Tự học sử dụng Linux

Trong tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn Nga Lev Tolstoi “Chiến tranh và

hoà bình” có đưa ra một ví dụ để minh hoạ cho suy nghĩ của tác giả về vai trò của

những người có tiếng (cụ thể là Napoleon và Alecxandr đệ nhất) và quần chúng

trong lịch sử nói chung cũng như trong chiến tranh ở châu Âu những năm đầu

thế kỷ XIX. Nhân vật chính trong ví dụ minh hoạ này là con ong. Đối với cậu bé

vừa bị ong cắn thì mục đích của con ong ở chỗ cắn người. Đối với một nhà thơ

thì mục đích của con ong là thu vào mình hương vị của những bông hoa. Đối với

người nuôi ong thì mục đích ong là thu thập mật ong. Người nuôi ong có cái nhìn

sâu hơn thì cho rằng ong thu thập bụi phấn hoa để nuôi ong con và tạo ong chúa,

như vậy mục đích của nó là duy trì nòi giống. Nhà sinh học khi quan sát thấy

ong thụ phấn cho hoa thì quyết định đây chính là mục đích của loài ong. Người

khác quan sát quá trình di cư của thực vật thì cho rằng ong tham gia vào quá

trình này và là mục đích của nó. Tất nhiên mục đích cuối cùng của ong không

phải là những cái trên nằm riêng biệt mà là tất cả chúng cộng lại, và còn cộng

thêm những gì mà tạm thời bộ óc quan sát hạn chế của con người còn chưa tìm

ra.

Microsoft nhìn thấy ở Linux khả năng cạnh tranh lớn và nhiều khi coi Linux

là kẻ thù của mình. Nhiều tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ nhìn thấy

ở Linux một hệ điều hành nhiều hứa hẹn và hỗ trợ cho Linux. Những nước còn

nghèo tìm thấy ở Linux một cách giải quyết cho vấn đề kinh tế. Một số công ty

đã thấy được ở Linux một nguồn lợi lớn và phát triển công việc kinh doanh của

mình từ hệ điều hành này. Đối với Linus Torvalds, Linux là niềm đam mê và

“Just for fun”. Các nhà lập trình nhân (kernel) tìm thấy ở Linux sự quyến rũ và

công việc phát triển của họ. Người dùng thì thấy ở Linux một hệ thống mạnh,

thuận tiện, có thể điều chỉnh theo ý muốn của mình v.v. . .

Linux là hệ điều hành phát triển mạnh. Những năm đầu thập kỷ thứ chín

của thế kỷ XX Linux mới chỉ là đứa con tinh thần chưa biết nói của Torvalds.

Chỉ trong vài năm gần đây đã có nhiều bản phân phối Linux chiếm lĩnh được môi

trường máy chủ cũng như máy để bàn của người dùng. Trên thị trường máy chủ

hiện thời chỉ có một vài tên tuổi đáng chú ý. Linux cho máy để bàn có phần đa

dạng hơn. Mỗi bản phân phối thích hợp cho một nhóm người dùng cụ thể nào đó

từ người dùng mới đến người dùng “cao cấp” (advanced) hay nói đúng hơn là mỗi

người dùng có quyền lựa chọn cho mình một bản phân phối thích hợp và chuyển

sang sử dụng bản khác khi nào mong muốn. Lịch sử hình thành và phát triển

Linux chúng ta sẽ thấy ở ngay chương đầu tiên của cuốn sách này.

Linux ngay từ ban đầu đã được xây dựng dựa trên cộng đồng (tiếng Anh

“community”), dựa trên sự cộng tác. Cộng đồng Linux không chỉ cung cấp cho

người dùng máy tính một hệ điều hành thân thiện, dễ sử dụng mà còn luôn luôn

sẵn sàng giúp đỡ người dùng mới, luôn mong muốn có thêm máy tính chạy dưới

Linux. Với kết nối mạng Internet, bạn sẽ luôn tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của

mình từ số lượng lớn các diễn đàn, nhóm thư, nhóm tin tức, các trang web cung

cấp tin tức, bài báo, sách về Linux. . . Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu học Linux

thì hãy tìm cho mình một cuốn sách giới thiệu ngắn gọn về hệ điều hành này.

