Tự tử ở trẻ vị thành niên tại bệnh viện đa khoa tiền giang

Tự tử ở trẻ em vị thành niên (VTN) là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và các yếu tố thúc đẩy hành vi tự tử của trẻ VTN.

Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu cắt ngang mô tả.

Kết quả: 120 trường hợp tự tử ở trẻ VTN được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 02 năm

(từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2006). - Tuổi trung bình: 17,2, nhóm tuổi 17 – 19 tuổi chiếm 82%; nữ 55%,

nam 45%, 50% là học sinh. Phương tiện tự tử: 97,5% tự tử bằng hóa chất độc, trong đó thuốc trừ sâu chiếm

35%, thuốc dưỡng cây 6,7%, thuốc chuột 9,7%, thuốc tân dược 35%. có 2,5% tự tử bằng cách tự gây thương

tích. 50% tự tử vào buổi trưa và chiều, 33,3% tự tử vào buổi tối, 16,7% vào buổi sáng, 80% không báo cho gia

đình hành vi tự tử của mình. - Yếu tố thúc đẩy: 67% mâu thuẫn với cha mẹ, 10% thất bại trong học tập, 66%

trục trặc trong tình yêu, 5,8% mâu thuẫn với bạn bè, 1,5% biết mình bị HIV/AIDS, 6,6% sau khi uống rượu

say, 2,5% uống quá liều thuốc động kinh. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị thích hợp nhằm phòng

chống hữu hiệu tình trạng tự tử ở trẻ em VTN.

pdf9 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự tử ở trẻ vị thành niên tại bệnh viện đa khoa tiền giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi Khoa 1 TỰ TỬ Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TIỀN GIANG Tạ Văn Trầm*, Trần Thanh Hải*, Huỳnh Công Thanh* TÓM TẮT Tự tử ở trẻ em vị thành niên (VTN) là một vấn đề sức khỏe quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm dịch tễ và các yếu tố thúc đẩy hành vi tự tử của trẻ VTN. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: 120 trường hợp tự tử ở trẻ VTN được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 02 năm (từ tháng 01/2005 đến tháng 12/2006). - Tuổi trung bình: 17,2, nhóm tuổi 17 – 19 tuổi chiếm 82%; nữ 55%, nam 45%, 50% là học sinh. Phương tiện tự tử: 97,5% tự tử bằng hóa chất độc, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 35%, thuốc dưỡng cây 6,7%, thuốc chuột 9,7%, thuốc tân dược 35%... có 2,5% tự tử bằng cách tự gây thương tích. 50% tự tử vào buổi trưa và chiều, 33,3% tự tử vào buổi tối, 16,7% vào buổi sáng, 80% không báo cho gia đình hành vi tự tử của mình. - Yếu tố thúc đẩy: 67% mâu thuẫn với cha mẹ, 10% thất bại trong học tập, 66% trục trặc trong tình yêu, 5,8% mâu thuẫn với bạn bè, 1,5% biết mình bị HIV/AIDS, 6,6% sau khi uống rượu say, 2,5% uống quá liều thuốc động kinh. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị thích hợp nhằm phòng chống hữu hiệu tình trạng tự tử ở trẻ em VTN. ABSTRACT STUDY ON ATTEMPTING SUICIDE STATUS AMONG ADOLESCENT PATIENTS AT TIENGIANG GENERAL HOSPITAL Ta Van Tram, Tran Thanh Hai, Huynh Cong Thanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 147 – 153 Suicide among adolescent is considered as a burning health problem in every countries around the world. Objective: To decribe the epidemiological characteristics of attempting suicide factors poromoting attempting suicide among adolescent Method: retrospective descriptive study Results: Including 120 adolescents attempting suicide received emergenuy treatment at Tiengiang General Hospital in peroid of 2 years, from 2005 to 2006. The average age of the children was 17.2 years, group of 17 – 19 years accounted for 82%; Female accounted 55%, male accounted 45%; 50% of them were pupils. Means for attempting suicide: 98% used poisonous chemicals, in which 41.5% used pesticides, 1.7% used rodenticides, 6.7% used plant growth hormones, and 35% used medicines, 2.5% self – infliction, 8.3% herbicides. 