Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên ngành: Vấn đề và giải pháp khuyến nghị

Hiện nay, tự chủ đại học công lập đã được bắt buộc tiến hành trong hệ thống

đại học công lập Việt Nam. Với hơn hai mươi năm chuẩn bị lộ trình, quá trình tự chủ

đại học hiện đã hoàn thiện khung pháp lý vận hành. Tuy nhiên, việc nảy sinh các vấn

đề phát sinh trong quá trình tự chủ như quản lý quỹ, quản lý dự án, sử dụng nhân lực,

vận hành trong thời điểm dịch bệnh đòi hỏi các giải pháp liên ngành, từ pháp luật cho

đến quản trị. Các giải pháp được khuyến nghị sẽ dừng ở phạm vi quyền hạn và nghĩa

vụ cấp ở những cấp khoa chuyên ngành trực thuộc (trong trường hợp cụ thể chúng tôi

lấy ví dụ là trong Khoa Hàng Hải) trong bối cảnh khó khăn đặc biệt do dịch bệnh gây

ra, dưới góc nhìn luật học giáo dục.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Tự chủ đại học công lập tại khoa chuyên ngành: Vấn đề và giải pháp khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
285 TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI KHOA CHUYÊN NGÀNH: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Đình Thúy Hường Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam Ngô Hồ Anh Khôi Trung Tâm UNESCO Khoa Học Nhân Văn và Cộng Đồng Nguyễn Mạnh Cường Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam Nguyễn Thành Lê Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam TÓM TẮT Hiện nay, tự chủ đại học công lập đã được bắt buộc tiến hành trong hệ thống đại học công lập Việt Nam. Với hơn hai mươi năm chuẩn bị lộ trình, quá trình tự chủ đại học hiện đã hoàn thiện khung pháp lý vận hành. Tuy nhiên, việc nảy sinh các vấn đề phát sinh trong quá trình tự chủ như quản lý quỹ, quản lý dự án, sử dụng nhân lực, vận hành trong thời điểm dịch bệnh đòi hỏi các giải pháp liên ngành, từ pháp luật cho đến quản trị. Các giải pháp được khuyến nghị sẽ dừng ở phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ cấp ở những cấp khoa chuyên ngành trực thuộc (trong trường hợp cụ thể chúng tôi lấy ví dụ là trong Khoa Hàng Hải) trong bối cảnh khó khăn đặc biệt do dịch bệnh gây ra, dưới góc nhìn luật học giáo dục. TỪ KHÓA: Quản lí quỹ, quản lí dự án, quản trị nhân lực, tự chủ đại học công, khoa Hàng hải, đại học Hàng hải Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kể từ khi Chính phủ đưa ra sáng kiến và thành lập các trường đại học Quốc gia vào năm 1994, vấn đề tự chủ đại học đã được đặt ra và cho đến thời điểm hiện tại, tự chủ đại học đã không còn là tương lai, nhiệm vụ chính trị. Đây là con đường mà tất cả các đại học công lập, vốn nhận ngân sách từ Nhà nước đang và sẽ phải trải qua. Tự chủ đại học là việc mà Hội đồng trường đại học sẽ có quyền quyết định hoàn toàn đối với mọi vấn đề quan trọng như quản trị, tài chính, kế hoạch phát triển, nhân sự của trường. Đánh đổi lấy tự chủ, phần ngang giá của quá trình này đó là sự cắt giảm kinh phí Nhà nước. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại phải tự chủ đã là một câu hỏi cổ điển trước những con số thống kê về tỉ lệ người lao động có trình độ cao ra trường thất nghiệp hay tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” khi nói về chất lượng đào tại. Vấn đề sẽ nằm ở việc có nên cắt giảm ngân sách từ Nhà nước cho các trường công lập nhằm thúc đẩy tự chủ. Câu trả lời phụ thuộc vào hoàn cảnh và đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo. Là một trong hai trường đại học duy nhất của Việt Nam (trong tổng số 05 trường đại học và cao đẳng của cả nước đào tạo nghề đi biển) được phép cấp bằng cử nhân các nghề đi biển, đại học Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải đã bước vào lộ trình tự chủ từ nhiều năm nay, đặc biệt kể từ tháng 01/2020 khi nguồn ngân sách hưởng từ phía Bộ Giao thông vận tải