Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong kiến Việt Nam

Qua nội dung, lời văn trình bày của Từ điển Bách khoa Việt Nam ta thấy, có vẻ như việc Quốc triều hình luật được “khởi thảo” từ những năm đầu của triều Lê và điều đó có ý nghĩa quyết định để xác định niên đại của nó. Đây thực sự là một sự hiểu lầm đáng tiếc, nhất là khi nó lại được đưa ra tại Từ điển bách khoa Việt Nam làm căn cứ cho sự phân vân về niên đại của Bộ luật vốn quan trọng, tiêu biểu như Quốc triều hình luật. Vấn đề duy nhất có ý nghĩa quyết định để xác định niên đại của Bộ luật này phải là việc nó chính thức được đời vua nào của triều đại Lê thông qua.

 

Ở đây, các tác giả của Từ điển bách khoa Việt Nam đã không phát hiện một sự hiểu nhầm lớn vì không phân biệt hai khái niệm: văn bản đơn hành và văn bản pháp điển hoá, nhất là bộ luật. Thật ra, nên hiểu mỗi vị vua nhà Lê, nhất là ngay từ những ngày mở đầu triều đại như Lê Thái Tổ hoặc các vị vua sau - Thái Tông, Nhân Tông trong trị vì, điều hành công việc triều đình đều tất yếu phải ban hành nhiều luật, lệnh, chỉ. Nếu vị vua nào chủ trương xây dựng một văn bản pháp luật quy mô liên quan đến nhiều lĩnh vực, có tính tổng quát, thì đương nhiên, việc xây dựng dự án luật có tính tổng hợp bao quát không thực hiện trên một khoảng đất trống mà trên cơ sở san định tất cả các văn bản được các đời vua trước ban hành, thu hút những quy định, điều luật, có khi cả từng chương, mục vào dự án luật mới. Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của hoạt động pháp điển hoá.

 

docx12 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Truyền thống pháp điển hoá qua các triều đại phong kiến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc nó chính thức được đời vua nào của triều đại Lê thông qua. Ở đây, các tác giả của Từ điển bách khoa Việt Nam đã không phát hiện một sự hiểu nhầm lớn vì không phân biệt hai khái niệm: văn bản đơn hành và văn bản pháp điển hoá, nhất là bộ luật. Thật ra, nên hiểu mỗi vị vua nhà Lê, nhất là ngay từ những ngày mở đầu triều đại như Lê Thái Tổ hoặc các vị vua sau - Thái Tông, Nhân Tông trong trị vì, điều hành công việc triều đình đều tất yếu phải ban hành nhiều luật, lệnh, chỉ. Nếu vị vua nào chủ trương xây dựng một văn bản pháp luật quy mô liên quan đến nhiều lĩnh vực, có tính tổng quát, thì đương nhiên, việc xây dựng dự án luật có tính tổng hợp bao quát không thực hiện trên một khoảng đất trống mà trên cơ sở san định tất cả các văn bản được các đời vua trước ban hành, thu hút những quy định, điều luật, có khi cả từng chương, mục vào dự án luật mới. Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của hoạt động pháp điển hoá. Có lẽ, đây chính là điểm cơ bản để các ý kiến vẫn còn khác nhau khi đề cập đến niên đại của Quốc triều hình luật vì có nhiều băn khoăn rằng, không thể nói đến việc Quốc triều hình luật được ban hành trong triều vua Lê Thánh Tông trị vì, nhất là ở thời kỳ nhà vua lấy niên hiệu Hồng Đức (1460 – 1497) và như Vũ Văn Mẫu khẳng định: “và phần chắc chắn là vào những năm cuối cùng của niên hiệu Hồng Đức” [26] chỉ với một lý do đơn giản: xét theo nội dung của nhiều quy định của Quốc triều hình