50% of the cases occurred at noon and afternoon, 16.7% occurred in the morning and 33,3% occurred at night. Factors promoting the attempting suicides: 67% conflict with their parents, 10%failure in learn study, 1.5% fall ills, 6.6% break – up with lovers, 5.8% conflict with friends. Appropriate measures are recommended by the author in this study for attempting suicide prevention among adolescents. ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên là những người trong độ tuổi 10 – 19. Tuổi VTN là thời rạng đông của một đời người, là giai đoạn đẹp nhất của một cuộc đời. Biết bao điều kỳ diệu đến với tuổi VTN và cũng có những băn khoăn, bối rối trước sự thay đổi về cơ thể và tâm sinh lý. Việc hiểu biết một cách đầy đủ về lứa tuổi VTN, các em sẽ có hành vi đúng để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình hôm nay và chuẩn bị tốt cho cuộc sống tương lai1. Nhưng nếu sống trong một môi trường không tích cực, như không được người lớn và bạn bè tin cậy, lo lắng thái quá về kết quả học tập, thất vọng trong tình yêu, hụt hẫng trong các mối quan hệ hoặc xích mích với cha mẹ, bạn bè, hoặc tìm đến rượu, thuốc lá, ma túy... trẻ VTN dễ bị tổn thương tâm lý. Các trẻ VTN có thể bất chấp tất cả để được “sống như mình muốn” và lúc đó, tai họa tự tử có thể xảy ra. Tự tử là một vấn đề y tế quan trọng ở các nước trên thế giới(2). * Bệnh Viện Đa Khoa Tiền Giang Chuyên đề Nhi Khoa 2 Ở lứa tuổi VTN, tự tử là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Tại Pháp, năm 1993, có 13.000 trường hợp trẻ VTN tử vong do tự tử. Những hành vi tự tử gây nguy hiểm cho nạn nhân và thường để lại nhiều di chứng trên cơ thể và tâm lý lâu dài(4,5). Ở nước ta hiện nay, tự tử ở trẻ VTN rất thường gặp trong đời sống xã hội, là nguyên nhân gây tử vong đáng tiếc và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần(7,8). Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu các đặc điểm dịch tễ của các trẻ VTN tự tử, một số yếu tố thúc đẩy hành vi tự tử của trẻ VTN. Qua đó, đề xuất một số biện pháp điều trị và ngăn ngừa tự tử ở trẻ VTN ở nước ta. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu - Tất cả các trường hợp tự tử ở trẻ VTN được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 2 năm, từ 01/01/2005 đến 31/12/2006. - Dữ kiện được thu nhận vào biểu mẫu soạn sẵn và xử lý dữ kiện bằng chương trình Epi – Info 6. KẾT QUẢ Giới Nam: 54 (45 %); Nữ 66 (54%). Tuổi Bảng 1: Phân bố theo tuổi Lứa tuổi Số ca Tỷ lệ % 10 – 13 tuổi 5 4% 14 – 16 tuổi 17 14% 17 – 19 tuổi 98 82% Trẻ từ 17 – 19 tuổi tự tử nhiều, chiếm tỷ lệ 82%. Nghề nghiệp. Bảng 2: Nghề nghiệp. Nghề nghiệp Số ca Tỷ lệ % Học sinh 60 50% Làm ruộng vườn 24 20% Nội trợ 12 10% Làm mướn 14 12% Khác 10 8% Địa chỉ Bảng 3: Địa chỉ. Địa chỉ Số ca Tỷ lệ % - Mỹ Tho 26 21% - Châu Thành 47 40% - Chợ Gạo 17 14% - Cai Lậy 11 9% - Huyện khác 13 11% - Tỉnh khác 6 5% Tình huống xung đột cấp Bảng 4: Yếu tố thúc đẩy Yếu tố thúc đẩy Số ca Tỷ lệ % - Bị cha mẹ la rầy 80% 67% - Bị điểm kém, lưu ban 12 10% - Thất tình 8 6,6% - Buồn bạn bè, cãi nhau 7 5,8% - Sau uống rượu 8 6,6% - Biết mình nhiễm HIV/AIDS 2 1,5% - Đang điều trị động kinh 3 2,5% Phương tiện tự