Tự do hóa tài chính - Kinh nghiệm của Trung Quốc, Canada và bài học đối với Việt Nam

 

Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước thâm nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (năm 1995) kèm theo là những cam kết tham gia khu vực Mậu dịch tự do châu á (AFTA) và việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là những mốc sự kiện lịch sử quan trọng trong tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam. Theo đà phát triển đó, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thị trường dịch vụ tài chính. Bài viết này xem xét những mặt tích cực và tiêu cực của việc tự do hoá tài chính đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới, nghiên cứu những kinh nghiệm mở cửa của thị trường Trung Quốc (một nước đang phát triển và có những điều kiện kinh tế xã hội và chính trị gần giống với Việt Nam) và Canada (một nước phát triển và đã là thành viên của GATT hơn 50 năm), từ đó rút ra một số bài học cho tiến trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam trong thời gian sắp tới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tự do hóa tài chính - Kinh nghiệm của Trung Quốc, Canada và bài học đối với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH - KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC, CANADA VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước thâm nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (năm 1995) kèm theo là những cam kết tham gia khu vực Mậu dịch tự do châu á (AFTA) và việc ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ là những mốc sự kiện lịch sử quan trọng trong tiến trình gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam. Theo đà phát triển đó, Việt Nam sẽ phải  mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thị trường dịch vụ tài chính. Bài viết này xem xét những mặt tích cực và tiêu cực của việc tự do hoá tài chính đã từng diễn ra ở các nước trên thế giới, nghiên cứu những kinh nghiệm mở cửa của thị trường Trung Quốc (một nước đang phát triển và có những điều kiện kinh tế xã hội và chính trị gần giống với Việt Nam) và Canada (một nước phát triển và đã là thành viên của GATT hơn 50 năm), từ đó rút ra một số bài học cho tiến trình mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam trong thời gian sắp tới. I. Những khía cạnh của tự do hoá tài chính. 1. Những mặt lợi Nhìn từ góc độ kinh tế, hoạt động dịch vụ tài chính cũng giống như các hoạt động trao đổi mua bán các hàng hoá và dịch vụ khác, có thể có những tác động tích cực đến thu nhập và sự tăng trưởng của tất cả các đối tác tham gia. Lợi ích của việc tự do hoá các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có thể có được nhìn nhận trên một số giác độ sau: a. Tự do hoá tài chính sẽ tăng thêm áp lực cạnh tranh làm cho khu vực dịch vụ tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp các tổ chức tài chính nội địa có điều kiện cải thiện năng lực quản lý. b. Tự do hoá tài chính sẽ làm tăng thêm chất lượng các dịch vụ tài chính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ). Người tiêu dùng có thể được hưởng những sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất. c. Tự do hoá các dịch vụ tài chính đem đến nhiều cơ hội cho việc chuyển giao công nghệ và làm giảm thiểu những rủi ro có tính hệ thống. d. TỰ do hoá các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho việc thiết lập một chính sách kinh tế vĩ mô có hiệu quả hơn phù hợp với những điều kiện trong một nền kinh tế mở, trên cơ sở đó thực hiện phân phối nguồn lực một cách có hiệu quả trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế kinh tế trong nước và thế giới. Kết quả của nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích đề cập trên đây là thực tế. Một nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Ban thư ký của WTO (năm 1997) đã kết luận rằng việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở các nước theo đuổi chính sách mở cửa đã có tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả. Do đó, chi phí dịch vụ giảm đi đáng kể, chất lượng dịch vụ được nâng cao, các loại hình dịch vụ được đa dạng hoá và khách hàng được tiếp cận với các loại hình dịch vụ một cách nhanh nhất. Việc mở cửa thị trường tài chính tại các nước này cũng đồng thời góp phần củng cố lại các tổ chức trung gian tài chính và tạo nhiều cơ hội hơn cho các nhà đầu tư, thông qua việc nâng cao hiệu lực quản lý và giảm nhiều rủi ro. