Trong hệ thống các quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề của cách mạng
Việt Nam, giáo dục con người xã hội chủ nghĩa giữ một vị trí quan trọng. Trong đó, quan
niệm về vai trò, vị trí của nhà giáo; những việc nhà giáo cần làm có giá trị lí luận và thực
tiễn to lớn. Quan niệm của Người có nhiều điểm gặp gỡ với quan niệm của các tổ chức
quốc tế (UNESCO, ILO), các nhà giáo dục học, xã hội học về vị thế nhà giáo. Do đó, để
nhà giáo thực sự khẳng định được vị thế nghề nghiệp trong điều kiện thế giới có nhiều đổi
thay như hiện nay, việc quán triệt, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là công việc cần thiết. Bên cạnh đó,
việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách pháp luật của Nhà nước
cần được quan tâm đúng mực, kịp thời. Bài viết trên cơ sở phân tích những quan niệm của
Hồ Chủ tịch về nghề giáo viên, quan niệm về vị thế nhà giáo của các tổ chức giáo dục trên
thế giới, đưa ra những nhận định, suy ngẫm và phương châm hành động để khẳng định
được vị thế của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo, nghĩ về vị thế nhà giáo trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắn với nhu cầu xã hội, đào tạo con người yêu
lao động và biết lao động theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Học đi với lao động; Lí luận đi với thực
hành; Cần cù đi với tiết kiệm” [8; tr.594].
- Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực
người học, hướng tới hành vi đạo đức và văn hóa cho người học, trong đó, giáo viên giữ vai trò
định hướng;
- Xây dựng quy định về chuẩn nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và chế tài về xử lí vi
phạm, xử lí kỉ luật nhà giáo khi có dấu hiệu vi phạm.
Về bản thân nhà giáo
Là đội ngũ trí thức tiêu biểu cho cốt cách, nhân cách Việt Nam, từng thế hệ thầy giáo, cô
giáo bằng lối sống giản dị, trọng nghĩa tình, tôn sư trọng đạo đã là những tấm gương sáng trong
giáo dục nhân cách cho các thế hệ học trò. Từ nghiên cứu quan điểm Hồ Chí Minh về nhà giáo
và thực tiễn công tác giảng dạy, thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng tôi có những suy
nghĩ về trách nhiệm của nhà giáo để góp phần khẳng định, nâng cao vị thế nghề nghiệp trong
bối cảnh hiện nay như sau:
Một là, mỗi người giáo viên cần thấm nhuần đường lối, quan điểm của Đảng về vai trò của
giáo dục trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp
phát triển kinh tế- xã hội, trong đó trực tiếp đề cập đến vai trò của giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc
tế: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào
tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển
đất nước” [16; tr.136]. Đại hội cũng đã xác định rõ mục tiêu của giáo dục và đào tạo trong giai
đoạn tới là nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực,
trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Để làm được
Nguyễn Hoa Mai và Nguyễn Thị Thu Hoài
108
điều này, giáo dục và đào tạo cần “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo và các giá
trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát
triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [16; tr.136]. Quan điểm chỉ đạo của Đảng đã thể hiện rõ
đường lối lãnh đạo: phải làm sao gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mĩ, kĩ năng sống với giáo
dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Điều này cũng đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định
trong bức thư gửi các nhà giáo: Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng
cao thì vinh quang đó càng lớn. Nhiệm vụ - Trách nhiệm - Đòi hỏi và Kì vọng của xã hội là
những vấn đề mà phát biểu của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục đặt kì vọng vào đội ngũ giáo viên
với niềm tin, chúng ta sẽ làm được. Chủ trương của Đảng nếu được thấm nhuần sẽ là những cú
hích quan trọng để thầy cô thay đổi, bắt kịp với tốc độ của thời đại chuyển đổi số, từ đó tiếp tục
khẳng định vị thế của nhà giáo đối với người học và xã hội.
Hai là, mỗi nhà giáo cần thấm nhuần quan điểm “hữu xạ tự nhiên hương”
Hồ Chí Minh căn dặn, nhà giáo không thể ngồi trông chờ các cấp chính quyền và nhân dân
nâng cao vị thế của mình. Bản thân mỗi nhà giáo nếu nghiêm túc, yêu nghề, say mê lao động,
hăng hái trong các phong trào ở trường, ở khu dân cư thì chắc chắn, sự trọng thị sẽ tự đến. Nói
cách khác, vị thế của nhà giáo không phải chỉ có được nhờ xã hội gán cho mà quan trọng hơn là
họ đạt được đến đâu nhờ vào tài và đức của mình. Để đào tạo được con người xã hội chủ nghĩa
phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhà giáo nhất định phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa
và có hành động cụ thể để thể hiện tư tưởng đó, đặc biệt phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, xây
dựng tập thể đoàn kết, yêu lao động và gắn bó với đời sống. Đây là nhân tố quan trọng để hình
thành vị thế nhà giáo. Nói cách khác, nhà giáo là chủ thể xây dựng cách nhìn nhận, cách đánh
giá của xã hội, của học trò dành cho mình. Hồ Chí Minh thẳng thắn chỉ ra: “Bác nghe nói một
số giáo viên phàn nàn là không được chính quyền địa phương coi trọng. Người ta có câu: “Hữu
xạ tự nhiên hương”. Giáo viên chưa được coi trọng là vì chưa có hương, còn xa rời quần chúng.