Một cuốn sách tham khảo cầm tay là không thể thiếu trong thời gian đầu tìm

hiểu Linux. Hãy xem xét giá và nội dung cuốn sách trước khi mua. Nếu không

có khả năng tìm được sách thích hợp hoặc bạn thích cuốn sách “Tự học sử dụng

Linux” này thì có thể in nó ra để tiện đọc.

Tôi bắt đầu học Linux khi có trong tay 3 đĩa CD RedHat 7.0 khoảng 4 năm

trước đây. Và bây giờ Linux (cụ thể là OpenSUSE Linux) là hệ thống duy nhất

làm việc trên máy tính của tôi. Không phải là tôi không muốn sử dụng và ghét

bỏ hệ điều hành Windows mà đơn giản là tôi đã quen làm việc trong môi trường

KDE và Xfce, đôi khi trong console (dòng lệnh không có đồ hoạ). Và hơn nữa

mọi công việc cần đến máy tính của tôi có thể giải quyết nhanh gọn bằng những

chương trình đi kèm với Linux. Nghe nhạc bằng Amarok, quản lý hình kỹ thuật

số và lấy chúng ra từ máy hình bằng digiKam, soạn thảo tài liệu, cụ thể là luận

văn tốt nghiệp và cuốn sách này, trong chương trình Kile và biên dịch mã L

A

T

E

X

qua những chương trình có trong gói teTeX, những tài liệu khác có thể soạn thảo

trong Openoffice.org, với người dùng không chuyên thì khả năng chỉnh sửa ảnh

của The GIMP còn trên cả đủ, khả năng vẽ đồ hoạ vector của Inkscape còn đủ cho

cả những nhà thiết kế chuyên. Tôi không phải là một nhà quản lý mạng hay lập

trình chuyên nghiệp và nói chung không phải người học theo chuyên ngành công

nghệ thông tin. Ngành chính của tôi là Hoá học, do đó xin đừng mong đợi những

kiến thức cao siêu trong sách này. Như trang thứ hai của sách có ghi “Dành cho

người dùng mới và rất mới. . .