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết các nước cũng góp phần thúc đẩy chính phủ các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường, đồng thời thúc đẩy việc hoàn thiện hàng lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của chính phủ đối với những lĩnh vực dịch vụ này. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng sở dĩ tự do hoá tài chính có tác động tích cực đến nền kinh tế chính là nhờ tác động lợi thế của kinh tế quy mô (Economy of scale), do vậy các tổ chức tài chính có thể hạ giá thành phục vụ. Bên cạnh đó, việc loại bỏ yếu tố độc quyền, tăng cường sự cạnh tranh là nhân tố có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và mở rộng cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ nhằm xem xét tác động của cải cách trong lĩnh vực Ngân hàng theo hướng mở cửa thị trường vào những năm 1970 và 1980 cho thấy: việc cải cách đó đã góp phần làm tăng trưởng khoảng 0,5 đến 1,2% tổng sản phẩm quốc nội trong khoảng thời gian 10 năm sau khi cải cách được thực hiện (theo Jayaratune và Strahan, 1996). Năm 1997, Bộ trưởng ngân khố Mỹ - Robert E. Rubin đưa ra kế hoạch nhằm hiện đại hoá hệ thống dịch vụ tài chính ở Mỹ và phác thảo những lợi ích của kế hoạch dựa trên những tính toán thực tế như sau: Thời gian trước đây, khi chúng ta cho phép cạnh tranh mạnh hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, người tiêu dùng đã được hưởng những lợi ích đang skể... Năm 1995 giới tiêu dùng Mỹ chi phí vào khoảng 300 tỷ đôla vào các hoạt động bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và môi giới chứng khoán. Giả sử rằng, do kết quả cạnh tranh của kế hoạch hiện đại hoá hoạt động dịch vụ tài chính mà chi phí dịch vụ đối với người tiêu dùng có thể giảm đi 1% thì cũng đã tiết kiệm được khoảng 3 tỷ đôla một năm. Tuy nhiên dựa trên những cơ sở thực tế, tỷ lệ tiết kiệm chi phí hoàn toàn có thể đạt đến mức 5% - tức là vào khoảng 15 tỷ đôla mỗi năm - một con số hoàn toàn không nhỏ đối với nền kinh tế, (Robin, 1997). Tương tự như vậy, một loạt các nghiên cứu thực hiện ở Châu Âu và Mỹ cũng chỉ ra rằng: ngành ngân hàng có thể giảm bớt chi phí, nâng cao lợi nhuận khoảng từ 20 đến 50% thông qua việc nâng cao hiệu quả của các loại dịch vụ được cung cấp. Các cơ quan quản lý và kiểm soát ngân hàng quốc gia cũng có thể nâng cao hiệu quả với mức độ tương tự do phát huy lợi thế của kinh tế quy mô trong hoạt động chi trả và thanh toán (Berger, Hunterr và Timme 1993). Cho đến nay những nghiên cứu về hiệu quả của các tổ chức tài chính ở những thị trường mới nổi chưa có nhiều. Song, một số kết quả điều tra đã cho thấy, tiềm năng nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chi phí thông qua mở rộng cạnh tranh là rất lớn. Khả năng lợi ích mang lại càng cao nếu hệ thống tài chính có khả năng cạnh tranh càng lớn. Tóm lại, lợi ích tối thượng của tự do hoá tài chính là tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳng trong một thị trường trước đây vốn được đặc trưng bằng những yếu tố độc quyền. Cạnh tranh chính là động lực thúc đẩy việc giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng phục vụ, phân tán rủi ro và tạo cơ hội phát huy lợi thế kinh tế quy mô, tăng cường chuyển giao công nghệ và tạo môi trường thay đổi chính sách quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tăng cường năng