Tự chủ đại học ở đại học Huế: Thực trạng, ảnh hưởng và một số khuyến nghị

Tự chủ đại học là một khái niệm không mới đối với giáo dục đại học trên thế giới

cũng như ở Việt Nam. Xu thế tự chủ là tất yếu, không thể đi ngược. Tương tự, “Tự chủ

tài chính giáo dục đại học là một “nấc thang” tất yếu trong quản trị đại học tại các nước

phát triển”[2]. “Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách

nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan”[3]. Tuy nhiên,

điều cực kỳ quan trọng, cần được xem là kim chỉ nam khi đưa quyết định một quyết định

nào về tự chủ đại học, đó là cần cân nhắc vì lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là lợi

ích của quốc gia và “tri thức giữ vai trò là động lực phát triển của quốc gia, thì việc phát

triển giáo dục đại học có một vai trò đặc biệt quan trọng” [5]. Ngoài ra, tự chủ có ảnh

hưởng tích cực và không tích cực đến người học, người dạy và cả nhà trường.

Đại học quốc gia, đại học vùng với bề dạy kinh nghiệm đào tạo và nguồn nhân

lực giảng viên chất lượng cao so với mặt bằng chung của cả nước nên được phân

tầng định hướng được đầu tư công để đào tạo các ngành mũi nhọn, đặc thù, để thu

hút nhân tài, để thực sự trở thành các đại học hàng đầu, có tên trong các bảng xếp