pdf212 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Tự học sử dụng Linux, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự học sử dụng Linux Phan Vĩnh Thịnh Phiên bản: 0.9.6 Ngày 14 tháng 2 năm 2007 Dành cho người dùng mới và rất mới... Mục lục Lời mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 1 HĐH Linux: lịch sử và các bản phân phối 3 1.1 Thế nào là HĐH nói chung và Linux nói riêng . . . . . . . . . . . . 3 1.1.1 Các hệ điều hành dạng UNIX . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 1.1.2 Một chút về lịch sử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 1.1.3 Đặc điểm chính của HĐH Linux . . . . . . . . . . . . . . . . 7 1.2 Bản phân phối Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.3 Yêu cầu đối với máy tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 1.4 Lấy Linux ở đâu? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 2 Cài đặt hệ điều hành Linux 14 2.1 Chuẩn bị cài đặt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 2.2 Phòng xa và những lời khuyên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 2.3 Phân vùng trên đĩa và quá trình khởi động . . . . . . . . . . . . . . 17 2.3.1 Thế nào là cấu trúc “hình học của đĩa” . . . . . . . . . . . . . 17 2.3.2 Phân vùng và bảng phân vùng của đĩa . . . . . . . . . . . . . 18 2.3.3 Quá trình khởi động các HĐH của công ty Microsoft . . . . . 20 2.3.4 Vấn đề với các đĩa lớn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 2.4 Lựa chọn trình khởi động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 2.4.1 Trình khởi động GRUB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 2.4.2 Trình khởi động LILO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 2.4.3 Các trình khởi động khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 2.4.4 Các phương án khởi động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 2.5 Chuẩn bị các phân vùng trên đĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 2.5.1 Lời khuyên khi tạo phân vùng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27 2.5.2 Chương trình để phân chia ổ đĩa . . . . . . . . . . . . . . . . 30 2.6 Windows NT và Linux: khởi động qua NT OS Loader . . . . . . . . 31 2.7 Sử dụng trình khởi động GRUB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 2.7.1 Cài đặt GRUB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 2.7.2 Cấu hình GRUB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 2.8 Sử dụng trình khởi động LILO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 2.8.1 Cài đặt và cấu hình LILO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 2.8.2 Cài đặt các hệ điều hành khác sau Linux . . . . . . . . . . . 39 2.8.3 Chuyển thư mục /boot lên phân vùng DOS . . . . . . . . . . 39 2.9 Khởi động Linux từ MS-DOS bằng loadlin.exe . . . . . . . . . . . . 40 iv MỤC LỤC 3 Khởi động Linux lần đầu 43 3.1 Khởi động HĐH Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 3.2 Đăng nhập vào hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 3.3 Console, terminal ảo và shell . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 3.4 Soạn thảo dòng lệnh. Lịch sử lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49 3.5 Ngừng làm việc với Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51 3.6 Trợ giúp khi dùng Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53 3.6.1 Các nguồn thông tin trợ giúp . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53 3.6.2 Các trang trợ giúp man . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 3.6.3 Câu lệnh info . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 3.6.4 Câu lệnh help . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 3.6.5 Tài liệu bản phân phối và ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . 56 3.6.6 Câu lệnh xman . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57 3.6.7 Câu lệnh helptool . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57 3.6.8 Sách và Internet . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57 4 Làm quen với hệ thống tập tin ext3fs 60 4.1 Tập tin và tên của chúng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 4.2 Thư mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63 4.3 Công dụng của các thư mục chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 4.4 Dạng tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70 4.4.1 Các tập tin thiết bị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70 4.4.2 Các ống có tên (pipes) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 4.4.3 Các socket . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 4.4.4 Liên kết mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 4.5 Quyền truy cập đến tập tin và thư mục . . . . . . . . . . . . . . . . . 73 4.6 Các câu lệnh cơ bản để làm việc với tập tin và thư mục . . . . . . . 79 4.6.1 Câu lệnh chown và chgrp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80 4.6.2 Câu lệnh mkdir . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80 4.6.3 Câu lệnh cat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80 4.6.4 Câu lệnh cp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 4.6.5 Câu lệnh mv . