Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới

Hồ Chí Minh chorằngmỗi người phải thường xuyên chăm lo tudưỡng đạo

đức như việcrửamặt hàng ngày, đấycũng là công việc phải làm kiên trìbềnbĩ

suốt đời. Người nói:“đạo đức cáchmạng không phảitừ trên trời sa xuống . Nó

do đấu tranh, rèn luyệnbềnbĩhằng ngày mà phát triển,củngcố.Cũng như ngọc

càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”( T IX, tr 293). Do không chú ý

điều này, nên có những người trong lúc tranh đấu thìhăng hái, trung thành, không

sợ hiểm nguy. Song đến khi có ít quyềnhạn rong tay đâm ra kiêu ngạo, xaxỉ,

phạm vào tham ô, lãng phí,quan liêu.Từ đó, Người đi đếnkết luận :“Một dântộc,

một đảng vàmỗi con người, ngày hôm qua làvĩ đại, cósứchấpdẫnlớn, không

nhất định hôm nay và ngày maivẫn đượcmọi người yêumến và ca ngợi,nếu lòng

dạ không trong sángnữa,nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (XII-557). Dovậy, nên

phải tudưỡng, rèn luyện suốt đời.

pdf16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm. Nói chuyện với sinh viên, Người khẳng định: “Sinh viên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm gì có ích cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài, ví như ông Bụt, không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người”3 Hồ Chí Minh chỉ rõ, thực hành đạo đức cách mạng trong đời sống có tác dụng tôn vinh, nâng cao giá trị mỗi cá nhân, tạo sức mạnh nội sinh, giúp họ vượt qua khó khăn thử thách. Hồ Chí Minh không phân biệt đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường, đạo đức cán bộ và đạo đức công dân. Người chỉ rõ, trong xã hội mỗi người có công việc, tài năng và vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ đươc đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. - Kiên trì tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh Trong bài nói tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai (ngày 7 tháng 5 năm 1958), những phẩm chất đó được Người tóm tắt trong sáu cái yêu: Yêu Tổ quốc; Yêu nhân dân; Yêu chủ nghĩa xã hội; Yêu lao động; Yêu khoa học và kỷ luật. Người còn kêu gọi thanh niên rèn luyện đức tính trung thành, tận tụy, thật thà, chính trực, cần cù, sáng tạo trong học tập, sống nhân nghĩa, có đạo lý… - Tu dưỡng đạo đức theo các nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh + Kiên trì tu dưỡng đạo đức cách mạng + Nói và làm đi đôi với nhau + Kết hợp cả xây dựng đạo đức mới với chống các biểu hiện suy thoái về đạo đức - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Để trở thành người có ích cho xã hội, người chủ tương lai của nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên, thanh niên trí thức nói riêng cần phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dưới đây là một số nội dung cơ bản: Một là: Học trung với nước, hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T10, tr.488 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, T9, tr.172 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 13 Hai là: Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi thường. Ba là: Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân, kính trọng nhân dân hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân; luôn nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu với con người. Bốn lầ: Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn, quyết tâm vượt qua mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích cuộc sống. - Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trong tình hình hiện nay, để phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phải có sự phối kết hợp của nhiều nhân tố: sự giáo dục và việc tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên, sự nêu gương của mọi người trong xã hội, của bố mẹ trong gia đình, của cán bộ, đảng viên, của các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục và sự hướng dẫn của dư luận xã hội và pháp luật. Nếu coi thường một trong những nhân tố trên, việc học tập và rèn luyện sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn. III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người a. Hồ Chí Minh thường nói tới con người cụ thể, lịch sử. Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong một số trường hợp (phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, ai, con người…), nhưng lại đặt trong bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn, Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giai cấp; theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp…trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế (bầu bạn năm châu, các dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản). Đó là con người hiện thực, cụ thể, cảm tính, khách quan. b. Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người mang tính xã hội. - Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất. - Trong quá trình lao động, sản xuất các mối quan hệ được xác lập. - Con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của lịch sử. - Con người là tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng 2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược “trồng người”. a) Về vai trò của con người ãCon người là vốn quý nhất- nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. - Kế thừa truyền thống nhân văn của dân tộc, Hồ Chí Minh đặt con người lên trên hết “ trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân - Xuất phát từ quan điểm về vai trò quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác- Lenin, Hồ Chí Minh cho rằng dân là cội nguồn của mọi sức mạnh, là lực lượng vô tận để dựng nước và giữ nước .Người tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân. Khi dân đã đoàn kết lại thì không có chướng ngại nào mà không thể vượt qua, không có kẻ thù nào mà không đánh thắng PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 14 + “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tường đồng xung quanh Tổ quốc. Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào , đụng nhằm bức tường đó chúng cũng phải thất bại”( T V, tr 151) + Vì tin dân nên Người đã ví cuộc kháng chiến của nhân ta với thực dân Pháp như “Châu chấu đá voi” nhưng chắc chắn mai đây “voi sẽ lòi ruột ra” + Sinh thời Người thường nhắc câu ca dao của nhân dân Quảng Bình “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”( T XII, tr 212) + Sau CM Tháng Tám, quân đội Tưởng kéo vào Việt Nam, giúp các tổ chức Việt gian lập căn cứ ở một số tỉnh miền bắc nhằm lật đổ chính phủ ta. Cán bộ lãnh đạo các địa phương rất lo lắng báo cáo với Người về âm mưu cướp đất của chúng . Người hỏi lại “ các chú nói mất là mất bao nhiêu? Thế các chú có thấy dân ta hợp tác với họ, tin tưởng vào họ không ? Nếu dân không đứng về phía chúng , không tin tưởng vào chúng thì chúng ta không mất gì cả ! Như thế ,nếu có mất đất nhưng không mất dân, mà còn dân là còn tất cả ” ( Dẫn theo Song Thành – Hồ Chí Minh , nhà văn hoá kiệt xuất – NXB CTQG – H.1999, tr 89) - Với HCM, nhân dân không chỉ có sức mạnh mà còn là nguồn sáng tạo, là những người thông minh, giàu kinh nghiệm. + “Có người cho là “dân ngu khu đen “. Thế là tầm bậy. Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều”( T VII, tr 62 ).Bác khẳng định thắng lợi của cách mạng là do sự phấn đấu hy sinh và trí thông minh sáng tạo của hàng triệu nhân dân, nhất là công nhân, nông dân và những trí thức cách mạng .( xem T XI, tr 372) - Vì tin dân nên HCM dựa vào dân. Đây là một điểm vượt trội trong tư tưởng HCM so với các nhà CM tiền bối. Phan Chu Trinh dựa vào Pháp, Phan Bội Châu dựa vào Nhật mà cụ cho là “ đồng văn đồng chủng” để đánh Pháp. Còn Hồ Chí Minh dựa vào dân .Bằng một nhay cảm chính trị đặc biệt, trước khi rời đất nước người thanh niên hai mươi mốt tuổi đã nói với người bạn của mình là muốn đi ra nước ngoài xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào ta. Đến khi trở thành người cộng sản, Người lựa chọn dứt khoát : “Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng , thức tỉnh họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do , độc lập”( xem Trần Dân Tiên – Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch- NXB Văn hoá dân tộc- H.2000, tr 61) Về sau Bác cũng thường xuyên nhắc nhở cán bộ “Phải gần gũi dân, dựa vào lực lượng của dân, xa rời nhân dân, tài tình mấy cũng không làm gì được” ( T VIII , tr 119) ãCon người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng - Hồ Chí Minh xem con người là mục tiêu cao nhất cách mạng, mọi hoạt động cách mạng đều nhằm mục đích giải phóng con người. Trong cách mạng dân tộc dân dân chủ nhân dân, đó là giải phóng khỏi ách áp bức của thực dân, phong kiến. Trong xây dựng đất nước là giải phóng khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu(biểu hiện của nghèo nàn lạc hậu là đói và dốt.Người xem đó cũng là những thứ giặc như PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 15 giặc ngoại xâm. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu).Vì vậy, Người chỉ có một ham muốn là nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Và cả cuộc đời phấn đấu để thực hiện mục tiêu đó. Người nói” Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, uỷ thác cho tôi gánh vác việc chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng- cũng vì mục đích đó”(IV-240) - Mặt khác, Người đòi hỏi con người cũng phải có trach nhiệm với cách mạng, với Tổ quốc” Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng, cháu Tiên(…) đều phải gánh vác một phần”(IV-240, 241)” “ Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận cộng dân”( TVII, tr 452) “Công việc đổi mới, xây dựng là nhiệm vụ của dân.Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là trách nhiệm của dân” ( T V, tr 698). Điều đó có nghĩa là Hồ Chí Minh xem con người còn là động lực của cách mạng b. Về chiến lược “trồng người”. Hồ Chí Minh rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói “lợi ích trăm năm” và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng cấp bách. Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc này là một qúa trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và phương Đông). Hai là hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo đức cách mạng; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ; có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng. Hồ Chí Minh quan niệm “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Để “trồng người”, có nhiều biện pháp, nhưng giáo dục - đào tạo là biện pháp quan trọng nhất. Bởi vì giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thế hệ trẻ. “Trồng người” là công việc “trăm năm”, không thể nóng vội “một sớm một chiều”, không phải làmm một lúc là xong, cũng không phải tuỳ tiện, đến đâu hay đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Do đó không được coi nhẹ, sao nhãng sự nghiệp giáo dục. Theo tinh thần của V.I. Lênin: ‘Học, học nữa, học mãi”. KẾT LUẬN PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 16 - Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh + Đề cao vai trò của văn hóa, gắn văn hóa với phát triển + Xác lập hệ thống quan điểm có giá trị xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam + Đề cao vai trò của đạo đức, gắn đạo đức với sự phát triển tiến bộ của xã hội + Xác lập hệ chuẩn giá trị đạo đức cho con người mới Việt Nam + Coi trọng con người và xây dựng con người - Ý nghĩa của việc học tập + Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới + Xác định rõ phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hóa, đạo đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh + Nhận thức rõ biểu hiện cụ thể của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự quan tâm đến con người + Xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_7_5752.pdf
Tài liệu liên quan