Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt động sản
xuất vật chất, C.Mác đã khẳng định khoa học và công nghệ là yếu tố hàng đầu thúc đẩy sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò
của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Lâm Đồng đã, đang
vận dụng vào địa phương. Kết quả thực tiễn đã chứng minh khoa học và công nghệ có đóng
góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và ngày càng khẳng
định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế của tỉnh Lâm Đồng hiện nay
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tư tưởng của Các Mác về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới tiêu nhằm thâm
canh, tăng vụ và mở rộng diện tích cây lương thực, cây công nghiệp. Triển khai có hiệu
quả các đề án phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai cho một số vùng thường bị ảnh
hưởng ở trong tỉnh. Xây dựng nhiều công trình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn cho
nhân dân vùng sâu, đảm bảo nước sạch cho tất cả các huyện thị trong tỉnh. Ứng dụng kỹ
thuật hạt nhân trong nghiên cứu quá trình bồi lắng lòng hồ, phục vụ cho công tác thủy lợi.
Hoạt động sở hữu trí tuệ tại Lâm Đồng đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều
doanh nghiệp đã quan tâm và nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí
tuệ. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 473 đơn đăng ký nhãn hiệu, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ đã
cấp 300 văn bằng cho 180 doanh nghiệp, 27 kiểu dáng công nghiệp và 11 sáng chế. Tỉnh
cũng đang tiến hành xây dựng nhãn tập thể cho các sản phẩm chè B’Lao, cà phê Di Linh,
rau Đà Lạt, hoa Địa lan Đà Lạt, dứa Cayenne Đơn Dương (Sở Khoa học và Công nghệ).
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
231
Trong những năm qua, các dự án nông thôn miền núi với mục tiêu chuyển giao
tiến bộ khoa học và công nghệ góp phần làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chuyển
đổi giống cây trồng, vật nuôi, tổ chức lại sản xuất của các cộng đồng dân cư vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đã được triển khai trên hầu hết các huyện trong
toàn tỉnh. Các dự án đã mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống của vùng đồng
bào dân tộc thiểu số ở địa phương, đem lại cách thức làm ăn mới, hiệu quả trong chăn
nuôi (bò, dê, gà thả vườn, heo đồng bào, heo lai, nhím), trồng trọt (lúa, cà phê, chè,
điều, sản xuất rau, trồng hoa trong nhà có mái che) tăng năng suất và giá trị hàng hóa,
giúp bà con nông dân dân tộc thiểu số chuyển dần từ kinh tế tự cấp sang kinh tế hàng hóa,
góp phần xóa đói giảm nghèo. Đầu năm 2011, toàn tỉnh có hơn 34.000 hộ nghèo (chiếm
12,60%), nhưng cuối năm 2015 giảm xuống còn hơn 5.000 hộ (chiếm 1,74%). Bình quân
mỗi năm toàn tỉnh giảm 5.868 hộ nghèo, tương đương với tỉ lệ giảm 2,17%/năm (Sở Lao
động Thương binh và Xã hội).
2.3.2. Về chính trị
Tính đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ cho trên 48 cơ quan, đơn vị quản lý hành
chính và hoạt động sự nghiệp trong tỉnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO để nâng
cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả trong công tác quản lý của các doanh nghiệp và
dịch vụ hành chính công. Hệ thống quản lý chất lượng là một trong những công cụ hữu
ích góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng “cơ chế một cửa”, nổi bật là mô
hình ứng dụng ISO trong quản lý hành chính mở rộng đến cấp phường, xã của Ủy ban
nhân dân thành phố Đà Lạt. Nhìn chung, công tác quản lý về tiêu chuẩn - đo lường - chất
lượng trong thời gian qua đã được củng cố và tăng cường tương đối toàn diện, triển khai
thực hiện tốt các quy định của Nhà nước, tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương,
đưa công tác quản lý vào nề nếp. Những đổi mới trong hoạt động tiêu chuẩn - đo lường -
chất lượng đã đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo
vệ quyền lợi của người tiêu dùng và toàn xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập,
tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước (Sở Khoa học và
Công nghệ).
2.3.3. Về văn hóa
Những kết quả nghiên cứu về khoa học xã hội - nhân văn đã phục vụ cho công tác
lãnh đạo và quản lý, góp phần giải quyết những vấn đề bảo tồn và giữ gìn văn hóa đặt ra
ở địa phương tiêu biểu như: nghiên cứu và chỉnh lý các hiện vật thu được từ kết quả khai
quật di chỉ Đại Lào, Bảo Lộc; hợp tác với đoàn chuyên gia khảo cổ Nhật Bản thăm dò,
khảo sát di chỉ văn hóa Cát Tiên; nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc Mạ, Cơ
Ho; bước đầu hình thành bộ sưu tập văn hóa vật thể và phi vật thể truyền thống các dân
tộc bản địa Lâm Đồng;
Những năm gần đây, hoạt động thông tin đã chuyển đổi dần theo hướng ứng dụng
công nghệ thông tin, tổ chức thu thập các dạng thông tin điện tử và truy cập trên mạng.
Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã duyệt và chính thức cho ra đời Trang tin
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
232
điện tử Lâm Đồng (website Lâm Đồng). Đây là công cụ thông tin giao dịch quản lý qua
mạng rất thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Hiện đã có 25 đơn vị xây dựng
website kết nối với trang tin này, trong đó có website của Báo Lâm Đồng và Đài Phát
thanh Truyền hình Lâm Đồng. Trang thông tin điện tử Lâm Đồng là địa chỉ tin cậy cung
cấp thông tin tư liệu về Đà Lạt - Lâm Đồng, góp phần đưa hình ảnh của Lâm Đồng, Đà
Lạt đến gần hơn với bạn bè trong nước và quốc tế (Sở Khoa học và Công nghệ).
2.3.4. Về xã hội
Trong thập niên trở lại đây đã có sự chuyển biến rõ nét theo tinh thần Nghị quyết
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, khẳng định quan điểm
cần bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người. Những nghiên cứu về lĩnh vực khoa học xã
hội - nhân văn đã được ban chỉ đạo Chương trình khoa học xã hội - nhân văn tham mưu
cho Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung nghiên cứu nhiều hơn về con người với tư cách vừa là động
lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể đã có những nghiên cứu về
các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao
chất lượng giáo dục trong vùng dân tộc thiểu số, hệ thống chính trị cơ sở; những vấn đề
liên quan đến dân số, lao động và việc làm, công tác thanh niên, hướng nghiệp...; giải
pháp thực hiện công tác bảo vệ trẻ em trước các tệ nạn xã hội; tổ chức thu thập và biên
soạn các tư liệu văn hóa - lịch sử về Lâm Đồng - Đà Lạt; nghiên cứu và xuất bản địa chí
Lâm Đồng, địa chí Đà Lạt; biên soạn từ điển tiếng Cơ Ho, Mạ và Chu Ru (Sở Khoa học
và Công nghệ).
3. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu tư tưởng của Các Mác về vai trò của khoa học và công nghệ và
sự vận dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng đã cho thấy: Một là,
tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin khi đưa ra những lý luận về sự
phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhấn mạnh đến vai trò tiên quyết của khoa học và
công nghệ; Hai là, thành quả phát triển về kinh tế - xã hội của Lâm Đồng trong thời gian
qua là minh chứng sống động về tính đúng đắn khi vận dụng triệt để và sáng tạo những
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thực tiễn.
Như vậy, tư tưởng của C.Mác về vai trò của khoa học và công nghệ đối với sự
phát triển của lực lượng sản xuất xã hội vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa trong thời
đại hiện nay. Trong thời đại của cách mạng 4.0, khoa học và công nghệ ngày càng hiện
đại và là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Các
thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng xâm nhập sâu vào quá trình sản xuất và trở
thành lực lượng trực tiếp sản xuất. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng luôn xác định vai trò then chốt của khoa học và công nghệ
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực tiễn đã cho thấy khoa học
và công nghệ đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội và ngày càng khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC THƯỜNG NIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT NĂM 2018
233
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các, M., & Ph, Ă. (2000). Toàn tập, phần II, tập 46. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Các, M., & Ph, Ă. (1995). Toàn tập, tập 23. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Các, M., & Ph, Ă. (1995). Toàn tập, tập 4. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Cục thống kê, T. L. (n.d.). Tình hình kinh tế - xã hội. Retrieved 11 16, 2018, from
Đảng Cộng sản, V. N. (2011, 3 24). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011). Retrieved 10 16, 2018, from
nuoc/2011/3525/CUONG-LINH-XAY-DUNG-DAT-NUOC-TRONG-THOI-
KY-QUA-DO-LEN.aspx
Đảng Cộng sản, V. N. (2016, 10 12). Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Retrieved 10 16, 2018, from
293020152480856/index-39302015247475616.html
Đảng Cộng sản, V. N. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà Nội:
Chính trị Quốc gia.
Quốc hội, N. C. (n.d.). Hiến pháp 2013. Retrieved 10 2018, 16, from
hongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10052994
Quốc hội, N. C. (2013). Luật Khoa học và Công nghệ. Hà Nội: Chính trị Quốc gia.
Quốc hội, N. C. (2016, 5 25). Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2016 - 2020. Retrieved 10 2018, 16, from
phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020.html
Sở Khoa học và Công nghệ, T. L. (n.d.). Retrieved 10 16, 2018, from
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, T. L. (n.d.). Hộ nghèo và cận nghèo tỉnh Lâm Đồng.
Retrieved 11 16, 2018, from
lamdong.gov.vn/vi- VN/a/soldtbxh/Pages/ HONGHEOCANNGHEOTINH
LAMDONG.aspx
Tỉnh ủy, L. Đ. (2015, 12 9). Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ
X, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_cua_cac_mac_ve_vai_tro_cua_khoa_hoc_va_cong_nghe_do.pdf