.Để HS liên hệ mục tiêu với khả năng thực tế, cách xử lý, hậu quả của nó.Cuối cùng, giúp HS xác định lại định hướng sống cho phù hợp hơn: Xếp TKB trong ngày hợp lý; có học và có chơi; định lượng bài học, bài làm cụ thể.***Thảo luận với HS những cách thực hiện mục tiêu không phù hợp và gây hậu quả ra sao.Trợ giúp HS tự tìm ra những biện pháp cụ thể như lê kế hoạch hoạt động cụ thể trong 1 ngày, trong 1 tuần***Trên cơ sở mục tiêu đã xác định được và cần làm gì, cùng HS lên kế hoạch cụ thể thực hiện.Kiên nhẫn quan sát những thay đổi của HS. Khi có bất cứ một sự tiến bộ nhỏ nào, hãy khen ngợi và ghi nhận. Kết thúc buổi cuối cùng, hãy nhắc lại những điều đã làm được và đánh giá sự tiến bộ của HS. Cung cấp sự hỗ trợ sau tư vấn. ***Bản mô tả chi tiết về hoàn cảnh sống của HS.Biên bản ghi chép mỗi buổi tư vấn.Ghi chép các mức độ đạt được, sự tiến bộ của HS sau mỗi tác động của NTV hoặc trong mỗi buổi. Kết quả học tập của em trong thời gian tư vấn.Lưu trữ hồ sơ sao cho dễ tra cứu khi cần.**Hoạt động nhóm: THIẾT KẾ 1 CA TƯ VẤN CÁ NHÂNHãy thiết kế 1 ca tư vấn theo 7 bước của Kỹ thuật tổ chức quá trình tư vấn cá nhân.(Mỗi nhóm 1 bản thiết kế, thời gian 30 phút)*Tình huống thứ nhất: Một nữ sinh 16 tuổi đến gặp NTV xin giúp đỡ: “Em đã có bạn trai, chúng em học cùng lớp. Vì nhà ở gần, nên chúng em thường cùng học nhóm. Gần đây, nhiều lần sau buổi học nhóm, vì nhà không có người nên bạn trai của em đã đòi “chuyện ấy”. Những lúc bạn ôm em vào lòng, hôn em nồng nàn, em cũng cảm thấy mình rung động và muốn chiều theo bạn. Nhưng nghĩ tới lời mẹ dặn “con gái phải biết giữ mình” em lại đẩy bạn ra. Bạn trai của em rất buồn, bạn giận em, cho rằng em không yêu bạn thật lòng, bạn nói: “Vì không yêu nên mới tiếc, còn đã yêu thật lòng thì phải cho nhau tất cả”. Em sợ sẽ mất người yêu vì cũng rất yêu bạn, em biết phải làm sao đây?Tình huống thứ hai: Bạn gái 15 tuổi đến gặp NTV xin được giúp đỡ. Bạn đã có người yêu và cách đây 2 ngày, trong một lần đi chơi, do không tự chủ được nên đã đồng ý và có quan hệ tình dục mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Bạn rất lo lắng sợ có thai và không biết làm sao để tránh được có thai ngoài ý muốn.Tình huống thứ ba: Một nam sinh 15 tuổi, em đến gặp chuyên viên tâm lý xin được tư vấn. Em tâm sự: “Thời gian gần đây, có buổi sáng thức dậy, em thấy quần bị ướt. Lúc đầu, em tưởng mình bị bệnh đái dầm, nhưng ngửi quần không thấy khai. Em rất lo mình bị một căn bệnh nào đó. Em muốn đi khám nhưng không biết khám ở đâu”.Tình huống thứ tư: Một phụ huynh đến gặp NTV. Chị tâm sự: “Tôi có cháu trai 14 tuổi. Cháu học tập, sức khỏe bình thường. Song có một điều làm tôi không thể hiểu nổi là cháu rất hay vào buồng tắm và ở lâu trong đó. Tôi không biết cháu làm gì mà lâu đến vậy. Vợ chồng tôi bàn nhau phải theo dõi, lỡ ra cháu tiêm chích gì trong đó thì nguy. Một hôm, tôi đã hé cửa nhìn vào thì thấy cháu đang làm gì đó ở bộ phận sinh dục. Tôi hoảng hốt và nghĩ có lẽ cháu bị bệnh hoặc xem trộm phim ảnh rồi tự mình làm trò bậy bạ. Thế là tôi gọi cháu ra mắng té tát. Cháu xấu hổ và giận dữ bỏ đi. Từ đó, cứ nhìn thấy mẹ là cháu lảng đi, kể cả lúc tôi muốn gần gũi chăm sóc cháu. Tôi không biết làm thế là đúng hay sai? Xin cho tôi lời khuyên.