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82 4.6.6 Câu lệnh rm và rmdir . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82 4.6.7 Câu lệnh more và less . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83 4.6.8 Câu lệnh tìm kiếm find và mẫu tên tập tin . . . . . . . . . . 83 4.6.9 Câu lệnh split . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86 4.6.10 So sánh các tập tin và lệnh patch . . . . . . . . . . . . . . . 87 4.7 Các câu lệnh lưu trữ và nén tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88 4.7.1 Chương trình tar . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89 4.7.2 Chương trình gzip . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91 4.7.3 Chương trình bzip2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 92 4.7.4 Sử dụng kết hợp tar với gzip và bzip2 . . . . . . . . . . . . 93 4.8 Tạo và gắn các hệ thống tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95 MỤC LỤC v 5 Bash 101 5.1 Hệ vỏ là gì? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101 5.2 Các ký tự đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102 5.3 Thực thi các câu lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103 5.3.1 Thao tác ; . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103 5.3.2 Thao tác & . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104 5.3.3 Thao tác && và || . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104 5.4 Đầu vào/đầu ra tiêu chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104 5.4.1 Dòng dữ liệu vào – ra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 104 5.4.2 Lệnh echo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105 5.4.3 Lệnh cat . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105 5.5 Chuyển hướng đầu vào/đầu ra, đường ống và bộ lọc . . . . . . . . . . 106 5.5.1 Sử dụng >, > . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106 5.5.2 Sử dụng | . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108 5.5.3 Bộ lọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109 5.6 Tham biến và các biến số. Môi trường của hệ vỏ . . . . . . . . . . . . 109 5.6.1 Các dạng tham biến khác nhau . . . . . . . . . . . . . . . . . 110 5.6.2 Dấu nhắc của hệ vỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112 5.6.3 Biến môi trường PATH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113 5.6.4 Biến môi trường IFS . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113 5.6.5 Thư mục hiện thời và thư mục cá nhân . . . . . . . . . . . . 114 5.6.6 Câu lệnh export . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114 5.7 Khai triển biểu thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114 5.7.1 Khai triển dấu ngoặc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115 5.7.2 Thay thế dấu ngã (Tilde Expansion) . . . . . . . . . . . . . . 115 5.7.3 Phép thế các tham biến và biến số . . . . . . . . . . . . . . . 116 5.7.4 Phép thế các câu lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116 5.7.5 Phép thế số học (Arithmetic Expansion) . . . . . . . . . . . . 116 5.7.6 Phân chia từ (word splitting) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 117 5.7.7 Khai triển các mẫu tên thư mục và tập tin . . . . . . . . . . 117 5.7.8 Xóa các ký tự đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118 5.8 Shell — một ngôn ngữ lập trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118 5.8.1 Toán tử if và test (hoặc [ ]) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118 5.8.2 Toán tử test và điều kiện của biểu thức . . . . . . . . . . . . 119 5.8.3 Toán tử case . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122 5.8.4 Toán tử select . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122 5.8.5 Toán tử for . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123 5.8.6 Toán tử while và until . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124 5.8.7 Các hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124 5.8.8 Tham số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125 5.8.9 Biến nội bộ (local) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125 5.9 Script của hệ vỏ và lệnh source . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126 5.10 Câu lệnh sh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126 vi MỤC LỤC 6 Sử dụng Midnight Commander 128 6.1 Cài đặt chương trình Midnight Commander . . . . . . . . . . . . . . 128 6.2 Vẻ ngoài của màn hình Midnight Commander . . . . . . . . . . . . 129 6.3 Trợ giúp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 131 6.4 Sử dụng chuột . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132 6.5 Điều khiển các bảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133 6.5.1 Dạng danh sách tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133 6.5.2 Những chế độ hiển thị khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136 6.5.3 Các tổ hợp phím điều khiển bảng . . . . . . . . . . . . . . . . 137 6.6 Các phím chức năng và thực đơn Tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . 139 6.7 Mẫu tập tin khi sao chép hoặc đổi tên . . . . . . . . . . . . . . . . . 