luật mà Vũ Thị Nga đã có công chọn lọc [27] thì xuất xứ là từ những văn bản pháp luật của đời vua trước - Lê Thái Tổ và trong cả đời vua sau - Thái Tông, Nhân Tông. Đây là một sự hiểu lầm lớn. Bộ luật dân sự đầu tiên của nước ta - Bộ luật Dân sự năm 1995 - không phải là sản phẩm chỉ của Quốc hội khóa IX mà nó là kết quả của cả quá trình “quy định, tham chiếu” các văn bản pháp luật của 8 khoá Quốc hội trước đó, từ khoá I đến khoá VIII. Nhưng không vì thế mà không định được niên đại của Bộ luật Dân sự đầu tiên vì Bộ luật được ban hành tháng 10/1995 là Bộ luật Dân sự năm 1995, ít ra để phân biệt với Bộ luật Dân sự được Quốc hội khoá XI thông qua năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995. Trở lại với Bộ luật nhà Lê. Không những trên thực tế và hầu hết các ý kiến dù có khác nhau về niên đại của Bộ luật thì cũng đều thống nhất trong nhận định rằng Bộ luật được nhiều đời vua bằng hoạt động lập pháp của mình mà sáng tạo nên. Nhưng đó chỉ là cách nói không chính thức vì với tên gọi ”Quốc triều hình luật”với tư cách là một văn bản pháp luật hoàn chỉnh thì chỉ được ban hành vào một đời vua. Đó là đời vua nào, xét một cách khách quan, có thể có căn cứ để khẳng định danh tính của vị vua đó không? Tên gọi “Luật Hồng Đức” hoặc Bộ luật Hồng Đức đi vào sử sách đến nay, ít nhất đã vài ba trăm năm và không phải mãi đến thời cận, hiện đại mới được đặt ra. Cho đến nay, biết được tên gọi Bộ luật Hồng Đức với tư cách Bộ luật nhà Lê, tên gọi thay thế cho Quốc triều hình luật là nhờ ở Phan Huy Chú trong “Hình luật chí” thuộc Lịch triều hiến chương loại chí và cả trong “Văn tịch chí” của Bộ bách khoa này. Quyển XXXIII nói về “Đại cương việc sửa định luật lệ qua các đời Lý, Trần, Lê” nhưng về pháp luật đời Lý, đời Trần chỉ dành 3-4 dòng để nói, tuy cũng có ý tích cực, nhưng nhận xét chung rằng, pháp luật đời Lý, đời Trần “đều chưa gọi là phép hay được” [28] để chuyển qua nói đến luật nhà Lê. Đến khi nhà Lê dựng nghiệp, mới sửa định lại một nhận định đánh giá có tính chất chung khái quát về Luật nhà Lê để rồi đi ngay vào nói đến pháp luật đời Hồng Đức. “Hình luật đời Hồng Đức tham dụng các đời Tuỳ, Đường, xử trí có những điều nhất định, nặng nhẹ có những mức các đời tuân theo dùng làm phép sẵn, dù các điều mục lặt vặt có thêm bớt, nhưng đại cương chế độ bao giờ cũng đều theo đó, thật là cái mẫu mực để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân. Nay thử khảo xem, hình pháp thì nặng nhẹ có 5 bậc, luật văn thì có hơn 700 điều” [29]. Dõi theo các đánh giá, nhận định về luật pháp nhà Lê, có thể dễ dàng nhận ra rằng Phan Huy Chú đang trực tiếp bàn đến Quốc triều hình luật, nhưng họ Phan không theo cách gọi đó mà nói rất cụ thể: Hình luật đời Hồng Đức, cũng tức là Luật Hồng Đức. Hơn nữa, đi vào nội dung đoạn cuối phần mở đầu này, sẽ thấy Phan Huy Chú dành “Hình luật chí” của mình để trực tiếp xem xét, khảo lược Luật Hồng Đức và được trình bày trong 5 quyển còn lại, từ quyển XXXIV đến quyển XXXVIII. Phan Huy Chú sinh năm 1782, vào những năm cuối triều Lê. Khi ông lớn lên, nhà Lê không còn. Nhưng một triều đại tồn tại 360 năm với những công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và