hạng quốc tế.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học ở đại học Huế: Thực trạng, ảnh hưởng và một số khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ: THỰC TRẠNG, ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ PGS.TS. Nguyễn Quang Linh*, Hồ Thị Thanh Hương, Trần Đăng Huy I. GIỚI THIỆU Tự chủ đại học là một khái niệm không mới đối với giáo dục đại học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Xu thế tự chủ là tất yếu, không thể đi ngược. Tương tự, “Tự chủ tài chính giáo dục đại học là một “nấc thang” tất yếu trong quản trị đại học tại các nước phát triển”[2]. “Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị giáo dục đại học công lập là xu thế khách quan”[3]. Tuy nhiên, điều cực kỳ quan trọng, cần được xem là kim chỉ nam khi đưa quyết định một quyết định nào về tự chủ đại học, đó là cần cân nhắc vì lợi ích của các bên liên quan, đặc biệt là lợi ích của quốc gia và “tri thức giữ vai trò là động lực phát triển của quốc gia, thì việc phát triển giáo dục đại học có một vai trò đặc biệt quan trọng” [5]. Ngoài ra, tự chủ có ảnh hưởng tích cực và không tích cực đến người học, người dạy và cả nhà trường. Đại học quốc gia, đại học vùng với bề dạy kinh nghiệm đào tạo và nguồn nhân lực giảng viên chất lượng cao so với mặt bằng chung của cả nước nên được phân tầng định hướng được đầu tư công để đào tạo các ngành mũi nhọn, đặc thù, để thu hút nhân tài, để thực sự trở thành các đại học hàng đầu, có tên trong các bảng xếp hạng quốc tế. Nhà nước không thể hay ít nhất là không nên bắt đầu “Tự chủ tài chính” từ đại học quốc gia, đại học vùng với sứ mạng đầu tàu trong công cuộc giáo dục đại học tại Việt Nam, nơi tập trung giảng viên, sinh viên tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mỗi sai lầm trong quyết định thử nghiệm sẽ dẫn đến hệ quả to lớn cho một thế hệ sinh viên và một giai đoạn phát triển của quốc gia, nhất là trong thời điểm hiện nay, tự chủ đại học đang vấp nhiều khó khăn vướng mắc. “Tự chủ đại học được đưa vào Luật Giáo dục đại học năm 2012 nhưng đến năm 2019 Chính phủ mới có Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về tự chủ đại học. Tiến trình trên cho thấy kể từ lúc vấn đề tự chủ đại học được ra đời thì 8 năm sau mới có đủ hành trang để đi vào cuộc sống” [1]. Bất cập giữa Luật, Nghị Định và Quy chế chưa phù hợp với Luật Ngân sách, Luật đầu tư công và Luật Lao động * Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, Uỷ viên Uỷ ban về Giáo dục và Phát triển nhân lực KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 112 (2012), Luật Viên chức (2010)... đang là những vướng mắc không thể giải quyết trong ngắn hạn. Các quy định về Hội đồng đại học và Hội đồng trường chưa phân cụ thể trách nhiệm, quy định Nhà nước nên ràng buộc vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu, người ký văn bản quyết định. II. TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Ở ĐẠI HỌC HUẾ VÀ CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN Đại học Huế là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia và phát triển vùng [3]. Đại học Huế với bề dày truyền thống đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, bắt đầu thực hiện tự chủ về chuyên môn từ năm 2017, chậm hơn so với hai đại học quốc gia hơn 20 năm, với những nét đặc trưng của Đại học Việt Nam: 1. Là đại học duy nhất có trường đại học thành viên là Nghệ thuật truyền thống lâu đời ở vùng đất Cố đô - chỉ có nơi đây đào tạo ngành Trùng tu và Phát triển các di sản văn hoá của dân tộc. 2. Là đại học duy nhất chỉ có Trường Đại học Sư phạm chuyên đào tạo giáo viên, trong khi cả nước các trường đại học sư phạm đang đào tạo tổng hợp, đa ngành. 3. Là đại học duy nhất ở Việt Nam chỉ có đào tạo ngôn ngữ - tiếng nước ngoài cho người Việt và tiếng Việt cho người nước ngoài, trong khi cả nước đang đào tạo tổng hợp ở nhiều nơi. 4. Là đại học duy nhất ở Việt Nam đã và đang đào tạo nhóm ngành Du lịch ở các bậc học đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cung cấp nguồn nhân lực cao cho phát triển du lịch của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh nền kinh tế du lịch và du lịch công nghiệp, du lịch điện tử. 5. Là đại học có đào tạo các ngành khoa học sức khoẻ và là cơ sở giáo dục đại học xếp thứ 3 đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho Việt Nam về chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân. 6. Là đại học đã và đang đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp mạng tính đặc thù Việt Nam (sinh thái nông nghiệp: Biển - Rừng - Đồng bằng), đặc biệt một số lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực tốt nhất cho đất nước như Chăn nuôi - Thú y, Nuôi trồng và Chế biến Thuỷ sản... 7. Là đại học vẫn giữ truyền thống đào tạo các ngành khoa học cơ bản - Toán; Lý, Hoá; Sinh và các ngành khoa học nhân văn mà thực tế hiện nay ít cơ sở giáo dục đại học quan tâm. 8. Là đại học đang có ngành luật truyền thống hơn 60 năm, đang đào tạo nhiều cử nhân luật cho Lào và các nước châu Á. 113 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 9. Là nơi có ngành công nghệ sinh học tầm quốc gia, với hơn 150 tiến sĩ đang đào tạo nguồn nhân lực cao không chỉ cho Việt Nam mà cho Lào và các nước châu Á (như nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao trong Kết luận số 38/VPCP/2018). 