Tư tưởng khoan dung trong triết học Kant

Trên cơ sở làm rõ nội hàm khái niệm khoan dung, bài viết bước đầu

phân tích biểu hiện khoan dung trong triết học của Kant. Tư tưởng khoan dung

được Kant cố gắng hiện thực hóa trong các mối quan hệ, nhất là nhằm loại bỏ sự

nghi ngờ lẫn nhau giữa các quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế và đề xuất những

nguyên tắc phân xử xung đột.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng khoan dung trong triết học Kant, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26 TƢ TƢỞNG KHOAN DUNG TRONG TRIẾT HỌC KANT SV. Lê Vũ Cảnh Lớp: ĐHGDCT13A GVHD: ThS.NCS. Đỗ Duy Tú Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ nội hàm khái niệm khoan dung, bài viết bước đầu phân tích biểu hiện khoan dung trong triết học của Kant. Tư tưởng khoan dung được Kant cố gắng hiện thực hóa trong các mối quan hệ, nhất là nhằm loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế và đề xuất những nguyên tắc phân xử xung đột. Từ khóa: Khoan dung, I.Kant, Triết học Kant, 1. Đặt vấn đề Immanuel Kant (1724 – 1804) là một trong những nhà triết học vĩ đại của lịch sử tƣ tƣởng phƣơng Tây trƣớc Mác. Triết học của Kant là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại. Ông đã để lại cho nhân loại hệ thống triết học độc đáo và sâu sắc, đề cập rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh nhƣ: văn hóa, đạo đức, chính trị - xã hội trong đó có tƣ tƣởng khoan dung. Tƣ tƣởng khoan dung đƣợc Kant cố gắng hiện thực hóa trong các mối quan hệ, nhất là nhằm loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế và đề xuất những nguyên tắc phân xử xung đột [5, tr.9]. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm khoan dung Xét về mặt thuật ngữ, khoan dung có nhiều trong ngôn ngữ và có sự khác nhau nhất định khi sử dụng. Trong tiếng Việt, khái niệm này đã có từ lâu, nhƣng chỉ đƣợc nói đến phổ biến từ những năm 90 của thế kỷ XX. Do đó, việc sử dụng một thuật ngữ với nội hàm chƣa xác định thống nhất trong điều kiện mới đã gây ra những khó khăn nhất định. Khoan dung, trong tiếng Anh là tolerance, trong tiếng Pháp là tolérance và đều bắt nguồn từ tiếng Latinh là tolerare và tolerantia. Theo từ các từ điển dịch sang tiếng Việt, những từ đó đều đƣợc dịch là khoan dung, mặc dù ở những loại từ khác nhau. Riêng trong tiếng Nga, Ханский навоз có nghĩa là khoan dung và là từ thuần Nga, từ thứ hai có gốc xuất phát từ tiếng Latinh là TorepaHmHocmb cũng đƣợc giải nghĩa là khoan dung. 27 Trong Hán Việt từ điển giản yếu học giả Đào Duy Anh giải thích bao dung là ngƣời có đại độ, tức là độ lƣợng rộng lớn, khoan dung là sự rộng rãi dung đƣợc nhiều, độ lƣợng rộng, khoan dung là lòng rộng bao dung. Hay theo học giả Bửu Kế trong từ điển Hán Việt từ nguyên lại có cách giải thích theo hƣớng tách từ và giải nghĩa từng từ một. Trong đó bao tức là trùm lên còn dung nghĩa là tha thứ. Nhƣ vậy, bao dung có nghĩa là đại độ, có lòng thứ tha, bao bọc kẻ khác. Còn khoan là rộng rãi, dung lại là rộng lƣợng, khoan dung ở đây đƣợc giải thích là che chở, đùm bọc, bao dung kẻ khác. Trong từ điển tiếng Việt, nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Hoàng Phê cho rằng, bao dung thuộc loại tính từ với nghĩa là có độ lƣợng, rộng lƣợng với mọi ngƣời, còn động từ khoan dung lại có nghĩa là rộng lƣợng tha thứ cho ngƣời có lỗi lầm. Hay trong lịch sử triết học phƣơng