Tự chủ đại học: Nghiên cứu đối sánh giữa Trung Quốc và Việt Nam

Bài viết này thực hiện nghiên cứu so sánh về tự chủ đại học giữa hai

quốc gia theo cùng mô hình nhà nước quản trị giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, sự phát triển khác nhau về hệ thống giáo dục đại học cũng như những thành

quả đạt được từ hai quốc gia có cách hiểu khác nhau về tự chủ đại học, đặc biệt là tự

chủ tài chính. Từ nghiên cứu đối sánh, bài viết đưa ra một số quan điểm trong việc

hoàn thiện hệ thống chính sách tự chủ đại học ở Việt Nam sau khi Luật 34 về sửa đổi

một số điều của luật giáo dục đại học chính thức đi vào cuộc sống từ 1/7/2019.

pdf16 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học: Nghiên cứu đối sánh giữa Trung Quốc và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn và quản lý nhân sự trong thẩm quyền của mình. Đây cũng là cách thức mà chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách để thực hiện quản trị bộ máy và nhân sự đối với cơ sở giáo dục đại học mà Chính phủ Việt Nam có thể tham khảo trong giai đoạn tới. Về tài chính, do nguồn ngân sách nhà nước không nhiều, thêm vào đó, quá trình thử nghiệm trao quyền tự chủ đối với 23 cơ sở giáo dục đại học cho thấy hiệu ứng tích cực từ việc các trường tự chủ trong chi thường xuyên, với những kết quả tích cực từ nguồn thu, từ phát triển chương trình đào tạo và cải thiện thu nhập, đời sống của giảng viên cũng như điều kiện giảng dạy đối với người học. Chúng tôi cho rằng, việc để người học tự chịu toàn bộ chi phí đào tạo, nhưng nhà nước có yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội về chính sách miễn giảm học phí, chính sách học bổng khuyến khích học tập đã đem đến những tích cực đáng ghi nhận trong sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học. Tuy nhiên, việc cắt toàn bộ chi đầu tư, chi thường xuyên đối với các trường/đại học nên cân nhắc kỹ lưỡng. Không cấp ngân sách đối với trường/đại học tự chủ đồng nghĩa với việc nhà trường hoàn toàn phải dùng học phí để trang trải chi phí đào tạo. Các khoản thu của cơ sở giáo dục đại học thí điểm thực hiện tự chủ không chỉ trang trải cho chi thường xuyên, mà còn đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ giảng dạy. Với khung học phí được quy định bởi Chính phủ, các trường tham gia thí điểm tự chủ đều đã gặt hái được những thành công nhất định. Tuy nhiên, để có thể tạo ra một hệ thống giáo dục đại học với có những cơ sở được xếp hạng trong top 200 thế giới theo tinh thần HERA; Nghị quyết 77 tỏ ra chưa thỏa đáng. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho hay, để xây dựng các đại học trọng điểm, các đại học được thế giới biết đến, các đại học đẳng cấp thế giới, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư hơn 70 tỷ NDT và tiếp tục đầu tư hơn một nữa con số này trong giai đoạn tới để thực hiện Worldclass 2.0 với mục tiêu song hạng nhất trong giai đoạn tới nhằm đưa Trung Quốc trở thành một cường quốc trong giáo dục đại học. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn được nhận kinh phí hỗ trợ đào tạo theo đầu sinh viên. 482 Với nguồn lực ngân sách và nhân lực hạn hẹp, Việt Nam không thể xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế theo cách thức mà Chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện, nhưng kinh nghiệm về xây dựng đại học được thế giới biết đến của Chính phủ Trung Quốc là bài học bổ ích đối với Việt Nam. Chính vì vậy, việc đầu tư tài chính để xây dựng hạ tầng phục vụ giảng dạy nghiên cứu, việc đầu tư tài chính để thu hút giảng viên quốc tế, hay Việt kiều trở thành giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng của nhà trường là cần