*Bước 1: Thành lập nhóm tư vấn.Bước 2: Thiết lập một số công cụ làm việc với nhóm tư vấn.Bước 3: Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.Bước 4: Thu thập thông tin; Đánh giá vấn đề.Bước 5: Xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm.Bước 6: Tổ chức hoạt động chia sẻ, tranh luận; kiểm soát, quản lý các mối quan hệ.Bước 7: Tìm tòi những biện pháp mới, những cách thức mới. Bước 8: Tổng kết nhóm. Lập kế hoạch thực hiện.Bước 9: Hoàn thiện hồ sơ tư vấn nhóm.**KỸ NĂNG TƯ VẤN VỀ SỨC KHỎE GIỚI TÍNH*Để tư vấn sức khỏe giới tính hiệu quả, nhà tư vấn cần có khả năng:- Lắng nghe và giao tiếp với HS một cách rõ ràng, thấu hiểu, có mục đích.- Thu thập thông tin.- Thiết lập và duy trì mối quan hệ hỗ trợ.- Quan sát và hiểu các hành vi bằng lời và không lời.- Xây dựng niềm tin đối với HS.- Thảo luận những vấn đề nhạy cảm một cách tích cực, không bối rối hay sợ hãi.- Đánh giá toàn diện các nhu cầu của HS và đặt thứ tự ưu tiên cho các vấn đề cần giải quyết.*Thái độ nhà tư vấn bao gồm: - Quan tâm đến HS- Tôn trọng- Nhiệt tình- Chấp nhận- Chân thành- Thông cảm*6.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG TƯ VẤN Giao tiếp bằng mắt. Ngôn ngữ cử chỉ. Giọng nói và tốc độ nói. Không gian. Thời gian. Im lặng/khoảng lặng.*6.2.1. Giao tiếp bằng mắtGiao tiếp bằng mắt thể hiện rằng nhà TV đang rất chăm chú vào câu chuyện. Cách giao tiếp bằng mắt tốt nhất là nhà TV nhìn thẳng vào mắt HS khi nói chuyện hoặc khi nghe. Nếu có thể, nhà tư vấn nên giữ giao tiếp bằng mắt cùng tầm với HS, đặc biệt khi HS là trẻ nhỏ.*6.2.2. Ngôn ngữ cử chỉ- Bao gồm: cúi người về phía trước, giữ thẳng cơ thể, ngả người về phía sau, ngồi sụp xuống Khi giao tiếp với HS, tốt nhất nên để cơ thể NTV hơi đổ về phía người đối diện.- Cúi người về phía trước với hai tay khoanh chéo ở trên bàn đối diện với HS thể hiện tư thế mang tính quyền lực sẽ giảm đi sự thoải mái của HS. Ngồi cạnh HS (không có bàn) là một tư thế tốt hơn cả để nhà tư vấn ở cùng tầm với HS, thể hiện sự cởi mở và thông cảm. *6.2.3. Giọng nói và tốc độ nói- Nói với giọng nói bình tĩnh, trầm và tốc độ đều đều thể hiện sự cởi mở, chân thành, quan tâm và trìu mến.- Hãy chú ý tới bất cứ thay đổi nào trong tốc độ nói, giọng nói, âm lượng vì chúng thể hiện sự hứng thú hay không của bạn đối với câu chuyện của HS. *6.2.4. Không gian- Không gian mà nhà TV tiến hành tư vấn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình giao tiếp với HS. - Nhà tư vấn nên cố gắng gỡ bỏ bất cứ vật cản nào gây ra sự không thoải mái của HS, chẳng hạn như một chiếc bàn lớn đặt giữa hai người, ánh sáng quá chói hay chính tư thế cơ thể của chúng ta đối với HS.