đã bị cắt giảm đáng kể. Với cương vị là khoa truyền thống đào tạo cử nhân điều khiển tàu biển và các chức danh quan trọng phục vụ vận tải đường biển, Khoa Hàng hải cũng như các đơn vị trực thuộc nằm trong một đại học công lập bị cắt giảm ngân sách đã gặp phải một số vấn đề khi triển khai tự 286 chủ và mạnh djan đề cập một số giải pháp phù hợp với pháp luật thực định, phù hợp với đặc điểm phát triển để cố gắng không bị thụt lùi trong cơn lốc tự chủ và cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Trước đó, một nghiên cứu của nhóm chúng tôi nêu khảo sát những nhân tố tích cực của việc tự chủ trong giáo dục đã được công bố trong tạp chí IJIET (International Journal of Information and Education Technology) [1] của Singapour; một nghiên cứu khác của nhóm chúng tôi nêu lên một số khó khăn căn bản của vấn đề này trong hội thảo giáo dục của viện IAMES (Institute for Africa and Middle East Studies) [2]; hai công bố khác của nhóm chúng tôi liên quan đến việc tự chủ giáo dục dưới mô hình kết hợp doanh nghiệp trong một hội thảo của Saigon Times Magazine [6], [7]. Trong bài này, chúng tôi muốn khảo sát kỹ lưỡng những vấn đề còn lại thuộc về giải pháp kỹ thuật trong hoạch định tự chủ ở cấp bên dưới (cấp Khoa hay cấp Ban), chủ yếu lấy ví dụ từ thực tiễn ở Khoa Hàng Hải của chúng tôi. 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GẶP PHẢI KHI TIẾN HÀNH TỰ CHỦ Ở CẤP KHOA Cũng giống như các khối ngành khác, vấn đề của các trường đại học công nói chung và đại học Hàng hải nói riêng khi tự chủ đó là nhóm các vấn đề tài chính, định hướng phát triển và quản trị nhân lực. 2.1. Vấn đề về quản lí quỹ Bài toán kinh tế là bài toán đau đầu và xuất hiện ngay trước mặt khi ngân sách Nhà nước dành cho đại học công bị cắt giảm hoặc thậm chí là bị rút đi toàn bộ. Một trường đại học dù công hay tư cũng sẽ có các nguồn thu chủ yếu từ học phí đọc định kì của sinh viên, học viên các cấp học, nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học được đưa vào ứng dụng (thù lao cho quá trình chuyển giao sáng chế, giải pháp kĩ thuật), nguồn thu từ các hoạt động kinh tế hợp pháp của nhà trường (cho thuê mặt bằng, xuất bản, in ấn, hay tìm kiếm lợi nhuận từ việc thành lập công ty...). Trong giai đoạn đầu chuẩn bị khi ngay cả khung pháp lý chưa được kiện toàn, việc cắt giảm ngân sách Nhà nước được giải quyết bằng cách thu hút càng đông số lượng người học càng tốt. Điều này dẫn đến tình trạng bùng nổ của việc xin mở thêm mã ngành, khoa mới đi xa hoàn toàn với định hướng ban đầu của trường đại học. Đồng thời là việc hạ điểm chuẩn xét tuyển, mở rộng các hình thức xét tuyển khiến cho chất lượng đầu vào không đảm bảo. Mở rộng quy mô giảng dạy và số lượng người học không thực sự đi vào trọng tâm của vấn đề tự chủ. Rõ ràng khi ngân sách cấp bị cắt giảm, các trường đại học công có sự lúng túng trước hết về mặt pháp lý với câu hỏi thường trực về tính hợp pháp của các hoạt động tài chính như: chi phí và hoạt động cho tổ chức gây quỹ, chứng nhận gây quỹ (ảnh hưởng đến thủ tục miễn thuế doanh nghiệp), quản lí và kiểm toán quỹ so với Luật thu chi ngân sách nhà nước, luật doanh nghiệp và quy chế chi tiêu nội bộ. Việc thu hút nguồn đóng góp từ xã hội không phải là một bài toán quá khó nếu chất lượng giáo dục được đảm bảo, tỉ lệ học viên có việc làm sau ra trường và mức thu nhập cao được ghi nhận, đặc biệt nếu ngành đào tạo của trường là ngành đặc thù gần như độc quyền. 