Tây, tƣ tƣởng khoan dung có nội dung xuất phát từ khoan dung văn hóa, đến khoan dung tôn giáo, khoan dung chính trị và cuối cùng là quay về với khoan dung văn hóa để nâng cao giá trị con ngƣời, bảo đảm cho cuộc sống hòa bình của con ngƣời. Còn phƣơng Đông, đặc trƣng của tinh thần khoan dung là hƣớng đến việc điều chỉnh từ chính tƣ tƣởng và hành vi đạo đức của từng cá nhân, từ đó tác động đến các hoạt động xã hội. Dù có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau về khoan dung nhƣ vậy, nhƣng theo quan điểm của UNESCO, khoan dung chƣa có một định nghĩa hoàn chỉnh cuối cùng. Đồng thời, tổ chức này cũng đã khẳng định rằng, các định nghĩa về khoan dung không bao chứa hết nội hàm mà nó phản ánh. Bởi thực tế cuộc sống cho thấy, khoan dung có thể nhìn nhận từ mọi góc độ, từ quan điểm đơn giản nhất trong suy nghĩ của mỗi ngƣời cho đến những quan điểm mang tính khoa học cụ thể. Song nội hàm cơ bản của tƣ tƣởng khoan dung này là công cụ, là phƣơng tiện hữu hiệu để hƣớng tới hòa bình thực sự trong tƣơng lai. Trƣớc những thay đổi đáng kể về mặt xã hội nhƣ vậy, từ năm 1993, UNESCO đã có định hƣớng trong việc cần phải phát huy và nâng cao hơn tinh thần khoan dung trong suy nghĩ cũng nhƣ trong hành động, không chỉ của các hoạt động chính trị ở mỗi quốc gia mà từ mỗi con ngƣời cụ thể. Vì thế, bản dự thảo Tuyên bố về sự khoan dung trong cuộc họp của Liên hợp quốc tổ chức ở Istabul (Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16 – 04 – 1993) với nội dung có tính định hƣớng cho việc nghiên cứu đã nêu ra nội hàm khái niệm và hành động cho sự khoan dung nhƣ sau: “Ngƣời ta cần những niềm tin của mình. Nhƣng ngày nay đòi hỏi một hình thức đoàn kết mới, một cuộc sống gắn bó 28 mật thiết hơn bao giờ hết, để đảm bảo rằng, những niềm tin của chúng ta không đƣợc dẫn đến những mô hình hành vi loại trừ niềm tin khác. Điều chủ yếu là phải thừa nhận rằng trong khi tất cả mọi ngƣời đều bình đẳng về phẩm cách thì họ lại khác nhau tài năng, niềm tin và tín ngƣỡng và những sự khác nhau đó là nhân tố phong phú cho từng cá nhân và cho toàn bộ nền văn minh nói chung miễn là mọi công dân đƣợc bảo đảm có những cơ hội để đối thoại và tham gia vào đời sống cộng đồng, cả về chính trị, văn hóa, kinh tế, và xã hội ở tất cả các giai cấp” [5, tr.26]. Dự án phát động Năm quốc tế về khoan dung của Liên hợp quốc chính là sự tiếp tục phản ánh tƣ tƣởng khoan dung, nền móng cho sáng lập tổ chức này vì theo lời nói đầu của Hiến chƣơng Liên hợp quốc, sự thực hiện khoan dung là một trong những nguyên tắc cần áp dụng để ngăn chặn chiến tranh và duy trì hòa bình. Đồng thời UNESCO ra quyết định về việc ra thập niên văn hóa hòa bình (2001 – 2010) nhƣ hình thức chung sống văn minh nhất của thời đại ngày nay, văn hóa của hiện tại và tƣơng lai, trong đó, khoan dung là điều kiện tiên quyết và đã phát động Năm quốc tế về khoan dung (The United Nations Year for Tolerance). Với mục đích cao nhất là hƣớng tới sự chung sống hòa bình và nâng cao giá trị con ngƣời, các tổ chức của Liên hợp quốc, nhất là UNESCO, đều dựa vào thành tựu các nghiên cứu triết học. Chính tổ chức UNESCO cũng đồng thuận với quan điểm rằng, triết học đã cung cấp cho con ngƣời các khái niệm cơ bản về nguyên tắc và giá trị cho một thế giới hòa bình: dân chủ, quyền con ngƣời, bình đẳng và cân bằng. Đồng thời, luận giải triết học giúp củng cố tính hợp lí trên cơ sở chung