141 6.8 Thông báo khi sao chép và di chuyển tập tin . . . . . . . . . . . . . . 143 6.9 Dòng lệnh của hệ vỏ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145 6.10 Trình đơn Câu lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 147 6.11 Cấu hình Midnight Commander . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153 6.12 Kết nối tới máy ở xa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159 6.12.1 Kết nối FTP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159 6.12.2 Kết nối Shell . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 160 7 Giao diện đồ hoạ 162 7.1 X.Org . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 162 7.2 Một chút về hệ thống hình ảnh của máy tính . . . . . . . . . . . . . 167 7.3 Cấu hình chương trình chủ X . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 169 7.3.1 Thu thập thông tin cần thiết . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 170 7.3.2 Cấu trúc của tập tin cấu hình X . . . . . . . . . . . . . . . . . 171 7.3.3 Thử cấu hình /etc/X11/xorg.conf . . . . . . . . . . . . . . . . . 178 7.4 Khởi động hệ thống X Window . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 182 7.4.1 Lựa chọn trình quản lý cửa sổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 185 7.4.2 Môi trường làm việc KDE và GNOME . . . . . . . . . . . . . 187 7.4.3 Môi trường làm việc Xfce . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 188 7.4.4 Sử dụng trình quản lý màn hình . . . . . . . . . . . . . . . . 188 8 Làm việc trong môi trường KDE 190 8.1 Bắt đầu làm việc với KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 190 8.1.1 Đăng nhập vào KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 190 8.1.2 Vẻ ngoài của KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 191 8.1.3 Trình đơn KMenu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 194 8.1.4 Trung tâm điều khiển KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195 8.1.5 Thay đổi vẻ ngoài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 198 8.1.6 Điều khiển phiên làm việc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 Danh sách hình vẽ 3.1 Màn hình khởi động của GRUB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43 6.1 Midnight Commander tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129 6.2 Màn hình Midnight Commander . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130 6.3 Hộp thoại chọn định dạng hiển thị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133 6.4 Hộp thoại sắp xếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136 6.5 Chế độ thông tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137 6.6 Chế độ cây thư mục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 138 6.7 Chế độ xem nhanh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139 6.8 Hộp thoại đổi tên tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 142 6.9 Cửa sổ hỏi lại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144 6.10 Cửa sổ yêu cầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145 6.11 Dòng nhập vào địa chỉ IP của máy chủ FTP . . . . . . . . . . . . . . 147 6.12 Bắt đầu tìm kiếm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 150 6.13 Đang tìm kiếm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 150 6.14 Tìm kiếm tất cả các liên kết mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 151 6.15 Hộp thoại danh sách thư mục thường dùng . . . . . . . . . . . . . . 152 6.16 Điều khiển công việc nền sau . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153 6.17 Cấu hình Midnight Commander . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 154 6.18 Thay đổi vẻ ngoài của Midnight Commander . . . . . . . . . . . . . 156 6.19 Thay đổi bit hiển thị của Midnight Commander . . . . . . . . . . . . 157 6.20 Thiết lập các hộp thoại hỏi lại người dùng . . . . . . . . . . . . . . . 158 6.21 Thử và cấu hình các phím . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 158 6.22 Thiết lập hệ thống tập tin ảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159 7.1 Hệ thống đồ hoạ X Window . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 164 7.2 Cấu hình X.org qua xorgcfg . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 172 7.3 Chương trình xvidtune . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 181 7.4 Chương trình xvidtune “không chịu” chỉnh hình ảnh . . . . . . . . 181 7.5 Môi trường làm việc Xfce . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 189 8.1 Màn hình đăng nhập KDM . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 191 8.2 Vẻ ngoài của KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 192 8.3 Hộp thoại chạy chương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 193 8.4 Trợ giúp có ích tooltips . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 194 8.5 Trình đơn chính của KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195 8.6 Tìm kiếm trong trình đơn chính của KDE . . . . . . . . . . . . . . . 196 8.7 Trình Thiết lập cá nhân của KDE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 197 viii DANH SÁCH HÌNH VẼ 8.8 Cài đặt phông chữ mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 198 8.9 Chọn phông chữ dùng cho text, trình đơn, . . . . . . . . . . . . . . . . 