lực cạnh tranh và sẵn sàng đối phó với những bất thường có thể xảy ra trên bình diện quốc tế.  2. Những  mặt trái Tiềm năng lợi ích của tự do hoá tài chính là rất lớn, tuy nhiên tự do hoá tài chính cũng cố những mặt trái nhất thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong điều kiện xu thế tự do hoá tài chính cũng mới chỉ dừng lại ở những bước đi ban dầu. Những hạn chế của tự do hoá tài chính thông thường được nhìn nhận trên hai giác độ: Thứ nhất: Tự do hoá tài chính có thể làm tăng thêm khả năng gây ra khủng hoảng tài chính nếu tiến trình tự do hoá  được thực hiện một cách nôn nóng, sai trình tự hoặc thiếu đồng bộ trong các biện pháp quản lý vĩ mô ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Mở cửa thị trường tài chính và khủng hoảng tài chính ngân hàng đã từng là nỗi ám ảnh tưởng như có mối quan hệ nhân quả đối với các nước thi hành chính sách này trong khoảng thời gian trước đây. Một nghiên cứu phân tích về các cuộc khủng hoảng ngân hàng trên thế giới đã cho thấy 18 trong 25 trường hợp được nghiên cứu, khủng hoảng tài chính đã diễn ra theo sau việc tự do hoá tài chính khoảng 5 năm. Do vậy, nhiều người cho rằng khủng hoảng ngân hàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hướng mở cửa. Thậm chí, nhiều chính phủ cho rằng đó là cái giá phải trả của tự do hoá tài chính. Trớ trêu thay, nhận định này dường như được minh chứng bởi các cuộc khủng hoảng ngân hàng diễn ra ở Argentina, Brazil, Chile trong những năm 70, khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994 - 1995 và Thailand năm 1997 .Những cuộc khủng hoảng như vậy đã làm cho chính phủ của các nước Đông Nam á tỏ ra thận trọng khi cân nhắc vấn đề cải cách, mở cửa và tự do hoá tài khoản vốn. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc mở cửa thị trường tài chính, bản thân nó thực chất không phải là nguyên nhân sâu xa dẫn đến khủng hoảng tài chính - ngân hàng . Việc cải cách hệ thống tài chính và tự do hoá có chăng chỉ lật tẩy và làm trầm trọng thêm những yếu kém trong thẻ chế và các chính sách tài chính vĩ mô vốn dĩ đã tiềm ẩn, và do đó làm tăng thêm rủi ro của việc dẫn đến khủng hoảng tài chính. Những cải cách tài chính theo hướng mở cửa đã diễn ra ở những nước này thực chất không gây cản trở hoặc làm phương hại đến lợi ích thực thụ, mà chỉ góp phần phơi bày những điểm yếu của hệ thống tài chính nội địa trước những điều kiện của hệ thống tài chính quốc tế mà thôi. Năm 1995, hai nhà nghiên cứu Kamisky và Reinhart và một số nhà nghiên cứu khác đã xác định một loạt các nhân tố đằng sau những vụ đổ vỡ ngân hàng trên thế giới. Những nhân tố này gồm: sự không ổn định có tính vĩ mô như sự thất thường của hoạt động thương mại; tính áp đặt trong chính sách tỷ giá và lãi suất; sự bùng nổ của hoạt động cho vay; sự sụt giá tài sản, sự du nhập vốn một cách ồ ạt; sự chuẩn bị chưa kỹ lưỡng để sẵn sàng tiến hành mở cửa, và sự không tuân thủ tính logic và trình tự của những cải cách tài chính. Nói cách khác, nguyên nhân chính của các cuộc khủng hoảng tài chính lại chính là những yếu kém tiềm ẩn của hệ thống ngân hàng, sự thiếu lành mạnh của hệ thống chính sách quản lý vĩ mô, sự thiếu vắng của một chế độ giám sát, kiểm tra có hiệu quả và sự sai lệch trong đường lối cải cách, chứ không phải xuất phát từ bản thân quá trình tự do hoá tài chính. Thứ hai: tài chính thường được coi là công cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước để tập trung thực hiện những mục đích quan trọng của một quốc gia. Việc mở cửa thị trường tài chính có thể có nguy cơ làm xao nhãng hoặc thiếu tập trung trong việc điều hành để thực hiện những mục tiêu đó vì các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sẽ không quan tâm đến một mục đích nào khác hơn là mục đích lợi nhuận. Đặc biệt, trong điều kiện hệ thống tài chính nội địa có khả năng cạnh tranh kém, nền tài chính có nguy cơ bị thống trị bởi các tổ chức, doanh nghiệp tài chính nước ngoài thì quyền lực kiểm soát, khống chế và điều khiển thị trường tài chính của Nhà nước sẽ dần bị thu hẹp lại, và do đó có thể phương hại đến mục tiêu chiến lược của quốc gia. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường tài chính nếu không được chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực, thiếu lành mạnh như lừa đảo, phá sản, đổ vỡ... gây thiệt hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo lập luận của nhiều nhà nghiên cứu, sự thâm nhập của các tổ chức tài chính nước ngoài có thể đưa đến những lợi ích đáng kể (như đã đề cập ở trên). Hơn nữa, những mặt trái của việc mở cửa thị trường tài chính có thể được khống chế hoặc hạn chế ở mức thấp nhất nếu năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính nội địa được cải thiện đáng kể trước khi tiến hành mở cửa. Khả năng đó là hiện thực nếu nó được trợ giúp bởi  một chế độ giám sát kiểm tra thận trọng có hiệu quả và một trình tự mở cửa hợp lý . Nói cách khác, việc có tận dụng được những lợi ích tiềm năng đó với một chi phí thấp nhất hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào đường lối cải tổ của chính sách các nước theo đuổi chính sách mở cửa đó. Trên thực tế, có rất ít những bằng chứng chứng minh rằng sự có mặt của tổ chức tài chính nước ngoài làm phương hại và phá huỷ sự an toàn của hệ thống tài chính của một nước. "Sự có mặt của các tổ chức tài chính nước ngoài thực chất lại làm tăng thêm sự đa năng của hệ thống tài chính, và do đó làm tăng thêm tính ổn định cần có. Hơn nữa, sự hiệu quả của chính sách tài chính tiền tệ phụ thuộc phần lớn vào chính sách tỷ giá và chính sách di chuyển vốn của nước chủ nhà chứ không phụ thuộc vào sự có mặt hay không của các tổ chức tài chính nước ngoài" (Dobson & Jacquet, 1998). II. Kinh nghiệm của Trung Quốc và Canada trong việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính Năm 2000, một nhà nghiên cứu (Yang Qian) đã phân tích mức độ cam kết mở cửa thị trường của các nước thành viên WTO trong khuôn khổ hiệp định GATT. Một trong những kết luận đáng chú ý được rút ra là: Mức độ cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính nhìn chung không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của các nước thành viên. Một số nước phát triển đưa ra những cam kết không được cởi mở lắm trong khi đó có những nước đang phát triển hoặc kém phát triển vẫn cam kết mở cửa thị trường rộng rãi hơn. Quyết sách để đưa ra mức độ mở cửa thị trường dường như phụ thuộc nhiều hơn vào những lợi ích tiềm năng có thể mang lại và khả năng cạnh tranh của hệ thống dịch vụ tài chính nội địa. Hay nói đúng hơn là nó phụ thuộc vào tính hiệu quả và những thành tựu đã đạt được của công cuộc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng của một nước thành viên theo hướng hội nhập Điều đó có nghĩa là sẽ không có một công thức chung chuẩn xác nào áp dụng cho tất cả các nước khi tiến hành mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định, việc tham khảo kinh nghiệm và những bài học thực tế về việc mở cửa thị trường ở một số nước là cần thiết cho những nước đi sau. 1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc bắt đầu chính sách mở cửa kinh tế vào năm 1979. Tuy nhiên, trong 5 năm đầu tiên của thời kỳ mở cửa, công cuộc cải cách dường như chưa chạm đến hệ thống tài chính ngân hàng. Dấu hiệu cải cách trong hệ thống tài chính thực sự mới xuất hiện vào năm 1984 khi hệ thống ngân hàng tách thành hai cấp: ngân hàng Nhà nước (Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc) và Ngân hàng thương mại. Kể từ đó mới xuất hiện dấu hiệu cạnh tranh giữa các ngân hàng và ở một mức độ thận trọng, các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép thành lập và hoạt động ở Trung Quốc. Nhìn chung cho đến nay, hệ thống dịch vụ tài chính ở Trung Quốc vẫn bị chính phủ khống chế và kiểm soát chặt chẽ. Mức