sống hòa bình. Từ đó góc độ triết học văn hóa, triết học đạo đức, UNESCO đƣa ra nội hàm của khoan dung có dựa trên những kết quả tổng kết thành quả nghiên cứu trong suốt chiều dài lịch sử tƣ tƣởng của nhân loại. Trong bản “Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung” của mình, UNESCO xác định bốn khía cạnh chủ yếu của tƣ tƣởng khoan dung có tác động đến việc xây dựng xã hội hòa bình. Cụ thể nhƣ sau: Một là, khoan dung là sự tôn trọng, sự chấp nhận và sự thƣởng thức của tính đa dạng, phong phú của nền văn hóa thế giới, trong các hình thức của sự diễn đạt và cách thức của tồn tại ngƣời. Việc đó đƣợc khuyến kích bởi tri thức hiểu biết, sự mở rộng, việc trao đổi thông tin và tự do trong suy nghĩ, trong việc phân biệt đƣợc đúng 29 sai và việc tin tƣởng. Khoan dung là sự hòa hợp trong khác biệt. Nó không chỉ là trách nhiệm đạo đức mà còn liên quan đến yêu cầu về chính trị và pháp luật. Khoan dung có công dụng làm cho hòa bình trở thành cái có thể, góp phần thay thế văn hóa của chiến tranh bởi văn hóa của hòa bình. Hai là, khoan dung không phải là sự nhƣợng bộ, sự hạ mình hay nhận đặc ân. Khoan dung, trên tất cả, là thái độ tích cực nhắc nhở bởi sự nhìn nhận của toàn bộ quyền con ngƣời và quyền tự do cơ bản của mọi ngƣời. Không có hoàn cảnh nào có thể đƣợc sử dụng việc biện minh của sự xâm phạm của những tiêu chuẩn cơ bản. Khoan dung là cái đƣợc dùng bởi các cá nhân, các nhóm và các quốc gia. Ba là, khoan dung là trách nhiệm. Đó là sự duy trì quyền con ngƣời, chủ nghĩa đa nguyên (kể cả đa nguyên văn hóa), chế độ dân chủ và luật lệ. Nó bao gồm sự bác bỏ của chủ nghĩa giáo điều, chính thể chuyên chế và việc khẳng định những tiêu chuẩn thể hiện trong văn kiện về nhân quyền. Bốn là, thích hợp với sự tôn trọng nhân quyền, việc thực hiện vấn đề khoan dung không có nghĩa là khoan dung của sự bất công xã hội, sự từ bỏ hay sự suy nhƣợc trong nhận thức của một ngƣời nào đó. Nó có nghĩa là mọi ngƣời đều đƣợc tự do trong việc giữ vững sự nhận thức của chính mình và thừa nhận quyền đó của ngƣời khác. Nó cũng có nghĩa là thừa nhận vấn đề con ngƣời, tuy nhiên, nó bao gồm nhiều loại khác nhau trong sự xuất hiện, hoàn cảnh, cách nói, thái độ và giá trị của họ, họ có quyền sống trong hòa bình và tƣơng lai nhƣ họ muốn. Điều đó của nghĩa là quan điểm của mọi ngƣời không thể bị lợi dụng. Hƣởng ứng lời kêu gọi “Năm quốc tế về sự khoan dung” của Liên hợp quốc, trong tài liệu của Uỷ ban UNESCO Việt Nam cũng khẳng định: “Khoan dung là một hình thức tự do, tự do về tƣ tƣởng, tƣ do về pháp lý. Một con ngƣời khoan dung là ngƣời làm chủ về tƣ tƣởng và hành động của mình. Khoan dung là một thái độ ứng xử tích cực, không hàm ý ban ơn hay hạ mình chiếu cố đối với những ngƣời khác. Khoan dung là thừa nhận và chấp nhận sự khác biệt. Đó là học cách nghe, cách thông tin và cách hiểu ngƣời khác. Khoan dung là chấp nhận sự đa dạng của các nền văn hóa, là sự cởi mở đối với những tƣ tƣởng triết lý khác mình, là sự ham học hỏi, tìm hiểu những điều bổ ích để làm giàu cho bản thân, không bác bỏ những gì mà mình chƣa biết. Khoan dung là tôn trọng quyền và tự do của ngƣời khác. Khoan 30 dung là sự thừa nhận không có một nền văn hóa, một quốc gia hay một tôn giáo nào độc tôn về tri thức và chân lý” [5, tr.4-5]. 