198 8.10 Chọn phông chữ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 199 8.11 Cảnh báo khi có thay đổi chưa áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . 199 8.12 Trình đơn của thanh panel . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200 8.13 Trình đơn bối cảnh của nút . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 200 8.14 Cấu hình các thanh panel . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 8.15 Thay đổi màn hình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 201 8.16 Soạn thảo trình đơn chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 202 Danh sách bảng 1.1 Yêu cầu đối với phần cứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 2.1 Cấu trúc của sector khởi động chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 2.2 Nhu cầu sử dụng không gian đĩa của HĐH . . . . . . . . . . . . . . 28 3.1 Những câu lệnh đơn giản của Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 3.2 Những phím soạn thảo dòng lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50 3.3 Tổ hợp phím điều khiển lịch sử lệnh . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52 3.4 Các phần chính của trợ giúp man . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54 3.5 Phím sử dụng để xem trang man . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 4.1 Cấu trúc thư mục của Linux . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 4.2 Những tập tin thiết bị chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 4.3 Những tùy chọn chính của lệnh cp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81 4.4 Tiêu chí tìm kiếm của câu lệnh find. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85 4.5 Những tùy chọn chính của tar . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89 4.6 Những tùy chọn chính của chương trình gzip . . . . . . . . . . . . 92 4.7 Những tùy chọn chính của chương trình bzip2 . . . . . . . . . . . . 94 4.8 Những tùy chọn chính của câu lệnh mount . . . . . . . . . . . . . . 99 5.1 Các câu lệnh bộ lọc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109 5.2 Thay thế các tham biến đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111 5.3 Ký tự xác định dạng dấu nhắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112 5.4 Các ký tự tạo mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118 6.1 Các tổ hợp phím di chuyển dùng chung . . . . . . . . . . . . . . . . . 131 6.2 Di chuyển trong trình xem tập tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 131 6.3 Di chuyển khi xem trợ giúp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132 6.4 Các phím chức năng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 140 6.5 Các lệnh điều khiển dòng nhập vào . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 148 Lời mở đầu Trong tác phẩm nổi tiếng thế giới của nhà văn Nga Lev Tolstoi “Chiến tranh và hoà bình” có đưa ra một ví dụ để minh hoạ cho suy nghĩ của tác giả về vai trò của những người có tiếng (cụ thể là Napoleon và Alecxandr đệ nhất) và quần chúng trong lịch sử nói chung cũng như trong chiến tranh ở châu Âu những năm đầu thế kỷ XIX. Nhân vật chính trong ví dụ minh hoạ này là con ong. Đối với cậu bé vừa bị ong cắn thì mục đích của con ong ở chỗ cắn người. Đối với một nhà thơ thì mục đích của con ong là thu vào mình hương vị của những bông hoa. Đối với người nuôi ong thì mục đích ong là thu thập mật ong. Người nuôi ong có cái nhìn sâu hơn thì cho rằng ong thu thập bụi phấn hoa để nuôi ong con và tạo ong chúa, như vậy mục đích của nó là duy trì nòi giống. Nhà sinh học khi quan sát thấy ong thụ phấn cho hoa thì quyết định đây chính là mục đích của loài ong. Người khác quan sát quá trình di cư của thực vật thì cho rằng ong tham gia vào quá trình này và là mục đích của nó. Tất nhiên mục đích cuối cùng của ong không phải là những cái trên nằm riêng biệt mà là tất cả chúng cộng lại, và còn cộng thêm những gì mà tạm thời bộ óc quan sát hạn chế của con người còn chưa tìm ra. Microsoft nhìn thấy ở Linux khả năng cạnh tranh lớn và nhiều khi coi Linux là kẻ thù của mình. Nhiều tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ nhìn thấy ở Linux một hệ điều hành nhiều hứa hẹn và hỗ trợ cho Linux. Những nước còn nghèo tìm thấy ở Linux một cách giải quyết cho vấn đề kinh tế. Một số công ty đã thấy được ở Linux một nguồn lợi lớn và phát triển công việc kinh doanh của mình từ hệ điều hành này. Đối với Linus Torvalds, Linux là niềm đam mê và “Just for fun”. Các nhà lập trình nhân (kernel) tìm thấy ở Linux sự quyến rũ và công việc phát triển của họ. Người dùng thì thấy ở Linux một hệ thống mạnh, thuận tiện, có thể điều chỉnh theo ý muốn của mình v.v. . . Linux là hệ điều hành phát triển mạnh. Những năm đầu thập kỷ thứ chín của thế kỷ XX Linux mới chỉ là đứa con tinh thần chưa biết nói của Torvalds. Chỉ trong vài năm gần đây đã có nhiều bản phân phối Linux chiếm lĩnh được môi trường máy chủ cũng như máy để bàn của người dùng. Trên thị trường máy chủ hiện thời chỉ có một vài tên tuổi đáng chú ý. Linux cho