2.2. Lúng túng khi thành lập Hội đồng trường Thành phần, cách thức tổ chức ra cơ quan có quyền hoạch định chính sách phát triển trường đại học là Hội đồng trường đã được nêu chi tiết theo Luật giáo dục đại học. Tuy nhiên, thay vì được định hướng từ các cấp lãnh đạo như trước đây, trường đại 287 học công lập đứng trước cơ hội tự quyết định vận mệnh của chính mình. Hội đồng trường chính là một Quốc hội thu nhỏ nơi đại biểu cho tiếng nói của nhà quản lí, giảng viên, doanh nghiệp và người học. Hiệu trưởng được làm gì và Hội đồng trường nên kế thừa và xử lí các công việc mới như thế nào vẫn là một toán tìm lời giải thấu đáo. 2.3. Vấn đề quản trị nguồn nhân lực Nhà trường được tự chủ có thể dưa ra các mức lương khác nhau giữ chân người tài hay vẫn sử dụng hệ số và bậc lương truyền thống nhất là trong bối cảnh bị cắt giảm ngân sách? Dự toán ngân sách thuộc về quyền hạn của Hội đồng trường còn thực hiện là nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng trong khi tất cả các thành viên của Hội đồng trường đều có mặt của các thành viên ban giám hiệu...? Việc cắt giảm các ngành đào tạo không hiệu quả sẽ dẫn tới hệ luỵ về thất nghiệp và tái cấu trúc nhân sự đại học khiến cho những bất ổn và lo lắng cống hiến của người lao động dao động không ngừng trong cuộc cạnh tranh trường công- trường tư, bỏ trường - ra ngoài làm. 3. CÁC GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ TIẾN HÀNH TỰ CHỦ Ở ĐƠN VỊ Thuộc một trong số ít các trường đại học được cấp bằng cử nhân đại học cho các nghề đi biển tại Việt Nam và là cơ sở đào tạo đại học duy nhất tại miền bắc cho ngành điều khiển tàu biển và các chức danh thuộc định biên hàng hải (sĩ quan, thuyền phó 3,2,1; thuyền trưởng theo các quy chuẩn của tổ chức hàng hải quốc tế IMO và Cục Hàng hải, Bộ Giao thông vận tải), khoa Hàng hải thuộc đại học Hàng hải Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc triển khai tự chủ đào tạo và có những giải pháp khuyến nghị như sau: 3.1. Giải pháp cho vấn đề tài chính 3.1.1 Đảm bảo tính hợp pháp của các hoạt động xã hội hoá giáo dục Trong điều kiện bình thường, các khoa, các trường “nhìn nhau mà làm” để tránh cô độc trong các họt động tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý trong bối csrnh kinh phí hạn hẹp. Cẩn trọng hơn, các đơn vị có thể tham vấn luật sư, kiểm tosn để chắc chắn cho hoạt động có tính nhạy cảm cao như gây quỹ. Họat động gây quỹ trên thực tế không hề bị bài xích. Ngược lại, trong ... Có một điều may mắn cho Khoa Hàng hải là tồn tại từ năm 2017 cho đến nay, Trung tâm tư vấn luật hàng hải phụ trách các vấn đề pháp lý cho tòan trường nói chung và các hoạt động của Khoa nói riêng, quy tụ nhiều chuyên gia đa ngành trong lĩnh vực pháp lý và hàng hải. 3.1.2. Linh hoạt hoạt động giảng dạy và chương trình đào tạo Để đào tạo ngành đi biển, thực hành là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên với một số môn có thể triển khai giảng dạy trực tuyến, đặc biệt trong bối cảnh gĩan cách xã hội, Khoa Hàng hải đã sáng tạo, lựa chọn giảng dạy online và công nhận kết quả giảng dạy elearning ngang hàng với hình thức giảng dạy truyền thống như điều ... Sự khuyến khích này làm giảm chi phí mặt bằng, chi phí hỗ trợ đi lại cho cả người học lẫn giảng viên. Chương trình đào tạo được cập nhất từng năm một theo hướng sát với năng lực của người học và nhu cầu xã hội. Những cựu sinh viên cũ, nay thành chủ hãng tàu, đại lý tàu biển và hoạt động các ngành dịch vụ hàng hải khác chính là nguồn ủng hộ, tham 288 vấn quan trọng đồng thời cũng là nơi cam kết đầu ra việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp. 3.1.3. Đảm bảo nguồn gây quỹ Thực tế hai đợt giãn cách xã hội đã chứng minh dù có nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng thậm chí đóng băng, chính phủ các nước vẫn luôn giữ cho các cảng thương mại hoạt động và lao động hàng hải di chuyển ở mức tối đa sau khi đáp ứng đủ các yêu cầu cách ly y tế. Điều này càng khẳng định nhu cầu lao động hàng hải luôn ở mức cao và nếu trường đại học làm tốt được khâu đào tạo, các doanh nghiệp sẽ luôn đứng về phía cơ sở đào tạo. 3.2. Giải pháp về hoạch