Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân - Một cách tiếp cận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là một hệ thống các quan điểm toàn diện, sâu

sắc, trong đó bao gồm các quan niệm của Người về vai trò và chuẩn của người giáo viên.

Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lí thuyết, phương pháp thống kê, khảo cứu các bài nói,

bài viết của Người, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước về Hồ Chí Minh,

bài viết nhằm mục đích làm rõ thêm một cách tiếp cận trong quan niệm của Hồ Chí Minh

về vai trò, các tiêu chuẩn của nhà giáo trong thời đại Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho

thấy trong quan điểm của Hồ Chí Minh, “không có thầy giáo thì không có nền giáo dục” và

người thầy thực sự phải đảm bảo chuẩn về lí tưởng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức và

năng lực chuyên môn, nghề nghiệp.

pdf10 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân - Một cách tiếp cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắn với thực tiễn, tự phê bình và phê bình, gương mẫu thực hiện đạo đức người giáo viên nhân dân. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, giáo dục cũng là một mặt trận, nền giáo dục mới cần loại bỏ những hậu quả của nền giáo dục do chế độ thực dân, phong kiến để lại. Vậy nên, thầy cô giáo càng cần “nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nhà trường, thực hiện tốt phương châm nhà trường gắn chặt với xã hội, học đi đôi với hành”, thầy cô giáo mẫu mực trong thực hành đạo đức nhà giáo sẽ là là tấm gương dạy cho người học “đạo đức cách mạng, biết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu khoa học, yêu lao động và người lao động, thật thà, dũng cảm, sẵn sàng tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc. Trong khi giảng dạy và học tập, thầy giáo và học trò cần phải luôn luôn nhớ đến cuộc đấu tranh gian khổ và anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam” [31]. Trong mối quan hệ giữa tài năng và đạo đức của người giáo viên, Hồ Chí Minh đánh giá cao tầm quan trọng của cả hai yếu tố đạo đức và chuyên môn, trong đó đạo đức được Người đề cao hơn. Người nói “Ta là cán bộ chuyên môn, có chuyên môn mà không có chính trị giỏi thì dù học giỏi mấy dạy trẻ con cũng hỏng. Chính trị là linh hồn, chuyên môn là cái xác. Có chuyên môn mà không có chính trị thì chỉ còn cái xác không hồn. Phải có chính trị trước rồi có chuyên môn. Nếu thầy giáo, cô giáo bàng quan thì lại đúc ra một số công dân không tốt, cán bộ không tốt” [32]. Và muốn giáo dục toàn diện cho học trò thì nhà giáo phải “chú ý giáo dục chính trị tư tưởng trước, chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng” [33]. Bên cạnh các “chuẩn” của người giáo viên nêu trên, trực tiếp hay gián tiếp trong các bài nói, bài viết hoặc trong thực tiễn đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh còn nêu ra những vấn đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân – một cách tiếp cận 145 về khả năng tuyên truyền, thuyết phục, vận động (năng lực giao tiếp), vấn đề học ngoại ngữ, vấn đề không ngừng học tập các nước về khoa học, kĩ thuật và động viên đội ngũ cán bộ khắc phục khó khăn để ngày càng tiến bộ hơn nữa. Chính quá trình học tập và hoạt động cách mạng bền bỉ không mệt mỏi đã giúp Người có một cơ sở thực tiễn phong phú để hoạch định một kế hoạch kiến thiết nền giáo dục tương lai của nước nhà theo hướng toàn diện, không chỉ “mới” về mục tiêu, phương châm mà còn mang tính hội nhập quốc tế “không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân” [34]. Do đó “phải tranh thủ trong một thời gian tương đối ngắn, xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ khoa học, kĩ thuật và cán bộ quản lí kinh tế đông đảo, vững mạnh, ngày càng hoàn chỉnh về trình độ và ngành, nghề, vừa có phẩm chất chính trị tốt, tuyệt đối trung thành với Đảng, với giai cấp công nhân, với dân tộc, liên hệ chặt chẽ với công nông, vừa có trình độ khoa học, kĩ thuật và nghiệp vụ giỏi, nắm vững được những quy luật của tự nhiên và quy luật xã hội, có năng lực tổ chức và động viên quần chúng, đủ sức giải quyết những vấn đề khoa học, kĩ thuật và quản lí kinh tế do thực tiễn nước ta đề ra, và có khả năng tiến kịp trình độ khoa học, kĩ thuật tiên tiến trên thế giới” [35]. Thực tiễn cho thấy, nhờ có sự nhạy bén, sáng suốt trong đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt và điểm xuất phát cơ sở vật chất khó khăn, nền giáo dục Việt Nam nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn mà chúng ta có thể gọi là kì tích- đào tạo được một đội ngũ cán bộ khá đông đảo cán bộ chuyên môn, đội ngũ nhà giáo chuẩn về lí tưởng, chuyên môn và đạo đức, có tinh thần hăng hái làm việc tận tụy, cống hiến, phụng sự hết mình cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp trồng người. 