độ mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động còn rất hạn chế.Những đặc điểm chính của thị trường dịch vụ tài chính của Trung Quốc như sau: HỆ thống ngân hàng: Bốn ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước kiểm soát trên 80% thị phần và thực hiện việc phân phối tín dụng dựa trên kế hoạch tín dụng của trung ương. Những ngân hàng này giữ một phần lớn các khoản tiền gửi nằm ngoài kênh gửi tiền chính thức nhằm mục đích đầu cơ. Các ngân hàng thương mại thực hiện hoạt động cho vay ngầm nhiều hơn hoạt động cho vay chính thức. Tỷ lệ đọng vốn, không có khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Các ngân hàng nước ngoài chỉ được phép hoạt động ở một số vùng kinh tế đặc biệt. Chính phủ Trung Quốc không cho phép các ngân hàng đầu tư nước ngoài mở chi nhánh.Ngân hàng nước ngoài có thể hoạt động dưới dạng liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải gửi 30% vốn tối thiểu vào Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.Họat động giao dịch của ngân hàng nước ngoài chủ yếu hạn chế trong khuôn khổ các ngoại tệ mạnh (gần đây có cấp phép cho một số ít ngân hàng nước ngoài được thực hiện giao dịch bằng đồng nhân dân tệ).Ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động dịch vụ bán buôn (wholesale banking). Trước khi mở chi nhánh, ngân hàng nước ngoài phải có ít nhất 3 năm hoạt động dưới dạng văn phòng đại diện và phải có số vốn ít nhất 100 triệu nhân dân tệ (NDT). Hiện tại ở Trung Quốc có vào khoảng 540 văn phòng đại diện, 130 chi nhánh, 6 liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, chỉ có 9 ngân hàng được phép kinh doanh bằng NDT và hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng chỉ được phép thực hiện tại Thượng Hải và Quảng Châu. Trong tương lai những hạn chế của các ngân hàng nước ngoài có thể được nới lỏng cả về mặt địa lý, đối tượng phục vụ và lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên, việc nới lỏng đó ơ rmức độ nào và với những điều kiện gì còn tuỳ thuộc vào sự đàm phán trên cơ sở lợi ích.Chính phủ Trung Quốc tuyên bố rõ ràng Trung Quốc sẽ không hy sinh những lợi ích căn bản của mình để theo đuổi mục tiêu thành viên WTO và coi sự ổn định của mình là mục đích lớn nhất khi tham gia hội nhập. Thị trường bảo hiểm Thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé và thống trị bởi các công ty bảo hiểm Nhà nước. Nhà nước quyết định tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm. Đa số tiền bảo hiểm thu được được gửi tại tài khoản có tính lãi. Công ty bảo hiểm nước ngoài muốn được cấp phép hoạt động đầy đủ phải chờ đợi trong khoảng thời gian 3 năm thẩm định. Sở hữu vốn nước ngoài trong các công ty liên doanh chỉ giới hạn đến 49%. Cho đến nay mới chỉ có khoảng 3 giấy phép được cấp cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Việc hồi hương vốn bị hạn chế nghiêm ngặt. Các hãng bảo hiểm nước ngoài bị hạn chế trong việc cạnh tranh với các công ty bảo hiểm thương mại của Nhà nước. Chiính phủ Trung Quốc cam kết rằng khi trở thành thành viên WTO, Trung Quốc sẽ loại bỏ những hạn chế về địa lý và định lượng trong khoảng thời gian 5 năm. Bên cạnh đó, việc cấp phép đầu tư sẽ chỉ dựa trên cơ sở các tiêu chí thận trọng theo thông lệ quốc tế. Những hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn đối với các doanh nghiệp liên doanh cũng sẽ bị loại bỏ. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc chưa phát triển.Thị trường trái phiếu rất mỏng.Thị trường trái phiếu phi chính phủ không đáng kể. Trung QUỐC chưa có Luật chứng khoán quốc gia. Chính phủ kiểm soát giao dịch chứng khoán của các công ty, doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Chỉ có khoảng 1/3 số cổ phiếu được giao dịch Quỹ hỗ tương không được phép thành lập. Các công ty nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán không được phép thành lập chi nhánh hoặc công ty con, mà chỉ được phép thành lập dưới dạng liên doanh. Sở hữu vốn nước ngoài được phép đến 85%. Các văn phòng đại diện không được phép thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán của các công ty có vốn nước ngoài chỉ được phép đối với loại chứng khoán có mệnh giá bằng ngoại tệ (Bshare). KHÔNG được phép thực hiện các giao dịch phái sinh (Options...) Việc hồi hương lợi nhuận phải được chính phủ phê duyệt. Như vậy, có thể thấy rằng việc cải cách kinh tế theo hướng mở cửa tuy đã được thực hiện trên hai thập kỷ, song Trung Quốc vẫn tỏ ra hết sức dè dặt trong việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính. Sự cho phép thâm nhập của một số tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực này dường như chỉ có tính chất thử nghiệm và chỉ giới hạn trong một số khu vực địa lý nhất định với nhiều điều kiện ngặt nghèo.Thị trường dịch vụ tài chính vẫn gần như được thống soái tuyệt đối bởi các tổ chức tài chính nội địa và chủ yếu là khu vực Nhà nước. Yếu tố cạnh tranh trong các hoạt động dịch vụ tài chính chưa phát triển thực sự và có lẽ đây là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống tài chính của Trung Quốc vẫn còn mang nặng dấu ấn "kế hoạch hoá" với hiệu quả hoạt động thấp và khả năng cạnh tranh kém -xét trên bình diện quốc tế. Với những đặc điểm đó, Trung Quốc cần có thời gian và những cải cách mạnh mẽ hơn, trước khi thực hiện việc tự do hoá theo những cam kết khi gia nhập WTO. 2. Kinh nghiệm của Canada Canada là một trong những nước có trình độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới (là thành viên của khối G7) với tư cách thành viên lâu đời của OECD, GATT và gần đây là NAFTA. Vì vậy, lĩnh vực dịch vụ tài chính không những phát triển và có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế Canada, mà còn có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Năm 1997, khu vực dịch vụ tài chính ở Canada chiếm tới 5,2% GDP và thu nạp 4,5% lao động của toàn bộ nền kinh tế. Do việc mở cửa thị trường nên hoạt động dịch vụ tài chính ở Canada mang tính quốc tế hoá cao, nhiều tổ chức, công ty nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại Canada và ngược lại, nhiều tổ chức, công ty của Canada thực hiện các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Hoam Kỳ là đối tác kinh doanh lớn nhất chiếm tới hơn 50% giá trị dịch vụ kể cả nhập khẩu và xuất khẩu. Tuy mức độ mở cửa thị trường ngày càng trở nên thông thoáng trog thời gian gần đây (đặc biệt kể từ khi ký kết hiệp định chung về thương mại dịch vụ nói chung - GATT - và hiệp định về dịch vụ tài chính nói riêng - FSA), song việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở Canada cũng không có nghĩa là tự do hoá hoàn toàn. HỆ thống ngân hàng Trước khi tham gia ký kết hiệp định về thương mại dịch vụ tài chính giữa các nước thành viên WTO (năm 1997), cả một thời kỳ dài Canada áp dụng luật 10/25 trong lĩnh vực ngân hàng. Luật này quy định cá nhân (tổ chức) nước ngoài không được phép sở hữu quá 10% (25%) bất kỳ loại cổ phiếu nào của một ngân hàng nhất định được thành lập theo một điều khoản riêng (Schedule I). Bên cạnh đó, việc mở chi nhán hoặc văn phòng đại diện trực tiếp từ các ngân hàng nước ngoài là điều không thể. Các ngân hàng nước ngoài muốn hoạt động tại Canada phải thành lập dưới hình thức công ty con hoạt động bằng vốn độc lập của chính công ty con đó theo một điều khoản riêng (Shcedule II) và không được tham gia vào các hoạt động dịch vụ bán lẻ. Những hạn chế này là những trở ngại đáng kể đối với sự thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài, nhưng đồng thời lại được coi là những biện pháp an toàn chon sự hoạt động của các ngân hàng nội địa tránh được sự cạnh tranh và đảm bảo tính chủ quyền điều hành của chính phủ trong một chừng mực nhất định. Các ngân hàng được thành lập theo Schedule I đều là những ngân hàng lớn có mạng lưới toàn quốc với