Tự nhận thức (Self-awareness) là cách mà chúng ta khám tính cách cá nhân,
niềm tin, hệ thống giá trị, khuynh hướng tự nhiên của mình
1
. Thông thường,
tự nhận thức là khởi điểm cho việc làm chủ bản thân và tạo ra những gì ta
muốn.
Tự nhận thức là một khả năng hiểu biết mạnh mặt, mặt yếu, giá trị, quan
điểm, tính khí, nhu cầu, ước vọng, cảm xúc, sợ hãi
2
. Những suy nghĩ về chính
mình (tôi thông minh, tôi tháo vát, tôi là người chậm chạp, tôi là trụ cột trong
gia đình, tôi là nhân viên công tác xã hội, tôi ân cần, tôi không kỳ thị và phân
biệt người có H ) nhằm vẽ nên một bức chân dung về chính họ. Bức tranh
này không chỉ mô tả hình dáng bên ngoài mà còn mô tả cảm xúc, năng lực, vai
trò, trách nhiệm của họ đối với người khác.
Tóm lại, tự nhận thức là một kỹ năng mà qua đó mỗi cá nhân hình dung,
khám phá chính mình là người như thế nào và thường soi theo đó để hành
động.
30 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tự nhận thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm nào xấu, nhưng
Jung nhận xét rằng: cùng một sự vật hiện tượng sẽ gây ra những suy nghĩ, cảm xúc,
phản ứng khác nhau cho những người khác nhau.
Ba tiêu chí cơ bản ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của một con
người là:
- Xu hướng tự nhiên của người đó Hướng ngoại (Extroverted)/
Hướng nội (Introverted);
- Cách thức mà người đó tìm hiểu và nhận thức thế giới bên ngoài
Giác quan (Sensation)/Trực giác (iNtuition);
- Và cách thức mà người đó quyết định, đưa ra lựa chọn Lý trí
(Thinking)/ Tình cảm (Feeling).
Sau này, Briggs/Myer bổ sung tiêu chí thứ 4: Nguyên tắc (Judging)/Linh hoạt
(Perceiving).
Từ 4 tiêu chí này, Briggs/Myer đưa ra 16 nhóm tính cách. Tên của mỗi nhóm
đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại.
16 Nhóm MBTI
ENFP INFP ENFJ INFJ ESTJ ISTJ ESFJ ISFJ
ENTP INTP ENTJ INTJ ESTP ISTP ESFP ISFP
4 Tiêu chí phân loại tính cách MBTI
Tiêu chí 1 - Xu hướng tự nhiên: Extroverted (Hướng ngoại)/Introverted (Hướng
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 22
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
nội)
Mỗi người đều có 2 biểu hiện: Hướng ngoại - hướng về thế giới bên ngoài gồm các
hoạt động, con người, đồ vật... Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư
tưởng, trí tưởng tượng. Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một
mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử
Các đặc điểm của nhóm Extraverted:
Hành động trước hết, suy nghĩ và cân
nhắc sau
Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với
thế giới bên ngoài
Hứng thú với con người, sự việc xung
quanh
Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều
người
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái đầu tiên trong MBTI của bạn là E
Các đặc điểm của nhóm Introverted:
Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước
khi hành động
Cần có một khoảng thời gian riêng tư
đáng kể để nạp năng lượng
Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi
khi tự cô lập với thế giới bên ngoài
Thích nói chuyện tay đôi
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái đầu tiên trong MBTI của bạn là I
Tiêu chí 2 - Cách tìm hiểu và nhận thức thế giới: Sensation (Giác quan)/iNtuition
(Trực giác):
Trung tâm "Giác quan" trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm
thanh, mùi vị... của hiện tại được đưa đến từ các giác quan của cơ thể. Nó phân loại,
sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung
cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Trung tâm "Trực
giác" của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ
thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho
não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.
Mặc dù cả hai cách nhận thức đều cần thiết và được mọi người sử dụng, nhưng mỗi
người chúng ta có xu hướng thích cách này hơn cách kia
Các đặc điểm của nhóm Sensation:
Sống với hiện tại
Thích các giải pháp đơn giản và thực
Các đặc điểm của nhóm iNtuition:
Hay nghĩ đến tương lai
Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 23
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
tế
Có trí nhớ tốt về các chi tiết của
những sự kiện trong quá khứ
Giỏi áp dụng kinh nghiệm
Thích các thông tin rõ ràng, chắc
chắn; không thích phỏng đoán hoặc
những sự việc không rõ ràng
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 2 trong MBTI của bạn là S
ra những khả năng mới
Thường chỉ nhớ đến ý chính và các
mối liên hệ
Giỏi vận dụng lý thuyết
Thoải mái với sự nhập nhằng, hay
thông tin không rõ ràng
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 2 trong MBTI của bạn là N
Tiêu chí 3 - Cách quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí)/Feeling (Tình cảm):
Phía "Lý trí" trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm
việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản
chất logic của con người. Phía cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem
xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ.
