Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam

Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại

học Việt Nam dần tháo gỡ những rào cản về cơ chế để phát triển, bắt kịp trình độ của

khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, tự chủ trong giáo dục đại học ở nước ta đã có

nhiều chuyển biến tích cực, các trường đại học dần được trao quyền tự chủ trong các

mặt hoạt động. Tuy nhiên một số trường đại học còn chưa thực sự sẵn sàng thực hiện

quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Học hỏi kinh nghiệm trao quyền tự chủ cho các

trường Đại học từ các nước trên thế giới để thấy được chúng ta cần phải làm gì, xây

dựng mô hình tự chủ như thế nào cho phù hợp là điều cần thiết. Điển hình như mô

hình tự chủ của Singapore với những kết quả đã đạt được: giảm chi phí thanh tra giám

sát của chính phủ, thúc đẩy các trường tự thân năng động hơn đối mặt với nhu cầu của

thị trường lao động, nâng cao sức cạnh tranh, xếp hạng trường đại học Những kết

quả đó cần được nghiêm túc nhìn nhận để thấy được những ưu điểm trong mô hình tự

chủ của Singapore qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự chủ giáo dục đại học theo mô hình Singgapore - Bài học kinh nghiệm cho các trường đại học ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 cũng khẳng 529 định tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục đại học theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục đại học, sự quản lý của Nhà nước và vai trò giám sát, đánh giá của xã hội đối với giáo dục đại học, theo đó đổi mới cơ chế quản lý cần chuyển các cơ sở giáo dục đại học công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.[3] Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quyền tự chủ của đơn vị trong việc xác định nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện; trong việc tổ chức bộ máy và biên chế trong đơn vị; trong việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.[5] Gần đây nhất là Dự thảo Luật giáo dục đại học năm 2018 được xây dựng cũng quan tâm rất nhiều đến vấn đề tự chủ của cơ sở giáo dục đại học. “Đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình, tăng cường kiểm định chất lượng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, thanh tra của Nhà nước và giám sát xã hội, theo quy định của pháp luật” [1]. Dự thảo luật đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến quyền tự chủ của các trường đại học như vấn đề về Hội đồng trường, Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục, tuyển sinh, chương trình giáo dục, văn bằng, học phí, lệ phí tuyển sinh Các văn bản phát quy của Nhà nước và Bộ giáo dục đại học đã tạo ra hành lang pháp lý cho quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền tự chủ đó vẫn chưa thật sự phát huy hết tác dụng vì tính chất chưa triệt để và sự thiếu nhất quán, đồng bộ trong quá trình thực hiện. Các cơ sở giáo dục đại học dường như vẫn chưa thực sự mong muốn được tăng thêm quyền tự chủ, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài chính, bộ máy, nhân sự, tuyển sinh Như vậy, cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế, chính sách, nhà nước cần xây dựng thí điểm các trường đại học tự chủ mang tính chỉnh thể, đồng bộ, từ đó nhận thức rõ ưu điểm hạn chế để chú trọng trong công tác triển khai thực hiện trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, trong giải pháp trước mắt nhà nước cần hỗ trợ tích cực bằng những biện pháp thích hợp, kể cả việc đặt nó dưới sự kiểm soát của nhà nước như Singapore đã làm. 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình tự chủ của Singgapore. Từ kinh nghiệm của Singapore trong quá trình tự chủ giáo dục đại học, để tăng cường tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học ở nước ta hiện nay cần thiết học tập một số kinh nghiệm từ mô hình Singapore. Thứ nhất, quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được giao đồng bộ. Khi trao quyền tự chủ cho các trường đại học, cần phải thực hiện đồng bộ trên các mặt như: tự chủ tài chính; tự chủ nguồn nhân lực; tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh và quản lý sinh viên; tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu Các quy định pháp lý về 530 quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần được thống nhất, nhất quán giúp các cơ sở giáo dục đại học có được quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó. Thay đổi cách nhìn nhận về mối quan hệ giữa Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục đào tạo với nhà trường. Bộ giáo dục