hơn 8000 chi nhánh, nắm giữ trên 90% tài snr của toàn bộ ngành ngân hàng và chủ yếu do người Canada sở hữu. NHỮNG công ty con của các ngân hàng nước ngoài được thành lập theo Schedule II chỉ chiếm một thị phần nhỏ và chuyên biệt trong một số lĩnh vực như dịch vụ đầu tư, dịch vụ vay trả, thanh toán đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Sau hiệp định FSA, một số hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài đã được loại bỏ. Chẳng hạn luật sở hữu không quá 10% cổ phần nay được áp dụng chung cho cả cá nhân trong nước và nước ngoài, luật sở hữu không quá 25% cổ phần (đối với tổ chức hoặc nhóm cá nhân) được loại bỏ, các ngân hàng nước ngoài được phép mở chi nhánh trực tiếp tại Canada... Tuy nhiên một số hạn chế cần thiết vẫn được giữ nguyên. Chẳng hạn : chi nhánh của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng cho vay hoặc dịch vụ) không được phép thực hiện các hoạt động thuộc về chức năng chuyên biệt của các công ty tài chính được quy định trong luật ngân hàng. Chi nhánh của ngân hàng nước ngoài thực hiện chức năng dịch vụ chỉ được phép nhận những khoản tiền gửi dưới 150.000 đô la Canada.... Một số bang còn đòi hỏi đa số thành viên của hội đồng quản trị phải là cư dân Canada hoặc quy định người nước ngoài có thể không được hưởng quyền bầu cử khi họ nắm giữ cổ phiếu của ngân hàng Canada trong một số trường hợp nhất định. Thị trường bảo hiểm Mức độ mở cửa thị trường bảo hiểm ở Canada tỏ ra thông thoáng nhất so với các lĩnh vực khác trong hoạt động dịch vụ tài chính. Các hãng bảo hiểm nước ngoài chiếm thị phần đáng kể. Chẳng hạn, theo số liệu báo cáo của WTO, tổng số phí bảo hiểm y tế và nhân thọ của các hãng nước ngoài chiếm 27%. Tỷ lệ này trong hoạt động bảo hiểm thương tật và bảo hiểm tài sản là 65%. Trong tổng số 132 công ty bảo hiểm nhân thọ và y tế, 55 công ty là chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Trong tổng số  132 công ty bảo hiểm nhân thọ và y tế, 55 công ty là chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Trong tổng số 196 công ty bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thương tật được thành lập theo luật liên bang thì 122 công ty là chi nhánh của các hãng nước ngoài. Mặc dù việc mở cửa thị trường bảo hiểm đã ở mức cao song vẫn có những hạn định ràng buộc nhất định khi cam kết tham gia  hiệp định FSA. Những ràng buộc này chủ yếu là những quy định về hình thức cung ứng dịch vụ, quyền sở hữu vốn hoặc quyền điều hành. Chẳng hạn, Canada đòi hỏi tất cả các dịch vụ bảo hiểm phải được thực hiện thông qua hình thức hiện diện thương mại (Commercial presence). Một số bang như (Quebec) quy định người không phải là cư dân Canada không được phép sở hữu (gián tiếp hay trực tiếp) quá 30% cổ phiếu có quyền bầu cử nếu không có sự chấp thuận của cấp bộ trưởng (Ministerial Approval). Một số băng khác không cấp giấy phép hoạt động đại lý bảo hiểm cho những người không phải là cư dân thuộc bang đó, hoặc một khoản thuế đặc biệt sẽ được áp dụng đối với khoản hoa hồng bảo hiểm thuần trả cho người không phải là đối tượng cư trú ở Canada. Quebec còn yêu cầu ba phần tư thành viên của hội đồng quản trị phải là công dân Canada và phần lớn phải định cư tại Quebec... Thị trường chứng khoán Canada có lẽ là nước duy nhất trong số những nước phát triển duy trì sự hoạt động của thị trường chứng khoán trên cơ sở điều luật và quản lý của các bang. Chính phủ liên bang không tham gia điều chỉnh hoặc ban hành điều luật hoạt động của thị trường chứng khoán. Vì vậy mức độ tự do hoá hoàn toàn phụ thuộc vào quy định riêng của từng bang. Tuy nhiên sự ràng buộc nói chung của đa số các bang thường là: cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện thương mại, người mua bán chứng khoán phải đăng ký để thực hiện giao dịch thông qua các nhà môi giới, ít nhất m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctudohoataichinh.doc