những triều vua dẫn dắt đất nước đến những năm thịnh trị, nhất là gần 40 năm trị vì của đời vua Lê Thánh Tông, chắc chắn thời đại đó đã để lại trong nhận thức, tâm lý xã hội với những dấu ấn sâu đậm, nhất là về mặt tinh thần, trong đó có đời sống pháp luật và một người có hiểu biết uyên bác sâu rộng về mọi mặt đời sống xã hội để viết nên Bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam [30]. Lịch triều hiến chương loại chí, trong đó cóHình luật chí có những nhận định và cả những thông tin về Bộ luật nhà Lê mà Phan Huy Chú gọi Hình luật đời Hồng Đức là đáng tin cậy. Cùng thời với Phan Huy Chú, ông vua đầu tiên của triều Nguyễn - Gia Long nhận thức ra vai trò, ý nghĩa của pháp luật theo cách hiểu riêng, đã lệnh cho đình thần biên soạn một bộ luật với sự chỉ đạo: giở xem hình luật của các triều đại trước của nước Việt ta, mỗi triều đại thành lập từ Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng cho mỗi triều đại, mà đầy đủ hơn cả Bộ luật Hồng Đức (đời Lê). Đồng thời, trong chỉ lệnh của mình, Gia Long còn đề cập đến các triều đại phương Bắc, pháp luật của các triều đại đó, và có nói rõ: mỗi triều đại các sách về luật đều có sửa đổi mà đầy đủ nhất là luật triều đại Thanh. Thế nên, ta ra lịnh cho triều thần lấy luật của các triều đại nước ta làm căn bản, tham chiếu Luật Hồng Đức và Luật Thanh triều, rút lấy, thêm bớt, cân nhắc, biên tập thành Bộ luật tiện dụng [31]. Gia Long, khi nhận xét về pháp chế nói chung của các triều đại trước đều chỉ cụ thể, đích danh rằng Lý, Trần, Lê đều có pháp chế riêng của triều đại mình, nhưng khi đặt ra việc tham chiếu thì không còn nói chung chung về các triều nữa mà chỉ đích danh Bộ luật Hồng Đức và xem đó là bộ luật đầy đủ nhất. Như vậy, Hồng Đức đã trở thành danh xưng một cách tự nhiên của Bộ luật và Gia Long nói đến Bộ luật Hồng Đức cũng rất tự nhiên, có vẻ đương nhiên. Luật Hồng Đức đã đi vào tiềm thức chung của nhà vua như văn bản chính thức của một triều đại - triều đại nhà Lê. Tất cả điều đó nói lên tính cách đặc biệt của Quốc triều hình luật nhà Lê - gắn bó sâu sắc với niên hiệu của ông vua đã ban hành nó. Cũng phải nói thêm, cũng có ý kiến băn khoăn: rất có thể Quốc triều hình luật đã ra đời ngay từ đời vua Lê Thái Tổ và vì vậy, lấy niên hiệu của vị vua hậu duệ, đời thứ tư gắn cho Bộ luật có được và có nên không? Nếu thực sự Quốc triều hình luật ra đời trong thời kỳ vua đầu triều nhà Lê trị vì thì, có thể hình dung dù đời vua Lê Thánh Tông thịnh trị và được yêu mến đến đâu cũng không thể nào làm điều “phạm thượng” kỳ quặc đó. Có thể khẳng định, Quốc triều hình luật ra đời muộn hơn và khả thi nhất là trong đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức với công đóng góp to lớn của Thánh Tông. Sự ghi nhận của Nguyễn Văn Thành, tổng tài nhân biên soạn Hoàng Việt luật lệ cũng chứng tỏ việc gọiQuốc triều hình luật - Bộ luật tiêu biểu của nhà Lê bằng tên gọi Luật Hồng Đức là rất thông dụng và có sự kính trọng, suy tôn: “Nước ta, trong các triều đại trị vì từ trước tới nay thì triều đại nào cũng có đầy đủ pháp luật. Các bộ luật ấy vẫn tham chiếu theo Bộ Luật Hồng Đức vì những điều luật trong Bộ luật