“Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp
bách của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo bao gồm:
đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo;
nội dung, phương pháp dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm , trong toàn hệ thống (giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, đào tạo nghề). Đây là những vấn đề hết sức lớn lao, hệ
trọng và phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thấu
đáo, cẩn trọng, tạo sự thống nhất cao để Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết
vào thời gian thích hợp”1
8 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tự chủ, tự chịu trách nhiệm với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ chế cấp phát
kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí,
tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ để các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về chi phí
thường xuyên. Đi đôi với đổi mới cơ chế, tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội,
các đối tượng nghèo sử dụng các dịch vụ này. Như vậy, không còn thuần túy là nghiên cứu
mà tự chủ tài chính đã là phương hướng, chủ trương đúng đắn đã được chính thức triển khai.
Sau một thời gian thí điểm triển khai ở một số trường đại học công lập như: Đại học Ngoại
thương, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đến nay chúng
ta có những tổng kết, đánh giá, làm cơ sở cho việc hoàn thiện cơ chế để tiếp tục nhân rộng,
trước hết là các trường đã hội đủ các điều kiện cần thiết như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên, tình hình tuyển sinh, chương trình đào tạo...Từ thực tế thời gian qua đã chứng minh, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm là một trong những giải pháp mang tầm chiến lược đối với việc nâng
cao chất lượng giáo dục, là chìa khóa cho sự thành công về đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam.
3, Một số kiến nghị với chính phủ.
13
Thứ nhất, đối với tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và công tác tuyển dụng. Chính phủ
tạo các điều kiện cần thiết về hành lang pháp lý để các cơ sở giáo dục đào tạo từng bước chủ
động tìm kiếm và tuyển dụng hoạc ký hợp đồng thỉnh giảng với các tổ chức hoặc cá nhân các
giảng viên, các chuyên gia có uy tín từ các trường đại học ở nước ngoài tham gia giảng dạy tại
cơ sở giáo dục. Miễn hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân theo một lộ trình hợp lý đối với đối
tượng được tuyển dụng, để bước đầu có thể dễ dàng trong thu hút nhân lực chất lượng cao
cũng như góp phần giảm chi phí cho các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm.
Thứ hai, đối với tự chủ về chương trình đào tạo và tuyển sinh. Ngoài việc các cơ sở giáo
dục tự quyết định về chương trình đào tạo cũng như phương thức tuyển sinh, Chính phủ cần
cho phép các cơ sở giáo dục đại học mở rộng hơn nữa các hoạt động liên kết đào tạo với các
trường đại học trong và ngoài nước đối với tất cả các trình độ đào tạo (cử nhân, thạc sĩ và tiến
sĩ). Đối với liên kết với nước ngoài, nên chăng Bộ GD&ĐT cần danh mục hóa các trường đại
học được phép liên kết để đơn giản hóa thủ tục xác nhận tính hợp pháp của các bằng đại học
do các trường đại học nước ngoài cấp. Các bằng đại học do các trường đại học ở nước ngoài
cấp không cần phải xác nhận qua Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của bộ
GD&ĐT nếu đó nằm trong danh mục đã được thông báo. Việc kiểm tra tính hợp pháp văn
bằng sẽ được thực hiện thông Website của các trường cấp bằng.
Thứ ba, về quyền tự chủ tài chính.
Để tự chủ tài chính thực sự phát huy được các vai trò đối với việc nâng cao chất lượng
đào tạo, Chính phủ đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực sự trong cung cấp dịch vụ
đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội theo hướng cơ sở đào tạo được quyết định giá dịch vụ trên
cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí cần thiết theo khung giá do cấp có thẩm quyền ban hành.
Được quyền quyết định việc sử dụng tiền vốn, tài sản gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Được huy động vốn cho đầu tư qua góp vốn liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế
khác để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch đào tạo. Tự quyết định biên chế và trả lương
trên cơ sở hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, tự chủ tài chính
không đồng nghĩa với việc Chính phủ chấm dứt đầu tư cho các trường thực hiện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm. Cùng với việc áp dụng một lộ trình học phí hợp lý, phù hợp với khả năng
thanh toán của người học, Chính phủ nên tiếp tục đầu tư cho các chương trình mục tiêu, đầu
tư cho các dự án phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cơ sở giáo dục. Nhất là các dự án đầu
tư lớn, vượt quá khả năng tài chính của cơ sở giáo dục đại học, ít nhất cũng trong giai đoạn thí
điểm. Có như vậy tự chủ, tự chịu trách nhiệm mới phát huy được vai trò tích cực về chiến
lược. Trao quyền tự chủ các cơ sở giáo dục đại học không có nghĩa là các cơ sở giáo dục đại
học muốn làm gì thì làm, tự tung tự tác. Nhưng tự chủ cũng không có nghĩa là Chính phủ hết
trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm đầu tư để giúp các cơ sở giáo dục giảm bớt các khó khăn
tài chính, có khả năng vật chất cần thiết từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong
điều kiện hội nhập.