2.2. Một số biểu hiện tư tưởng khoan dung trong triết học Kant Tƣ tƣởng khoan dung xuất hiện rất sớm trong lịch sử tƣ tƣởng triết học phƣơng Tây. Dù rằng trong giai đoạn đầu tiên đó, thuật ngữ khoan dung chƣa đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, nhƣng tinh thần của nó có ảnh hƣởng lớn đến giai đoạn sau. Tƣ tƣởng nổi bật nhất của Kant thời kỳ tiền phê phán tập trung trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên tổng quát và thuyết bầu trời”, nơi Kant đã đƣa ra tiên đoán về sự hình thành tự nhiên của vũ trụ, về tính toàn vẹn của cấu trúc thế giới, về sự tác động hỗ tƣơng giữa các lực lƣợng trong tự nhiên. Giá trị chủ yếu tƣ tƣởng Kant thời kỳ này là: trong thời đại thống trị của chủ nghĩa máy móc ông là một trong những ngƣời đầu tiên cố gắng xác lập bức tranh về một thế giới vận động, sống động, luôn tiến hóa. Với con mắt của một nhà triết học lỗi lạc, I. Kant nhìn nhận những sự kiện lịch sử một cách sâu sắc, tìm ra căn nguyên và vạch ra những điều kiện căn bản để xây dựng nền hòa bình. Ông nhận xét rằng, khoa học từ trƣớc cho đến thời ông chƣa có đƣợc một nền tảng phát triển vững chắc, bởi “khoa học về con ngƣời” vẫn chƣa đƣợc chú trọng và cũng chƣa có sự phát triển đúng mức. Tất cả điều đó đƣợc ông trình bày trong “Hƣớng tới nền hòa bình vĩnh cửu”(1795). Hòa bình vĩnh cửu có thể là không thực tế, nhƣng ông quả quyết rằng, nhân loại phải cố gắng làm, phải hƣớng tới nó. Thứ nhất, I. Kant phê phán chiến tranh. Kant đồng ý với quan điểm của T. Hobbes rằng, chiến tranh là hiện tƣợng tự nhiên, đồng thời ông cũng khẳng định, chiến tranh tự nó là một hiện tƣợng tự nhiên hữu ích, là cái cho phép bảo vệ bản sắc và sự độc lập của các dân tộc và ở một chừng mực nào đó, nó còn kích thích phát triển toàn diện những năng lực bản chất của con ngƣời. Nhƣng, I. Kant coi chiến tranh là một phƣơng tiện bất đắc dĩ mà ngƣời ta buộc phải tiến hành để khẳng định các quyền của mình bằng sức mạnh và để hy vọng, rốt cuộc thì “nền hòa bình vĩnh cửu của các quốc gia cũng phải đƣợc thiết lập”. “Hòa bình” đƣợc ông hiểu là sự kết thúc mọi sự thù địch, mọi hành động chiến tranh. Vì, nếu chiến tranh cứ diễn ra thƣờng xuyên thì sẽ không có điều kiện để phát triển kinh tế. Đồng thời, việc phải thƣờng xuyên chuẩn bị chiến tranh sẽ dẫn đến việc đánh mất một cách vô bổ những năng lực con ngƣời và đến lƣợt mình, điều đó sẽ kìm hãm việc phát triển các giá trị mang bản chất ngƣời. “Một cộng đồng hẹp hay rộng lớn trên trái đất này đều có 31 quyền phát triển cho đến khi sựu vi phạm về quyền tại một nơi nào đó trở thành hiện tƣợng phổ biến ở khắp nơi” [5, tr.46]. Tƣ tƣởng khoan dung đƣợc Kant cố gắng hiện thực hóa trong các mối quan hệ, nhất là nhằm loại bỏ sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các quốc gia, thiết lập quan hệ quốc tế và đề xuất những nguyên tắc phân xử xung đột. Để có đƣợc nền hòa bình vĩnh cửu, I. Kant kêu gọi loại bỏ quân đội thƣờng trực, vì nếu nó đƣợc duy trì với số lƣợng không phù hợp sẽ là mối đe dọa đối với các quốc gia khác, khiến cho việc “chạy đua vũ trang” giữa các quốc gia trở thành khó tránh khỏi. Chiến tranh có thể nổ ra khi sức mạnh của quốc gia đó đƣợc thể hiện trong năng lực kinh tế. Trong xã hội hiện đại, vấn đề này đã đƣợc thể hiện một cách rõ ràng, dể thấy và I. Kant chính là ngƣời nhận ra điều này ngay từ những ngày đầu phát triển của xã hội tƣ bản. Nếu chiến tranh cứ diễn ra thƣờng xuyên thì, theo ông, sẽ không có điều kiện phát triển kinh tế. Do vậy, chiến