Bài nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh
học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ
1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng
thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. Tuy trường Pháp – Việt trong bối cảnh của
một thuộc địa có những khiếm khuyết, nhưng với tinh thần gạn đục khơi trong, các cựu nữ
sinh đã tiếp thu những giá trị nhân văn tốt đẹp của nền văn hóa Pháp, bồi đắp thêm tinh thần
dân tộc và đã trưởng thành trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Việt. Với việc
thành lập hệ thống trường Pháp – Việt, lần đầu tiên nữ giới Việt Nam được chính thức đi học,
thành đạt và tham gia vào các hoạt động trí thức của xã hội. Lòng tự tin của các thế hệ nữ trí
thức đầu tiên này đã được tăng cường với những nhận thức bước đầu về vị trí vai trò quan
trọng của phụ nữ trong xã hội
26 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Trường học Pháp - Việt trong thời kỳ 1920 - 1945 và sự hình thành tầng lớp nữ trí thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g còn ít. Tài liệu còn ghi lại trường hợp đặc biệt của
bà Henriette Bùi Quang Chiêu là phụ nữ Việt Nam đậu bằng bác sĩ Y khoa tại Pháp năm 1934,
bà Hoàng Thị Nga ở miền Bắc là người Việt Nam đầu tiên có bằng tiến sĩ quốc gia về khoa
học năm 1935, cô Nguyễn Thị Châu, đậu cử nhân sử - địa ở Pháp và về dạy lại tại trường Áo
Tím.
Đến thế hệ các bà cựu nữ sinh vào khoảng những năm 1920 trở đi thì số nữ sinh học bậc
cao đẳng tiểu học (trung học đệ nhất cấp) đã gia tăng, tuy vẫn còn rất ít so với dân số nữ trong
độ tuổi, nhưng cũng đủ để hợp thành một tầng lớp phụ nữ có trình độ học vấn tốt xuất hiện
ngày càng nhiều trong các hoạt động nghề nghiệp trong xã hội từ trong Nam ra ngoài Bắc.
Vào thời ấy, tốt nghiệp thành chung xong nữ sinh có thể học một năm sư phạm, cũng tại
trường Đồng Khánh và Áo Tím, thì ra trường dạy tiểu học. Hoặc nữ sinh có thể ra Hà Nội học
trường nữ hộ sinh. Cũng có trường hợp nữ sinh tốt nghiệp thành chung được bổ nhiệm làm
giáo viên tiểu học ngay, không qua trường lớp sư phạm. Hai trường này không có bậc trung
học, muốn học thì qua trường Pétrus Ký (Sài Gòn) hoặc trường Quốc Học (Huế) học chung
với nam sinh. Do đó chỉ một số rất ít nữ sinh học lên trung học, và càng ít người học đại học.
Theo bà Huỳnh Thị Lẫm, thời bà đi học vào khoảng 1935 chỉ có 11 nữ sinh học trung học ở
Pétrus Ký. Ở Huế, phần lớn nữ sinh ngừng học sau khi đậu thành chung và sư phạm, rất ít
người qua trường Quốc Học để học lên ban tú tài (trung học đệ nhị cấp) hoặc được đi Hà Nội
học tiếp. Trường Quốc Học bắt đầu có ban tú tài từ niên học 1936-1937, nghĩa là thêm ba lớp
tương đương với các lớp 10, 11và 12 ngày nay. Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, sau này là chủ
tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đã học năm cuối ban tú tài ở trường Quốc Học và sau đó
được bổ về dạy ở trường Đồng Khánh.
Không có trường nữ bậc trung học chỉ là một yếu tố, lý do khiến nữ sinh ngừng học ở bậc
thành chung là vào thời ấy, ngay cả nam sinh thuộc gia đình trung lưu, thì với mảnh bằng
19
19
thành chung, học sinh đã có thể thi tuyển vào các vị trí công chức của nhiều ngành nghề để đi
làm ngay, từ dạy học, đến lục sự tòa án, thư ký hành chánh, hỏa xa, bưu điện Đối với nhiều
gia đình, nữ giới học đến thành chung là thuộc hàng có trình độ học vấn cao, họ có thể đi dạy,
làm công việc trí óc. Họ còn cần phải lập gia đình nữa.
