Trường phái cổ điển với các mô hình tăng trưởng của David Ricardo, tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas), Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes (mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar)

Trong lịch sử phỏt triển của mỡnh nền kinh tế đó chuyển mỡnh qua rất nhiều các giai đoạn khỏc nhau và ứng mỗi giai đoạn đó hỡnh thành cỏc lý thuyết và mụ hỡnh kinh tế đặc trưng tương ứng. Cỏc lý thuyết và mụ hỡnh đó đó cú vai trũ quan trọng diễn tả những quan điểm cơ bản nhất về sự phỏt triển kinh tế qua cỏc thời kỡ thụng qua cỏc biến số kinh tế và mối liờn hệ giữa chỳng. Và trải qua cỏc thời kỡ khỏc nhau cỏc lý thuyết và mụ hỡnh kinh tế này cũng khụng ngừng phỏt triển và hoàn thiện dựa trờn cơ sở kế thừa và phỏt triển cỏc lý thuyết và mụ hỡnh trước nó để phự hợp với sự phỏt triển của nền kinh tế. Dưới đây là một số mụ hỡnh tăng trưởng kinh tế với những quan điểm về yếu tố nguồn lực và tác động của chỳng tới tăng trưởng kinh tế.

 

doc9 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Trường phái cổ điển với các mô hình tăng trưởng của David Ricardo, tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas), Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes (mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường phái cổ điển với các mô hình tăng trưởng của David Ricardo, tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas), Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes ( mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar ), Mô hình tăng trưởng của Solow, Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson Trong lịch sử phát triển của mình nền kinh tế đã chuyển mình qua rất nhiều các giai đoạn khác nhau và ứng mỗi giai đoạn đó hình thành các lý thuyết và mô hình kinh tế đặc trưng tương ứng. Các lý thuyết và mô hình đó đã có vai trò quan trọng diễn tả những quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế qua các thời kì thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng. Và trải qua các thời kì khác nhau các lý thuyết và mô hình kinh tế này cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện dựa trên cơ sở kế thừa và phát triển các lý thuyết và mô hình trước nó để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Dưới đây là một số mô hình tăng trưởng kinh tế với những quan điểm về yếu tố nguồn lực và tác động của chúng tới tăng trưởng kinh tế. 1. Trường phái cổ điển với mô hình tăng trưởng của David Ricardo Trường phái cổ điển xuất hiện vào những năm đầu của thế kỉ XIX với hai đại diện tiêu biểu là Adam Smith và David Ricardo. Adam Smith (1723-1790) ông được coi là người sáng lập ra kinh tế học với tác phẩm tiêu biểu la “của cải của đất nước”,theo ông chính lao động được sử dụng trong những hoạt động có ích, có hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị của xã hội. Số công nhân “hữu ích và hiệu quả” cũng như năng suất lao động của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích lũy. Adam Smith coi sự gia tăng tư bản là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Ông đưa ra hai học thuyết cơ bản: Học thuyết về “Giá trị lao động” : ông cho rằng lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước. Học thuyết “Bàn tay vô hình” : theo ông nếu không bị chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ bị lợi nhuận thúc đẩy để sản xuất hàng hóa và dich vụ cần thiết và thông qua thị trường tự do này lợi ích cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. Từ đó ông phủ nhận vai trò của Chính phủ trong việc điều tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. David Ricard (1772-1823) ông được coi là tác giả xuất sắc nhất của trường phái cổ điển. Ông đã kế thừa các tư tưởng của Adam Smith và chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân số học của T.H Malthus để sáng lập ra học thuyết của riêng mình “Mô hình tăng trưởng của Ricardo”. Các giả định của mô hình tăng trưởng của Ricardo: Lao động (L) là nguồn gốc tạo ra của cải Yếu tố nguồn vốn (K) là yếu tố trực tiếp tăng sản lượng. Nên không có sự xuất hiện của chính phủ vì chi của chính phủ không sinh lời và làm giảm động lực tích lũy của doanh nghiệp. Nền kinh tế truyền thống : nông ngiệp là yếu tố chi phối. Quy luật lợi tức biên giảm dần theo quy mô. Yếu tố công nghệ tác động yếu ớt, coi như bằng không. Nội dung của mô hình Theo Ricardo có 3 yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động(L), vốn(K), và đất đai (R). Như vây có hàm sản xuất như sau : Y = f (L, K, R ) Theo Rcardo trong 3 yếu tố nêu trên thì đất đai (R) là yếu tố quan trọng nhất. Đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng. Vì khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai kém màu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa tăng lên, lợi nhuận của nhà tư bản giảm. Cho tới khi đất đai đạt điểm dừng tại Ro và Y sẽ đạt sản lượng tối đa, tại đó sẽ là giới hạn của tăng trưởng. Khi đó nền kinh tế chia làm hai khu vực, khu vực 1: nông nghiệp trì trệ tuyệt đối, khu vực 2 là khu vực công nghiệp. Như vậy, khi chưa đến điểm dừng Ro thì R là yếu tố quyết định tăng trưởng, khi đạt điểm dừng Ro thì tích lũy cho khu vực công nghiệp mới là yếu tố quyết định tăng trưởng. Như vậy lý luận của Ricardo là : tăng trưởng là hàm của tích lũy, tích lũy là hàm của lợi nhuận,lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí sản xuất lương thực phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng. 2.Mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển (mô hình Cobb – Douglas) Trường phái tân cổ điển xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX là thời kì đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật với một loạt các phát minh khoa học và các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho quá trình sản xuất. Người đứng đầu cảu trường phái này là Marshall (1842-1924) với tác phẩm chính “các nguyên lý của kinh tế học”. Giả định của mô hình Đặt nền kinh tế dưới tác động mạnh của yếu tố công nghệ. Vốn là yếu tố trực tiếp tạo nên sản lượng. Quy luật lợi tức giảm dần theo quy mô vẫn chi phối. Nội dung của mô hình Theo mô hình của trường phái tân cổ điển có các yếu tố tác động tới tăng trưởng là: lao động (L), vốn (K),tài nguyên thiên nhiên (R), và khoa hoc – công nghệ (T). Như vậy hàm sản xuất là: Y = f ( K, L, R, T ) Theo mô hình này các nhà kinh tế học tân cổ điển đã chia các yếu tố nguồn lực ra làm 2 nhóm: K, L, R : nhóm các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng T : yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu. Hàm sản xuát Cobb- Douglas : Theo như hàm sản xuất Cobb – Douglas đã mô hình hóa sự phát triển qua số liệu của các nước và đã lượng hóa cụ thể sự đóng góp của các yếu tố nguồn lực tới tăng trưởng. Và các nhà kinh tế của trường phái tân cổ điển cho rằng công nghệ có vai trò quan trọng nhất tới tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế học tân cổ điển bác bỏ quan điểm cho rằng sản xuất đòi hỏi tỷ lệ nhất định lao động và vốn, do đưa yếu tố công nghệ vào họ cho rằng có nhiều cách kết hợp giữa lao động và vốn trong sản xuất và phát triển nó thành các đương đồng sản lượng. Do đó có nhiều con đường để tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng các công nghệ khác nhau phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia. Tính chất kế thừa và sự tiến bộ của mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển : trường phái tân cổ điển đã kế thừa mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển và phát triển nó lên bậc cao hơn, hoàn thiện hơn. Tính kế thừa : cũng giống như mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển mô hình của các tân cổ điển cũng bao gôm các yếu tố : lao động, vốn, đất đai ( L,K,R ) là các nhân tố tăng trưởng kinh tế. Cả hai mô hình đều phủ nhận vai trò của chính phủ trong viêc điều tiết nền kinh tế, ủng hộ thị trường tự do chịu điều tiết của “ bàn tay vô hình “. Sự tiến bộ : mô hình tăng trưởng của trường phái tân cổ điển đã nhận ra vai trò của yếu tố công nghệ và cho răng nó là yếu tố quan trọng nhất tác động tới tăng trưởng, nhờ có công nghệ mà có nhiều cách kết hợp đầu vào trong sản xuất. 3. Mô hình tăng trưởng của trường phái Keynes ( mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar ) Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes ra đời vào những năm 30 của thế kỉ XX sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933, khi mà các lý thuyết trước đó đã không còn phù hợp với điều kiện mới. Năm 1936, J.Maynard Keynes ( 1883 – 1946) cho ra đời tác phẩm “ lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ “ đã đánh dấu sự ra đời của trường phái Keynes. Các giả định của mô hình tăng trưởng Harrob – Domar Cố định công nghệ. Hàm sản xuất không có yếu tố T. Quy luật lợi tức cận biên giảm dần không chi phối sản xuất. Tổng đầu tư = tổng tiết kiệm = tổng mức vốn sản xuất gia tăng Nội dung của mô hình Hàm sản xuất : Y = f ( L, K, R ) Theo đó các nhân tố tác động tới tăng trưởng chỉ gồm có : lao động L, nguồn vốn K , và đất đai R. Để tăng trưởng kinh tế cần đầu tư vào vốn dự trữ. Hay nói cách khác tiết kiệm (S) và đầu tư (I) là yếu tố quyết định tăng trưởng trong mô hình Harrob – Domar. Chính vì vậy ở đây đã có sự xuất hiện vai trò của chính phủ trong việc điều tiết các nguồn tiết kiệm, tích lũy, đầu tư. Mô hình cũng đưa ra cách tính hệ số ICOR có ý nghĩa trong thực tế trong việc đánh giá năng lực quản lý, giá cả của đầu tư trong hoàn cảnh yếu tố công nghệ như nhau, trình độ công nghệ, mức độ khan hiếm của các yếu tố nguồn lực. Có thể nói mô hình Harrob – Domar được thể hiện bằng hàm sản xuất giản đơn nhất và nổi tiếng nhất được sử dụng trong nghiên cứu, phân định và phát triển kinh tế. Mô hình được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát triển, dược xem là một phương pháp đơn giản để xem xét mối quan hê tăng trưởng và nhu cầu tư bản. Và trong một số trường hợp nó tỏ ra rất hữu ích trong tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới thông qua việc huy động vốn. Tính chất kế thừa và sự tiến bộ của mô hình Tính kế thừa : mô hình tăng trưởng Harrob Domar đã kế thừa và phát triển từ mô hình tăng trưởng của Ricardo như đều đưa ra 3 nhân tố tác động tới tăng trưởng là : L, K, R và đều không đưa yếu tố T vào trong hàm sản xuất. Sự tiến bộ : mô hình khẳng định vai trò quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết, ổn định và tăng trưởng nền kinh tế. Yếu tố nguồn lực R ở đây không chỉ đơn thuần là đất đai mà được mở rộng lên thành tài nguyên thiên nhiên. 4.Mô hình tăng trưởng của Solow Năm 1956 dựa trên tư tưởng thị trường tự do của trường phái tân cổ điên Robert Solow đã xây dựng mô hình tăng trưởng mới. Ông chia các yếu tố nguồn lực ra làm hai nhóm : L, K, R là nhóm yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, T là yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu tuy nhiên T vẫn là yếu tố ngoại sinh. Ông cho rằng T mới là yếu tố quyết định tới tăng trưởng, các nhân tố còn lại sẽ vấp phải điểm dừng tại giới hạn của nó, chỉ có T mới tạo nên tăng trưởng liên tục. Hàm sản xuất : Y = f ( K, L, R, T ) . Theo mô hình này cho biết tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới sản