Tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

Trên thế giới, tự chủ đại học đã bắt đầu từ rất sớm. Trải qua lịch sử hình thành

và phát triển, các trường đại học đã từng bước được quyền tự chủ trên các lĩnh vực

thuộc phạm vi hoạt động của cơ sở giáo dục. Hiện nay, có nhiều mô hình về tự chủ

như: tự chủ hoàn toàn, bán tự chủ và tự chủ từng phần. Tiêu biểu như Hoa Kỳ,

Singapore hay Nhật Bản. Bên cạnh đó, vẫn còn những quốc gia vẫn chưa được tự chủ

đại học như Malaysia. Ở Việt Nam, tự chủ đại học đã được triển khai và ban hành

chính sách từ nhà nước từ khá sớm. Đến nay, các trường đại học đã đạt được một số

quyền tự chủ nhất định. Song, trên thực tế, tự chủ đại học đang đối mặt với nhiều vấn

đề như sự quản lý, giám sát từ phía Bô giáo dục, các luật định chồng chéo trên các lĩnh

vực, khiến cho việc tự chủ đại học đang bị trói buộc và chưa đạt được kết quả như

mong muốn. Để tự chủ đại học được thực hiện một cách triệt để, cần có sự điều tiết,

hoạch định lại luật pháp trên các lĩnh vực để tránh sự chồng chéo giữa luật và quỳền tự

chủ đại học. Bên cạnh đó, cần tăng thêm quyền tự chủ cho các trường đại học nhất là

quyền tự do học thuật.