tử Bảng 5: Phương tiện tự tử Phương tiện tự tử Số ca Tỷ lệ % 1) Thuốc: - An thần, thuốc ngủ 20 16,5% - Cảm sốt 11 9% - Kháng Histamin 5 4% - Kháng sinh 2 1,5% - Khác 5 4% 2) Hóa chất: * Thuốc trừ sâu - Phospho hữu cơ 39 32,5% - Carbamat 6 5% - Chlor hữu cơ 5 4% * Thuốc diệt cỏ 10 8,3% * Nước rửa bồn cầu 2 1,7% * Dầu hỏa 2 1,7% * Thuốc dưỡng cây 8 6,7% * Thuốc diệt chuột 2 1,7% 3) Tự gây thương tích 3 2,5% Cách tự tử Bảng 6: Cách tự tử Cách tự tử Số ca Tỷ lệ % - Uống 117 97,5% - Tự gây thương tích 3 2,5% - Tiêm chích 0 0 - Khác 0 0 Chuyên đề Nhi Khoa 3 Thời điểm tự tử Bảng 7: Thời điểm tự tử Thời điểm Số ca Tỷ lệ % - Sáng (6 giờ - 12 giờ) 20 16,7% - Trưa (12 giờ - 16 giờ) 32 26,7% - Chiều (16 giờ - 19 giờ) 28 23,3% - Tối (19 giờ - 6 giờ) 40 33,3% Địa điểm tự tử Bảng 8: Địa điểm Địa điểm Số ca Tỷ lệ % - Tại nhà 108 90% - Nơi hoang vắng 12 10% Hành vi sau tự tử Bảng 9: Hành vi sau tự tử Hành vi Số ca Tỷ lệ % - Không làm gì đến khi gia đình phát hiện. 94 78% - Báo cho mọi người biết. 14 12% - Xa lánh mọi người. 12 10% Hậu quả Bảng 10: Hậu quả Hậu quả Số ca Tỷ lệ % - Sống 111 92,5% - Chết 9 7,5% BÀN LUẬN Tuổi Trong độ tuổi VTN, còn chia ra làm 3 nhóm: từ 10 – 13 tuổi là giai đoạn đầu VTN, 14 – 16 tuổi là giai đoạn giữa VTN và 17 – 19 tuổi là giai đoạn cuối VTN. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tự tử tăng dần theo tuổi, nhiều nhất là nhóm tuổi cuối VTN, 17 – 19 tuổi (82%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới và trong nước(5,7,8,9). Với tuổi 10 – 13 tuổi, quan niệm về tự tử của trẻ còn mơ hồ và không rõ ràng. Nguy cơ tăng dần khi trẻ ở tuổi giữa VTN; ý nghĩ và hành vi tự tử nhiều hơn do những biến đổi sâu sắc về tâm lý và thể chất. Nhóm tuổi tự tử nhiều nhất là nhóm tuổi cuối VTN. Ở nhóm tuổi này, nếu trẻ có nhân cách vững vàng, ổn định, thường ít có nguy cơ tự tử, và ngược lại, ở trẻ có nhân cách lệch lạc, yếu đuối, trầm cảm, thường dễ có nguy cơ tự tử hơn. Nhân cách được hình thành từ một quá trình lâu dài với tác nhân là môi trường sống và nền giáo dục(1,2). Giới Trong nghiên cứu này, tỉ lệ nam/nữ là 1/1,22 so với các tác giả khác, tỉ lệ nam/nữ trong khoảng 1/2 – 2/35,6,7. Các trẻ nữ VTN dễ có nguy cơ tự tử hơn, do các bé gái dậy thì sớm hơn, thường nhạy cảm với những thay đổi trong không khí của gia đình, dễ bị mặc cảm tủi phận, bị bỏ rơi và thường xuyên có cảm giác lo lắng, đặc biệt là các em hay bị lầm lẫn giữa tình yêu đích thực và tình bạn khác giới thân thiết. Khi đã nhận ra 2 loại tình cảm này, các VTN thường thất vọng và đau khổ, thường không kiềm chế được cảm xúc và sự đam mê, dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc (quan hệ tình dục và có thai ngoài ý muốn) hoặc dễ bị lạm dụng tình dục. Điều này làm cho trẻ VTN nữ có ý định tự tử rất cao khi sự việc xảy ra(1,2). Nghề nghiệp Trong nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, nhưng điều này nói lên rằng chỉ có một nửa trẻ VTN tự tử là được học hành tử tế, còn lại các em vào đời quá sớm, có 42% trẻ VTN trong nhóm nghiên cứu nghỉ học ở nhà làm ruộng vườn, hoặc làm mướn, nội trợ và 8% là không làm gì cả. Hiện nay Nhà nước ta đang có những chính sách hỗ trợ đặc biệt, ưu tiên cho đào tạo nghề cho các em, để giúp các em không thi đậu tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc không đậu vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có điều kiện theo học văn hóa và học nghề tiếp tục, nhằm cung ứng cho xã hội