lượng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế. Một điểm đáng chú ý của mô hình là Solow đã đưa những tính toán của mình trên các con số bình quăn trên đầu người, điều này đảm bảo một sự tăng trưởng một cách hợp lý, công bằng hơn và đơn giản hóa tính toán. Solow cũng giải thích được sự có khoảng cách của các nền kinh tế,các tính chất hội tụ của nền kinh tế -hay sự san bằng cách biệt giàu nghèo giũa các quốc gia bằng lý thuyết đi tắt đón đầu. Với các lý thuyết trong mô hình tăng trưởng của mình ta thấy rằng Solow đã kế thừa và hoàn thiện mô hình tăng trưởng của Harrob – Domar với việc thêm yếu tố công nghệ T vào mô hình tăng trưởng đã khắc phục được khiếm khuyết của mô hình Harrob Domar. Hơn nữa cho dù là nhà kinh tế của trường phái tân cổ điển ủng hộ thị trường tự do nhưng Solow cũng không phủ định hoàn toàn vai trò của Chính phủ. Như vậy rõ ràng mô hình của Solow đã có sự kế thừa kết hợp cả hai mô hình tăng trưởng của hai trường phái tân cổ điển và Keynes và phát triển lên thành một mô hình tăng trưởng mới của mình. 5.Mô hình tăng trưởng hiện đại của Samuelson Sau một thời gian áp dụng lý thuyết của trường phái Keynes các nước có xu hướng quá nhấn mạnh vai trò của các chính sách kinh tế, do đó lại hạn chế mức độ tự điều chỉnh của thị trường và xuất hiện những trở ngại mới cho quá trình tăng trưởng. Trong bối cảnh đó,một trường phái kinh tế mới ra đời vào những năm 40 của thế ki XX,lý thuyết kinh tế mới này ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp có sự kết hợp một cách hợp lý giữa “ bàn tay hữu hình “ và “bàn tay vô hình”. Thực chất đó là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tế của Keynes. Tuy nhiên đó không chỉ là một phép cộng toán hoc đơn thuần mà là một sự kết hợp với những sư phát triển quan trọng. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với sự xác định mô hình kinh tế tân cổ điển về các yếu tố nguồn lực là K, L, R, T và nâng R lên thành tài nguyên thiên nhiên chứ không chỉ là đất đai như trước. Và thống nhất kiểu phân tích của hàm Cobb – Douglas về sự tác động của các yếu tố nguồn lực Samuelson gọi những yêu tố này là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Tuy nhiên ông đưa R vào K và gọi T là TEF : hiệu quả sản xuất. yếu tố lao động L không chỉ đơn thuần là lao động tay chân thụ động nũa mà giáo dục trở nên quan trọng với lực lượng lao động có trình độ tác động lên hiệu quả sản xuất đóng góp vào TEF. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng thống nhất với quan điểm của trường phái tân cổ điển về mối quan hệ giữa các yếu tố. Các nhà sản xuất kinh doanh có thể lựa chọn sử dụng công nghệ nhiều vốn hoặc nhiều lao động. Và do đó mô hình cũng thống nhất với mô hình Harrob Domar về vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế. Samuelson cho rằng một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hiện đại là “ kỹ thuật tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn lớn “. Do đó vốn là yếu tố quan trọng để phát huy tác động của yếu tố khác, quy luật cận biên không chi phối bởi có hai loại đàu tư, đó là đầu tư vào tư bản cố định và đầu tư vào tri thức, giáo duc, công nghệ mà đầu tư này không chịu ảnh hưởng của quy luật lợi tức cận biên mà còn tác động tới tăng trưởng nhiều hơn khi đầu tư. Vì vậy, trong tính toán kinh tế ngáy nay hệ số ICOR vẫn được coi là cơ sở để xác định tỷ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tóm lại,có thể nói lý thuyết kinh tế hoc hiện đại đã giải quyết các vướng mắc, khắc phục những nhược điểm của các mô hình kinh tế trước đó, và hơn nữa nó đã đánh giá một cách có hệ thống chính xác, đầy đủ và rõ ràng vai trò của các yếu tố nguồn lực và mối quan hệ giữa chúng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBS210.DOC