thiết. Bên cạnh đó, những cơ sở giáo dục đại học được lựa chọn đầu tư trở thành đại học được thế giới biết đến nên nhận được kinh phí hỗ trợ đào tạo đối với người học từ phía nhà nước. Một khía cạnh nữa liên quan đến tài chính là việc đánh thuế đối với hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu của trường đại học. Nếu như kết quả nghiên cứu và công bố trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới theo hệ thống ISI, Scopus có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, đến xếp hạng đại học trên trường quốc tế thì hỗ trợ tài chính đối với những người tham gia nghiên cứu và có sản phẩm công bố quốc tế cũng sẽ tạo nên động lực hữu ích, thúc đẩy tinh thần của đội ngữ sư phạm nhà trường. Bên cạnh đó, thương mại hóa được kết quả nghiên cứu là một quá trình gian nan. Chính phủ Việt Nam nên ban hành chính sách theo hướng khuyến khích, hỗ trợ để tạo ra kết quả tích cực thay vì quan điểm cần nhận lại ngay vốn đầu tư khi sản phẩm được thương mại hóa như hiện nay. Thực chất quá trình thương mại hóa sản phẩm chịu rất nhiều rủi ro, khu vực tư nhân không muốn mạo hiểm với những dự án do cơ sở giáo dục đại học thực hiện. Tuy nhiên, việc tạo ra các sản phẩm công nghệ lại là ưu thế của các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học. Khi sản phẩm được nghiên cứu và chuyển đổi thành công để ứng dụng vào thực tiễn, lợi ích của nó đối với xã hội rất lớn và ngân sách nhà nước thu về thông qua thuế sẽ nhanh chóng bù đắp số tiền mà nhà nước đã đầu tư vào nghiên cứu rồi thực hiện thương mại hóa sản phẩm mà không cần phải tính đến chuyện thu hồi vốn đầu tư từ bán sản phẩm. Việc Chính phủ Trung Quốc xác định tỷ lệ phân chia 30% cho nhà trường còn 70% cho nhóm nghiên cứu nếu bán được sản phẩm ra thị trường là bài học đáng để Chính phủ Việt Nam xem xét học hỏi và ban hành chính sách trong giai đoạn tới. Về đào tạo và học thuật, nghiên cứu cấu trúc đào tạo đại học, sau đại học ở Trung Quốc cho thấy, tại các đại học hàng đầu quốc gia, tỷ lệ đào tạo sinh viên bậc đại học chiếm chỉ khoảng 50% tổng số sinh viên được đào tạo toàn trường. Số còn lại là cao học viên và nghiên cứu sinh. Trong bối cảnh của Việt Nam, tỷ lệ đào tạo sinh viên bậc đại học trong các cơ sở giáo dục đại học bình quân chiếm từ 80 đến 90% so với các bậc đào tạo của nhà trường như hiện nay. Khi tỷ lệ đào tạo sau đại học không cao, các giảng viên tập trung đào tạo bậc đại học và ít có thời gian nghiên cứu, công bố nghiên cứu trên các tạp chí uy tín toàn cầu, năng lực học thuật do đó không thể cập nhật và tiệm cận với nền giáo dục của các nước phát triển. Với định hướng tự chủ tài chính đang được áp dụng, các cơ sở giáo dục đại học đang nỗ lực mở rộng quy mô tuyển sinh bậc đại học nhằm đảm bảo nguyên tắc thu – chi. Việc tuyển sinh đào tạo sau đại học cũng hướng nhiều đến những ngành dễ tuyển sinh, ít phải đầu tư về khoa học công nghệ và phòng thí nghiệm, bởi chi phí đầu tư cao và ít thu hút được sự theo học của người học, dẫn đến rủi ro về thu hồi chi phí đầu tư. Điều này đang là một trong những trở ngại không nhỏ trong quá trình phátt triển trở thành đại học định hướng nghiên cứu. Chính vì vậy, để có thể cải thiện và gia tăng tỉ lệ tuyển sinh sau đại học, đặc biệt là đối với các ngành kỹ thuật thì phải có sự hỗ trợ từ phía nhà nước trong việc đầu 483 tư trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, để gánh nặng đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu giảng dạy không phải do nhà trường hoàn toàn chi trả, dựa trên phần lớn từ đóng góp của người học. Trừ khi giải quyết vướng mắc ban đầu về tài chính, những cơ sở giáo dục đại học có xu hướng phát triển thành