Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh được nhắc đến trong nhiều tài liệu song có một vấn đề ít khi được nhắc đến trong
Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đáng quan tâm đó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên”.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Là sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.
Đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài
Có rất nhiều đề tài về tư tưởng Hồ Chí Minh được nhắc đến trong nhiều tài liệu song có một vấn đề ít khi được nhắc đến trong Tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng đáng quan tâm đó là “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên”.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Là sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.
Đối với tuổi trẻ nói chung và sinh viên trong các trường đại học nói riêng tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Bác Hồ- một tấm gương suốt đời học tập
Nội Dung
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học.
1.1. Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức.
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người.
Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Hay trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”.
Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” : “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời…”. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”. Và với Bác, nguyên lý và phương thức học được tóm gọn trong mấy câu sau : “Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học dân”. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.
Người biết và sử dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên trường đại học Băng Đung trong chuyến thăm Indonesia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi. Trường đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…" Đó chính là bài học sâu sắc về tấm gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại. Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước khối lượng và kiến thức vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế… Nếu không có vốn kiến thức phong phú và sâu sắc tích luỹ bằng con đường tự học thì làm sao Người để lại cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủ ấy. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự học bền bỉ. Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việc này luôn tương hỗ cho nhau. Với những tác phẩm đồ sộ và phong phú mà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn là một bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩ đại, nhà văn hoá tài ba.
Bác nói về mục đích của học tập: "Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy cần phải học". Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: "Học ở nhà trường, học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân". Quá trình lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích luỹ, bổ sung kinh nghiệm và đúc rút kiến thức từ thực tiễn. Bác Hồ nhấn mạnh: "Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ, để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm".
Tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy yếu tố chủ quan, yếu tố nội lực để vận dụng vào điều kiện của mình; sâu xa hơn đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc.
1.2. Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt.
Phải ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt. Ham học có nghĩa là phải có sự say mê, có khát vọng hiểu biết. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải tự nhận thấy và đánh giá được mức độ hiểu biết của mình, không tự cao, tự đại, không thể bằng lòng với cái hiện tại, có ước mơ và hoài bão vươn lên. Tri thức của nhân loại là biển cả mênh mông, hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ như là một giọt nước, do đó nếu chỉ trông chờ vào những kiến thức được trang bị trong nhà trường thì những hiểu biết đó sẽ mai một, bốc hơi dần dần. Cuộc đời của mỗi người cao lắm cũng chỉ có 1/3 thời gian là học ở trường, vậy 2/3 thời gian còn lại chúng ta học ở đâu, theo Bác, ngoài việc học ở trường, học ở sách vở, phải học lẫn nhau và học ở nhân dân, đó là triết lí học suốt đời mà Người muốn gửi đến chúng ta.
Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Học trong nhà trường cũng như học ở ngoài đời phải “Lấy tự học làm cốt”, khi đã có niềm đam mê thì tự mình sẽ chủ động học hỏi, nghiên cứu không ngừng nghỉ.
Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi". Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961. Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học. Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân".
Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình,.. học ở giai cấp công nhân “.
Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch về cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem. Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc. Sáng hôm sau lại ghi chữ mới.
Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với Đảng viên, Bác phê phán Đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc" Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to".
Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao.
Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả".
Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Theo Bác, ai cũng phải học, không kể sang, hèn; giàu, nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… Khi đã xác định sự học là một nhu cầu thì tự giác ai cũng phải học.
Bác đã dạy: học những điều cơ bản, thiết thực đối với mỗi người. Trong hành trang tri thức của mỗi người rất nhiều điều còn thiếu, nhưng nếu thấy cái gì học cái ấy thì chúng ta chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học và hiểu hết tất cả. Vì vậy, ngoài việc học ở nhà trường theo chương trình quy định, chúng ta phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của mình để lựa chọn những điều thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học. Phải biết được mục đích của việc học là để làm gì, theo Bác: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt mục đích đó thì phải: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trước hết, muốn làm việc, học tập công tác tốt thì phải học, có học mới có năng lực giải quyết những yêu cầu của chương trình đào tạo và những tình huống trong thực tiễn đặt ra. Thông qua học tập ở trường, ở sách vở và ở ngoài đời để có cách đối nhân xử thế hợp lí phù hợp với luật pháp, phong tục tập quán; ứng xử đúng với các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt có tư duy độc lập và sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác, chống thói qua loa đại khái, lười học, lười suy nghĩ dẫn đến tình trạng khi giải quyết công việc thì “được chăng hay chớ”, “gặp đâu làm đấy”, chất lượng công việc thấp, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Mỗi cá nhân phải xác định việc học tập là nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày, nhằm thường xuyên tiếp nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới, từ đó, mới tự mình tự giác, chủ động học tập.
Học mọi lúc, mọi nơi, tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở trường, lớp, sách vở và học ở bạn bè, học ở tất cả mọi người; gặp điều hay, lẽ phải ở bất kì đâu, bất kì người nào mà thấy có ý nghĩa với bản thân thì phải gắng nhớ và học cho bằng được.