lực lượng lao động đã qua đào tạo nghề dồi dào và hạn chế tình trạng trẻ VTN vào đời quá sớm với nhiều nguy cơ, cạm bẫy về các bạo lực tình dục, tệ nạn mãi dâm, ma túy dễ bị có thai ngoài ý muốn, nạo phái thai không an toàn... Tất cả sẽ để lại những hậu quả xấu về sức khỏe, tâm lý và xã hội và là yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến hành vi tự tử ở các em VTN. Chuyên đề Nhi Khoa 4 Địa chỉ Trẻ VTN tự tử ở rải rác khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận nhưng nổi trội nhất là ở các huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Thành phố Mỹ Tho. Có thể do các nơi này nằm ở gần Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, thuận lợi cho việc chuyển viện, ngoài ra, ở 2 huyện Châu Thành và Chợ Gạo, đa số người dân là sống bằng nghề nông, ít có thời gian quan tâm, chăm sóc đúng mức cho trẻ nhằm phát hiện những vấn đề tâm lý của trẻ để giúp đỡ kịp thời. Yếu tố thúc đẩy Nguyên nhân thường gặp nhất là do bất hòa trong gia đình, bị cha mẹ la mắng (67%). Do tuổi các em đang lớn, có những biến đổi sâu sắc về thể chất và tâm lý nhưng chưa hoàn chỉnh. Do vậy, quan hệ gia đình có vai trò to lớn trong việc tạo nên cho trẻ những định hướng giá trị đúng với chuẩn mực xã hội. Bất hòa trong gia đình tạo nên tính cách bi quan, chán nản, dễ bực tức, nóng nảy, bất cần. Những tình huống xung đột xảy ra như bị cha mẹ la mắng, anh em cãi nhau, bị đánh đòn, bị trừng phạt trước mặt mọi người, bị rầy oan, bị trách móc khi trẻ đi chơi về khuya... tức tối vì sự bất công của cha mẹ, sự bất hòa với người thân, trẻ VTN dễ dàng tự tử. Về phương diện xã hội, khi có những hành động thiếu kiềm chế, trẻ không chỉ chống lại bản thân mình thông qua việc làm tổn thương mình mà còn chống lại cha mẹ, chống lại cộng đồng nên trẻ VTN có những hành vi sai lệch là nạn nhân của chính mình và là những nạn nhân của thiếu sót, những diễn biến không tích cực của xã hội, đặc biệt là các thiếu sót của gia đình. Do vậy, việc tìm cách hạn chế những hành vi nông nổi và đầy nguy cơ bất thường này không phải chỉ là việc giúp trẻ VTN có kỹ năng sống thích hợp, giúp các em biết cách làm chủ cảm xúc mà còn trách nhiệm của người lớn nói chung. Bên cạnh nguyên nhân bất hòa trong gia đình, bị cha mẹ rầy la, thì các yếu tố thất bại trong học tập như bị điểm kém, bị thi rớt, bị lưu ban cũng là yếu tố dẫn các em đến tự tử. Trong nghiên cứu của chúng tôi, cũng gặp 33 % các trường hợp trẻ tự tử là do kích động mạnh sau uống rượu kèm với những bế tắc trong cuộc sống trước đó, hoặc do thất tình, đổ vỡ trong tình cảm bạn bè, trong tình yêu chưa chín chắn, hoặc cãi nhau với bạn bè... Có 2 trường hợp sau khi biết mình bị nhiễm HIV/AIDS, các em không vượt qua nỗi đau khổ và đã uống thuốc tự tử. Nhân cách của trẻ VTN được hình thành từ một quá trình lâu dài với tác nhân là môi trường và nền giáo dục. Trong gia đình, trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha mẹ, còn trong xã hội, trẻ chịu ảnh hưởng nhiều từ thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm... Các mâu thuẫn do cha mẹ quá khắt khe, thường hay la mắng khiến trẻ hiểu lầm là cha mẹ không thương, ghét bỏ hoặc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào trẻ mà không quan tâm xem trẻ có khả năng đạt được hay không, hoặc trẻ đòi hỏi điều gì mà không được cha mẹ đáp ứng. Gia đình là nơi định hướng nhân cách, là sự hình thành các yếu tố tâm lý của trẻ. Vì vậy, khi nghiên cứu