Truyền kỳ đường

Truyền kỳ” có nghĩa là truyền đi một sự lạ.

Theo Lỗ Tấn, “hai chữ truyền kỳ thời bấy giờ (thời Đường) thực ra là ngụ ý chê cười , những người làm văn cổ rất miệt thị, mỉa mai lối văn này.”

 

ppt27 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Truyền kỳ đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Truyền kỳ” có nghĩa là truyền đi một sự lạ. Theo Lỗ Tấn, “hai chữ truyền kỳ thời bấy giờ (thời Đường) thực ra là ngụ ý chê cười, những người làm văn cổ rất miệt thị, mỉa mai lối văn này.”ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỆN TRUYỀN KỲLoại tiểu thuyết này ra đời và phát triển trên cơ sở tiểu thuyết chí quái chí nhân, nhưng khác với chí quái chí nhân ở chỗ tác giả truyền kỳ sử dụng “hư bút” một cách hoàn toàn chủ động, có ý thức.Nếu công việc chủ yếu của tiểu thuyết chí quái chí nhân là biên chép nhằm lưu lại cho đời một chuyện lạ có ý nghĩa răn khuyên, thì công việc chủ yếu của truyền kỳ lại là “sáng tác”, mượn câu chuyện hiếm thấy để gửi gắm tâm sự người cầm bút.Cái “kỳ” là dấu hiệu đặc trưng của tiểu thuyết truyền kỳ. Đó vừa là nội dung, thủ pháp nghệ thuật, vừa là tư tưởng.Truyện truyền kỳ gắn bó chặt chẽ với quá trình đô thị hóa và tầng lớp thị dân.Rất chú trọng đến những giá trị của đời sống thế tục, đến những vấn đề thuộc nhân tính, “bản năng”Tường thuật uyển chuyển, lời văn hoa mỹ.“Lát sau, gió đẹp mây lành, chan hòa đầm ấm, cờ tiết rung rinh, nhạc thiều réo rắt, muôn vạn hồng trang, nói cười ríu rít” (“Liễu Nghị truyện”)“Ngày xuân lần lữa, lòng dạ bâng khuâng. Từ buổi thấy nhau, đêm ngày mộng mị. Lòng son vằng vặc, thề sẽ chu toàn Dung nhan như băng tuyết dẫu hao gầy, hương thơm như lan huệ vẫn sực nức” (“Truyện Phi Yến”)MÔ HÌNH BỐ CỤCHầu như giữ dạng ban đầu của thể loại tự sự: thần thoại và cổ tích dân gian. Bố cục của truyền kỳ đường, do vậy, đơn giản, ngắn gọn và đồng dạng một khuôn mẫu.Khung cốt truyện gồm ba phần: _ Mở đầu giới thiệu về nhân vật (quê quán, phẩm chất, đức hạnh) _ Phần trung tâm kể về những cuộc kỳ ngộ. _ Phần kết tác giả ghi lý do kể chuyện, lý do lưu truyền. 李娃传“Khiên Quốc phu nhân Lý Oa, là một xướng nữ đất Trường An, tiết hạnh cao quý, đáng ca ngợi”Cuộc gặp gỡ giữa Lý Oa và Dương Sinh.“Năm Trinh Nguyên tôi cùng Công Tá nói chuyện về phẩm chất trinh liệt tiết tháo của phụ nữ, mới kể lại chuyện của Khiên Quốc phu nhân. Công Tá chăm chú lắng nghe, mới bảo tôi viết truyện về bà. Tôi liền cầm bút nhúng mực ghi lại.”CÁC MOTIP TRONG TRUYỀN KỲ ĐƯỜNG1) Motip hôn nhân khác thườngNgười lấy tiên (“Liễu Nghị truyện”)Người chung sống với hồn phách.Người chung sống với tinh loài vật, hồn cây cỏ (“Bạch xà truyện”).《柳毅传》原题《洞庭灵姻传》 2) Motip nhập mộngThể hiện cái nhìn đột phá về không gian.Lư sinh: “Ôi cái đường vinh nhục, cái vận cùng đạt, cái lẽ được mất, cái tình tử sinh, nay tôi đã hiểu cả rồi. Bằng cách này, tiên sinh đã xóa lấp dục vọng của tôi. Kẻ này dám đâu chẳng lãnh giáo.”3) Motip biến hìnhHÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN KỲ ĐƯỜNG1Hình tượng những người kỹ nữ si tình2Hình tượng những tiểu thư khuê các 3Hình tượng những người nô tỳ, tỳ thiếp 4 Hình tượng những người phụ nữ thần kỳ 5 Hình tượng cung phi trong cung cấm 6 Hình tượng những nhân vật nữ hiệp NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬTTính cách nhân vật rõ ràngMiêu tả ngoại hình và tâm lý nhân vật hết sức tinh tế.Tính cách và tâm lý nhân vật có sự phát triển, có điểm nhấn, có mâu thuẫn chứ không chỉ một chiều.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • ppttruyen_ky_duong_3233.ppt
Tài liệu liên quan