ấy gọn rõ, văn lại giản lược, phân minh, dễ hiểu" [32]. Nói gọn lại, Quốc triều hình luật không ngẫu nhiên được các thế hệ trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc gọi bằng tên Bộ luật Hồng Đức. Đó là một thực tế lịch sử, có thể nói, đã vượt thời gian, không gian. Nhiều thế hệ sau, tại chốn đô hội, cao trọng cũng như chốn quê dân dã, khi nghe nói đến luật triều Lê, người ta nghĩ ngay, liên tưởng đến Luật Hồng Đức một cách tự nhiên, với sự tự hào. Nên chăng, đã đến lúc cần khẳng định Quốc triều hình luật - Bộ luật nhà Lê, thành quả hoạt động lập pháp của cả triều đại nhà Lê, nhất là của 4 vua thời Lê sơ chỉ có thể ra đời thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức và tên luật - Luật Hồng Đức - ra đời ít nhất 3, 4 thế kỷ nay là một hiện thực lịch sử khách quan./. =========================== CHÚ THÍCH [1] Lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, năm 1971, tr. 151, 152. [2] Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tập III, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình Luật chí, Nxb. Sử học, 1961, tr. 95. [3] Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Văn hóa - thông tin, năm 2004, tr. 303. [4] Chu Phát Tăng, Từ điển lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc, Nxb Trẻ, tr. 224. [5] Phan Huy Chú, sđd, tr. 94. [6] Phan Huy Chú, sđd, tr. 96. [7] Phan Huy Chú, sđd, tr. 96. [8] Phan Huy Chú, sđd, tr. 94. [9] Cao Văn Liên, Pháp luật các triều đại Việt Nam và thế giới, Nxb Thanh niên, tr. 187. [10] Đào Văn Tập, Từ điển Việt Nam phổ thông, Nhà sách Vĩnh - Bảo, Sài Gòn, 1951, tr. 525. [11] Hoàng Phê, (chủ biên) Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, 1998, tr. 874. [12] Đào Duy Anh, Hán Việt Từ điển, Nxb Khoa học xã hội, năm 1992, tr. 183 [13] Đào Văn Tập, sđd, tr. 564 [14] Phan Huy Chú, sđd, tr. 284. [15] Phan Huy Chú, sđd, tr. 95. [16] Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa, tập 2, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 303. [17] Từ điển Bách khoa Việt Nam, sđd, tập 2, tr. 303. [18] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, tr. 466. [19] Đinh Gia Trinh, Sơ thảo lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, H. 1968, tr. 155-156. [20] Quốc triều hình luật, Nxb. Pháp lý, H. 1992, tr. 14. [21] TS. Lê Thị Sơn (chủ biên), Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, Nxb. Khoa học xã hội, 2004, tr. 46. [22] Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái niệm, tr. 236. [23] Hầu Văn Liêm, Dân luật nhập môn, q. 1, 1972, tr. 143. [24] Theo Đại Việt thông sử ký, tr. 71, 79. [25] Nguyễn Quốc Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (tìm hiểu Luật Gia Long), Nxb. Văn hóa - thông tin, 2002, tr. 167. [26] Vũ Văn Mẫu, sđd, tr. 237. [27] Lê Thị Sơn, Quốc triều hình luật - lịch sử hình thành, nội dung và giá trị, sđd, tr. 46-47. [28] Phan Huy Chú, sđd, tr. 95. [29] Phan Huy Chú, sđd, tr. 95. [30] Từ điển Văn học (bộ mới), Nxb. Thế giới, 2003, tr. 1385. [31] Nguyễn Quốc Thắng, sđd, tr. 213. [32] Nguyễn Quốc Thắng, sđd, tr. 213.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxyudtgosuigajeioygpagd9oua0ewigiw (20).docx