các nguyên nhân tâm lý tự sát ở tuổi VTN thường là do mâu thuẫn giữa các em với gia đình, nhất là cha mẹ của trẻ. Do vậy, việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ nhỏ giúp các em có thể tự mình chống đỡ với các yếu tố nguy cơ stress và vượt qua khó khăn tâm lý của chính mình. Sự xuất hiện đúng lúc của cha mẹ, các thầy cô giáo, của tổ chức đoàn thể, của bạn bè giúp các em giải quyết các khó khăn về tâm lý, giúp cho các em tự mình đứng dậy hoặc tìm người tâm sự. Trong các trường học rất cần có một phòng tư vấn tâm lý học đường, trong các tổ chức Đoàn, Hội cũng có trung tâm tư vấn trẻ VTN, thường xuyên và đúng lúc giúp các em giải tỏa những áp lực tâm lý. Trong nghiên cứu của Nguyễn Lê Tuấn Anh(9), cũng ghi nhận 87,8% trẻ em từ 10 – 15 tuổi tự tử là do những xung đột gia đình, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thoa6 về ngộ độc do ý định tự tử ở trẻ em, 68% là do bất hòa trong gia đình và bị la rầy. Chuyên đề Nhi Khoa 5 Phương tiện trẻ dùng tự tử Nghiên cứu cho thấy 97,5% các trường hợp tự tử bằng đường uống hóa chất hoặc thuốc, 2,5% các trường hợp là tự gây thương tích cho cơ thể. Các trẻ sống ở các huyện, xã ven thành phố có huynh hướng sử dụng hóa chất, đặc biệt hóa chất bảo vệ thực vật làm phương tiện để tự tử. Đa số dân ở vùng này đều sống bằng nghề nông, hay trồng trọt, chăn nuôi, thường xuyên sử dụng các hóa chất thuốc trừ sâu, các loại thuốc diệt cỏ, diệt côn trùng, hoặc các hóa chất trị các bệnh cho cây. Các hóa chất này thường có sẵn trong nhà, trẻ dễ tiếp cận và dùng để tự tử. Các hóa chất trẻ thường sử dụng là thuốc trừ sâu rầy (Endosulfan, Thasodant, Basa, Bassan...), các loại thuốc diệt cỏ (Paraquat, Chlo hữu cơ, 2, 4 – D, Glyphosate), thuốc dưỡng cây... có trường hợp tự tử bằng thuốc diệt côn trùng, dầu hỏa, thuốc rửa bồn cầu... Các trẻ VTN sống ở thành phố, thị xã, ít có cơ hội tiếp xúc với các loại hóa chất nông nghiệp, do đó, chúng thường dùng các loại thuốc (chiếm 35%) có sẵn trong các tủ thuốc gia đình. Thường nhất là các loại thuốc hướng tâm thần (Seduxen, Rotunda, aminazin), kế đến là các loại thuốc giảm đau – hạ nhiệt (Paracetamol, Decolgen, Aspirine, Panadol...) và một số loại thuốc thông thường khác trong gia đình. Có 3 trường hợp, các trẻ tự tử bằng cách tự gây thương tích cho cơ thể. Các em đã dùng dao đâm vào bụng sau khi bị la rầy và uống rượu. Có 3 trường hợp đều không gây thương tích nặng cho cơ thể và được cứu sống. Thời điểm tự tử Trong nghiên cứu này, thời điểm trẻ tự tử rải rác trong ngày. Điều này cho thấy trẻ không có khuynh hướng lựa chọn thời điểm tự tử, có thể trẻ thực hiện hành vi ngay sau những xung đột xuất hiện cấp thời. Tỷ lệ trẻ tự tử ở thời điểm tối từ 19 giờ đến 6 giờ sáng nhiều hơn (33,3%) trùng với thời điểm bị cha mẹ la rầy, la mắng sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt nhọc. Chính những xung đột này, kết hợp với ý tưởng tự tử đã có sẵn ở trẻ trong một thời gian dài có thể dẫn đến hành vi tự tử. Tự tử trong thời điểm sum họp gia đình, có cơ hội gặp nhau giữa các thành viên trong gia đình là đặc điểm của tự tử ở trẻ VTN. Khác với người lớn, tự tử ít xảy ra vào ngày nghỉ, giờ nghỉ, do những thời điểm này, ít gây chấn thương tâm lý cho người lớn hơn là các thời điềm làm việc căng thẳng ở cơ quan(3,6). Địa điểm tự tử 90% trẻ VTN tự tử nơi dễ phát hiện, thường là tại nhà. Chỉ có 10% trẻ VTN tự tử nới vắng người. Một nghiên cứu của Granboulan V3, 