Ở nước ta, tự chủ đại học được coi là xu thế phát triển tất yếu,
là điều kiện cần và đủ để các trường đại học tồn tại và phát
triển trong xu thế cạnh tranh và hội nhập. Việt Nam đã và đang
thực hiện thí điểm cơ chế này. Ngoài những thành tựu đạt được,
chúng ta cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức,
đỏi hỏi sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học ở Việt Nam - Xu thế tất yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiên cứu
khoa học vẫn phải quyết toán theo Luật Ngân
sách nhà nước...
Việc tự chủ của các trường đại học ở nước
ta đang có sự phân hóa, với những trường đã tạo
lập được thương hiệu, có tiềm lực tài chính, đội
ngũ cán bộ mạnh thì việc thực hiện tự chủ sẽ
thuận lợi hơn. Khi cơ chế tự chủ đi vào thực hiện
ổn định đã làm cho vị thế của các nhà trường
trong hệ thống giáo dục quốc dân được củng cố
và có thêm động lực phát triển, ảnh hưởng tới xã
hội sâu rộng, thu nhập của đội ngũ cán bộ tăng
lên, khả năng hội nhập dễ dàng hơn... Việc triển
khai thực hiện tự chủ đại học ở nước ta thời gian
qua vẫn chỉ là tự chủ một phần. Nguyên nhân:
cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học,
người học và xã hội.
Khoản 4, Điều 12 Luật Giáo dục đại học
quy định về chính sách của Nhà nước về phát
triển giáo dục đại học: “thực hiện xã hội hóa giáo
dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo
dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại
học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có
chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào
tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại
học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài
sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp
học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh
viên” [7].
Mặc dù có quy định về chính sách ưu đãi,
nhưng chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về
đối tượng, mức ưu đãi để các trường có thể
chủ động trong công tác huy động nguồn lực xã
hội. Việc thu hút nguồn lực xã hội cho nhà
trường chưa sớm được khơi thông. Theo tinh
thần của Luật Giáo dục đại học, không phải các
trường được giao quyền tự chủ thì Nhà nước sẽ
“bỏ rơi”, mà sự hỗ trợ của Nhà nước sẽ được
nhìn nhận theo các khía cạnh khác. Muốn nhận
được sự hỗ trợ của Nhà nước, các trường công
lập và ngoài công lập sẽ phải đảm bảo ba điều
kiện cơ bản: 1) phải đổi mới năng lực quản trị
của nhà trường để tận dụng hiệu quả nhất các
nguồn lực; 2) giải trình và chịu trách nhiệm
trước xã hội, trước các cơ quan quản lý và trước
người học; 3) phải tự xây dựng thương hiệu. Có
thương hiệu thì Nhà nước mới đặt hàng đào tạo,
nghiên cứu khoa học.
Một trong những nội dung rất quan trọng
của tự chủ đại học là tự chủ về học thuật. Nếu tự
chủ về học thuật là cơ sở quan trọng bậc nhất để
khẳng định uy tín, sức mạnh của các cơ sở đào
tạo đại học ở các quốc gia phát triển thì với Việt
Nam, công tác này đang vướng nhiều sự ràng
buộc từ phía các cơ quan chức năng. Trong
khung chương trình của hệ đại học theo quy
định, luôn có nội dung bắt buộc.
