Trường học thông minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Từ câu chuyện ở Malaysia và Singapore

Trong kỉ nguyên mới của cách mạng số hóa, công nghệ đã góp

phần thay đổi cách thức dạy và học ở các môi trường giáo dục truyền thống.

Thay vì giáo viên kiểm soát và áp đặt lên hành vi, nhận thức của người học

và là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất, người học được chủ động tìm kiếm

thông tin, bồi đắp kiến thức với sự hỗ trợ của công nghệ và hướng dẫn của

giáo viên. Trường học thông minh là một trong những cách tiếp cận sử dụng

công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại nhằm

mang lại những thay đổi căn bản trong dạy và học. Bài viết này lược khảo

một số yếu tố quan trọng của trường học thông minh và trình bày các giai

đoạn triển khai trường học thông minh ở Malaysia và Singapore.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 18/05/2022 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trường học thông minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục: Từ câu chuyện ở Malaysia và Singapore, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43 TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC: TỪ CÂU CHUYỆN Ở MALAYSIA VÀ SINGAPORE Nguyễn Thúy Nga1 Tóm tắt: Trong kỉ nguyên mới của cách mạng số hóa, công nghệ đã góp phần thay đổi cách thức dạy và học ở các môi trường giáo dục truyền thống. Thay vì giáo viên kiểm soát và áp đặt lên hành vi, nhận thức của người học và là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất, người học được chủ động tìm kiếm thông tin, bồi đắp kiến thức với sự hỗ trợ của công nghệ và hướng dẫn của giáo viên. Trường học thông minh là một trong những cách tiếp cận sử dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại nhằm mang lại những thay đổi căn bản trong dạy và học. Bài viết này lược khảo một số yếu tố quan trọng của trường học thông minh và trình bày các giai đoạn triển khai trường học thông minh ở Malaysia và Singapore. Từ khóa: Trường học thông minh; ICT; e-learning; Malaysia; Singapore 1. Dẫn nhập Giáo dục thông minh (smart education), giáo dục trực tuyến (e-learning), trường học thông minh (smart school) và lớp học thông minh (smart class) là những khái niệm xuất hiện trong thời kì toàn cầu hóa và đặc biệt được nhắc đến nhiều khi thế giới bắt đầu bước vào cuộc cách mạng 4.0. Hình thức, phương pháp dạy học và cách tiếp cận vấn đề trong giáo dục vì thế cũng có sự thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Cách thức giảng dạy truyền thống theo lối đọc chép, giáo viên là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất hay hình thức đánh giá năng lực chung được áp dụng cho tất cả học sinh dần bị thay thế bởi cách thức dạy và học chủ động trong đó giáo viên chỉ là người định hướng cho 1 Khoa Quản trị chất lượng, Trường Đại học Giáo dục; Email: thuynga.nguyen11@gmail.com; ĐT: 0964.757807. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 44 học sinh tìm hiểu vấn đề, học sinh chủ động tìm các nguồn tư liệu dựa trên sự hỗ trợ của công nghệ và chia sẻ với các học sinh khác. Nhiều hình thức đánh giá năng lực học sinh cũng đã được áp dụng thay vì chỉ kiểm tra khả năng ghi nhớ nội dung kiến thức. Mô hình nhà trường thông minh đã được áp dụng ở một số nước trong khu vực châu Á như Malaysia, Singapore, Đài Loan từ những năm 1996, 1997 và bắt đầu được triển khai ở một số thành phố lớn ở Việt Nam năm 2018 theo đề án trường học thông minh kết hợp với công ty Samsung nhằm hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp dạy học tiên tiến và phát huy năng lực của người học. 2. Trường học thông minh Khái niệm trường học thông minh (smart school) lần đầu tiên được Perkin giới thiệu vào năm 1984 khi ông và các cộng sự ở trường Harvard giới thiệu dự án sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) nhằm mang lại những trải nghiệm mới trong giáo dục. Trong cuốn sách Smart schools: From training memories to educating minds xuất bản năm 1992, Perkin khẳng định rằng trường học thông