Từ nhân viên xuất sắc đến nhà quản lý hiệu quả

Nếu bạn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, việc được thăng chức

làm quản lý sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, chỉ vì bạn là

một nhân viên giàu kinh nghiệm không phải là lí do bạn biết cách

làm sếp.

Trên thực tế, cương vị quản lý còn có thể khiến bạn bực mình nếu như

không được làm những dạng công việc mình ưa thích. Vậy thì làm thế

nào để một nhân viên xuất sắc có thể trở thành một nhà quản lý hiệu

quả?

Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự mong muốn chuyển

sang vai trò mới không. “Không phải ai cũng muốn trở thành sếp, nhưng

để kiếm được nhiều tiền hơn, để thăng tiến trong sự nghiệp, để làm vui

lòng các ông chủ, bạn buộc lòng phải đảm nhận vai trò mới ngay cả khi

bạn thích là người làm việc độc lập hơn” - Gary Topchik - đồng tác giả

cuốn “Lần đầu làm quản lý” đã nói như vậy

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Từ nhân viên xuất sắc đến nhà quản lý hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ NHÂN VIÊN XUẤT SẮC ĐẾN NHÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ (PHẦN 1) Nếu bạn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, việc được thăng chức làm quản lý sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, chỉ vì bạn là một nhân viên giàu kinh nghiệm không phải là lí do bạn biết cách làm sếp. Trên thực tế, cương vị quản lý còn có thể khiến bạn bực mình nếu như không được làm những dạng công việc mình ưa thích. Vậy thì làm thế nào để một nhân viên xuất sắc có thể trở thành một nhà quản lý hiệu quả? Đầu tiên, hãy tự hỏi bản thân xem bạn có thực sự mong muốn chuyển sang vai trò mới không. “Không phải ai cũng muốn trở thành sếp, nhưng để kiếm được nhiều tiền hơn, để thăng tiến trong sự nghiệp, để làm vui lòng các ông chủ, bạn buộc lòng phải đảm nhận vai trò mới ngay cả khi bạn thích là người làm việc độc lập hơn” - Gary Topchik - đồng tác giả cuốn “Lần đầu làm quản lý” đã nói như vậy. Ông cố thuyết phục các nhân viên phân tích thật kỹ cảm giác của mình về việc khi trở thành sếp. Nếu bạn thực sự quyết định thay đổI thì thử thách tiếp theo là phải hiểu rõ được sự khác biệt trong cách ứng xử của người quản lý khi so sánh vớI những nhân viên độc lập. “Người quản lý nên là gió dưới cánh buồm của nhân viên” - Bonie Laird đã nói như vậy trong buổi tập huấn dành những người lần đầu làm quản lý tại Hiệp hội quản lý Hoa Kỳ ở Manhattan. Người quản lý tốt nhất là người đem đến được cho nhân viên những khởi nguồn để dẫn đến thành công. Để đạt được điều này, vị sếp mới nên gặp gỡ với từng nhân viên một để định rõ vai trò của từng người. Đó cũng là thời gian lý tưởng cho việc thảo luận về vấn đề: hiệu quả công việc của họ sẽ được đánh giá như thế nào. Tại buổi gặp gỡ đó, hãy cho nhân viên biết họ có thể trông đợi ở bạn những gì. Cũng nên có cả những cuộc gặp thường xuyên, thân mật, đề cập đến những vấn đề cơ bản, sự trợ giúp trong việc hoàn thành các mục tiêu, đào tạo và phát triển, cập nhật kịp thời sự thay đổi của các trường hợp ưu tiên trong công việc cũng như lịch làm việc nhóm để mọi người đều có thể biết ai đang làm việc gì và khi nào. Những việc này ban đầu có thể khiến bạn khá bối rối nếu bạn lại là bạn của các nhân viên này. Vậy thì thay vì để những cảm xúc không tốt đó chi phối, hãy thương lượng với những người bạn này ngay lập tức. Hãy hỏi họ nếu việc bạn làm sếp trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến công việc của họ ở văn phòng. “Hãy nói chuyện về vấn đề này và hãy thực tế!” - Linda Hill, giáo sư đại học kinh doanh Harvard và là tác giả của cuốn sách “Trở thành nhà quản lý: làm thế nào để những nhà quản lý mới vượt qua được những thử thách của cương vị lãnh đạo”. Bà nói “Mối quan hệ của bạn sẽ thay đổi. Các bạn vẫn có thể là những người bạn, nhưng đôi bên đều hiểu rằng, đôi khi nó chính là rắc rối”. Bạn cũng nên có những cuộc trao đổi tương tự với những nhân viên khác - những người đã ứng cử vào vị trí lãnh đạo này nhưng không được. Việc làm dịu chủ đề không mấy thoải mái này đã là cả một nửa của cuộc chiến rồI - Hill khuyên. Khi bạn trở thành sếp, bạn sẽ bị thôi thúc tạo ra những thay đổi. Đừng làm mọi việc cùng một lúc. Hãy có sự ưu tiên. Một yếu tố chính dẫn đến thành công là nhận ra mình không thể tự làm mọi chuyện. Hãy chỉ ra ai là người trong nhóm mà bạn có thể giao phó trách nhiệm. Ở mọi cấp độ, đây vẫn là một điều quan trọng. Topchik cho rằng “nhà quản lý nên ủy thác bớt công việc, như vậy họ sẽ có thời gian cho việc quản lý và lãnh đạo”. Một phần của công việc này là phát triển một phong cách lãnh đạo. Topchik chỉ ra rằng nhà quản lý nên thay đổi phong cách của họ đối với từng nhân viên khác nhau, bởi mỗi người sẽ cần ở sếp những điều khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng nên nghiên cứu lối làm việc của mỗi người. Một vài người cần rất nhiều sự hướng dẫn, đặc biệt là những người mới. Những người khác thì cứ vài ngày thì kiểm tra một lần. Nếu bạn muốn có được nhiều mối liên lạc hơn với nhân viên, hãy làm cho chuyện này trở nên rõ ràng. Topchik khuyến khích các sếp nên có những buổi gặp gỡ thân mật với các thành viên của nhóm khoảng một tháng một lần, và trao đổi xem mọi chuyện tiến triển như thế nào. Hỏi xem những gì đang hoạt động hoặc không. Điều này giúp bạn dập tắt các vấn đề ngay khi nó vừa phát sinh và giúp cho các nhân viên tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề. Theo Lanhdao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_nhan_vien_xuat_sac_den_nha_quan_ly_hieu_qua_phan_1__5016.pdf
  • pdftu_nhan_vien_xuat_sac_den_nha_quan_ly_hieu_qua_phan_2__7189.pdf