pdf11 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học nhìn từ thế giới và thực trạng của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học trong thời gian qua đã và đang bộc lộ khá nhiều vấn đề. Có thể điểm qua một số vấn đề sau: - Tự chủ nhân sự, quản lý và điều hành: Trên thực tế, các trường đại học công lập vẫn còn chịu sự giám sát và kiểm soát của nhà nước về việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh quản lý các trường đại học. Mọi quyết định phải tuân thủ đúng quy trình và thủ tục để tuyển dụng và bổ nhiệm. Điều này hoàn toàn phù hợp vì các trường đều thuộc phạm vi quản lý, điều hành của nhà nước. Ở khu vực các trường đại học tư thục, dân lập hay mang tính chất quốc tế, việc tuyển dụng, bổ nhiệm chức danh quản lý phải tuân theo đúng quy trình và thủ tục của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành thông qua quy chế hoạt động của các trường đại học.17 Điều này có nghĩa, tự chủ về nhân sự vẫn chưa thực sự do các trường đai học quyết định. Mặt khác, khi tuyển dụng và bổ nhiệm, việc quản lý, điều hành và giám sát đều phải thông qua Luật công chức, viên chức hay quy chế của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Điều này cho thấy sự chồng chéo về mặt pháp lý. Nếu cán bộ được tuyển dụng, bổ nhiệm của các trường đại học vẫn phải tuân theo đúng quy định của Bộ giáo dục và Luật quy định lại khiến cho việc tuyển dụng, quản lý, điều hành vẫn chỉ trên lý thuyết không sát với thực tiễn. Suy cho cùng, các trường đại học vẫn chưa được tự chủ. - Tự chủ tài chính: Đây là vấn đề được đa số các trường đaị học quan tâm, mong mỏi thực hiện. Việc tự chủ tài chính tạo điều kiện cho các trường đại học được quyền thu và chi. Ngoài sự hổ trợ, phân bổ ngân sách của nhà nước, các trường được phép hoạch toán thu từ nguồn học phí. Thế nên, các trường đại học được phép và đưa ra mức thu học phí để đầu tư và chi cho các hoạt động đào tạo. Trong thời gian qua, việc tự chủ tài chính dẫn đến việc các trường đaị học tham gia vào cuộc đua tăng học phí. Trong đó, có trường đại học tăng học phí lên đến gấp 5 lần cho một ngành học18. Điều này khiến cho nhiều gia đình và sinh viên lo lắng về vịêc chi trả cho hoàn thành học phí. Vốn dĩ học phí là một gánh nặng đối với gia đình cho thu nhập không cao và phần đông thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn còn thấp. Vì thế, việc tăng học phí khiến cho xã hội có những bình luận, quan điểm trái chiều và thêm gánh nặng cho nhiều gia đình. Cuối cùng, Bộ giáo dục vẫn phải tham gia và can dự vào vấn đề này ở một mức độ phù hợp để đi đến một mức học phí có thể chấp nhận được và nhận được sự đồng thuận của xã hội. Thế nên, tự chủ tài chính vẫn đang ở hai mặt đối lập của một vấn đề. - Tự chủ học thuật: Môi trường học thuật ở các trường đai học theo hướng "khai phóng" đang là xu hướng chung và trở thành bản sắc riêng của các trường đại học phương Tây. Ở nước ta, tự chủ học thuật đang là một vấn đề được bàn đến rất nhiều song, cánh cửa mở đường cho xu hướng này vẫn chưa được triển khai một cách triệt để. Vẫn còn sự giám sát, quản lý chặt chẽ. Đặc biệt, ở một số ngành, lĩnh vực còn hiện tượng "vùng hạn chế", chưa được thực sự "tự do". Nhất là, một số ngành học liên quan đến ngành khoa học xã hội & nhân văn cũng như chính trị, ngoại giao. Phản biện trong học thuật là một phương thức để đưa ra quan điểm khác biệt, từ sự khác biệt đi 17 Xem thêm https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/giao-su-khong-duoc-lam-hieu-truong-phai-tro-ve-my- sua-ngay-luat-giao-duc-dai-hoc-20180509070446595.htm 18 Xem thêm https://laodong.vn/xa-hoi/dai-hoc-y-duoc-tang-hoc-phi-gap-5-lan-bo-y-te-yeu-cau-giai-trinh- 810387.ldo 499 đến tìm điểm tương đồng, đồng thuận vẫn chưa thực sự được đề cập và triển khai thực hiện. Vì thế, các trường đại học vẫn được tự chủ học thuật, khiến cho việc nghiên cứu khoa học vẫn chưa đạt được mục tiêu về tri thức. - Về hợp tác quốc tế: Từ quan điểm của Đảng về hợp tác quốc tế trên lĩnh vực giáo dục, nhất là giáo dục đại học luôn được đề cập trong văn kiện Đảng qua các kỳ đại hội và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hợp tác quốc tế dù đã được ban hành và giao quyền tự chủ cho các trường đại học, song, trên thực tế, hợp tác quốc tế giáo dục đại học đã và đang tác động đến không chỉ các trường đại học mà còn có cả xã hội, nhất là những sinh viên, học viên trong việc không được công nhận bằng cấp19. Theo quy chế, các trường hợp tác quốc tế được phép liên kết đào tạo nhưng phải được công nhận kiểm định chất lượng giáo dục từ phía Bộ thì mới được xem là hợp pháp20. Ngược lại, các văn bằng, chứng chỉ không được công nhận và không hợp lệ. Vấn đề này đã và đang là vấn nạn trong giáo dục đại học trong những năm gần đây. Việc này để lại hệ quả nghiêm trọng đối với người học và người đã và đang tham gia học tập theo phương thức này. Bên cạnh đó, hiện nay, hoạt động tự chủ đại học của các trường đại học, nhất là đại học công lập đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của các luật sau: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (được thay thế bởi Luật về quản lý sử dụng tài sản công từ 1/1/2018), Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Viên chức và các luật về thuế, tài chính; các nghị định của Chính phủ, Điều lệ trường đại học và rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Việc chồng chéo giữa các bộ luật trong hoạt động của các trường đại học chính là nút thắt khiến cho tự chủ đại học vẫn chưa trọn vẹn.21 Như vậy, từ chính sách đi đến thực tiễn về tự chủ đại học đang bộc lộ khá nhiều mâu thuẫn và đối lập trong quá trình triển khai và thực hiện. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước là phù hợp với tình hình thực tiễn khách quan, song, đi vào thực chất lại đang ẩn chứa khá nhiều mâu thuẫn, chồng chéo và trói buộc lẫn nhau. Điều này khiến cho những mong muốn đạt được về việc xây dựng môi trường tự chủ cho các trường đại học đã không thành công. 5. Một số đề xuất Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục đại học được xem là một dịch vụ công với sản phẩm đặc thù là nguồn nhân lực chất lượng, quyết định thành công của nền kinh tế xã hội. Do đó để giáo dục đại học phát triển cần có sự tham gia của các nguồn lực xã hội vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của các trường. Cụ thể là được phép: - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến tuyển sinh - Tự chủ trong các hoạt động học thuật và chương trình giáo dục như phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nội dung chương trình và giáo trình học liệu... 19 Xem thêm https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hon-2000-bang-thac-si-cu-nhan-o-dh-quoc-gia-huy-hay-cong- nhan-post108470.gd 20 Xem thêm https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/bang-cap-nuoc-ngoai-nao-khong-duoc-cong-nhan-230-18181- article.html 21 Nguyễn Trọng Tuấn, 2018, Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 500 - Tự chủ trong các tiêu chuẩn của văn bằng, các vấn đề liên quan đến kiểm tra và kiểm định chất lượng. - Tự chủ trong nghiên cứu và xuất bản, giảng dạy và hướng dẫn học viên cao học, các ưu tiên trong nghiên cứu và quyền tự do xuất bản. - Tự chủ trong các vấn đề liên quan đến quản lý hành chính và tài chính, quản lý và sử dụng ngân sách, các nguồn tài chính của trường. Trên cơ sở phân tích từ chính sách đi đến thực tiễn về tự chủ đại học, việc các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần quan tâm đó là: - Quy hoạch lại hệ thống văn bản pháp luật, các nghị định thông tư về tự chủ đại học sao không bị chồng chéo, xâm lấn lẫn nhau trên các lĩnh vực có liên quan trong việc điều hành, quản lý các công việc của các trường đại học, không những thế, cần trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn để các trường tự quyết định vận mệnh của mình. Điều này giúp cho các trường tự tin tham gia vào việc phát triển chất lượng gíao dục và hoàn thiện về điều hành, quản lý và vận hành bộ máy hành chính, công việc theo hướng hiệu quả hơn. Cụ thể, cho phép các trường được phép thiết lập chính sách, các chương trình và sử dụng nguồn tài chính một cách hợp lý. - Cần hướng đến việc cho phép các trường đại học quyền tự do học thuật. - Tăng cường sự giám sát của nhà nước, Bộ giáo dục về việc thực hiện quyền tự chủ. Song, cần phải xem xét đến khả năng phân quyền hóa, các trường đại học lại sử dụng sự ưu ái này đưa ra các quyết định ảnh hưởng tới chính sách chung về hệ thống giáo dục đại học của cả nước. - Nâng cao vai trò của giải trình và trách nhiệm của các trường đại học Có như thế, các trường đại học mới "bung hết năng lực", khả năng để vươn mình đứng dậy, tham gia vào quá trình phát triển chung của giáo dục đại học trong khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Phương Lan (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1994 - 2010), NXBKHXH 2. Đỗ Thị Diệu Ngọc. (2007). Giáo dục đại học đại chúng của Hoa Kỳ - nguyên nhân, thực trạng, và những lưu ý cho Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 04 - 2007. 3. Hà Văn Hội, Phạm Thu Phương. (2010). Một số đặc điểm nổi bật trong chính sách giáo dục đại học Mỹ, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 09 - 2010. 4. Nguyễn Như Ý, (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXBVHTT 5. Nguyễn Trọng Tuấn, 2018, Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến Sỹ Luật học, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam 6. Nguyễn Xuân Xanh (2011), Đại học lịch sử một ý tưởng, từ Ngô Bảo Châu, Pierre Darriulat, Cao Huy Thuần, Hoàng Tuỵ, Nguyễn Xuân Xanh, Phạm Xuân Yêm (2011), Kỷ Yếu Festschrift đại học Humbold 200 năm (1810 - 2010), trang 35 501 7. dong.aspx?ItemID=4478 8. truong-dai-hoc.html 9. https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/giao-su-khong-duoc-lam-hieu- truong-phai-tro-ve-my-sua-ngay-luat-giao-duc-dai-hoc-20180509070446595.htm 10. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hon-2000-bang-thac-si-cu-nhan-o-dh-quoc- gia-huy-hay-cong-nhan-post108470.gd https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/bang- cap-nuoc-ngoai-nao-khong-duoc-cong-nhan-230-18181-article.html 11. https://laodong.vn/xa-hoi/dai-hoc-y-duoc-tang-hoc-phi-gap-5-lan-bo-y-te-yeu- cau-giai-trinh-810387.ldo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_dai_hoc_nhin_tu_the_gioi_va_thuc_trang_cua_viet_nam_t.pdf
Tài liệu liên quan