10. Là địa chỉ cho sinh viên ngành công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data), Block chains, An ninh mạng được sự hỗ trợ của học bổng Vietseeds - Huế (do Nhà sáng lập Vũ Duy Thức và đồng hành của nhóm kết nối Cố đô, do anh Lê Bá Dũng, Ngân hành Techcombank hỗ trợ). 11. Nơi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vật lý lý thuyết, nơi có truyền thống lâu đời và được GS. Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc (Pháp - Nơi gặp gỡ Khoa học Việt Nam và Thế giới) hỗ trợ và dẫn dắt. 12. Nơi đây cũng đào tạo tinh hoa cho đất nước về Khoa bảng Toán học, Vật lý và đã có nhiều nhà Toán học nổi tiếng thế giới như: Lê Bá Khánh Trình, Phạm Anh Minh và Lê Quốc Minh Tự. Đại học Huế đang tiếp bước để sản sinh ra sự sáng tạo của nhân loại và những khát vọng về khởi nguồn sáng tạo trên vùng đất nghèo khó trong bối cảnh tự chủ, vậy Trường nên thực hiện và phát huy thế nào? III. THỰC TẾ TỰ CHỦ VÀ TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐƠN VỊ 1. Thu nhập trong 1 năm và mức chi tiêu ở Đại học Huế (2019) Dự toán ngân sách Nhà nước bị giảm 10% theo tinh thần chung (hình 1.) Hình 1. Ngân sách Nhà nước năm 2019 cho các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 114 2. Phân tích tài chính cụ thể Năm 2019, theo tính toán để tự chủ tài chính, Đại học Huế cần thu thêm 86%, so với tổng số chi 1.440 tỷ cần chi tiêu và sử dụng 2019 trong khi Nhà nước cấp 153 tỷ, như vậy ngân sách Nhà nước chi được lương 60% cho 2.750 viên chức và 1.450 lao động cần có nguồn tài chính tự chủ chi trả, trong khi bị cắt 10% biên chế trong năm 2018 là 300 viên chức. Tính tự chủ có nghĩa là Đại học Huế cần phải thu từ người học khoảng 86%, trong khi người học ở miền Trung chủ yếu thuộc 3 tỉnh (Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và Quảng Trị), chiếm 80% số sinh viên đang theo học ở Huế, là sinh viên các vùng nghèo khó. 3. Việc tự chủ tài chính ảnh hưởng cho người dạy (một chủ thể quan trọng của giáo dục đại học) Hầu hết người dạy được chi trả mức rất thấp, do vậy việc chảy máu hay xói mòn chất xám là hiện hữu. Vậy cách giải quyết là: - Khuyến khích các nhà khoa học tìm kiếm các nguồn nơi khác ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng (số này khá đông, chiếm 10%). - Phát triển các cách làm cá thể để có thêm thu nhập như những năm tháng bao cấp. - Tự chủ của các đơn vị mà trong đó chủ yếu tự chủ chuyên môn. - Quản lý thời gian ít hơn để giảng viên có thời gian tham gia các hoạt động khác. - Liên kết các doanh nghiệp (chủ yếu phía Nam). 4. Tự chủ tài chính ảnh hưởng đến người học - Hầu hết (85%) số sinh viên từ các vùng miễn giảm và chính sách đến tham dự học và có nhu cầu giảm học phí, nhất các ngành hiếm (nghệ thuật, khoa học tâm thần - lao, truyền nhiễm, khoa học cơ bản, nhân văn và nông lâm ngư nghiệp...). - Hành trang của người học bị hạn chế và không được khuyến khích. - Các chính sách thực hiện khó như miễn, giảm... - Cơ sở để tạo ra sự sáng tạo hay khơi sáng là khó khăn, trong khi các chính sách tập trung đầu tư ở những vùng tập trung. - Điều nghiệt ngã là văn hoá Cố đô làm nên sự an toàn về tính mạng con người và môi trường thân thiện, nhưng lại thiếu đi sự sáng tạo và sôi động của giới trẻ. 115 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguồn thu: Tổng thu của Đại học Huế năm 2019 (không tính kinh phí xây dựng cơ bản) tăng 11,2% so với năm 2018. Một số trường đại học thành viên có mức thu tăng cao như: Trường Đại học Y Dược tăng 25%, Trường Đại học Luật tăng 20%, Trường Đại học Ngoại ngữ tăng 15%, Trường Đại học Kinh tế tăng 5%. Đóng góp vào mức tăng của tổng thu chủ yếu là từ nguồn thu học phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác. Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước (không tính kinh phí xây dựng cơ bản) giảm 6% so với năm 2018, trong đó nhiều trường có mức giảm lớn như: Trường Đại học Y Dược 36%, Trường Đại học Kinh tế 31%. Nguyên nhân là do Bộ GD&ĐT phân bổ ngân sách Nhà nước cho các cơ sở giáo dục đại học có xu hướng giảm. Đối với ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, có sự sụt giảm mạnh do hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã hoàn thành, trong khi thời điểm hiện tại các dự án mới chưa được phê duyệt và cấp vốn đầu tư. Xét về cơ cấu, nguồn thu có sự thay đổi khá rõ. Tỷ trọng nguồn ngân sách Nhà nước cấp giảm dần, trong khi đó nguồn thu từ học phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và dịch vụ có xu hướng tăng lên trong cơ cấu tổng nguồn thu của Đại học Huế từ 74,9% lên 76,7%, một số đơn vị có tỷ trọng nguồn thu sự nghiệp (phí, lệ phí, viện trợ và thu sự nghiệp khác) và thu dịch vụ chiếm trên 85% (Trường Đại học Y dược 94,9%, Trường Đại học Luật 91,2%, Trường Đại học Kinh tế 85%). Thu từ học phí và lệ phí vẫn là nguồn thu chính lớn nhất trong tổng thu của các trường, cho thấy các đơn vị chủ yếu là dựa vào thu từ hoạt động đào tạo. Điều này có thể tiềm ẩn những rủi ro về tài chính trong tương lai do phụ thuộc vào khả năng tuyển sinh, mức thu học phí, sự cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học khác và nhu cầu của người học. Trong khi đó, hai yếu tố quy mô tuyển sinh và mức học phí do Nhà nước kiểm soát khá chặt chẽ bằng những quy định về mức trần học phí và chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Các hoạt động dịch vụ và thu từ hoạt động khoa học công nghệ có xu hướng tăng lên nhưng tỷ trọng khoản thu này vẫn còn rất nhỏ, đây là điều mà các đơn vị cần lưu ý khi thực hiện tự chủ. - Trích lập và bổ sung các quỹ: Tổng các quỹ trích lập của Đại học Huế năm 2019 tăng 11,1% so với năm 2018, mức trích lập và bổ sung quỹ nhiều đơn vị khá lớn và tăng lên hàng năm như Trường Đại học Y dược tăng 3,9%, Trường Đại học Luật tăng 4,1%. Trong các quỹ được trích lập thì chủ yếu tập trung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, do nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của các đơn vị khá lớn trong điều kiện ngân sách Nhà nước cấp rất hạn chế. Việc chi tiêu sử dụng các quỹ hàng năm còn ở mức thấp, khoảng 50%số bổ sung. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 116 - Chế độ học bổng và các chế độ khác cho người học: Quỹ học bổng cho sinh viên tăng lên hàng năm khoảng 15%. Phần lớn các đơn vị đã đảm bảo tỷ lệ trích 8% nguồn thu học phí chính quy để dành cho quỹ học bổng khuyến kích và khen thưởng cho sinh viên theo đúng quy định. Trong điều kiện kinh phí ngày càng khó khăn, việc quy định tỷ lệ trích 8% cho quỹ học bổng đã gây ra những khó khăn nhất định cho các đơn vị. - Về chi: Tổng chi của Đại học Huế (không tính chi đầu tư XDCB) thời điểm năm 2019 có sự tăng lên rõ rệt so với thời điểm năm 2018 (tăng 10%). Cơ cấu nguồn chi có sự thay đổi khi tỷ trọng chi từ ngân sách Nhà nước của Đại học Huế có xu hướng giảm từ 27,1% xuống 23,5%, chi từ nguồn thu sự nghiệp và dịch vụ là chủ yếu của các đơn vị. Xét theo cơ cấu các nhóm mục chi, nhóm chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và quản lý (39,9%) và nhóm chi cho con người (38,9%) là những nhóm chi lớn nhất, tỷ lệ chi đầu tư phát triển cơ sở vật chất còn rất thấp. Như vậy có thể thấy, nguồn thu dành phần rất lớn dành chi cho con người, chi giảng dạy; tỷ lệ kiệm chi và trích lập các quỹ, đặc biệt quỹ đầu tư phát triển còn thấp. Vấn đề đặt ra hiệu quả sử dụng lao động của các đơn vị khi quy mô viên chức và lao động khá lớn, mức thu nhập bình quân chưa cao. Đánh giá chung, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước cấp cho cơ sở giáo dục đại học ngày càng giảm, Đại học Huế và các đơn vị đã chủ động đa dạng các hoạt động để tăng các nguồn thu, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài chính góp phần đảm bảo cho hoạt động đào tạo và NCKH. Nhiều đơn vị có nguồn thu tăng cao qua các năm, trong cơ cấu nguồn chi một số đơn vị có tỷ lệ tự đảm bảo từ nguồn thu tại đơn vị (phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác và dịch vụ) rất cao như Trường Đại học Y dược, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Kinh tế cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của các đơn vị này có thể thực hiện được trong thời gian tới. IV. NHỮNG BẤT CẤP HẠN CHẾ KHI TRIỂN KHAI TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Trong quá trình triển khai tự chủ đại học tại Đại học Huế, vẫn còn những bất cập, hạn chế như sau: 1. Đại học Huế thực hiện tự chủ theo luật Giáo dục Đại học, tuy nhiên, một số lĩnh vực lại được quy định bởi các Luật khác nhau như: tài chính, tài sản thì theo Luật Quản lý sử dụng tài sản công, Luật Ngân sách Nhà nước; Hoạt động khoa học công nghệ, nghiên cứu khoa học thì được quy định bởi Luật Khoa học và Công nghệ, 117 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Luật chuyển giao Khoa học công nghệ; Nhân sự thì theo quy định của Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức. Những luật này chưa được sửa đổi đồng bộ, trở thành rào cản thực hiện tự chủ đại học. 2. Mô hình Đại học Huế được tổ chức theo mô hình hai cấp, trong đó gồm các đơn vị thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc có tính chất, chức năng, nhiệm vụ đa dạng, từ đào tạo, khảo thí, khoa học công nghệ, đến các hoạt động tư