Từ thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 16 là thời kỳ hình thành và phát triển các trường
đại học có tính quốc tế ở châu Âu, các trường đại học đã có tác động to lớn trong cải
cách và phá bỏ các trật tự trong trị hà khắc của tôn giáo trung cổ. Đại học trở thành
thế lực thứ ba sau nhà nước và nhà thờ. Đại học truyền thống hoạt động theo kiểu
“Hiệp hội” , là nguyên mẫu về quản lý đại học theo thông lệ, tôn trọng quyền lực
tương ứng với học thuật [1;7].
Tiếp theo nhứng thành công là đến thoái trào , đó là giai đoạn quốc gia hóa
trường đại học với việc xuất hiện các nhà nước dân tộc chiếm dụng thành quả cải cách
và lôi kéo giới học giả trong cuộc chiến tôn giáo.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm toàn bộ kinh phí chi thường
xuyên, Luật Giáo dục đại học (sửa đổi 2018) cho phép hội đồng trường, hội đồng đại
học tự quyết định việc sử dụng nguồn tài chính là nguồn thu hợp pháp ngoài ngân
sách nhà nước cấp để đầu tư các dự án thực hiện hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa
học, chuyển giao công nghệ, quyết định nội dung và mức chi từ nguồn thu học phí và
thu sự nghiệp, nguồn kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ, bao gồm cả chi tiền lương, chi
171
hoạt động chuyên môn, chi quản lý theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ của
mình.
Luật đầu tư công(2019) chỉ rõ: Chính phủ sẽ quy định phân cấp thẩm quyền,
trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn
từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để
đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.
2.2 Một số khó khăn thác thức
- Theo Luật Giáo dục đại học, Hội đồng trường là một mắt xích quan trọng
trong việc xác lập quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình. Cho đến hiện nay trên thực
tế, vị thế và tác động thực sự của Hội đồng trường trước các quyết định và hoạt đông
quản lý trong môi trường tự chủ ở phần lớn các trường đại học chưa được xác lập
tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được quy định. Tâm lý, thói quen của quản lý theo
kiểu chế độ thủ trưởng, việc xây dựng mối quan hệ đủ rõ ràng trong hoạt động lãnh
đạo quản lý giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng (cùng bộ máy quản lý) còn
gặp khó khăn.
- Ai đã từng trực tiếp tham gia quản lý thu chi tài chính trong các hoạt động ở
trương đại học dều đã được chứng kiến sự phức tạp đến mức khó hình dung trước các
yêu cầu và các quy định kế toán, kiểm toán , phí, giá (dịch vụ sự nghiệp), đầu tư, xây
dựng, sữa chữa, đấu thầu, mua sắm, (dó là danh sách bao gồm vô vàn các khoản
mục với các quy định khác nhau). Vấn đề tự chủ tài chính còn vấp phải khá nhiều trở
ngaị, hiện tại vẫn còn nhiều quy định cũ; chồng chéo, “cản trở” quyền tự chủ của các
nhà trường:
- Tự chủ tài chính liên quan đến chất lượng, hiệu quả, liên quan đến thu chi tài
chính, thu chi tài chính liên quan đến việc định giá sản phẩm dịch vụ giáo dục đại học
và định giá dịch vụ giáo dục đào tạo không thể là việc dẽ dàng như định giá sản phẩm
của các doanh nghiệp. Tinh thần áp dụng mô hình quản trị như doanh nghiệp, thành
lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các trường đại học là như thế nào vẫn la vấn đề cần
được cụ thể hóa để bảo đảm tính khả thi khi Luật Doanh nghiệp chưa sửa đổi.
- Việc xác định lại nguồn vốn đầu tư của các đơn vị sự nghiệp công lập liên
quan đến việc phân loại nguồn vốn, nguồn trích lập quỹ, tiếp nhận biếu tặngtrên các
văn bản hiện hành sự phân loại chưa đủ cụ thể đến mức cần thiết để chủ động đầu tư,
chi tiêu đầu tư. Luật Kế toán và những quy định về kế toán, kiểm toán vẫn phải áp
dụng theo quy định đã ban hành. Luật Đấu thầu còn phức tạp, có nhiều điều kiện ràng
buộc có chỗ mâu thuẫn với tinh tự chủ mà Luật Giáo dục đại học ( 2018) quy định.