Có nhiều giáo viên được quần chúng coi trọng, như chiến sĩ thi đua, giáo viên bình dân học vụ,
họ cùng với nhân dân kết thành một khối nên được quần chúng yêu mến. Nếu giáo viên tách rời
ra, tự cho mình là trí thức, thì làm sao quần chúng coi trọng được” [4; tr.271].
Để làm được điều này, ngoài những việc mà Hồ Chí Minh yêu cầu nhà giáo cần làm ở trên,
theo chúng tôi, nhà giáo ngày nay cần:
- Không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là kĩ năng sử
dụng phương tiện dạy học hiện đại và phương pháp dạy học tích cực, thích ứng với điều kiện
cách mạng thông tin hiện nay; trong đó, tinh thần tự học và học tập suốt đời theo tư tưởng Hồ
Chí Minh cần được phát huy;
- Cần ý thức được vai trò, vị trí của mình trong sự hình thành nhân cách người học để xây
dựng được hệ giá trị, chuẩn mực giáo dục của bản thân, từ đó làm tấm gương tốt cho người học
trong môi trường giáo dục và môi trường sống;
- Xác định được triết lí giáo dục của bản thân để làm kim chỉ nam cho hoạt động dạy học
của mình.
3. Kết luận
Trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang cần có những bước chuyển đổi nhanh, thực chất
để đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển đất nước như hiện nay, việc nhìn nhận khoa học về vị
thế nhà giáo là việc làm cần thiết. Đội ngũ nhà giáo mạnh là nguồn lực căn bản đẩy sự nghiệp
giáo dục tiến xa và vững chắc bởi suy cho cùng, con người là nhân tố xây dựng và vận hành cơ
chế. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đây sẽ là một trong những cơ sở
quan trọng cho việc xây dựng và khẳng định vị thế nhà giáo từ cả góc độ cơ chế lẫn bản thân
nhà giáo. Để làm được điều đó, việc học tập, làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, trong
đó có quan điểm về vai trò, vị trí và những việc nhà giáo cần làm có ý nghĩa quan trọng.
Từ quan niệm của Hồ Chí Minh về nhà giáo, nghĩ về vị thế nhà giáo trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.4. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.6. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[3] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.15. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[4] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.12. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[5] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.13. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[6] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.14. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[7] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.10. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[8] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.11. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[9] Hồ Chí Minh, 2011. Toàn tập, t.9. Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[10] UNESCO và ILO, 2012. Vị thế nhà giáo (Nguyễn Quang Kính - dịch, TSKH Phạm Đỗ
Nhật Tiến - hiệu đính). Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[11] Dillon, 2011. S, U.S. Is Urged the Raise Teachers' Status. The New York Times.
[12] Ingersoll, R., & Merril, E., 2011. The Status of Teaching as a Professions. University of
Pennsylvaina GSE Publications.
[13] Varkey GEMS, 2018. Chỉ số vị thế giáo viên toàn cầu, https://www.varkeyfoundation.
org/media/4790/gts-index-9-11-2018.pdf
[14] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Giáo dục,
https://thuvienphapluat.vn.
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TƯ Hội nghị Trung ương 8 khóa
XI ngày 04-11-2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. https://tulieuvankien.dangcongsna.vn.
[16] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I.
Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
ABSTRACT
Ho Chi Minh's view of teachers and the status of teachers
in Vietnamese current education system
Nguyen Hoa Mai1 and Nguyen Thi Thu Hoai2
1The Publishing House of Political Theory, Ho Chi Minh National Academy of Politics
2Faculty of Vietnam Studies, Hanoi National University of Education
Educating socialist people has always held an important position among Ho Chi Minh’s
thoughts on the issues of the Vietnamese revolution. In which, concepts related to teachers’
noble roles and positions in the educational profession; teachers’ mission, i.e. identifying
teaching objects, goals, contents, and methods, nurturing passion for teaching career, being role
models to learners... are of great theoretical and practical significance. Ho Chi Minh's opinion
about the status of teachers is also shared by international organizations (UNESCO, ILO), as
well as many other educators and sociologists... Therefore, in order for teachers to truly affirm
their professional position in today's changing world, it is important to fully grasp, study and
follow Ho Chi Minh's thought, morality and style as well as to follow the viewpoints of the
Communist Party of Vietnam. In addition, more attention should be paid to institutionalizing the
guidelines of the Communist Party of Vietnam into the State's laws and policies. For teachers, it
takes effort to assert themselves through expertise and lifestyle.
Keywords: Ho Chi Minh, education, teacher, teacher status.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_quan_niem_cua_ho_chi_minh_ve_nha_giao_nghi_ve_vi_the_nha.pdf