tranh là cái luôn xung khắc với thƣơng mại. Việc phải thƣờng xuyên chuẩn bị chiến tranh sẽ dẫn đến việc đánh mất một cách vô bổ những năng lực con ngƣời và đến lƣợt mình, điều đó sẽ kìm hãm việc phát triển các giá trị mang bản chất ngƣời. Nhƣ vậy, bên cạnh những yếu tố duy tâm, không tƣởng, khó tránh khỏi đạo đức học và quan điểm chính trị của Kant chứa đựng một số điểm tích cực, nhân văn. Thứ hai, Kant đề cao nhân cách đạo đức với học thức và giáo dục của J.J. Rutxo, Kant cho rằng, các nguyên lý đạo đức là độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con ngƣời. Nếu trong triết học lý thuyết, cảm giác là nguồn gốc duy nhất của tri thức, của giác tính với các phạm trù và quy luật của hiện tƣợng luận, thì ở đây, lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức. Trong lĩnh vực này, “các nguyên lý cảm tính nói chung không thích hợp để có thể từ đó ngƣời ta xây dựng nên các quy luật đạo đức” [3, tr.285]. Nguyên lý cơ bản của nhà sáng lập ra triết học cổ điển Đức là làm theo yêu cầu của lý trí, cái mà Kant gọi là “mệnh lệnh tuyệt đối”. Mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi ngƣời ta phải hành động nhƣ thế nào đó để những hành vi của mình phù hợp với một pháp chế - phổ biến: “Mỗi ngƣời hãy hành động tới mức tối đa sao cho điều đó đƣợc đƣa vào cơ sở pháp chế phổ biến”. Thứ ba, Kant đề cao quyền con ngƣời. Theo Kant, chỉ có hành động của con ngƣời phù hợp với mệnh lệnh tuyệt đối nói trên mới đƣợc coi là hành động có đạo 32 đức. Cụ thể, một mệnh lệnh tuyệt đối đòi hỏi hoạt động của con ngƣời phải tuân theo các quy tắc sau: Một là, mỗi ngƣời đều có quyền và cần hành động theo điều kiện và ý muốn sao cho ai cũng làm đƣợc nhƣ thế; Hai là, mỗi ngƣời đều có quyền và cần cho phép ngƣời khác cũng có đƣợc quyền nhƣ thế, đồng thời tạo điều kiện để họ thực hiện đƣợc quyền đó; Ba là, mỗi ngƣời đều có quyền và cần phải ngăn chặn những ngƣời khác hành động trái với mệnh lệnh tuyệt đối trong khả năng có thể làm đƣợc. Quan điểm về đạo đức học và quan điểm chính trị của Kant: Kant đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Tôi cần phải làm gì?” đƣợc Kant trình bày trong “Phê phán lý trí thực tiễn”. Điều đầu tiên là làm sáng tỏ sự khác nhau giữa lý luận thuần túy (lý luận) và tri thức thực tiễn. Nếu lý trí thuần túy định nghĩa đối tƣợng tƣ duy, thì lý trí thực tiễn đòi hỏi thực hiện, tức thiết lập đối tƣợng đạo đức và khái niệm của nó. Kant không hiểu “thực tiễn” nhƣ hoạt động sản xuất hay cải tạo xã hội, mà chỉ đơn thuần là hành vi xử thế, môi trƣờng đạo đức. Thứ tư, Kant tôn trọng tự do của con ngƣời. Theo Kant, tri thức có giá trị chỉ khi nào hƣớng đến con ngƣời, thiết lập những chuẩn mực giúp con ngƣời trở thành con ngƣời theo đúng nghĩa của từ đó. Do vậy, lý trí thực tiễn cao hơn lý trí thuần túy(lý luận). Khác với lý trí thuần túy đề cập đến cái đang có năng lực nhận thức của con ngƣời, lý trí thực tiễn đề cập đến cái cần phải có: con ngƣời tao ra quy luật của mình bằng những nổ lực của ý chí. Quy luật đạo đức đƣợc Kant cô đọng lại dƣới hình thức mệnh lệnh tuyệt đối, mang ý nghĩa của những đòi hỏi phổ biến và cƣỡng chế. Các quy luật đạo đức có tính hình thức, xét nhƣ khuôn mẫu, thƣớc đo tuyệt đối mọi hành vi, không dựa vào kinh nghiệm mà có tính chất tiên nghiệm, dựa vào lý trí thực tiễn, tức lý trí thể hiện trong hoạt động. Khi quyết định một việc gì? con ngƣời