đại học định hướng nghiên cứu mới khắc phục được chỉ tiêu về tỷ lệ tuyển sinh quy định trong Nghị quyết 99. Việc tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục trong bối cảnh mới cũng là vấn đề cần quan tâm xử lý khi sự nhìn nhận của xã hội với phương thức tuyển sinh hiện hành là tích cực, đặc biệt là từ những điều chỉnh trong tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Trong bối cảnh tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học có thể xây dựng phương án tuyển sinh riêng biệt, đặc thù. Tuy nhiên khi để các cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng phương án tuyển sinh, nhưng vẫn duy trì việc các cơ sở giáo dục đại học tham gia làm nhiệm vụ coi thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia như hiện tại thì sẽ làm tăng chi phí vận hành của nhà trường. Thêm vào đó, nếu để các cơ sở giáo dục đại học xây dựng phương án tuyển sinh riêng, có thể dẫn đến tình trạng tổ chức ôn luyện đầu vào; đâu đó lại nảy sinh các vấn đề xã hội phát sinh không mong muốn. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho hay, Kỳ thi GaoKao vẫn đang được sử dụng và Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng cường các biện pháp để đảm bảo công bằng của kỳ thi này, dù vẫn khuyến khích các địa phương xây dựng phương án mới, phù họp hơn cho tuyển sinh. Trong giai đoạn tới, đối với Việt Nam, để tăng tính tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong xét tuyển người học, bên cạnh quyền lựa chọn sử dụng kết quả Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trung học quốc gia, các cơ sở giáo dục đại học được chủ động xây dựng phương án xét tuyển chuẩn quốc tế (không trình phương án có tính yếu tố đặc thù để vận dụng cho tuyển sinh vào cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam). Sự tham gia làm nhiệm vụ trong thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia của các cơ sở giáo dục đại học vẫn nên được duy trì. Việc nâng cao năng lực học thuật của nhà trường cũng nên có sự hỗ trợ của chính phủ. Mặc dù thời gian vừa qua, các cơ sở giáo dục đại học đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm thúc đẩy các giảng viên cơ hữu, tham gia nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học thuộc hệ thống ISI/Scopus. Điều này cũng đã ghi nhận được những thay đổi tích cực theo hướng tiến bộ khi số nghiên cứu được công bố quốc tế của Việt Nam tăng mạnh theo thời gian. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa năng lực học thuật, sự chủ động của nhà khoa học, nhà trường là chưa đủ. Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo dù đã nhận thức được vấn đề này, đã triển khai nhiều biện pháp cứng rắn cũng như hỗ trợ đối với các nhà khoa học, mà gần đây nhất là tiêu chuẩn cứng để được xét công nhận chức danh phó giáo sư, giáo sự là phải có bài đăng trên tạp chí thuộc hệ thống ISI/Scopus; hay việc ban hành dự án SAHEP ... Các nhà khoa học khối ngành kinh tế đã có tín hiệu hưởng lợi khi tiểu dự án ‘Xây dựng Thư viện điện tư dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam – Chuyên sâu khối ngành kinh tế kinh doanh và quản lý’ được xác lập. Tuy nhiên, Chính phủ, Bộ Giáo dục cần đẩy nhanh quá trình đưa Dự án vào ứng dụng thực tiễn khi mà các nhà khoa học thuộc khối ngành này vẫn phải dùng các biện pháp khác nhau, để tiếp các ấn phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học quốc tế trong quá trình hoàn thiện công trình nghiên cứu để gửi đi duyệt đăng. Không tiếp cận được với các nghiên cứu được công bố trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI/Scopus sẽ thiếu luận cứ, tất yếu không có cơ hội đăng bài trên những tạp chí có uy