Đó là bản chất chủ quan của con người. Mọi người đều dùng cả 2 cách để đưa ra các
quyết định, nhưng một cách tự nhiên mỗi người đều thiên về hoặc là lý trí, hoặc là tình
cảm khi đưa ra quyết định của mình
Các đặc điểm của nhóm Thinking:
Luôn tìm kiếm sự kiện và logic để đưa
ra kết luận
Chú ý đến các nhiệm vụ, công việc
cần phải hoàn thành một cách tự nhiên
Đưa ra các phân tích phê phán và có
mục đích một cách dễ dàng
Chấp nhận xung đột là một phần tự
nhiên trong mối quan hệ giữa người
với người.
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 3 trong MBTI của bạn là T
Các đặc điểm của nhóm Feeling:
Xem xét cảm giác cá nhân và ảnh
hưởng đến người khác trước khi đưa ra
quyết định
Một cách tự nhiên, dễ xúc động trước
nhu cầu hay phản ứng của người khác.
Tìm kiếm sự nhất trí hay ý kiến của đa
số
Khó xử khi có xung đột
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 3 trong MBTI của bạn là F
Tiêu chí 4 - Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc)/Perceiving (Linh hoạt):
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 24
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
Tiêu chuẩn 4 liên quan đến cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới
bên ngoài. Phong cách Judging tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có
chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng. Phong cách Perceiving tiếp cận
thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ
ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch
Các đặc điểm của nhóm Judging:
Có kế hoạch chu đóa trước khi hành
động
Tập trung vào các hoạt động có tinh
nhiệm vụ; hoàn tất các công đoạn quan
trọng trước khi tiếp tục
Làm việc tốt nhất và không bị stress
khi vượt trước thời hạn
Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các
thủ tục để quản lý cuộc sống
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 4 trong MBTI của bạn là J
Các đặc điểm của nhóm Perceiving:
Có thể hành động mà không cần lập
kế hoạch; lập kế hoạch tùy theo tình
hình
Thích làm nhiều việc cùng lúc, không
phân biệt giữa công việc và trò chơi
Chịu sức ép tốt, vẫn làm việc tốt khi
sắp hết thời hạn
Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh
hưởng đến sự linh động, tự do và
phong phú.
Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ
cái thứ 4 trong MBTI của bạn là P
NỘI DUNG 72 CÂU TRẮC NGHIỆM
STT Câu hỏi Đúng Sai
1) Không bao giờ trễ hẹn
2) Thích làm những việc linh động và nhanh nhẹn
3) Thích mở rộng mối quan hệ
4)
Thấy hình ảnh đời sống mình trong những buổi diễn hay
phim ảnh.
5)
Có phản ứng nhanh trước những việc như: chuông điện
thoại reo hay những câu hỏi bất ngờ
6) Thích bao hàm tổng thể hơn là chi tiết.
7) Có chiều hướng không hành động theo cảm tính mặc dù
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 25
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
STT Câu hỏi Đúng Sai
điều đó có thể nguy hiểm cho những người có mối quan
hệ thân thiết
8)
Nghiêm khắc tuân theo những luật lệ định sẵn đôi khi
ngăn chặn một kết quả tốt hơn
9) Khó có thể làm bạn kích động
10) Luôn nhận trách nhiệm
11) Luôn nghĩ về nhân loại và định mệnh con người
12)
Bạn tin là những quyết định tốt nhất là những quyết định
có thể được thay đổi, điều chỉnh dễ dàng
13) Nhận định khách quan luôn tốt trong mọi trường hợp.
14)
Hành động ngay lập tức chứ không suy xét kỹ càng về
những lựa chọn
15) Tin tưởng vào lý trí hơn là cảm xúc.
16)
Có xu hướngvừa làm vừa cải thiện hơn là lên kế hoạch kỹ
càng.
17)
Thích làm những hoạt động xã hội khi rảnh rỗi (dự tiệc,
mua sắm, giao lưu)
18) Thường lên kế hoạch chi tiết cụ thể.
19) Những hành động luôn bị chi phối bởi cảm xúc.
20) Là người kín đáo, dè dặt trong những mối quan hệ.
21) Luôn biết cách sử dụng thời gian vào mục đích tốt.
22) Giúp đỡ mọi người mà không cần đền đáp
23) Luôn suy ngẫm về sự phức tạp của cuộc đời.
24)
Sau khi trả qua những lúc bận rộn, nháo nhiệt thì thường
thích ở một mình
25) Luôn làm việc một cách vội vã
26)
Luôn nhìn thấy được những nguyên lý tổng quát đằng sau
những vấn đề cụ thể
27) Thường xuyên dễ dàng bày tỏ cảm xúc.
28) Không muốn to tiếng với mọi người
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 26
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
STT Câu hỏi Đúng Sai
29) Thấy nhàm chán khi chỉ đọc sách lý thuyết.
