Từ quan điểm con người của Các Mác vận dụng phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0

Để đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, phát

triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhất thiết phải

gắn liền với phát triển con người và coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi

của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển con

người Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 là quá trình chủ

động, tích cực, nhưng có tính quy luật gắn liền với sự phát triển của xã hội trong

công cuộc đối mới trên cơ sở quan điểm của C.Mác về con người. Từ đó, bài viết

đưa ra yêu cầu và giải pháp về phát triển con người Việt Nam đáp ứng cách mạng

công nghiệp 4.0.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Từ quan điểm con người của Các Mác vận dụng phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việ Nam. Đồng thời, phải quan tâm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình, góp phần giáo dục, rèn luyện con người về nhân cách, đạo đức, lối sống. Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam: Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng mỗi trường học thật sự là trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người. Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng. Thứ tư, phát huy tinh thần dân tộc, bồi dưỡng, giáo dục những giá trị nhân văn cho con người. Phát huy tinh thần dân tộc trong mỗi con người, trước hết, công tác văn hóa, tư tưởng và công tác chính trị phải đi vào lòng người và ở từng giai đoạn, phải biết hướng tinh thần vào việc giải quyết một vấn đề cụ thể của đất nước. Ngoài ra, chú trọng giáo dục tinh hần dân tộc đối với học sinh ngay từ lúc còn ở tuổi học đường. Thêm nữa, cần phải mở rộng cánh cửa giao lưu với thế giới bên ngoài để mỗi người có thể nhìn được ra thế giới, nhận thức, so sánh, hiểu rõ về cái hay, cái đẹp của dân tộc và thấy rõ những tiêu cực bất cập để loại bỏ, khắc phục. Thông qua việc tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Phát huy vai trò của văn học – nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người. Bảo đảm quyền hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của mỗi người dân và của cộng đồng. Thứ năm, nâng cao thể lực, sức khỏe, tuổi thọ cho con người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu và bảo vệ Tổ quốc. Con người Việt Nam cần phải có thể lực tốt, sức khỏe tốt, tuổi thọ cao. Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), khái niệm “khỏe mạnh” cần được hiểu với nội hàm mở rộng, có nghĩa được đánh giá theo “chất lượng cuộc sống” của dân số. Thể lực, sức khỏe tốt có ý nghĩa quan trọng, quyết định năng lực hoạt động của con người. Phải có thể lực, con người mới có thể phát triển trí tuệ và quan hệ của mình trong xã hội. Đây là yêu cầu đầu tiên đối với người lao động ở mọi thời đại lịch sử, mọi quốc gia, dân tộc khác nhau có những yêu cầu với mức độ, nội dung khác nhau. Thể lực tốt được hiểu không phải chỉ là tình trạng không có bệnh tật, mà còn là sự thoải mái, hoàn thiện về thể chất, về trí lực và về xã hội. Song, trước hết con người phải có sức khỏe cơ thể với tư cách là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ, là phương tiện thiết yếu để chuyển tải trí thức vào hoạt động thực tiễn, để biến tri thức thành sức mạnh vật chất. Đòng thời, phải có trí lực - đó là sự dẻo dai của hoạt động thần kinh, là sức mạnh của niềm tin và ý chí, là sức sáng tạo và khả năng vận động của trí lực. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định Dân cường thì quốc thịnh. Một quốc gia, dân tộc phát triển thì đời sống của con người được nâng cao, tạo điều kiện để mỗi SỐ 53/2020 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUI 62 KH&CN QUI người dân được nâng cao sức khỏe. Do vậy, luyện tập hể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Nâng cao tuổi thọ và chất lượng cuộc sống bằng cách tuyên truyền sâu rộng về việc phòng chống dịch bệnh, tổ chức các chương trình khám chữa bệnh về các vùng sâu vùng xa. Đồng thời cần nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở các tuyến. Phát triển y tế phổ cập, bác sĩ gia đình, phát triển y tế chuyên sâu. Tuyên truyền đẩy lùi các nguy cơ sức khỏe như hạn chế sử dụng rượu bia, cấm hút thuốc lá ở trường học, nơi công cộng; cải thiện môi trường sống bằng cách hạn chế ô nhiễm môi trường, quản lý chặt chẽ chất lượng, vệ sinh thực phẩm. 5. Kết luận Như vậy, phát triển con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0 là bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người. Phát huy nguồn lực con người với tư cách là yếu tố cơ bản cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chúng ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn lực con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [4] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 27, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [5,6] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. Tiếp trang 64 (Mùa hè xanh – Mùa hè của những trái tim tình nguyện) Bản thân mỗi chiến sĩ tình nguyện trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đều nhận thức được hạnh phúc tồn tại ngay trong từng khoảnh khắc mà mình đang sống. Có những niềm vui xen lẫn những nỗi buồn. Có những điều rất đỗi bình thường lại chứa chan ý nghĩa. Có những thứ tưởng như đã khép lại nhưng nó lại bắt đầu mở ra. Mùa chiến dịch chỉ diễn ra trong nửa tháng chưa đủ để nói lên điều gì, nhưng chắc hẳn trong mỗi suy nghĩ của các chiến sĩ tình nguyện Mùa hè xanh Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh đã chất chứa những kỷ niệm và những bài học kinh nghiệm quý báu mà các em không thể học được ở giảng đường, trong đó có bài học đoàn kết, lắng nghe và chia sẻ. Khi kết thúc chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, những chiến sĩ tình nguyện, những gương mặt tiêu biểu trên các mặt trận, đại diện cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh nói lên tình cảm của mình đã gắn bó với chiến dịch, những kỷ niệm khó quên, những câu chuyện vui, buồn, những khoảnh khắc đáng nhớ. Đối với một số bạn, có thể đây là một chương trình ý nghĩa đầu tiên trong hoạt động tình nguyện của mình, với một số bạn sinh viên năm cuối, đây có thể sẽ là hoạt động tình nguyện cuối cùng trong quãng đời sinh viên của mình. Nhưng như vậy chưa phải là hết, hành trình sinh viên tình nguyện sẽ không dừng lại, nó sẽ mãi còn là hành trình bất tận trong trái tim những người sinh viên, thanh niên Việt Nam - những con người đã, đang, và sẽ sống cống hiến vì cộng đồng, vì dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật Giáo dục (2019) [2]. Luật Thanh niên (2020) [3]. Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua ngày 13/12/2017. [4]. Điều lệ Hội Sinh viên (2003)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_quan_diem_con_nguoi_cua_cac_mac_van_dung_phat_trien_con_n.pdf