3. Một số số đề nghị
Trong điều kiện hoạt động cung cấp dịch vụ công, dịch vụ giáo dục đào tạo
trong một nền kinh tế chuyển đổi, những vấn đề liên quan có thể chưa rõ ràng như các
trường đại học của các quốc gia có nền kinh tế thị trường lâu đời vấn đề tự chủ đại học
chắc chắn phải tiếp tục từng bước hoàn thiện. Chung tôi xin phép đề nghị :
(1) Để thực hiện chủ trương của Đảng và các luật định, quy định của Nhà nước
về vấn đề tự chủ đại học, để tạo sự đồng bộ, khả thi Nghị quyết số 19/NQ-TW yêu
cầu các bộ, ngành liên quan điều chỉnh nhiều quy định của pháp luật hiện hành cho
phù hợp với chủ trương, đường hướng, mục tiêu và các giải pháp. Trao quyền tự chủ
đại học có mục tiêu cốt yêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đại
học, bởi vậy khi điều chỉnh, bổ sung các quy định cần phải căn cứ vao tiêu chuẩn tiêu
172
chi hoạt động của trường đại học, cụ thể hơn là quá trình rà soát chỉnh sửa bổ sung
trước hết cần có sự tham khảo thích đáng, đối chiếu cẩn thận với bộ tiêu chuẩn tiêu
chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
(2) Việc định giá, lượng giá sản phẩm của các hoạt động giáo dục đại học liên
quan đến chất lượng hiệu quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, đó là việc
quá khó khăn. Để đạt được kết quá có thể chấp nhận được cần phải tăng cường việc so
sánh, đối sánh chất lượng hiệu quả hoạt động giữa các trường đại học trong nước,
trong vùng và quốc tế.
(3) Khẩn trương điều chỉnh các quy định của pháp luật và ngay cả khi các quy
định đã điều điều chỉnh cũng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa đánh giá, kiểm toán
chất lượng và đánh giá kiểm toán tài chính.
(4) Khi giải quyết các tình huống có vẻ bất thường trong giáo dục đào tạo thì
linh cảm, trực cảm về đung, sai vẫn hết sức quan trọng bởi vậy khi nhìn nhận và quyết
định liên quan đến vấn đề tự chủ đại học cần biết "thay đổi thói quen, chạm vào trái
tim, và chiến thắng trong tâm trí "
(5) Để thực hiện vai trò tự chủ, khi ban hành các quyết định quản lý cần coi
trọng vai trò của cộng đồng học giả, có sự tham gia của giảng viên, cán bộ quản lý và
các bên liên quan.
(6) Để đổi mới quản trị theo hướng tự chủ, Hội đồng Trường đại học cần khảng
định dúng vai trờ vị trí theo luật định. Cụ thể đề nghị Hội đồng các trường đại học thực
hiện các công việc sau :
(i) Xác lập cơ chế quản trị, xây dựng quy định và quy trình ra quyết định, giám
sát , đánh giá những vấn đề lớn; cơ chế làm việc của Hội đồng trường đại học;
(ii) Phát huy quyền tự do học thuật (chịu trách nhiện tập thể về tự do học thuật)
(iii) Xây dựng quan hệ phối hợp mới: quan hệ giữa Đảng ủy- Hội Đồng trường-
Hiệu trưởng (và bộ máy quản lý); quan hệ nội bộ trung trường đại học, giữa nhà
trường và cơ quan quản lý ; giữa nhà trường với các bên liên quan
(iv) Xây dựng cơ chế bảo đảm chất lượngtheo các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng cơ sở giáo dục đại học
(v) Xây dựng cơ chế giải trình khi thực thi quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình.
Trách nhiệm quyên hạn đến đâu cần giải trình đến đó. Giải trình với nội bộ nhà trường,
với cơ quan quản lý, với các bên liên quan trong đó yêu cầu giải trình chất lượng kết
quả đầu ra là quan trọng nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ASHE Reader Series (1997), The History of Higher Education , Simon & Schuster
Custom Publishing.
2. Chính phủ Nước XHXHCN Việt Nam, Nghị quyết số 08/NQ-CP của Chính phủ :
Về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW
3. Chính phủ Nước XHXHCN Việt Nam, Nghị định 16/2016/NĐ-CP về cơ chế tự
chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
173
4. Đảng CS Việt Nam- Ban chấp hành Trung ương Đảng(2017), Nghị quyết số 19-
NQ/TWvề tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
5. David Y. Miller and William N. Dunn (2010); A critical theory of New Public
Managment, Graduate School of Public and International Affairs and Macedonia
Graduate Center for Public Policy and Manage
6. Dunn, W.N. 2004. Public Policy Analysis. 3rd ed. Englewood Cliffs, NJ: Prentice
Hall.
7. Lâm Quang Thiệp và Phạm Thành Nghị, Nghiệp vụ sư phạm đại học, NXB Giáo
dục Việt Nam
8. Lâm Quang Thiệp, D. B. Johnstone, Ph. Altbach (2007), Giáo dục đại học Hoa
Kỳ, NXB Giáo dục.
9. OECD, (1999),.European Principles for Public Administration, SIGMA Papers
27, OECD Publishing
10. Phạm Đỗ Nhật Tiến (2010), Giải pháp bồi dưỡng Hiệu trưởng và CBQL trường
phổ thông, Học viện Quản lý giáo dục
11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2018), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Giáo dục đại học
12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Giáo dục
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Đầu tư công
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2013) Luật Đấu thầu
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Cán bộ, công chức
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam(2019) Luật Viên chức năm 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_chu_dai_hoc_trong_nen_kinh_te_chuyen_doi_o_viet_nam.pdf