80% trẻ tự tử tại nhà, nguyên cứu của Nguyễn Lê Anh Tuấn(7), cũng có kết quả 97,6% trẻ tự tử tại nhà. Điều này cho thấy trẻ không có ý lựa chọn địa điểm để thực hiện hành vi tự tử. Có thể là do trong độ tuổi VTN, môi trường mà trẻ tiếp xúc và gắn bó nhất là tại nhà, cũng có thể trẻ muốn tự tử tại nhà để phản kháng, để chống cự, trả thù lại những xung đột với cha mẹ mà trẻ luôn cảm thấy mình bị thiệt thòi, bị rầy oan, và đây cũng là nói lên một điều là trẻ tự tử là do những phản ứng quá mức nhất thời khiến trẻ thực hiện hành vi tự tử. Biết được điều này, các bậc cha mẹ, các nhà tư vấn tâm lý trẻ VTN cần quan tâm đến diễn biến tâm lý, hành vi của các em để kịp thời “hạ hỏa” nếu có điều gì bất ổn; là một hình thức thông thường để giúp các em vượt qua khó khăn, giúp các em giải tỏa mình bằng cách không nghĩ đến chuyện ấy, hoặc đối mặt mọi chuyện bằng cách viết ra nhật ký, khóc một trận cho thỏa lòng... Hành vi sau tự tử Sau tự tử, 78 % trẻ không làm gì, cho đến khi có triệu chứng thì người nhà phát hiện, chỉ có 12% báo cho người nhà, bạn bè biết mình đã thực hiện hành vi tự tử, và 10 % các trường hợp Chuyên đề Nhi Khoa 6 sau tự tử là trẻ xa lánh mọi người, vào phòng riêng của mình. Kết quả này cho thấy tầm quan trọng của người lớn khi xảy ra mối bất hòa, la rầy, đánh đập các em, cần phải theo dõi diễn biến tâm lý của các em, phát hiện những dấu hiệu, hành vi tự tử của trẻ để có thể đưa đi bệnh viện, xử lý kịp thời mới hy vọng làm giảm được mức độ nặng của ngộ độc, giảm tỉ lệ tử vong và những di chứng, những hậu quả nghiêm trọng khác có thể xảy ra(11). Hậu quả của tự tử Trong nghiên cứu này, với 120 trường hợp tự tử ở trẻ VTN, có 111 trẻ được cứu sống và 9 trẻ VTN tử vong. Các trường hợp tử vong đều xuất phát từ chuyện buồn gia đình, bị cha mẹ la rầy; trẻ thực hiện hành vi tự tử bằng uống hóa chất độc liều cao, gia đình phát hiện trễ và khi đến bệnh viện, bệnh đã diễn biến nặng, tử vong dù đã được điều trị tích cực. Trong 9 trường hợp tử vong có 5 trường hợp ngộ độc thuốc trừ sâu nặng (2 trường hợp ngộ độc phospho hữu cơ, 3 trường hợp ngộ độc Chlor hữu cơ: Thiodan, Endosulfan); có 3 trường hợp ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat với các triệu chứng ói ra dịch màu xanh, hôi, gây loét miệng sớm và trẻ có biểu hiện thiếu niệu,vàng da,thở nhanh dẫn đến tử vong. Có 1 trường hợp ngộ độc nặng do uống chống động kinh Phenobarbital liều cao. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 120 trường hợp tự tử ở trẻ VTN tại Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang trong 2 năm 2005 – 2006, chúng tôi nhận thấy: - Tuổi trung bình là 17,2; 82 % ở lứa tuổi sau VTN (17– 19 tuổi). Trẻ nữ thường tự tử nhiều hơn trẻ nam. - Trẻ tự tử ở khắp các huyện, thị, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lận cận, 2 huyện Châu Thành, Chợ Gạo và Thành Phố Mỹ Tho là có số trường hợp tự tử cao. Phương tiện thường dùng là hóa chất và thuốc men có sẵn ở mọi nhà. Yếu tố thúc đẩy thường nhất là do bất hòa trong gia đình, bị cha mẹ la mắng, kế đến là do thất bại trong học tập, trong tình yêu, do rượu... Có 9 trường hợp trẻ VTN tử vong do tự tử phát hiện muộn, bệnh diễn biến nặng. - Qua nghiên cứu chúng ta thấy rằng, tự tử gây ra những hậu quả đáng tiếc mà nguyên nhân dẫn đến là từ các tác nhân gây chấn động tâm lý cho trẻ VTN, là lứa tuổi nhạy cảm, diễn ra trong mỗi gia đình, chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của