Như vậy, trong xã hội Việt Nam cho đến thập niên 1940, những người có bằng thành
chung còn rất ít ỏi được xem là thành phần trí thức, tinh hoa của gia đình và xã hội. Qua các
cuộc phỏng vấn cũng như hồi ký của 52 bà nữ sinh trường Áo Tím và các bài rải rác của cựu
nữ sinh Đồng Khánh, phần lớn các bà trở thành giáo viên, giảng viên đại học, hoặc đi vào
ngành y làm nữ hộ sinh, bác sĩ, làm ngành ngoại giao, chuyên gia kinh tế, nhà văn, văn công,
và các ngành khác theo sự phân công của nhà nước. Những bà tập kết ra Bắc đều trở thành
cán bộ trung, cao cấp. Nói chung, trừ một số ít bà ở nhà hoặc buôn bán, công việc của tất cả
các bà là công việc trí óc.
4. Chương trình Pháp – Việt đã giúp ích các cựu nữ sinh trong công việc và trong đời sống
Di sản hay sự kế thừa nền giáo dục Pháp – Việt được phân tích trên hai bình diện: đối với
cá nhân người học, và đối với nền giáo dục tại hai trường sau năm 1945.
- Đối với cá nhân
Trước tiên là việc biết tiếng Pháp đối với cá nhân đã cứu các bà khỏi hiểm nguy khi phải
đối đầu với quân Pháp trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Đó là kinh nghiệm của bà Bùi
Thị Mè đối phó với một quan ba Tây, cứu được láng giềng, người trong làng, bảo vệ được chị
em phụ nữ.36
Pháp ngữ đã đưa các bà đến với ngành ngoại giao. Các bà Nguyễn Thị Kiệm, Nguyễn Thị
Phát, Nguyễn Ngọc Dung, Lê Tuyết Thanh được điều động vào ngành ngoại giao hoặc các
hoạt động đối ngoại nhờ vốn tiếng Pháp đáp ứng được nhu cầu cán bộ của nhà nước. Ngay cả
bà Nguyễn Thị Phát, chỉ mới học đến năm thứ hai tại Đồng Khánh thì khi công tác ở miền
Bắc, bà cũng được phân công làm việc bằng tiếng Pháp với chuyên gia Bungari.
Từ trường Áo Tím, nhiều bà đã trở thành giáo viên Pháp văn. Hoặc bình thường hơn, như
bà Trần Thị Phò khi đã về hưu đã dùng tiếng Pháp tham gia công tác tình nguyện tại Maison
Chance, giúp đỡ cho cô Tim. Năm 1958, bà Phò đã được mời tập huấn tiếng Pháp cho 500
giáo viên toàn tỉnh Quảng Ngãi.
Những bà là giáo viên thường áp dụng tinh thần và phương pháp giảng dạy mà các bà
đã học được từ các thầy cô ở trường. Tinh thần sư phạm đó là học lý thuyết đi đôi với thực
hành. Học cốt để hiểu chứ không phải học vẹt. Các bà cho rằng sở dĩ nhớ lâu nội dung bài
chính là nhờ có thực hành. Học các môn khoa học thì có giờ thực hành ở phòng thí nghiệm,
20
20
học nữ công gia chánh thì có thực hành nấu ăn, may thêu. Giáo viên là người có phương pháp
trình bày bài thu hút sự chú ý của người học. Bà Nguyễn Thị Kiệm cho biết tuy bà không qua
trường lớp sư phạm nào nhưng khi tập kết ra Bắc, được phân công đi dạy, bà đã áp dụng
những phương pháp mà các thầy cô ở trường Đồng Khánh ngày trước sử dụng có hiệu quả.
Bà đã tổng kết một cách giản dị là: “Nói dễ hiểu, có hình ảnh, ghi chép vừa phải, chỉ ghi
những điểm chính thôi”. 37
Trong mối quan hệ thầy trò, các bà theo gương các cô giáo, tận tụy, thương học trò,
chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của học trò.
Nữ sinh Đồng Khánh đã thừa kế một cách tích cực kiến thức các môn nữ công gia
chánh, dưỡng nhi và cứu thương. Ngoài việc giúp các bà có kiến thức quản lý gia đình, nhiều
bà đã ứng phó kịp thời, giúp đỡ dân, đỡ đẻ cho phụ nữ trong khi đi kháng chiến.