4. GIẢI PHÁP
Về phía các cơ quan chức năng: cần nhanh
chóng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn
thực hiện Luật Giáo dục đại học, đi cùng với đó
là rà soát, điều chỉnh để đồng bộ hóa các quy
định trong các bộ luật liên quan để tránh sự
chồng chéo. Chuyển từ cơ chế quản lý trực tiếp
sang cơ chế điều tiết, hỗ trợ bằng công cụ vĩ mô
VŨ TIẾN DŨNG
8
và giám sát chất lượng. Xây dựng hành lang
pháp lý để các trường đại học có thể tự tin thực
hiện xây dựng cơ chế tự chủ theo quy định và
hướng dẫn của các văn bản pháp quy. Xây dựng
lộ trình tự chủ của cả hệ thống giáo dục đại học
trong mối tương quan tương đối với hệ thống
giáo dục đại học trên thế giới. Không mở bung
một cách đại trà, mà có lộ trình tuần tự, chắc
chắn để cơ chế tự chủ lan tỏa đến toàn hệ thống
giáo dục đại học. Những trường chưa tự chủ
hoặc chỉ tự chủ một phần sẽ áp dụng cơ chế quản
lý và giám sát khác với các trường đã đủ điều
kiện và được công nhận tự chủ. Cùng với chế tài
ràng buộc, cần ban hành cơ chế ưu đãi cụ thể (ưu
đãi có tính điều kiện) để khuyến khích các cơ sở
giáo dục đại học nỗ lực xây dựng cơ chế tự chủ.
Bổ sung, hoàn thiện các thiết chế liên quan
để phân định hóa, hiện thực hóa vai trò của Hội
đồng trường trong các trường đại học trong mối
tương quan với các tổ chức chính trị khác.
Khoản 11, Điều 4 khi quy định về tự chủ cũng
chưa đề cập cụ thể đến công tác tuyển sinh của
các trường đại học. Tuyển sinh là một khâu mấu
chốt đầu tiên của quá trình đào tạo. Số lượng, cơ
cấu tuyển sinh phải dựa trên cơ sở nhu cầu nhân
lực của xã hội, phụ thuộc vào năng lực về cơ sở
vật chất, quản trị, đội ngũ giảng viên, tài chính
của từng trường. Những thông số này có thể liên
tục biến động, việc định hướng, xây dựng cơ chế
để các trường đại học chủ động trong công tác
tuyển sinh là điều cần thiết. Quy chế kiểm tra
đánh giá và công nhận tốt nghiệp do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành cũng như các quy chế
trước đó có nhiều điểm dành cho trường đại học
chủ động đề xuất cho phù hợp với đặc điểm của
mình, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm giới hạn
quyền tự chủ của các trường (như quy định về
ngừng học, thôi học, điều kiện tốt nghiệp).
Những quy định này không nên giống nhau ở các
trường khác nhau. Cần giao quyền chủ động xây
dựng những quy chế này cho các trường đại học.
Về phía trường đại học: việc thực hiện tự
chủ đại học ở nước ta có tính đặc thù, nhưng về
cơ bản vẫn phải theo quy luật phát triển giáo dục
đại học thế giới.
Tự chủ về tổ chức và nhân sự: trong khi chờ
hướng dẫn từ phía các cơ quan chức năng, các
trường đại học cần tích cực, chủ động lên kế
hoạch và xây dựng lộ trình tự chủ; thiết lập
khung cơ cấu tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự
và nâng cao năng lực quản trị. Trên cơ sở dân
chủ, công khai, minh bạch, các trường phải xây
dựng một bộ quy tắc ứng xử giống bộ luật của
trường (bao gồm quy chế làm việc, tuyển dụng,
sử dụng cán bộ, lương, thưởng) phải được Hội
đồng trường thông qua. Đây là cơ sở quan trọng
để thực hiện giám sát nội bộ và thực hiện giải
trình trách nhiệm với xã hội.