định chính sách Pháp luật đã làm hết khả năng cho phép của mình là hoạch định nên khung phát triển cho quá trình tự chủ, thành lập Hội đồng trường. Bản thân một khoa cũng chỉ có nhiều nhất từ 1-2 đại diện hoặc thậm chí không có. Chắc chắn sẽ có nhiều lúng túng và cả sai lầm khi vận hành theo cơ chế mới, tuy nhiên quả thực có hàng nghìn con đường dẫn tới thành công và không có mẫu số chung nào cho từng trường đại học dù là công lập hay tư thục. 3.3. Giải pháp quản trị nguồn nhân lực Khi ngân sách cắt giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới đồng lương người lao động được trả. Một khi tâm lí bị ảnh hưởng và dao động, nếu không phải thực sự đam mê với nghề, sẽ có hàng loại đơn nghỉ việc xuất hiện. Ngược lại với những ngành đào tạo không có người học, bài toán hỗ trợ việc làm sau thất nghiệp sẽ lại làm gánh nặng. Câu chuyện tái cấu trúc trường đại học khác xa với tái cấu trúc dónh nghiệp, bán nợ xấu, quản lí tài sản. Điều quan trọng là trường đại học nên xác định rõ thế mạnh truyền thống của mình để phát huy sáng tạo thay vì xác nhập hay tách bỏ. Bên cạnh đào tạo nghề đi biển là điều khiển tàu biển, Khoa Hàng hải thuộc trường đại học Hàng hải Việt Nam còn có các ngành phụ trợ phái sinh quan trọng là quản lí hàng hải và luật hàng hải. 4. KẾT LUẬN Tóm lại, tự chủ đại học chính là bước chuẩn bị cho một xã hội chuyên nghiệp hoá các ngành nghề. Và muốn làm được tự chủ, muốn đứng vững trong thị trường giáo dục cần phải xác định rõ các thế mạnh và định hướng của cơ sở đào tạo theo cách trả lời chính xác các câu hỏi W (What – Thế mạnh được biết đến của trường; Who – trường đại học sẽ phục vụ đối tượng nào; When , Where – Chỗ đứng của ngôi trường trên các bảng xếp hạng cạnh tranh trong các mốc xác định và How – Làm thế nào để thực hiện các mục tiêu trên, những phân tích và khuyến nghị về cách xác định và phương pháp thực hiện nêu trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dinh-Thuy-Huong Nguyen, Ngo-Ho Anh-Khoi, and Thi-Thuy Tran, "The Positive Effects of University Autonomy on e-Learning under the Circumstances of Public Universities in Vietnam," International Journal of Information and 289 Education Technology vol. 10, no. 8, pp. 622-626, 2020. doi: 10.18178/ijiet.2020.10.8.1434 [2]. Dinh-Thuy-Huong Nguyen, Ngo-Ho Anh-Khoi et al., “Face to autonomy of university and employment demand: a case study for vietnamese university”, International Proceedings of The impact of education development policy on economic growth and sustainable development: sharing experiences between Vietnam and Africa -middle east regios countries, Institute for Africa and Middle East Studies(IAMES), pp.198, 2019. [3]. DO, Nguyễn Trọng; LẬP, Ngô Tự. Diversification of Higher Education in Vietnam: Experiences in International Cooperation and Financial Autonomy at the VNU-International School. VNU Journal of Science: Education Research, [S.l.], v. 32, n. 1, mar. 2016. ISSN 2588-1159. [4]. Bimco, Manpower report, The global supply and demand for seafarers in 2015. [5]. General statistics office, Report on labor force survey, Quarter 1, 2018. [6] Anh Khoi Ngo Ho, Ngoc Truc Linh Tran, Duy Khang Tran, Cooperation of Educational Institutions and Enterprises: Experience from Republic of France, National Conference on Developing the Enterprise Model in University, Can Tho City, Vietnam, 2020. [7] Anh Khoi Ngo Ho, Hoang Minh Dang, Thi Thuy Tran, Cooperation of Educational Institutions and Enterprises in the View of Government Role: Experience of United Kingdom, National Conference on Developing the Enterprise Model in University, Can Tho City, Vietnam, 2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_chu_dai_hoc_cong_lap_tai_khoa_chuyen_nganh_van_de_va_giai.pdf
Tài liệu liên quan