Trên cương vị cao nhất của Đảng, của Nhà nước, Bác dù bận trǎm công nghìn việc, sau này dù tuổi cao, sức khoẻ kém, Bác vẫn không ngừng học tập đọc thêm nhiều tài liệu, sách báo trong nước và nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, ta có nhiều cơ quan nghiên cứu có cả một bộ máy chống chiến tranh thế mà thật ngỡ ngàng khi Bác nhắc phải chú ý đề phòng loại máy bay mới của Mỹ đã xuất hiện trên bầu trời nước ta. Bác nhắc nhở phải quan tâm nghiên cứu các số liệu như tỷ lệ người da đen trong giặc lái, mỗi lần xuất kích ném bom miền Bắc, phi công được thưởng bao nhiêu tiền. Bác quan tâm đến "lý thuyết xếp hàng", khi thấy nhân dân lao động rồng rắn xếp hàng dài...
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư ? Dù già yếu cũng phải học, phải đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ !”.
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo.
Cuộc đời của Bác là một quá trình vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập để hoạt động cách mạng; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Mỗi sinh viên học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là học tập tấm gương về tinh thần tự học và học tập suốt đời của Bác.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc học tập của sinh viên
2.1 Tự học có vai trò rất quan trọng đối với sinh viên
Thực chất tự học là một quá trình học tập, một quá trình nhận thức không trực tiếp có giáo viên. Đó là "lao động khoa học", vất vả hơn nhiều so với quá trình học có thầy bởi vì người học phải tự xây dựng cho mình, cách học và sử dụng hợp lý các điều kiện, hình thức, phương tiện học tập để đạt được kết quả mong muốn.
Tự học vừa mang ý nghĩa củng cố trau dồi tri thức và có ý nghĩa mở rộng hiểu biết. Tự học có nghĩa là sinh viên phải độc lập, tự xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập cho mình, tự năng động tìm tòi, phân tích những sách vở, tài liệu tiến tới làm chủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tự kiềm chế đối với những ảnh hưởng ngoại cảnh hay những ước muốn không hợp lẽ trong tư tưởng là điều kiện cần thiết đối với quá trình tự học. Nếu thiếu sự kiên trì, những yêu cầu cao, sự nghiêm túc bản thân thì sinh viên không bao giờ thực hiện được kế hoạch học tập do chính mình đặt ra. Đây cũng là điều kiện giúp sinh viên từng bước nâng cao chất lượng học tập của bản thân và phía nhà trường cũng sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo, hoàn thành mục tiêu giáo dục nếu tổ chức có hiệu quả công việc tự học cho sinh viên.
Người đã chỉ rõ mục đích của việc học đó là: học để yêu Tổ quốc, học để yêu nhân dân, học để yêu lao động, học để yêu đạo đức, học để phụng sự Tổ quốc, học để phụng sự nhân dân. Hồ Chí Minh không chỉ diễn giải khúc triết về tư tưởng mà còn là tấm gương sáng về tự học, học thường xuyên, học suốt đời, học ở trong đời sống, trong nhân dân, trong sách vở... Người viết: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Không ai có thể tự cho mình đã hiểu biết đủ rồi, biết hết rồi...”.Sinh viên bây giờ là thế hệ vẻ vang, vì vậy nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là Sinh viên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa.
Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo , hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất. Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân. Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình.Chính vì vậy tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử .Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng, nhờ tự học Người biết nhiều ngoại ngữ và đã tìm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc.
Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học sinh viên càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực
Mỗi sinh viên ra trường đều muốn có một công việc ổn định và hoàn thành tốt công việc của mình nhưng chuẩn bị tốt cho việc đó là làm tốt phần việc của ngày hôm nay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Xã hội ngày càng phát triển và ngày càng có nhiều phát kiến vĩ đại hơn, thời đại đó cần có những con người toàn diện, qui luật khắc nghiệt của cuộc sống sẽ đào thải những ai không theo kịp, tụt hậu so với nó. Bí quyết để chiến thắng là trang bị cho mình những tri thức toàn diện, đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho công tác tự học.
Tự học đòi hỏi sinh viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến thức chuyên sâu. Đồng thời, các sinh viên cũng nên tập thói quen suy nghĩ để “toát” ra được cái mới, cái hay, ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp cận vấn đề đang học, đang nghiên cứu. Đó chính là sự khác biệt, mà cơ sở của nó chính là việc làm quen cách học, cách đặt vấn đề một cách nghiêm túc từ năm nhất.
“Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước trước những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến thức”.
Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, sinh viên nên học theo đôi bạn hoặc theo nhóm bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn đề “bí”. Đồng thời, sinh viên cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet, nội dung trao đổi trên các diễn đàn chuyên môn liên quan… Để biến quá trình tự học thành quá trình tự tích lũy kiến thức có trọng tâm, có nội dung thiết thực. Đa số sinh viên đều cho rằng học với bạn bè đạt hiệu quả cao hơn so với học một mình ở nhà, đặc biệt là ở nhà trọ với không gian chật chội, ồn ào
Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Đó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học:chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình TV, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học.
Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công.
Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập, mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.
Có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về tinh thần tự học ví dụ như sinh viên Nguyễn Phúc Hưng đã tự mày mò và đoạt nhiều thành tích cao trong nước cũng như quốc tế về lĩnh vực Công nghệ thông tin. Sinh ra ở Bình Dương, trong một gia đình không mấy khá giả, từ khi còn nhỏ Hưng đã tạo cho mình một thói quen tự lập và tự giác rất cao. Cứ đến giờ học, cậu bé Hưng chẳng cần ai nhắc nhở tự giác ngồi vào bàn học. Chẳng thế mà trong suốt những năm học phổ thông em luôn là học sinh giỏi của trường, của lớp. Hưng yêu thích Tin học là do học “lỏm” từ anh trai. Hưng kể: “Mùa hè năm em học lớp 10, anh trai mang máy tính về nhà để học lập trình. Em quan sát những thao tác của anh, thấy nó hay hay rồi cũng tự mày mò tìm ra cách làm. Em thích lập trình ngay từ lúc đó”. Cậu bé Hưng thường “chớp” lấy những lúc anh trai không dùng máy, rồi mượn sách của anh tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Hết phổ thông, Hưng đã có những hiểu biết nhất định về lập trình và với em “việc lập trình trở nên thật dễ dàng”. Chẳng thế mà sau này, khi học đại học, trong khi các bạn trong lớp mới chỉ học các sách cơ bản thì Hưng đã tìm đọc các sách nâng cao. Vì hầu hết những kiến thức đó, Hưng đã được học từ hồi phổ thông rồi. Vốn kiến thức về Tin học được trau dồi dần và trở nên hữu ích với em. Hưng chọn trường ĐH Công nghiệp TPHCM với suy nghĩ sau này ra trường sẽ có việc làm luôn. Hưng đã tìm hiểu và được biết, trường đào tạo sinh viên rất có tay nghề, những người học ở bậc công nhân ra trường cũng rất dễ xin việc. Còn việc chọn ngành công nghệ thông tin là do anh trai “xúi”: “học cái đó cho giống anh luôn đi”.
Không chỉ học trên lớp, Internet trở nên hữu ích với Hưng khi em muốn tìm hiểu một vấn đề nào đó chưa hiểu. Không những học trong sách, học thầy cô và bạn bè, Hưng còn thích tham gia những Hội thảo quốc gia và quốc tế về lĩnh vực công nghệ thông tin. Ở đó, Hưng học được ở những nhân vật nổi tiếng, những chuyên gia hàng đầu một tinh thần làm việc và học tập không mệt mỏi để có những thành công. Hưng càng cố gắng nuôi mơ ước sau này có thể mở một công ty về công nghệ thông tin, về máy tính mà cậu là chuyên gia trong lĩnh vực này.
Tham gia hội thi tay nghề Asean lần thứ 7 tổ chức tại Malaysia, Hưng không nghĩ mình sẽ đoạt giải bởi vì đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một sân chơi lớn trong khu vực. Và cũng là lần đầu tiên, ngành công nghệ thông tin được chọn là ngành tham gia thi. Hồi hộp, lo lắng và có một chút áp lực vì đây cũng là lần đầu tiên Hưng được ra nước ngoài, được gặp gỡ và học hỏi những thí sinh đến từ các nước bạn. Nhưng Huy chương Vàng đã khẳng định sự bứt phá ngoạn mục của đội Việt Nam, không thua kém gì so với các nước trong khu vực. Cái cảm xúc được cầm trên tay lá cờ Tổ quốc, bước lên bục vinh quang nhận HCV đối với Hưng tới giờ và sau này em không thể nào quên được. Lúc đó, ngoài niềm vui của bản thân, cao hơn nữa là niềm tự hào dân tộc đang rực cháy trong trái tim chàng sinh viên này. Chính cái phương pháp học “học đi đôi với hành” đã giúp em nắm sâu, nhớ lâu và hiểu rõ bản chất của vấn đề hơn. Hiện tại ngoài việc học trên lớp Hưng dành hầu hết thời gian cho việc ôn luyện cho hội thi tay nghề Thế giới năm 2009 được tổ chức tại Canada trong tháng 9 tới. “Rảnh giờ nào là em ôn giờ đó. Em sẽ cố gắng hết sức để mang vinh quang về cho đất nước”, Hưng tỏ rõ quyết tâm. Tuy mới là sinh viên, nhưng ngay khi còn học, Hưng đã lọt vào “mắt xanh của một số nhà tuyển dụng. Có những công ty trực tiếp đến trường đặt vấn đề với em, muốn nhận em vào làm ngay. “Có một số công ty kêu em về làm chung, em định ra trường sẽ quyết định, chứ hứa mà không làm thì kỳ lắm”, em bộc bạch. Hưng băn khoăn về tình trạng thất nghiệp hiện nay ở Việt Nam và con số càng ngày càng lớn. Nhưng bên cạnh đó, có không ít người có công việc tốt và mức lương khá cao. Em nghĩ rằng, thua hơn nhau cũng ở năng lực. V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M7909c l7909c.doc