Mô tả
Dược liệu là thân rễ và rễ; thân rễ là những khối lờn, nhỏ không đều, đỉnh có vết tích
của thân và lá. Chất hơi cứng. Các thân rễ mang nhiều rễ chùm nhỏ, dài 3 –15cm,
đường kính 0,1 –0,3cm, thường tết lại thành bím. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía hoặc màu
đỏ hơi xám, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi
đắng.
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tử uyển (rễ)- Radixet rhizomaasteris, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TỬ UYỂN (Rễ)
Radix et Rhizoma Asteris
Rễ và thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Tử uyển (Aster tatarinus L.f.), họ Cúc
(Asteraceae).
Mô tả
Dược liệu là thân rễ và rễ; thân rễ là những khối lờn, nhỏ không đều, đỉnh có vết tích
của thân và lá. Chất hơi cứng. Các thân rễ mang nhiều rễ chùm nhỏ, dài 3 – 15cm,
đường kính 0,1 – 0,3cm, thường tết lại thành bím. Mặt ngoài màu đỏ hơi tía hoặc màu
đỏ hơi xám, có vân nhăn dọc. Chất rễ tương đối dai, mềm. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi
đắng.
Vi phẫu
Mặt cắt ngang của rễ: tế bào biểu bì thường bị khô và đôi khi tróc ra, có chứa sắc tố
đỏ hơi tía. Tế bào hạ bì xếp thành một hàng, kéo dài theo hướng tiếp tuyến, một số có
chứa sắc tố đỏ hơi tía, thành tế bào bên và bên trong hơi dày lên. Vỏ rỗng, có những
2
khoảng gian bào; trong vỏ có 4 – 6 ống tiết. Nội bì thấy rõ. Trung trụ nhỏ, gỗ hình đa
giác, xếp xen kẽ các bó libe. Ở trung tâm thường là ruột.
Thân rễ: biểu bì mang lông tiết, rải rác trong vỏ có tế bào đá và tế bào mô cứng.
Các tế bào mô mềm của rễ và thân rễ có chứa inulin, đôi khi có chứa cụm calci oxalat.
Định tính
A. Lấy 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml nước, đun trong cách thủy ở 60 oC trong 10
phút, lọc nóng, để nguội. Lấy 2 ml dịch lọc vào ống nghiệm có nút mài, lắc mạnh
trong 1 phút, sẽ xuất hiện bọt bền trong 10 phút.
B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)
Bản mỏng: Silica gel G 60 F254 dày 0,25 mm.
Dung môi khai triển: n-Hexan - ethylacetat (9 : 1)
Dung dịch thử: Lấy khoảng 2 g bột dược liệu, thêm 20 ml ether dầu hỏa (60 – 900)
(TT), đun hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc, để bay hơi dịch lọc còn khoảng 2
ml làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy khoảng 2 g bột Tử uyển (mẫu chuẩn), chiết như dung dịch
thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µl dung dịch thử và dung dịch đối
chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng. Phun dung
3
dịch vanilin 1% trong acid sulfuric (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho các
vết có cùng màu sắc và giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.
Độ ẩm
Không quá 12%.( Phụ lục 9.6)
Tạp chất
Không quá 3% ( Phụ lục12.11)
Tro toàn phần
Không quá 15%.(Phụ lục 9.8)
Tro không tan trong acid
Không quá 8%. (Phụ lục 9.7)
Chất chiết được trong dược liệu
Không được ít hơn 15% tính theo dược liệu khô kiệt.
Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng 4,0 g dược liệu, chiết
bằng ethanol 96% (TT), gộp các dịch chiết, cô trong cách thủy đến cắn. Sấy cắn ở 100
oC trong 1 giờ.
Chế biến
4
Thu hoạch vào mùa xuân và mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, loại thân rễ có mấu và đất
cát, tết bó lại, phơi nắng đến khô.
Bào chế
Tử uyển sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm nhanh, thái phiến và phơi khô.
Mật Tử uyển (chế mật): Mật ong hoà loãng bằng nước sôi, trộn đều Mật ong với Tử
uyển phiến, ủ đến khi mật ong thấm đều, cho vào chảo, sao nhỏ lửa đến khi không
dính tay, lấy ra và để nguội. Dùng 2,5 kg mật ong cho 10 kg Tử uyển.
Bảo quản
Nơi khô, mát, tránh nấm mốc.
Tính vị, qui kinh
Cam, khổ, ôn. Quy vào kinh phế.
Công năng, chủ trị
Tuyên phế, hoá đàm, chỉ khái. Chủ trị: ho và suyễn mới hoặc lâu ngày kèm nhiều
đàm, hư hao.
Cách dùng, liều lượng
Ngày 5 - 9 g, phối ngũ trong các bài thuốc.
Chú ý: Không nên dùng nhiều và độc vị, thường phối hợp với Khoản đông hoa, Bách
bộ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_uyen_ddvn_iv.pdf