máy để bàn có phần đa dạng hơn. Mỗi bản phân phối thích hợp cho một nhóm người dùng cụ thể nào đó từ người dùng mới đến người dùng “cao cấp” (advanced) hay nói đúng hơn là mỗi người dùng có quyền lựa chọn cho mình một bản phân phối thích hợp và chuyển sang sử dụng bản khác khi nào mong muốn. Lịch sử hình thành và phát triển Linux chúng ta sẽ thấy ở ngay chương đầu tiên của cuốn sách này. Linux ngay từ ban đầu đã được xây dựng dựa trên cộng đồng (tiếng Anh “community”), dựa trên sự cộng tác. Cộng đồng Linux không chỉ cung cấp cho người dùng máy tính một hệ điều hành thân thiện, dễ sử dụng mà còn luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người dùng mới, luôn mong muốn có thêm máy tính chạy dưới Linux. Với kết nối mạng Internet, bạn sẽ luôn tìm thấy câu trả lời cho vấn đề của mình từ số lượng lớn các diễn đàn, nhóm thư, nhóm tin tức, các trang web cung cấp tin tức, bài báo, sách về Linux. . . Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu học Linux thì hãy tìm cho mình một cuốn sách giới thiệu ngắn gọn về hệ điều hành này. Một cuốn sách tham khảo cầm tay là không thể thiếu trong thời gian đầu tìm hiểu Linux. Hãy xem xét giá và nội dung cuốn sách trước khi mua. Nếu không có khả năng tìm được sách thích hợp hoặc bạn thích cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” này thì có thể in nó ra để tiện đọc. Tôi bắt đầu học Linux khi có trong tay 3 đĩa CD RedHat 7.0 khoảng 4 năm trước đây. Và bây giờ Linux (cụ thể là OpenSUSE Linux) là hệ thống duy nhất làm việc trên máy tính của tôi. Không phải là tôi không muốn sử dụng và ghét bỏ hệ điều hành Windows mà đơn giản là tôi đã quen làm việc trong môi trường KDE và Xfce, đôi khi trong console (dòng lệnh không có đồ hoạ). Và hơn nữa mọi công việc cần đến máy tính của tôi có thể giải quyết nhanh gọn bằng những chương trình đi kèm với Linux. Nghe nhạc bằng Amarok, quản lý hình kỹ thuật số và lấy chúng ra từ máy hình bằng digiKam, soạn thảo tài liệu, cụ thể là luận văn tốt nghiệp và cuốn sách này, trong chương trình Kile và biên dịch mã LATEX qua những chương trình có trong gói teTeX, những tài liệu khác có thể soạn thảo trong Openoffice.org, với người dùng không chuyên thì khả năng chỉnh sửa ảnh của The GIMP còn trên cả đủ, khả năng vẽ đồ hoạ vector của Inkscape còn đủ cho cả những nhà thiết kế chuyên. Tôi không phải là một nhà quản lý mạng hay lập trình chuyên nghiệp và nói chung không phải người học theo chuyên ngành công nghệ thông tin. Ngành chính của tôi là Hoá học, do đó xin đừng mong đợi những kiến thức cao siêu trong sách này. Như trang thứ hai của sách có ghi “Dành cho người dùng mới và rất mới. . . ”. Như vậy, cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” được tạo ra với hy vọng sẽ giúp người dùng mới làm quen với hệ điều hành tuyệt vời có tên Linux và hình tượng trưng là chú chim cánh cụt (penguin) xinh đẹp. Những thông tin bạn đọc tìm thấy trong cuốn sách này có thể áp dụng cho hầu hết hết các bản phân phối lớn, tuy nhiên một số phần đặc biệt ví dụ phần nói về cài đặt chương trình từ các gói rpm chỉ áp dụng tốt cho các bản phân phối “dòng RedHat”, đó là Fedora, Mandriva, OpenSUSE, v.v. . . Thông thường người dùng mới bắt đầu gia nhập vào thế giới Linux bằng những bản phân phối này. Happy Using Linux! Công cụ để tạo ra cuốn sách bạn đang đọc là hệ thống sắp chữ LATEX. Bạn có thể tìm bản phân phối teTeX hoặc một bản phân phối khác của hệ thống này trên hầu hết các bộ đĩa cài đặt hệ điều hành Linux. Sách này được phân phối miễn phí theo bản quyền Creative Commons Public License 2.5 ( Cũng như những sản phẩm khác của cộng đồng OSS, cuốn sách này được tạo ra, sửa đổi, thêm và bớt trong thời gian rảnh rỗi của tôi, do đó đôi khi nó sẽ được cập nhật thường xuyên, và có khi không được cập nhật cả năm. Mọi đề nghị sửa đổi, thông báo lỗi chính tả, lỗi kiến thức cũng như đề nghị giúp đỡ (luôn luôn hoan nghêng) xin gửi cho Phan Vĩnh Thịnh theo địa chỉ teppi@vnoss.org. Xin cảm ơn Kostromin A.V. ( đã viết ra một cuốn sách sử dụng Linux hay làm tài liệu tham khảo chính cho cuốn sách này, bác Nguyễn Đại Quý (vnpenguin@vnoss.org) và anh Nguyễn Đặng Hoàng Tuân (tuanndh@gmail.com) đã giúp đỡ tôi trong khi soạn cuốn sách này. Released under Creative Commons Public License 2.5 ( Chương 1 HĐH Linux: lịch sử và các bản phân phối “Just for fun” – Linus Torvalds. Lịch sử luôn là điểm khởi đầu khi nghiên cứu một ngành khoa học nào đó. Không có ngoại lệ đối với Toán học, Vật lý, môn chuyên ngành của tôi – Hoá học và tất nhiên cả HĐH Linux. Trong chương đầu tiên của cuốn sách “Tự học sử dụng Linux” này chúng ta sẽ trả lời ngắn gọn cho câu hỏi “Linux là gì?”. Đồng thời nói đôi dòng về những điểm đặc biệt của Linux, yêu cầu của Linux đối với phần cứng, khái niệm bản phân phối Linux, và cách có được những bản phân phối này. Hơn thế nữa bạn đọc sẽ hiểu ít nhiều về OpenSource, GNU và FSF. 1.1 Thế nào là HĐH nói chung và Linux nói riêng 1.1.1 Các hệ điều hành dạng UNIX Hệ điều hành (HĐH) đó là một bộ các chương trình hỗ trợ việc điều khiển phần cứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_hoc_su_dung_linux_0406.pdf
Tài liệu liên quan