Trong quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều cống hiến
to lớn cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Trên cơ sở kế thừa và phát triển
truyền thống giáo dục của dân tộc, tư tưởng giáo dục của nhân loại và đặc biệt là những
quan điểm khoa học và cách mạng của học thuyết Mác - Lênin về giáo dục, cũng như
thực tiễn giáo dục và đào tạo của Việt Nam trong quá trình xây dựng chế độ xã hội mới,
Hồ Chí Minh xác lập hệ thống quan điểm về mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương
pháp giáo dục và đào tạo. Hệ thống quan điểm của Người có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
sâu sắc, định hướng xây dựng nền giáo dục mới, mở đường cho nền giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ mới.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong xây dựng xã hội mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cụ thể, thiết thực.
- Bốn là, giáo dục gắn với tự giáo dục
Tự giáo dục hay tự học chính là sự nỗ lực của bản thân người học để nâng cao
trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đặt ra. Để lĩnh hội tri thức, người học
không chỉ dừng lại ở những kiến thức do người thầy truyền thụ, mà một phần lớn kiến
33 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.746.
34 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.361.
35 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.402.
36 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.345.
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
27
thức người học thâu tóm được là từ sự nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu của bản thân. Hồ Chí
Minh yêu cầu người học “phải biết tự động học tập”, “lấy tự học làm cốt”37. Tuy nhiên,
để việc tự học đạt hiệu quả cần phải có kế hoạch, phải “sắp xếp thời gian và bài học
phải cho khéo, phải có mạch lạc với nhau mà không xung đột với nhau”38, đồng thời
phải có sự chỉ đạo và quản lý nội dung từ bên trên. Hồ Chí Minh yêu cầu người học
phải đào sâu suy nghĩ, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, phải biết biến kiến thức
của thầy thành kiến thức của mình.
- Năm là, giáo dục phải đảm bảo bình đẳng, dân chủ trong học tập cho mọi người
Trong tiến trình cách mạng Việt Nam, hiếm có lãnh tụ nào quan tâm đến sự
nghiệp giáo dục một cách toàn diện như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định rằng
mọi người Việt Nam đều phải được giáo dục, “phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn
phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước
nhà”39. Tư tưởng này của Hồ Chí Minh phù hợp với Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã
được Đại Hội đồng Liên hiệp Quốc thông qua và công bố vào ngày 10-12-1948. Điều 26
của Tuyên ngôn ghi rõ: “Mọi người đều có quyền được giáo dục. Giáo dục phải được
miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và căn bản. Giáo dục tiểu học phải bắt buộc. Giáo dục
kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được mở rộng và giáo dục đại học phải được mở rộng
bình đẳng cho mọi người, trên căn bản tài năng xứng đáng”40.
Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định giá trị bình đẳng cho mọi công dân của một
nước Việt Nam độc lập, mà còn chú trọng pháp điển hoá quyền bình đẳng ấy. Hiến
pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 ghi rõ: “Tất cả công dân Việt Nam
đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, “Tất cả công dân
Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc
kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”. Người còn lưu ý rằng: “Ngoài sự
bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để
chóng tiến kịp trình độ chung” (Điều thứ 8)41.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng khẳng định rằng giáo dục và đào tạo phải đảm bảo
bình đẳng giữa nam và nữ, “đàn bà cũng được tự do, bất phân nam nữ đều cho bình quyền”.
Người luôn động viên, khuyến khích chị em chịu khó học tập để có khả năng làm chủ đất
nước, đảm nhiệm những công việc như nam giới. Người yêu cầu “phụ nữ lại càng cần phải
37 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.312.
38 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.312.
39 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.40.
40 Xem Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
41 Xem Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946.
Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục”
28
học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc các chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng
đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử”42. Tư tưởng “nam nữ
bình quyền” của Hồ Chí Minh được thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1946. Điều thứ 9 ghi:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Hiến pháp nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà (1959), tiếp tục khẳng định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 22), “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
có quyền học tập. Nhà nước thực hiện từng bước chế độ giáo dục cưỡng bách, phát triển
dần các trường học và cơ quan văn hoá, phát triển các hình thức giáo dục bổ túc văn hoá,
kỹ thuật, nghiệp vụ, tại các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức khác ở thành thị và nông
thôn, để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền đó” (Điều 33)43.
- Sáu là, giáo dục phải huy động mọi lực lượng tham gia giáo dục và đào tạo con người
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng của chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định rằng giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn
Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội. Mỗi thành phần
trong lực lượng đó đều có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau nhưng cần có sự hợp lực,
thống nhất trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Vì, chỉ có kết hợp chặt chẽ các yếu
tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp “trồng người” đi đến thắng lợi.
Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phát huy mối liên hệ mật thiết giữa nhà trường,
gia đình, xã hội trong giáo dục. Người viết: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy
nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn
toàn”44. Trong Thư gửi cán bộ, thầy giáo, cô giáo, học sinh nhân dịp khai giảng năm học
mới, Người khẳng định: “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy
đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương
phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt,
đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục lên những bước phát triển mới”45.
3. Kết luận
Có thể nói những quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục có giá trị to lớn, vẹn
nguyên những giá trị trong thời đại mới. Những quan điểm đó thật sự là nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho Đảng và Nhà nước ta hoạch định chiến lược giáo dục Việt Nam
trong những năm qua và thời gian tới. Nhận thức được vị trí, vai trò của giáo dục và đào
42 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.41.
43 Xem Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946.
44 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.591.
45 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.508.
Đại học Huế Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019
29
tạo đối với cách mạng Việt Nam và kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, từ Ðại hội lần thứ VI
(1986) đến Ðại hội lần thứ XII (2016), Đảng ta luôn xác định “giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội”46.
Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới, hội
nhập, Đảng ta tiếp tục khẳng định phải không ngừng “đổi mới chương trình nhằm phát
triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và
dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp
với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân.
Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa
văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng
nghiệp”47. Giáo dục và đào tạo phải coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát
vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai
của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối
sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại; phải “giáo dục con người Việt Nam phát triển
toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia
đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm
2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”48. Với những quan
điểm chỉ đạo đó, Đảng ta đã kế thừa và phát triển những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Có thể khẳng định rằng những kiến giải của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục trở
thành tài sản quý báu của dân tộc, là ngọn hải đăng soi đường sự nghiệp “trồng người”
của Đảng và Nhà nước ta; là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con
người, đề ra các chủ trương, chính sách, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt
Nam; là những bài học, kinh nghiệm giáo dục hết sức sinh động đối với nền giáo dục
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
46 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.
47 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập quốc tế”, Hà Nội.
48 Xem Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_ho_chi_minh_ve_giao_duc_trong_xay_dung_xa_hoi_moi.pdf