Tự chủ về tài chính: quản lý tài chính đóng
vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình thực
hiện tự chủ đại học. Đây là vấn đề then chốt
nhằm đảm bảo quá trình tự chủ và tự chịu trách
nhiệm được thực hiện đầy đủ, khách quan, công
bằng và minh bạch. Quyền tự chủ của trường đại
học chỉ có thể được thực hiện tốt nếu trước hết
phải bảo đảm được quyền tự chủ về tài chính. Để
tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, các
trường cần hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ,
chú trọng giải pháp chi theo hiệu quả công việc;
phân cấp và quyền cho các đơn vị trong trường
để mở rộng nguồn thu và khoán chi; đào tạo
nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các đơn
vị; quy định trách nhiệm giải trình về tài chính
giữa các cấp; tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ
và công khai tài chính
Tự chủ về học thuật và đào tạo: các trường
căn cứ vào điều kiện của mình để xây dựng
chương trình đào tạo theo quy định. Tiến hành
đổi mới chương trình đào tạo theo hướng gắn
đào tạo với nghiên cứu khoa học, nâng cao kỹ
năng thực hành cho cả người dạy và người học;
đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng lấy
người học làm trung tâm; tăng cường liên kết với
doanh nghiệp; liên thông đào tạo giữa các ngành,
các trường trong và ngoài nước. Mở các ngành
học mới theo nhu cầu thực tiễn, theo hướng đa
TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 01(29), THÁNG 3 – 2021
9
dạng hóa các ngành nghề đào tạo, tiếp cận
chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy của
các trường đại học ở các nước phát triển.
Tự chủ về kiểm tra, đánh giá: một trong
những điều kiện cơ bản để có thể giao quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm là mỗi trường có một
hệ thống kiểm tra, đánh giá với giảng viên, học
viên và sinh viên, đó là cơ sở quan trọng để điều
chỉnh phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên
cứu, ứng xử nhằm xây dựng vị thế của từng
trường. Nhằm góp phần hoàn thiện tất cả các
khâu trong quy trình đào tạo, các trường đại học
cần xây dựng cơ chế đánh giá của sinh viên đối
với hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng như
hoạt động hỗ trợ của các bộ phận quản lý nội bộ.
Cũng cần xây dựng cơ chế đánh giá của giảng
viên đối với các bộ phận quản lý nội bộ. Cần
công khai, minh bạch, đầy đủ và kịp thời về năng
lực đào tạo, cơ cấu tổ chức, nhân sự cùng các
điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường để
người học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư biết và
giám sát.
5. KẾT LUẬN
Giáo dục đại học Việt Nam đang ở trong
tình thế cần có sự đột phá về chất lượng và hiệu
quả. So với các nước phát triển, có kinh nghiệm
hàng trăm năm để thực hiện tự chủ đại học thì
chúng ta mới đi được đoạn đường đầu tiên. Quá
trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ
cũng là thời cơ thuận lợi giúp giáo dục đại học
Việt Nam tiếp thu những kinh nghiệm và thành
tựu của các nước nhằm rút ngắn khoảng cách
phát triển. Tự chủ đại học là một quá trình phát
triển, cần có điều kiện, thời gian để chuyển đổi
từ nhận thức, ý thức và văn hóa chất lượng trong
hệ thống giáo dục đại học và toàn xã hội. Cùng
với việc luật hóa, tư duy của các trường đại học
vẫn là yếu tố có tính quyết định. Việc tạo thêm
động lực cho các cơ sở giáo dục đại học cùng sự
thay đổi mạnh mẽ hơn nữa từ phía cơ quan chức
năng là rất cần thiết để tự chủ đại học ở nước ta
thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Nghị quyết về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2010- 2012
(số 05-NQ/BCSĐ) của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá thực trạng quản lý
giáo dục đại học và chỉ đạo tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và kiểm soát bên trong
của trường đại học.
[2] Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học
Việt Nam giai đoạn 2006-2020.
[3] Chính phủ (2005), Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ: Nghị định quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn
vị sự nghiệp công lập.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các văn kiện trình đại hội XIII của Đảng, Hà Nội.
[5] Điều lệ trường đại học (2014), Số: 70/2014/QĐ-TTg. Nxb Giáo dục.
[6] Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[7] Luật Giáo dục đại học (2019), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[8] Thông tư liên tịch (2009), của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ (07/2009/TTLT-BGDĐT-
BNV tháng 4 năm 2009) hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_chu_dai_hoc_o_viet_nam_xu_the_tat_yeu.pdf