môi trường xã hội. Do đó, chiến lược dự phòng hữu hiệu nhất là tăng cường chăm sóc sức khoẻ ở trẻ VTN và nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ VTN. Bởi lẽ, VTN là những người chủ tương lai của đất nước ta. KIẾN NGHỊ - Cần hết sức chú ý đến tâm lý của trẻ VTN, tránh những tác động ảnh hưởng đến danh dự của con cái như đánh chửi con, gây áp lực nặng nề trong học tập... - Tăng cường các biện pháp chẩn đoán, phát hiện sớm tác nhân ngộ độc, điều trị tích cực để giảm bớt tỉ lệ tử vong và di chứng ngộ độc do tự tử. - Tăng cường giáo dục y tế, quản lý thuốc và hóa chất chặt chẽ. - Tham vấn tâm lý đối với trẻ VTN tự tử để đề phòng tái phát tự tử. Đánh giá tâm lý của trẻ VTN tự tử, lựa chọn các giải pháp thích hợp: liệu pháp gia đình giúp cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, liệu pháp hành vi nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ như sự trầm cảm, các stress trong cuộc sống, giúp trẻ vượt qua khó khăn, tự mình đứng dậy và sống tốt. - Tại cộng đồng, các biện pháp tâm lý cần được xây dựng càng sớm càng tốt ở lứa tuổi đi học, hướng vào sự quan tâm của gia đình, tạo môi trường học đường, hoạt động đoàn thể lành mạnh, giáo dục sức khỏe sinh sản VTN bằng nhiều hình thức: tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, gặp gỡ các nhà chuyên môn... để rèn luyện cho các em có được 1 kiến thức vững vàng, 1 ý thức tự giác. - Cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn Chuyên đề Nhi Khoa 7 đề tự tử ở trẻ VTN nhằm tìm ra các yếu tố nguy cơ và các giải pháp hữu hiệu để phòng tránh hiện tượng tự tử ở lứa tuổi này, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho các em TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Sức khỏe sinh sản vị thanh niên. Trong: Bác sĩ gia đình. Nhà xuất bản Y học. 2. Cao Vũ Hùng, Hoàng Cẩm Tú, Nguyễn Viết Thêm (2007). Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan trong bệnh rối loạn trầm cảm tuổi vị thành niên. Tạp chí Y học thực hành, số 10 (581, 582) /2007), trang 57 – 59. 3. Daliow R (2000). Suicide and attempted suicide. Nelson Texbook of pediatrics, 2000, p 86 – 88. 4. Đỗ Quang Vinh (2005). Mô tả hành vi toan tự sát bằng hoá chất của trẻ VTN được cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích lần thứ nhất. 5. Granboulan V, Rabain D, Basquin M (1995). The outcome of adolescents suicide attempts. Acta psychiatr Scand 1995, 91: 265 – 70 6. Ludwig S (1997). Suicide, clinical manual of emergency pediatrics, 1997, p.536 – 37. 7. Nguyễn Lê Anh Tuấn, Bùi Quốc Thắng (2003). Đặc điểm dịch tễ học các trẻ tự tử nhập khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2001 – 2002. Kỷ yếu Hội nghị Hồi sức, cấp cứu và chống độc toàn quốc lần thứ IV, trang 256 – 263. 8. Nguyễn Quân (2004). Hỏi đáp sức khỏe và giới tính, tình yêu, tình dục. Nhà xuất bản Thanh niên. 9. Nguyễn Thị Kim Thoa, Hoàng Trọng Kim (2004). Ngộ độc do ý định tự tử ở trẻ em. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 8, phụ bản của số 1, 2004, trang 30 – 32. 10. Rey GC, Narring F et al (1998). Suicide attempts among adolescents in Switzerland: prevalence, associated factors and comorbidity. Acta Psychiatr Scand 1998, 98: 28 – 33 11. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Tiền Giang (2005).Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chuyên đề Nhi Khoa 8 Chuyên đề Nhi Khoa 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf147_715.pdf