minh cần đảm bảo hai yếu tố tiên quyết đó là (1) học tập là sản phẩm của tư tưởng và tất cả học sinh đều có thể học tốt; (2) việc học đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc và sử dụng tri thức một cách linh hoạt và tích cực. Trường thông minh là một loại hình dạy học dựa trên công nghệ để cung cấp kiến thức và kĩ năng cho học sinh nhằm chuẩn bị cho lực lượng lao động này nền tảng vững chắc để thích ứng với kỉ nguyên thông tin mới. Do trường học thông minh được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ hiện đại, giáo viên có sự trợ giúp của hàng loạt các công cụ đa phương tiện bao gồm Internet, máy tính, phim ảnh, v.v. để giúp cho quá trình dạy và học hiệu quả hơn. Không giống như các trường truyền thống, giáo trình và cách hướng dẫn của trường học thông minh không cứng nhắc, gò bó, giáo viên có thể sử dụng nhiều công cụ đa phương tiện khác nhau để hỗ trợ học sinh tiếp thu nội dung cơ bản hoặc học nâng cao (Omidinia, Masrom & Selamat, 2012). Giải pháp này đã tối ưu hóa thiết bị kỹ thuật số với nội dung đa phương tiện, tạo ra tương tác hai chiều, giúp giáo viên giảng dạy hiệu quả hơn và khiến học sinh chủ động tham gia vào nội dung học tập, từ đó tăng tính độc lập, sáng tạo. Đây là một giải pháp toàn diện, chuyển đổi từ mô hình giáo dục thụ động sang giáo dục chủ động, sáng tạo. Tại các trường học thông minh, giáo viên không cần thiết phải là chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ mà chỉ cần có kiến thức cơ bản về tin học và hiểu cách vận hành hệ thống của trường cũng như cách tìm kiếm các nguồn thông tin để hỗ trợ cho người học (Soltani, 2012). Học sinh có thể sử dụng cả nguồn kiến thức do 45TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC... giáo viên cung cấp và nguồn dữ liệu trên mạng để bổ sung các kiến thức và nội dung cần thiết cho bài học cũng như các kĩ năng cần đạt được. Mặc dù đều sử dụng công nghệ trong dạy học, trường học thông minh khác với dạy học từ xa, điểm khác biệt cơ bản nằm ở sự tương tác vật lý với những người học khác. Đối với mô hình giáo dục từ xa, học sinh có thể tự học một mình hoặc có sự liên hệ trực tiếp với giáo viên thông qua các bài giảng hoặc hỗ trợ trực tuyến còn với trường học thông minh thì hiện tại học sinh học tập trung theo lớp và chia sẻ với nhau các nội dung kiến thức thu thập được thông qua các phương tiện công nghệ để hoàn thành cách bài tập, nhiệm vụ được giao. Trong tương lai gần, trường học thông minh nên được phát triển theo các hướng linh hoạt để sự tương tác giữa học sinh và giáo viên cũng như việc tham gia các hoạt động nhóm trên lớp vẫn có thể diễn ra bình thường dù học sinh không có mặt tại lớp học. 3. Các yếu tố quyết định của trường học thông minh Để vận hành trường học thông mình thì yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của trường học thông minh là phải có cơ sở hạ tầng công nghệ ổn định để vận hành. Các hệ thống thư viện trực tuyến, phần mềm dạy học, phần mềm hỗ trợ, hệ thống quản lý và hỗ trợ trực tuyến phải đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng. Bên cạnh cơ sở hạ tầng công nghệ, theo cuốn The Malaysian smart schools implementation plan (M. Ministry of Education, 1997) của Bộ Giáo dục và cuốn The Malaysian smart school: A conceptual blueprint (Government, 1997) của Chính phủ Malaysia năm 1997, các yếu tố sau được xem là nền tảng cho một trường học thông minh: - Chương trình học phải linh hoạt, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện, hình thành và phát triển tư duy phản biện, nhận biết được sự kết nối giữa các môn học khác nhau. - Phương pháp giảng dạy linh hoạt, kết hợp nhiều cách tiếp cận trong dạy và học, sử dụng các chiến lược học để giúp học sinh nắm bắt được nền tảng kiến thức và phát triển bền vững. - Các tài liệu học phải phát huy được khả năng tri nhận, tạo động lực học thông qua sự kết hợp giữa các mạng lưới công nghệ, giáo viên và các phần mềm tài liệu. Tư liệu và nội dung kiến thức của trường học thông minh vì thế cũng có sự khác biệt so với các trường truyền thống. - Hình thức và cách thức đánh giá học sinh cũng phải khác biệt và linh hoạt. Học sinh được đánh giá toàn diện về kĩ năng, kiến thức, năng lực và năng khiếu thông qua các hoạt động và bài tập thường xuyên trên lớp. Phụ huynh được làm quen với cách thức đánh giá của nhà trường và có thể truy cập vào hệ thống các câu hỏi đánh giá được cung cấp trực tuyến để cập nhật thông tin học tập của con cái. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 46 4. Triển khai trường học thông minh ở Malaysia và Singapore Malaysia Malaysia bắt đầu triển khai chương trình trường học thông minh vào tháng 8 năm 1996 khi nước này khởi động chương trình Siêu hành lang đa phương tiện (Multimedia Super Corridor). Mục tiêu của đề án không chỉ dừng lại ở mục đích định hướng và trang bị năng lực về công nghệ và khoa học cho học sinh để chủ động đáp ứng được các yêu cầu về nguồn nhân lực trong kỉ nguyên công nghệ mà còn hướng đến thay đổi căn bản và toàn diện cách thức giáo dục; chuyển từ văn hóa thi cử sang văn hóa tư duy và tri thức sáng tạo. Có thể nói, một trong những mục tiêu quan trọng mà thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamet đặt ra khi triển khai chương trình lúc đó là chuyển đổi chương trình giảng dạy nhằm thiết kế ra các chương trình giáo dục giúp cho người học biết cách học trong suốt cuộc đời mình trong thế kỉ XXI (Vicziany & Puteh, 2004). Bốn môn học gồm: ngôn ngữ tiếng Anh, ngôn ngữ Malay, Khoa học, Toán đã được thử nghiệm tại 87 trường trong chương trình (kế hoạch ban đầu là 90 trường nhưng do 3 trường mới không kịp hoàn thành đúng tiến độ nên số lượng thực tế triển khai là 87). Các trường này được hỗ trợ xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; giáo viên và hiệu trưởng được tập huấn để sử dụng ICT trong giảng dạy và quản lý; các trung tâm dữ liệu và bộ phận hỗ trợ được thành lập và thử nghiệm từ năm 1999 đến năm 2002 trước khi đưa ra áp dụng máy tính hóa đại trà cho hơn 10.000 trường trên cả nước trong 3 năm kế tiếp (2002 - 2005). Theo dự kiến, quy hoạch tổng thể của chương trình gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm (1999 - 2002), giai đoạn sau thử nghiệm (2002 - 2005), giai đoạn áp dụng đại trà (2005 - 2010), giai đoạn củng cố và ổn định (2010 - 2020) (Abdullah, 2006). Bộ Giáo dục Malaysia đã cung cấp rất nhiều tài liệu học tập, đĩa CD, các website đa phương tiện v.v. phục vụ cho các trường học. Tổng cộng 3778 đầu sách về dạy và học đã được xuất bản và chuyển về các trường trong suốt giai đoạn 1999 - 2008, giáo viên được sử dụng các hệ thống dữ liệu kĩ thuật số, tham gia các diễn đàn mạng để hỗ trợ cho việc dạy và học (Said, 2009). Mặc dù chương trình trường học thông minh của Malaysia đã thu được nhiều kết quả khả quan, chương trình cũng bộc lộ nhiều vấn đề khi triển khai. Một trong những khó khăn nổi cộm khi triển khai là phần mềm học tập (courseware) không phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu học nâng cao của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo không tham vấn giáo viên và học sinh trước khi phát triển các phần mềm giáo dục (Hamzah, Ismail, & Embi, 2009). Khó khăn thứ hai là năng lực sử dụng công nghệ của giáo viên khá hạn chế mặc dù đã được tập huấn, nhiều giáo viên không biết khi nào thì sử dụng công nghệ và sử dụng thế nào cho hợp lí (Ali, Nor, Hamzah, & Alwi, 2006). Bên cạnh đó, việc thiếu kinh phí, thiếu thời gian để chuẩn bị giáo án trên máy 47 tính hay đơn giản là không muốn sử dụng công nghệ để dạy học của giáo viên cũng là các yếu tố cản trở việc sử dụng ICT trong dạy và học (Nawawi, Ayub, Ali, Yunus, & Tarmizi, 2005; Thang, Hall, Murugaiah, & Azman, 2011). Trong bài viết năm 2013, Ibrahim đã đưa kết quả của một loạt khảo sát năm 2010 và 2011 đánh giá về hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng giáo viên và việc học tập của học sinh. Các số liệu cho thấy tỉ lệ giáo viên nhận được sự hỗ trợ của các nhà quản lý tại trường rất thấp (23% - 29%) và hiệu trưởng chưa thể hiện được khả năng tích hợp