*6.2. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI6.2.5. Thời gian- Hãy để cho HS có thời gian trình bày, không nên tạo áp lực làm các em cảm thấy bị thúc giục. - Nên dành thời gian để HS trả lời câu hỏi. Sau khi đặt câu hỏi, đợi một vài giây nếu HS không trả lời ngay, thay vì vội vàng chuyển sang câu hỏi khác. Muốn HS có cảm giác bị áp lực, giao tiếp bằng sự im lặng nên được sử dụng trước khi chúng tiếp tục trả lời.*6.2. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜI6.2.6. Im lặng/khoảng lặngIm lặng đôi khi tỏ ra rất thích hợp và có thể trở thành phương tiện hữu hiệu để khai thác thông tin từ HS. *6.2. CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP KHÔNG LỜICác kỹ năng giao tiếp bằng lời gồm:- Sử dụng câu hỏi - Khuyến khích- Diễn đạt lại- Phản ánh cảm xúc- Tóm tắt *6.3.1. Kỹ năng đặt câu hỏiSử dụng các câu hỏi nhằm khai thác thông tin của đối tượng. Các câu hỏi rất cần thiết để bắt đầu cuộc thảo luận.Đặt ra các câu hỏi để người được tư vấn trả lời một cách tự nhiên, thoải mái và chia sẻ thông tin với người tư vấn là rất quan trọng. *6.3.1. Đặt câu hỏia) Câu hỏi mở - Chức năng: được sử dụng để khai thác những thông tin quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc nói chuyện.- Nội dung: + “Cái gì”: Sự kiện + “Thế nào”: Quá trình hay cảm xúc + “Tại sao”: Nguyên nhân + “Có thể”: Bức tranh tổng quan*6.3.1. Đặt câu hỏib) Câu hỏi đóng- Chức năng: Dùng để thu thập những thông tin chi tiết, cụ thể và kết thúc những câu trả lời dài dòng.- Nội dung: Câu hỏi đóng thường dùng các từ để hỏi “có phải”, “đã” và được trả lời rất ngắn.*6.3.2. Khuyến khích- Chức năng: Giúp HS chi tiết hóa sự phức tạp của một số từ cụ thể và làm rõ nghĩa của các từ đó.- Nội dung: Nhắc lại một vài từ chính của HS.*6.3.3. Diễn đạt lại- Chức năng: Có tác dụng khuyến khích thảo luận, thể hiện nhận thức, kiểm tra nhận thức của nhà tư vấn về vấn đề HS trình bày. - Nội dung: Nhắc lại ý chính của suy nghĩ và lời nói của HS bằng việc sử dụng các câu nói của họ.*6.3.4. Kỹ năng phản ánh cảm xúc- Chức năng: Làm cho những cảm xúc ẩn dấu sau những sự kiện chính được bộc lộ rõ ràng, khuyến khích thảo luận về những cảm xúc đó. - Nội dung: Chú ý đến nội dung cảm xúc và tình cảm trong các câu nói của HS.*6.3.5. Kỹ năng tóm tắt- Chức năng: Có ích cho việc mở đầu cuộc nói chuyện, được sử dụng trong từng giai đoạn của cuộc nói chuyện nhằm làm rõ các ý kiến được nêu ra, trong suốt quá trình và cho đến hết cuộc nói chuyện.- Nội dung: Điểm lại những vấn đề và cảm xúc mà HS đã bộc lộ theo trình tự.**

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppt2_module_t_v_n_skgt_1367.ppt
Tài liệu liên quan