không can thiệp vào các hoạt động giảng dạy cụ thể của nhà trường, mà chỉ kiểm soát, can thiệp hành chính ở một mức độ nhất định. Bộ chủ quản cần có cơ chế ủng hộ các trường tự chủ tài chính, huy động kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau, Thực tế, khi các quyền được trao quyền tự chủ nghĩa là quản lý vĩ mô về giáo dục đại học cần được thay đổi. Khi đối tượng quản lý thay đổi sẽ đòi hỏi sự thay đổi về phương thức quản lý. Không thể giữ nguyên phương thức quản lý vĩ mô như cũ nhưng cũng không phải xóa bỏ hoàn toàn vai trò quản lý của nhà nước. Tự chủ đại học chỉ có thể thực hiện trong điều kiện tồn tại cơ chế quản lý vĩ mô thích hợp. Trong đó các cơ quan nhà nước thay vì kiểm soát sẽ thực hiện quyền giám sát và đánh giá. Thứ hai, xây dựng hệ thống đánh giá về tự chủ đại học. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có nghĩa là các trường đại học tự hoạt động và thoát khỏi mọi sự giám sát, đánh giá. Quyền tự chủ gắn liền với quyền tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm của các trường đại học là đảm bảo kế hoạch mục tiêu đào tạo theo những thỏa thuận đã cam kết. Nhà nước trên cơ sở các thỏa thuận của các trường đã đăng ký sẽ đánh giá mức độ, hiệu quả thực hiện quyền tự chủ của các trường, trên cơ sở đó sẽ có những biện pháp vĩ mô phù hợp. Nghĩa là vai trò kiểm soát của nhà nước sẽ thay đổi, thay vì kiểm tra điều kiện, quá trình hoạt động, nhà nước sẽ chuyển sang kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động đồng thời có những biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm. Thứ ba, linh hoạt và dân chủ trong quản lý nhà trường Như đã phân tích trong đặc điểm mô hình tự chủ của Singapore, tính linh hoạt và dân chủ đã giúp cho các trường đại học ở Singapore phát huy tối đa nguồn lực riêng tạo điều kiện thiết lập chương trình giảng dạy theo nhu cầu thị trường lao động. Đối với Việt Nam, để phát huy vai trò trách nhiệm của các trường đại học trong tự chủ, trước hết Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo đại học một cách đồng bộ nhưng bản thân các trường cần linh hoạt và dân chủ trong thực hiện phân cấp cho các đơn vị trong trường; mở rộng nguồn thu và khoán chi; hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính giữa các cấp trong trường; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ và công khai tài chính; đào tạo nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường. Kết luận và khuyến nghị • Kết luận Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học để bắt kịp xu hướng phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta phải tiến hành tự chủ đại học. Học hỏi mô hình tự chủ của Singapore để từ đó nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nước ta là một hướng giải pháp hiệu quả, thiết thực. • Khuyến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo Như đã trao đổi trong phần giới hạn của nghiên cứu, chúng tôi mới chỉ nghiên cứu mô hình tự chủ đại học của Singapore, bản chất, nội dung và những đặc điểm của 531 mô hình tự chủ đó, trên cơ sở đó góp nhặt những nhận xét về kinh nghiệm để quá trình tự chủ đại học ở Việt Nam có thể tiếp biến. Còn rất nhiều khoảng trống để các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp. Vì vậy, những nghiên cứu sắp tới có thể triển khai theo các hướng sau: Kinh nghiệm từ các mô hình tự chủ độc lập, hay mô hình bán tự chủ; Điều kiện và khả năng thực hiện tự chủ ở Việt Nam; thực trạng và những giải pháp cơ bản cho quá trình tự chủ của Việt Nam Có thể nói tự chủ đại học là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Quá trình này sẽ tạo điều kiện để các trường năng động, linh hoạt hơn trong việc tiếp cận các nguồn kinh phí từ xã hội, nâng cao năng lực cạnh trong đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018/QH14. [2]. Điều lệ trường Đại học ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ - TTg, ngày 30/7/203. [3]. Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP ngày 2/11/2005 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. [4]. Luật Giáo dục 2005, Luật số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005. [5]. Thông tư số 07/2009/TTLT – BGDĐT – BNV ngày 15/4/2009 về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập Giáo dục và đào tạo. [6]. Thuongtruong.com.vn/tintuctrongnuoc/Tự chủ Đại học – Kinh nghiệm và bài học từ Singapore. [7]. https://vnu.edu.vn/Tự chủ đại học – xu thế của phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_giao_duc_dai_hoc_theo_mo_hinh_singgapore_bai_hoc_kinh.pdf
Tài liệu liên quan