công nghệ vào quá trình dạy và học tại trường mình quản lý. Thậm chí, báo cáo năm 2012 của UNESCO còn cho thấy việc ứng dụng ICT chưa đạt được nhiều kết quả mong đợi và chưa đi xa hơn việc sử dụng các ứng dụng xử lý văn bản như một công cụ để giảng dạy (Ibrahim, Razak, & Kenayathulla, 2013). Singapore Singapore tiến hành triển khai sử dụng công nghệ (IT) vào giảng dạy sau khi Malaysia triển khai mô hình trường học thông minh. Với quan điểm IT sẽ hỗ trợ cho người học có cơ hội tự học ở bất kì địa điểm hoặc thời gian nào, Singapore đã tiến hành bốn cuộc quy hoạch tổng thể: đợt quy hoạch công nghệ lần một với tên gọi “building foundation” (xây dựng nền tảng) từ 1997 - 2002, đợt thứ hai lấy tên ‘seeding innovation’ (gieo hạt đổi mới) từ 2003 - 2008, đợt thứ ba với chủ đề strengthening and scaling (tăng cường và nhân rộng) từ 2009 - 2014, và đợt thứ 4 với tầm nhìn “deepening learning, sharpening practices” (tăng cường học tập, thực hành sắc nét) từ năm 2015 đến các năm tiếp theo. Năm 1997, Singapore lần đầu tiến hành triển khai thí điểm trên diện rộng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trang bị cho giáo viên các kĩ năng cần thiết để ứng dụng công nghệ trong bài giảng của mình. Trung bình mỗi giáo viên được đào tạo từ 30 - 50 giờ/năm về kĩ năng IT cơ bản, ICT được lồng ghép trong các chương trình dạy học, có tới 30% các môn học học lồng ghép các bài giảng kết hợp ICT. Chính phủ đã đầu tư để mỗi trường học có tối thiểu hai phòng máy tính, mạng có dây, hỗ trợ công nghệ và tài nguyên kĩ thuật số để hỗ trợ việc dạy và học. Bên cạnh đó, tất cả các trường đều được tham gia mạng lưới chung và kết nối Internet. Tỉ lệ giáo viên có máy tính là 2:1 nghĩa là cứ 2 giáo viên dùng chung một máy tính, tỉ lệ của học sinh tiểu học là 6:1 và trung học cơ sở là 5:1 (Chew, 2006). Một mặt chính phủ khuyến khích các cấp học ứng dụng ICT trong các môn học, mặt khác đầu tư cho các trường đại học, các viện nghiên cứu mũi nhọn để đi đầu đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các khía cạnh sư phạm của học trực tuyến đồng thời hợp tác với các đối tác, công ty công nghệ để khai phá thêm các công nghệ đổi mới của lĩnh vực này (Kong, Chan, Huang, & Cheah, 2014). Ngoài việc trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ, cung cấp máy móc, bồi dưỡng giáo TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 48 viên, Singapore còn đưa môn học về công nghệ thành một mô-đun bắt buộc trong đào tạo của Học viện giáo dục quốc gia (NIE). Trong kế hoạch năm năm lần hai (2003 - 2008), Singapore đã tích hợp công nghệ thông tin vào các trường đào tạo giáo viên và tiếp tục nâng cấp hạ tầng công nghệ. Chính phủ khuyến khích và đầu tư cho những trường nghiên cứu chương trình liên quan đến e-learning, thúc đẩy các phương pháp sử dụng ICT với mong muốn đạt được khoảng 5% của tổng số 360 trường, 25 ngàn giáo viên và nửa triệu học sinh có thể trở thành nòng cốt để lan tỏa sự đổi mới giáo dục thông qua ICT giai đoạn 2 này (Singapore. Ministry of Education, 2003). Để thúc đẩy hơn nữa quá trình đổi mới giáo dục, năm 2007 Singapore đã triển khai chương trình “Các trường học tương lai” (Future schools) cho tổng số 8 trường tham gia đề án này. Các trường được cấp thêm kinh phí để hợp tác với các trường đại học, các ngành công nghiệp để thúc đẩy ICT trong dạy và học và đều thử ngiệm các đề án thực nghiệm trong toàn trường nhằm giúp cho chính phủ có cái nhìn toàn diện về các khía cạnh liên quan đến việc dạy và học. Từ những kết quả đánh giá trong quá trình triển khai, chính phủ sẽ xem xét các hình thức để mở rộng quy mô trên toàn hệ thống giáo dục vào thời điểm thích hợp. Những chương trình trường học tương lai này không chỉ tạo ra một làn sóng văn hóa sử dụng công nghệ thông tin ở các trường được thí điểm mà còn giúp gây dựng nhóm các nhà giáo - nhà nghiên cứu nòng cốt biết cách nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong dạy và học, có khả năng truyền bá kinh nghiệm và các phương pháp sáng tạo cho người khác (Kong et al., 