vấn, sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ... Do đó, cơ chế tự chủ đại học đang áp dụng chung cho các cơ sở giáo dục đại học là không phù hợp, còn nhiều bất cập với đặc thù của đại học vùng. 3. Mối quan hệ giữa Hội đồng trường và Hội đồng Đại học còn vướng mắc và hạn chế, ví dụ: hội đồng trường quyết định các nội dung tuyển sinh, mở ngành đào tạo rất dễ trùng lặp với các đơn vị khác trong Đại học Huế (gồm nhiều trường đại học thành viên). Vai trò định hướng phát triển, giám sát các hoạt động của Hội đồng trường khá mờ nhạt. 4. Tự chủ đại học gắn với việc đã được đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, Đại học Huế và các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc thực hiện tự chủ khi trong điều kiện đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất còn rất hạn chế, chưa đồng bộ. Trong khi đó, nguồn kinh phí thu được chủ yếu dành để chi cho con người, chi hành chính, nên nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hàng năm rất hạn chế. 5. Khi đơn vị thành viên thực hiện tự chủ thì việc huy động nguồn lực cho toàn Đại học Huế (về cơ sở vật chất, tài chính và đội ngũ), vai trò điều phối chung cũng bị hạn chế và ảnh hưởng đến sự phát triển. 6. Với nguồn kinh phí eo hẹp từ ngân sách (gần 300 tỷ cho 8 trường đại học, 1 viện thành viên, 12 đơn vị thuộc và trực thuộc), những đơn vị có truyền thống đào tạo nhân lực theo định hướng phát triển của đất nước như khối sư phạm, khoa học cơ bản, lý luận chính trị, nghệ thuật, nông lâm... đã và đang đối mặt với nguy cơ đóng một số ngành đào tạo không thu hút được người học do nguồn tài chính khó khăn. 7. Việc tự chủ đại học sẽ mâu thuẫn với một cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu như đầu tư các khoa học cơ bản sẽ không có nguồn thu. V. KHUYẾN NGHỊ 1. Cần giao quyền tự chủ cao cho đại học vùng; Đại học Huế được quyền phê duyệt đề án/phương án tự chủ của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc để bảo đảm sự phát triển bền vững. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 118 2. Về công tác đầu tư, quản lý tài chính, tài sản và cơ sở vật chất, Đại học Huế có thẩm quyền đối với các dự án do Đại học Huế quyết định đầu tư tương đương thẩm quyền của các bộ, ngành đối với các dự án do các bộ, ngành quyết định đầu tư; được thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhóm B trở xuống. 3. Đại học Huế được huy động nguồn lực của xã hội thông qua các hoạt động cho thuê, liên doanh, liên kết thực hiện các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án và ký kết hợp đồng thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý; 4. Công tác thi đua khen thưởng: Đại học Huế được trình trực tiếp hồ sơ thi đua khen thưởng đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 5. Đại học Huế được các quyền tự chủ cao trong các mảng công tác: đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; tổ chức, nhân sự; tài chính, tài sản và đầu tư tương tự như quyền tự chủ của đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và đầu tư. 6. Hội đồng Đại học của Đại học Huế, được quyết nghị thông qua đề án thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị thành viên và trực thuộc của Đại học Huế theo quy định của pháp luật. 7. Quyền của Đại học Huế ban hành quy chế đào tạo riêng, áp dụng trong nội bộ Đại học Huế, theo nguyên tắc chịu trách nhiệm về chất lượng đầu ra, bằng và cao hơn các yêu cầu bảo đảm chất lượng và khung trình độ quốc gia do Bộ GD&ĐT quy định. VI. KẾT LUẬN Để xây dựng và phát triển Đại học Huế xứng tầm với tiềm năng và vị thế, tạo điều kiện để đột phá mạnh mẽ, hoàn thành xứ mệnh thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước; Xây dựng Đại học Huế là đầu tàu, thực hiện được sứ mệnh tiên phong, dẫn dắt, đạt chuẩn mực chất lượng và uy tín quốc tế, thì việc đầu tư xây dựng Trường phải thực sự được ưu tiên và tự chủ đại học được phát triển mạnh mẽ hơn theo định hướng nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ Quang Hiển, “Tự chủ đại học: những vướng mắc cần được tháo gỡ”, Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020, tháng 11/2020. 2. Nguyễn Thu Hương và cộng sự, “Tự chủ tài chính giáo dục đại học ở các nước trong khu vực và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 7/2019. 119 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 3. Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, Khoản 1, Điều 7. 4. Đỗ Minh Thông, Thực trạng tự chủ tài chính đại học công lập và một số đề xuất, kiến nghị, Tạp chí Tài chính kỳ 2, tháng 9/2019). 5. Tự chủ đại học - từ góc nhìn của cơ quan lập pháp, giám sát, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hội thảo Giáo dục Việt Nam 2020, tháng 11/2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_dai_hoc_o_dai_hoc_hue_thuc_trang_anh_huong_va_mot_so.pdf
Tài liệu liên quan