3. Kết luận Từ các luận điểm trên có thể thấy, các quan điểm trên của Hồ Chí Minh có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà giáo bao gồm một hệ thống luận điểm toàn diện về vai trò, vị trí, nhiệm vụ, chuẩn của người giáo viên trong nền giáo dục Việt Nam mới. Đồng thời, “chuẩn” của người giáo viên nhân dân theo quan điểm của Hồ Chí Minh trước hết là chuẩn về tư tưởng, lí tưởng nghề nghiệp sau mới đến chuẩn về đạo đức, chuyên môn, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật. Những triết lí, quan điểm của Người như một sự định hướng về tư tưởng, kim chỉ nam cho nền giáo dục trong bối cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn, góp phần đào tạo một thế hệ nhà giáo mẫu mực, gạo cội cho ngành giáo dục Việt Nam thế kỉ XX. Các nhà khoa học, nhà giáo dục gạo cội của nước nhà hôm nay đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành từ nền giáo dục in đậm khói lửa chiến tranh và chính những “người anh hùng vô danh” hay hữu danh đó đã đặt nền móng vững chắc cho bước phát triển của giáo dục Việt Nam trong thời kì đổi mới, hội nhập về sau. Những quan điểm đúng đắn, sáng tạo của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh qua sự kiểm chứng của lịch sử trở thành những định hướng tư tưởng quan trọng và gợi mở một số hàm ý: - Đã là người thầy giáo - dù là anh hùng vô danh hay hữu danh thì trước hết cần xây dựng một ý thức hệ nghề nghiệp, lí tưởng sư phạm và lấy mục tiêu phụng sự Tổ quốc, nhân dân, sự phát triển của giáo dục và hạnh phúc của học trò làm động lực. Sự kiên định với lí tưởng nghề nghiệp là hành trang đầu tiên cho bất kì một sinh viên sư phạm nào đang được đào tạo để trở thành một người giáo viên chân chính hay nói cách khác, trong công tác đào tạo giáo viên, quan trọng và trước hết là sự trang bị kiến thức nhập môn về người thầy và nghề thầy. - Trong Luật giáo dục (2019) (Chương IV, mục 1, điều 66) đã cho thấy sự kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh “không có người thầy thì không có giáo dục” khi khẳng định nhà giáo “có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh”. Việc thừa nhận vai trò của nhà giáo cần đi đôi với các chính sách với Nguyễn Thị Thanh Tùng 146 nhà giáo nhằm khơi nguồn động lực và phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của nhà giáo cho sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo công tác tại các địa bàn khó khăn. - Thông tư số số 20/2018/TT-BGDĐT chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 với 5 nhóm tiêu chuẩn, 15 tiêu chí về phẩm chất và năng lực giáo viên, về bản chất đều xoay quanh các trục “tiêu chuẩn” nhà giáo như quan điểm của Hồ Chí Minh nhưng được vận dụng trong bối cảnh lịch sử mới của đất nước và ngành giáo dục. Tuy nhiên, trong 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí chưa bao hàm tiêu chí về lí tưởng sư phạm hay năng lực chủ động ứng phó với hoàn cảnh (năng lực thích ứng), “biến khó khăn thành thuận lợi trong giáo dục” -yếu tố cần được trang bị, rèn luyện cho mỗi nhà giáo trong bối cảnh những tác động từ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và chiến lược chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam hiện nay. Có thể nói, cả cuộc đời và sự nghiệp, Hồ Chí Minh không chỉ là người tìm ra đáp số cho bài toán độc lập dân tộc mà cha ông mấy mươi năm tìm kiếm- một “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất”- mà trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có giáo dục, Người luôn thể hiện vai trò của một nhà kiến trúc sư tiên phong, gương mẫu kiến thiết diện mạo mới cho nền giáo dục Việt Nam mới. Quan niệm của Người về vai trò và chuẩn của người giáo viên nhân dân, tư tưởng học để làm người, dạy học để phụng sự Tổ quốc, nhân dân, học trò đã đưa vị trí của người thầy lên tột cùng của sự tôn vinh và trở thành bài học quý giá cho các thế hệ giáo viên, sinh viên sư phạm và công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr.441. [2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 3, tr.1. [3] Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiễn, Bùi Đức Thiệp (sưu tầm và soạn thảo), 1990. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội (tư liệu 1). [4] C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I. Lê nin, I.V. Stalin, Bàn về giáo dục, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.276. [5] Đào Thanh Hải, Minh Tiến (sưu tầm và tuyển chọn), 2005. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.268. [6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.185. [7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.360 [8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.271 [9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.556. [10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.647. [11] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.344. [12] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.595. [13] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.40 [14] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.508. [15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr.403. [16] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.389. [17] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.594. [18] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.346. [19] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.291. [20] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 2, tr.283. [21] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 6, tr.361. [22] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.274. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “chuẩn” của người giáo viên nhân dân – một cách tiếp cận 147 [23] Nghị quyết số 142-NQ/TW ngày 28-6-1966 của Bộ Chính trị khóa III Về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kĩ thuật và cán bộ quản lí kinh tế. Nguồn: www.tuyengiao.vn [24] Usinxki, Danh ngôn về sự gương mẫu của người thầy. Nguồn: com/su-guong-mau-cua-nguoi-thay-giao.html [25] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.345. [26] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr.120. [27] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr.403. [28] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr.403. [29] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.400. [30] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 13, tr.436. [31] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr.746. [32] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.269. [33] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 12, tr.269. [34] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.377. [35] Nghị quyết số 142-NQ/TW ngày 28-6-1966 của Bộ Chính trị khóa III Về việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ khoa học, kĩ thuật và cán bộ quản lí kinh tế. Nguồn: www.tuyengiao.vn. ABSTRACT Ho Chi Minh's point of view on the ‘standards’ of Vietnames teacher - an approach Nguyen Thi Thanh Tung Faculty of Politics – Civic Education, Hanoi National University of Education Ho Chi Minh's ideology on education is a system of comprehensive and profound perspectives, which includes his conceptions of the role and standards of a teacher. On the basis of theoretical research method, statistical method and the study of his speeches and articles, as well as inheriting the research results of previous works on Ho Chi Minh, the article aims to clarify Ho Chi Minh's conceptions of the role and standards of teachers in the Ho Chi Minh era. Research results show that in Ho Chi Minh's point of view, “without a teacher, there is no education” and that a true teacher must ensure ideological, professional and ethical standards. The above conceptions seem to be the implication of the problem of teacher training in pedagogical universities in the context of educational innovation and comprehensively meeting output standards. Keywords: Ho Chi Minh, Vietnamese education, teachers, standards, teacher ethics.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_chuan_cua_nguoi_giao_vien_nhan_dan_m.pdf
Tài liệu liên quan