dùng lý trí rà soát xem việc làm ấy có hợp lý hay không, có hợp với quy luật đạo đức hay không. Vậy quy luật đạo đức xuất phát từ đâu? Câu trả lời của Kant tỏ ra dứt khoát: Có những quy luật đạo đức đƣợc xuất phát từ tận nơi sâu thẳm của linh hồn, mà ngƣời bình thƣờng nào cũng có thể tuân theo nhƣ một mệnh lệnh, bởi lẽ cái tầng sâu ấy hình thành nơi con ngƣời nhƣ một tất yếu, để phân biệt với những loài khác. Aristote đã định nghĩa con ngƣời là một “sinh vật xã hội”, vƣợt lên trên thế giới loài vật là vì lẽ đó. Trong số các quy luật đạo đức, có thể chú ý đến hai hành động sau : 1) Hãy hành động sao cho cái bạn tuân thủ cũng trở thành quy tắc chung; 2) Hãy hành 33 động sao cho bạn luôn đối xử với nhân loại, dù nhân danh cá nhân hay danh bất kỳ ngƣời nào khác, nhƣ mục đích chứ không nhƣ phƣơng tiện. Theo Kant, con ngƣời là chủ thể sáng tạo, do đó cũng là một chủ thể tự do. Tuy nhiên không ai có quyền sử dụng tự do của mình để tự thủ tiêu tự do của những ngƣời khác. Nguyên tắc “tự do” và “tự chủ ý chí” là cơ sở đi tới những bậc thang tiếp theo của đời sống đạo đức: Thứ nhất, không có đạo đức không có tự do, vì bổn phận làm ngƣời tôi buộc phải hành động nhƣ thế, chứ không khác đi. Trong trƣờng hợp có ý chí quyền lựa chọn cái phải làm; tôi tự do xét nhƣ một sinh vật biết tự mình suy nghĩ và hành động; Thứ hai, không có tự do không có đạo đức. Tự do là quyết định điều phải làm. Tự do nghĩa là khi phải quyết định con ngƣời chỉ phải tuân thủ lý trí, quy luật đạo đức. Chính quy luật đạo đức là sự đảm bảo tự do cho tất cả trong sự quân bình và ngăn chặn mọi sự vi phạm quyền thiêng liêng đó của con ngƣời [1, tr.162]. Từ hai khía cạnh này Kant đi đến nhận định rằng: “Ngoài ý chí tự do, con ngƣời còn ý thức về nghĩa vụ, thiện chí”. Những phạm trù này đƣợc Kant xem nhƣ tính chế ƣớc xã hội đối với cá nhân. Kant đề cao nghĩa nghĩa vụ, còn tự do dƣờng nhƣ đƣợc ông đƣa về thế giới tự nhiên, nhƣ một khác vọng vƣơn tới mục đích, nhƣng không thể đạt đƣợc nó. 3. Kết luận Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đã tác động trên phạm vi toàn thế giới, đặt các nƣớc trong mối quan hệ với nhau. Trong tình hình đó, con ngƣời càng cần đến khoan dung. Khoan dung đang trở thành một phẩm chất không thể thiếu của con ngƣời văn minh để cùng chung sống trong một thế giới cộng sinh, “cộng sinh giữa cái riêng với cái chung, cái đơn nhất với cái đa dạng, cái nội sinh với cái ngoại lai, trên cơ sở triết lý nhân văn rất sâu sắc ở mọi nền văn hóa lớn nhỏ trên trái đất này. Từ ý nghĩa của khoan dung và tầm quan trọng cấp bách của việc phổ cập và nâng cao tinh thần khoan dung, tạo ra sự đồng thuận trong một thế giới đầy biến động nhƣ hiện nay, chúng ta càng thấy rõ giá trị của tƣ tƣởng khoan dung trong triết học I. Kant. 34 Tài liệu tham khảo [1]. Đinh Ngọc Thạch (2004), Giáo trình Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Lý luận chính trị. [2]. Bùi Văn Nam Sơn (2004), I. Kant Phê phán lý tính thuần túy, Nxb văn học [3]. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Kant, Nxb Văn hóa thông tin [4]. Bùi Văn Nam Sơn (2007), I. Kant Phê phán lý tính thực hành, Nxb tri thức [5]. Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2012), Tƣ tƣởng khoan dung và ý nghĩa hiện thời của nó, Luận án Tiến sĩ triết học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_tuong_khoan_dung_trong_triet_hoc_kant.pdf