30) Có xu hướng đồng cảm với người khác.
31) Đánh giá cao sự công bằng hơn lòng nhân từ.
32) Nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.
33)
Nói chuyện, chia sẻ với càng nhiều người, bạn càng
thấy thoải mái
34) Làm việc dựa vào kinh nghiệm bản thân hơn là lý thuyết
35) Thích kiểm soát xem mọi công việc đang hoạt động
36) Dễ dàng thấu hiểu nỗi lo của người khác
37) Thích đọc sách hơn là đi dự tiệc.
38) Thích là tâm điểm của buổi tiệc (sự kiện).
39)
Có xu hướng thích trải nghiệm điều mới hơn là giải quyết
theo hướng cũ.
40) Tránh sự ràng buộc của luật lệ
41)
Dễ xúc động trước những câu chuyện khốn khó của mọi
người
42)
Thời hạn quan trọng hơn là chất lượng của công việc (bài
– kế hoạch)
43) Thích ở một mình, tách biệt với sự ồn ào.
44) Luôn muốn tự làm mọi việc.
45) Tất cả mọi thứ đều có thể được phân tích.
46) Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành kịp thời hạn.
47) Thích thú khi sắp xếp mọi thứ theo trình tự.
48) Cảm thấy thoải mái giữa đám đông.
49)
Điều khiển và kiểm soát tốt trước những thèm muốn và
cám dỗ.
50) Dễ dàng hiểu được những lý thuyết, nguyên lý.
51)
Quá trình tìm kiếm giải pháp quan trọng hơn chính giải
pháp đó.
52) Thích đứng bên ngoài hơn trung tâm.
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 27
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
STT Câu hỏi Đúng Sai
53)
Khi giải quyết vấn đề nào đó, thường tập trung vào những
cách tiếp cận tương đồng hơn là tìm hướng giải quyết
mới.
54) Hành động kiên định theo những nguyên tắc cá nhân.
55) Yêu thích sự mạo hiểm.
56) Thích họp trong nhóm nhỏ hơn .
57)
Khi cân nhắc vấn đề gì đó thì thường quan tâm tới vấn đề
đó hơn là những hệ quả kéo theo.
58) Luôn cân nhắc một cách khoa học để làm mọi thứ tốt nhất
59) Cảm thấy khó diễn tả cảm xúc (ít biểu lộ cảm xúc)
60) Luôn suy nghĩ về những cách để cải thiện vấn đề.
61)
Những quyết định thường dựa trên cảm xúc nhất thời hơn
là lên kế hoạch rõ ràng.
62) Thích yên tĩnh một mình hay ở nhà khi rảnh rỗi.
63) Thoải mái khi làm việc theo những phương pháp cũ.
64) Dễ bị tác động bởi những cảm xúc mạnh.
65) Luôn tìm kiếm cơ hội (thử thách).
66) Bàn làm việc luôn gọn gàng ngăn nắp.
67)
Theo nguyên tắc định sẵn, bạn luôn quan tâm đến những
việc phải làm trước hơn là kế hoạch tương lai.
68) Thấy thoải mái khi đi dạo một mình.
69) Dễ dàng trao đổi những vấn đề xã hội
70) Hiếm khi thay đổi thói quen.
71)
Sẵn lòng và có khả năng thấu hiểu đồng cảm với người
khác.
72)
Luôn thấu hiểu được vấn đề và sự kiện xảy ra bằng cách
nào.
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 28
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Oanh. 2007. Làm việc theo nhóm. NXB Trẻ
[2] Nguyễn Thị Oanh. 2010. Kỹ năng sống cho trẻ vị thành niên. NXB Trẻ
[3] Nguyễn Thị Oanh. 2008. Hạnh phúc - Phải lựa chọn, NXB Trẻ
[4] Nguyễn Thị Oanh. 1998. Công tác Xã hội đại cương. NXB Giáo Dục
[5] Th.s Đoàn Tâm Đan và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2005). Công tác xã hội
cá nhân. Tài liệu Tập huấn SDRC, lưu hành nội bộ.
[6] Th.s Chu Dũng và Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích (2009). Công tác xã hội cá
nhân. Tài liệu Tập huấn của SDRC, lưu hành nội bộ.
[7] GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên). 2006. Bài giảng Công tác xã hội – Lý
thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp. NXB Đại học Sư Phạm
[8] Social Work Education Project (SWEP) – Vietnam. Certificate Course on
Social Work Administration. Module 1.2 – Human Behaviour and Social
Environment
[9] Johari Window - Kiwipedia
[10] Choices: Developing Your Self-Awareness.
[11] Toitaigioi.com
[12]
nut.35CB0332.html
[13]
[Type text]
Dự án “Nâng cao năng lực cho NVXH cơ sở ở Tp.HCM” – tháng 6/2012 Trang 29
Tự nhận thức
SDRC - CFSI
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_nhan_thuc_253.pdf