2014). Trong lần quy hoạch tổng thể thứ 3 (2009 -2014), ICT được tích hợp nhiều hơn nhằm giúp học sinh có thêm các trải nghiệm học tập, mục tiêu của lần quy hoạch này là để đảm bảo tất cả các học sinh của Singapore đều đạt chuẩn về kĩ năng và ứng dụng ICT thông qua hệ thống đánh giá tự động được cung cấp cho các trường để họ có thể chủ động trong hoạt động đánh giá. Phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh vì thế cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức chứ không bó buộc theo phương pháp đánh giá truyền thống. Bên cạnh đó, chính phủ tập trung đào tạo nâng cao năng lực cho lãnh đạo, quản lý trường học thông qua các khóa đào tạo, chia sẻ của nhóm quản lý của các trường trong chương trình “Trường học tương lai” ở giai đoạn 2. Song hành cùng với các hoạt động dành cho các nhà quản lý và học sinh, chính phủ cũng thiết lập các chương trình cố vấn ICT cho giáo viên theo hình thức vết dầu loang. Mỗi trường sẽ chọn 4 giáo viên để tham gia chương trình tập huấn chuyên sâu về ICT, sau khóa tập huấn mỗi người có trách nhiệm hướng dẫn và đào tạo ít nhất một người khác ở trường về công nghệ để có thể hỗ trợ cho những giáo viên khác khi cần thiết (Singapore. Ministry of Education, 2008). Lần quy hoạch tổng thể thứ 4 (2015 đến các năm tiếp theo), tầm nhìn của dự án là tập trung vào chất lượng học tập, nuôi dưỡng và phát triển “người 49 học kĩ thuật số có trách nhiệm và sẵn sàng cho tương lai”. Mục tiêu của lần quy hoạch này là tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng ICT đạt chuẩn, có khả năng mở rộng, đáng tin cậy và luôn sẵn sàng để tạo ra môi trường học tập chất lượng giúp cho học sinh học bất cứ đâu và bất cứ lúc nào thông qua bốn cách tiếp cận. Thứ nhất, tích hợp ICT sâu hơn trong chương trình, trong đánh giá và sư phạm nhằm tích hợp hệ thống công nghệ đầu cuối vào các lĩnh vực, chủ đề học tập, khai thác công nghệ để kiểm tra đánh giá và hỗ trợ vượt ra ngoài chương trình chính thống, cung cấp tài nguyên học tập trực tuyến chất lượng, giáo dục người học kĩ thuật số. Thứ hai, hỗ trợ phát triển chuyên nghiệp, bền vững thông qua sử dụng công nghệ, tăng cường phát triển cộng đồng học tập mạng, phát triển chương trình ICT. Thứ ba, nghiên cứu chuyển giao, đổi mới và mở rộng thông qua việc rà soát các vấn đề liên quan đến ứng dụng công nghệ, khuyến khích giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, ươm mầm hạt giống đổi mới giáo dục từ các ứng dụng nghiên cứu vào thực tế lớp học. Thứ tư, kết nối hệ sinh thái học tập ICT thông qua tăng cường kết nối vật lý và xây dựng, kết nối hệ sinh thái văn hóa xã hội thông qua sự hợp tác với bên ngoài (Singapore. Ministry of Education, 2014) 5. Kết luận Từ kinh nghiệm của hai nước Malaysia và Singapore trong việc triển khai ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thông qua mô hình nhà trường thông minh có thể nhận thấy cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho các yếu tố thiết yếu như cơ sở hạ tầng công nghệ, chương trình, tài liệu, tập huấn đào tạo giáo viên và quản lý v.v. để đảm bảo hiệu quả khi vận hành. Bên cạnh đó cần có hệ thống giám sát, đánh giá hiệu quả thường xuyên để có các điều chỉnh kịp thời. Tại Việt Nam, thông qua đề án 2020, hệ thống máy tính, bảng tương tác, máy chiếu, TV đã được triển khai lắp đặt tại các trường trong hệ thống giáo dục và một số chương trình tập huấn về ICT đã tiến hành từ năm 2010. Tuy nhiên để có thể triển khai một cách bài bản và có hệ thống thì cần có sự tham vấn các chuyên gia, giáo viên, học sinh trước khi xây dựng chương trình tổng thể, cần có lộ trình và thử nghiệm mô hình trường học thông minh trước khi đưa vào áp dụng đại trà. Tài liệu tham khảo 1. Abdullah, A. (2006). The Malaysian smart school initiative: Deconstructing secondary education. Digital learning, 11(12), 6-8. 