tín toàn cầu, và do đó không thể nâng cao năng lực học thuật của cơ sở giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế. Về nhân sự, cùng với số lượng giảng viên bậc đại học tăng đều qua các năm, có sự tăng lên về số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ; tuy nhiên mục tiêu đề ra 484 trong đào tạo tiến sĩ chưa thực hiện được. Thiếu đội ngũ tiến sĩ các cơ sở giáo dục đại học khó có thể tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cao học, nghiên cứu sinh; cũng sẽ rất khó để thực hiện nghiên cứu khoa học, công bố nghiên cứu trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc hệ thống ISI, Scopus Thiếu đội ngũ khoa học thì khả năng nghiên cứu và thương mại hóa sản phẩm càng khó trở thành hiện thực. Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Quyết định 89/QĐ-TTg năm 2019 nhằm hỗ trợ toàn bộ học phí đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cơ sở giáo dục đại học theo học viên nghiên cưu sinh. Cơ chế chính sách hỗ trợ chỉ giải quyết được phần nào mong muốn tự nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Ngoại trừ Chính phủ ban hành quy định mới liên quan đến tuyển sinh giảng viên của nhà trường. Theo đó yêu cầu trong hợp đồng lao động có thời hạn được ký giữa nhà trường và người học phải có điều khoản sau bao lâu người lao động sẽ phải đăng ký theo học nghiên cứu sinh, và sau bao lâu sẽ hoàn thành khóa học, nhận bằng tiến sĩ. Khi đó mới ký hợp đồng không thời hạn với nhà trường và trở thành đội ngũ giảng viên cơ cơ hữu của nhà trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên ban hành chỉ thị yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học xây dựng lộ trình nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên; xác định lộ trình, và phương pháp thực hiện gia tăng tỷ lệ tiến sĩ của cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn tới. Nếu cơ sở giáo dục đại học nào không đẩy nhanh tiến độ sẽ bị sáp nhập trở thành trường thành viên của các cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện theo đúng lộ trình. Những vấn đề này dù mang tính chất hành chính, nhưng thực sự hữu ích bởi sẽ không thể thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đại học của quốc gia khi mà tỷ lệ tiến sĩ trong đào tạo đại học ở mức thấp (chưa bằng 1/3 so với tổng số giảng viên đứng lớp). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Don Anderson Richard Johnson (April 1998), University Autonomy in Twenty Countries, Centre for Continuing Education The Australian National University 2. Mai Ngọc Anh (2020) Quản lý nhà nước về giáo dục đại học: Kinh nghiệm của Trung Quốc và khuyến nghị đối với Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật 3. Nguyễn Đông Phong, Nguyễn Huy Nhựt (2013), Quản trị đại học và Mô hình cho khối trường kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8(18), tháng 01-02/2013 4. UNESCO (1992), Study on the desirability of preparing an international instrument on academic freedom, International Conference on academic freedom and university autonomy. 5. Anh Ngoc Mai, Ha Thi Hai Do, Cuong Ngoc Mai, Nui Dang Nguyen (2020): Models of university autonomy and their relevance to Vietnam, Journal of Asian Public Policy 6. Tapper, E., & Salter, B. (1995). The changing idea of university autonomy. Studies in Higher Education, 20(1), 59–71. https://doi.org/10.1080/03075079512331381800 7. Zgaga, P. (2007). Higher education in transition: Reconsiderations on higher education in Europe at the turn of the millennium. Umea University.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_dai_hoc_nghien_cuu_doi_sanh_giua_trung_quoc_va_viet_n.pdf
Tài liệu liên quan