Thứ tư, Về hệ thống mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Trong thời gian vừa qua,
chúng ta đã quá lạm dụng việc thành lập quá nhiều các trường đại học mới cả công lập cũng
như dân lập, tư thục đã dẫn tới hệ quả hiển nhiên hiện nay cung vượt cầu về đào tạo cả ba
trình độ: Trung cấp, cao đẳng và đại học. Không ít trường được thành lập nhưng không đáp
ứng được các điều kiện tối thiểu của một trường đại học, cao đẳng như: cơ sở vật chất, đội
14
ngũ giảng viên, kỹ năng quản trị trường học. Không ít trường trong tình trạng: “Trường
thuê, Thầy mướn, Trò mời”, nhiều trường phải đóng cửa. Cùng với đó là trào lưu nâng cấp
các trường trung cấp, cao đẳng để sau một thời gian ngắn trở thành các trường đại học. Từ
một trường Cao đẳng tốt, sau chuyển đổi, nâng cấp đã trở thành một trường đại học kém chất
lượng. Trong thời gian tới, Chính phủ cần hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các trường đại
học, cao đẳng, dạy nghề trong cả nước. Chỉ đạo chặt chẽ việc cho phép thành lập các trường
đại học, cao đẳng mới, bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định của Luật Giáo dục đại
học và các quy định của pháp luật. Đánh giá và có giải pháp phù hợp để triển khai bảo đảm
hiệu quả, khách quan việc xây dựng các đại học trọng điểm, trường đại học và dạy nghề đạt
trình độ khu vực và quốc tế. Xử lý kiên quyết các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề,
không đủ điều kiện hoạt động, không tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đào tạo.
Thậm chí chúng ta cần phải dùng cụm từ “Tái cấu trúc” hệ thống các trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề ở Việt Nam theo hướng như chúng ta đã và đang làm đối với các doanh
nghiệp nhà nước, các ngân hàng thương mại.
Kết luận:
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang giúp Việt Nam đạt được những thành
công đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động. Cùng với quá trình hội nhập và quan
trọng hơn là để phát triển vững chắc do hội nhập, Việt Nam đã và đang tiếp tục thực hiện
công cuộc đổi mới, từng bước điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà
nước, từ đó bước đầu đã tạo dựng những động lực mới cho sự phát triển. Trong những năm
qua, tuy vẫn còn những hạn chế, những tồn tại nhất định trong hoạt động, nhưng hệ thống các
trường đại học công lập ở Việt Nam đã và đang khẳng định vai trò chủ lực trong hệ thống
giáo dục quốc dân, có ảnh hưởng và uy tín nhất định trong đào tạo đại học ở khu vực và trên
thế giới. Sự phát triển của các trường đại học công lập Việt Nam sẽ luôn luôn chịu sự chi phối
trực tiếp bởi cơ chế, chính sách và các ưu đãi mà Chính phủ trao cho. Thực hiện tự chủ, tự
chịu trách nhiệm ở các cơ sở giáo dục đại học công lập phải được hiểu và triển khai thực sự
và đầy đủ trong mối quan hệ xác định rõ quyền và nghĩa vụ sẽ là giải pháp chiến lược thể hiện
quan điểm, tầm nhìn một cách khoa học và thực tế, là thước đo trình độ quản lý, sự đổi mới
của chính phủ đối với sự nghiệp phát triển bền vững và nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng của Việt Nam.
Tài liệu tham khảo:
- Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Kết luận số 51-KL/TW ngày 29 tháng 10 năm 2012
- Hỏi đáp về một số nội dung đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (Vebsite
của Bộ GD&ĐT)
- Quyết đinh số 1101/QĐ-BGDĐT ngày 06/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (09-04)
- Thông báo kết luận số 196/TB-BGDĐT ngày 07/4/2016 (09-04)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_chu_tu_chiu_trach_nhiem_voi_viec_nang_cao_chat_luong_giao.pdf