2. Ali, W. Z. W., Nor, H. M., Hamzah, A., & Alwi, N. H. (2006). Conditions Facilitating The Implementation of Information Communication Technology Integration in Malaysian Smart School. Frontiers in artificial intelligence and applications, 151, 443. TRƯỜNG HỌC THÔNG MINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC... PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL CONFERENCE EDUCATION FOR ALL KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ: GIÁO DỤC CHO MỌI NGƯỜI 50 3. Chew, L. K. (2006). E-learning Practices in Singapore. Diakses dari digitallearning. in/articles/article-details. asp. 4. Government, M. (1997). The Malaysian smart school: A conceptual blueprint. 5. Hamzah, M., Ismail, A., & Embi, M. (2009). The impact of technology change in Malaysian smart schools on Islamic education teachers and students. International Journal of Human and Social Sciences, 4(11), 824-836. 6. Ibrahim, M. S., Razak, A. Z. A., & Kenayathulla, H. B. (2013). Smart principals and smart schools. Procedia-Social and Behavioral Sciences, 103, 826-836. 7. Kong, S. C., Chan, T.-W., Huang, R., & Cheah, H. M. (2014). A review of e-Learning policy in school education in Singapore, Hong Kong, Taiwan, and Beijing: implications to future policy planning. Journal of Computers in Education, 1(2-3), 187-212. 8. Ministry of Education, M. (1997). The Malaysian smart schools implementation plan. 9. Ministry of Education, S. (2003). Education statistics digest 2003. Singapore: Ministry of Education. 10. Ministry of Education, S. (2008). Third Master Plan for ICT Education (2009-2014). https://ictconnection.moe.edu.sg/masterplan-4/our-ict-journey/masterplan-3 11. Ministry of Education, S. (2014). The fourth Master Plan for ICT in Education. https://ictconnection.moe.edu.sg/masterplan-4/vision-and-goals 12. Nawawi, M. H., Ayub, A. F. M., Ali, W. Z. W., Yunus, A. S. M., & Tarmizi, R. A. (2005). Teachers’ perceptions on the conditions facilitating the use of computers in teaching mathematics. Malaysian Online Journal of Instructional Technology, 2(3), 88-98. 13. Omidinia, S., Masrom, M., & Selamat, H. (2012). Determinants of smart school system success: a case study of Malaysia. International Journal of Academic Research, 4(1). 14. Perkins, D. N. (1992). Smart schools: From training memories to educating minds: New York: The Free Press. 15. Said, H. B. H. (2009). Developing ICT in Education Policies and Master Plans: Malaysia Ministry Of Education Open Source Learning Management System in Schools. Educational Technology Division, Ministry Of Education Malaysia. 16. Soltani, M. (2012). The structure of smart schools in the educational system. Journal of Basic and Applied Scientific Research, 2(6), 6250-6254. 17. Thang, S. M., Hall, C., Murugaiah, P., & Azman, H. (2011). Creating and maintaining online communities of practice in Malaysian smart schools: Challenging realities. Educational Action Research, 19(1), 87-105. 18. Vicziany, M., & Puteh, M. (2004). Vision 2020, the multimedia supercorridor and Malaysian universities. Paper presented at the 15th Biennial Conference of the Asian Studies Association of Australia. 51 SMART SCHOOLS IN EDUCATION INNOVATION: FROM MALAYSIA AND SINGAPORE’S STORIES Nguyen Thuy Nga1 Abstract: In information and technology era, technology plays an important role in reforming traditional teaching approaches. In smart schools, teacher no longer controls students’ learning style and be the only source for knowledge because students can actively search for the information they need to broaden their knowledge and enhance their capacity with the support of ICT. Smart school is an approach using technology to meet the emerging needs of the society to bring about the core change in teaching and learning. This paper presents some related components of smart school and reviews the process of transforming education in Malaysia and Singapore. Keywords: Smart school; ICT, e-learning; Malaysia; Singapore 1 University of Education Email: thuynga.nguyen11@gmail.com Tel: 0964.757807

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftruong_hoc_thong_minh_trong_boi_canh_doi_moi_giao_duc_tu_cau.pdf
Tài liệu liên quan