Bà Võ thị Xuân Trà còn dựa vào cuốn album de couture khi học với cô Vinot để dạy nữ
công qua nhiều trường, và ngay cả khi về hưu còn dạy cho trẻ em trường Võ Thị Sáu và may
thêu cũng là nghề phụ của bà.38
3. Đối với nền giáo dục sau 1945
Vẫn theo mô hình giáo dục Pháp – Việt nhưng thay đổi quan trọng nhất là chương
trình được chuyển qua tiếng Việt, được biết đến với tên chương trình Hoàng Xuân Hãn, bộ
trưởng bộ giáo dục của nội các Trần Trọng Kim. Để bảo đảm cho việc chuyển ngữ thành
công, giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã soạn quyển danh từ khoa học phục vụ cho việc dạy các
môn khoa học. Các bộ trưởng kế tiếp như Nguyễn Dương Đôn, Trần Hữu Thế tuy là học ở
Pháp nhưng có ý thức phát triển chương trình giáo dục bằng tiếng Việt với nội dung văn học,
văn hóa, lịch sử Việt Nam. Phần khoa học thì vẫn phỏng theo chương trình Pháp. Thành phần
các môn học không khác mấy với chương trình Pháp – Việt, nhưng có hai thay đổi quan
trọng:
- Việt văn trở thành môn học chính, có hệ số cao. Pháp văn và Anh văn là ngoại ngữ;
- Học sinh học sử - địa Việt Nam là chính, thay cho sử - địa Pháp.
Từ năm 1958 tại miền Nam, Hội thảo giáo dục toàn quốc đã đề ra 3 phương châm của
giáo dục là “dân tộc, nhân bản, khai phóng”.
Trường Đồng Khánh vẫn duy trì các môn nữ công gia chánh, cô Hoàng Thị Kim Cúc,
cùng với bà Bửu Tiếp tiếp tục dạy, và các thế hệ nữ sinh Đồng Khánh tiếp tục hào hứng và
lưu giữ nhiều kỷ niệm với môn học này.
Việc phân thành ba ban Vạn vật, Toán và Văn chương ở đệ nhị cấp được duy trì cho
đến năm 1975.
21
21
Trường chú trọng đến các hoạt động hiệu đoàn như tổ chức cắm trại, văn nghệ, triển
lãm các tác phẩm may thêu của nữ sinh.
Đội ngũ giảng viên đã được chuẩn hóa, nhất là từ năm 1961, khi khóa sinh viên đầu
tiên của Viện Đại học Huế (thành lập năm 1957) ra trường. Các giáo viên trung học đệ nhất
cấp phải học qua hai năm đại học sư phạm, và đệ nhị cấp là bốn năm đại học sư phạm, với
một kỳ thi tuyển rất khó vì số chỗ có hạn.
Cho đến niên khóa 1957 – 58, trường Đồng Khánh dạy hai ngoại ngữ Pháp và Anh. Qua
năm 1958 – 59, học sinh đệ nhất cấp học một ngoại ngữ, đa phần học sinh thời đó chọn Pháp
văn. Lên đệ nhị cấp, học sinh học thêm ngoại ngữ thứ hai. Trong các thập niên 1950-60, do
trường thiếu giáo viên dạy Pháp văn, Nha học chánh đã có sáng kiến mời các bà tốt nghiệp
thành chung chương trình Pháp – Việt trước đây là giáo viên tiểu học dạy Pháp văn cho các
lớp đệ nhất cấp, như các bà Ưng Thuyên, Trần Trữ, Nguyễn Vui, hoặc đã đậu tú tài Pháp như
thầy Âu, dạy đệ nhị cấp. Học với các giáo viên nói tiếng Pháp gần như tiếng mẹ đẻ, học sinh
tiếp tục thụ hưởng những thành quả của nền giáo dục Pháp – Việt.
III. KẾT LUẬN
Như đã nêu trên, do sự tình cờ tiện lợi, phần lớn các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cũng
như những hồi ký, bài viết mà chúng tôi tiếp cận được xuất phát từ những cựu nữ sinh hai
trường Áo Tím và Đồng Khánh mà sau khi rời trường lại tham gia kháng chiến và tập kết ra
Bắc, thành danh trong một chế độ đối kháng với chế độ thực dân. Nhưng những người này
đều đánh giá cao nền giáo dục Pháp – Việt, (mặc dù chính phủ Pháp cho rằng giáo dục Pháp –
Việt ở Đông Dương kém chất lượng), đó là một bằng chứng hùng hồn về tác dụng tích cực
của nền giáo dục Pháp – Việt.
Việc được học lên trung học càng có ý nghĩa đối với nữ giới, họ đã trở thành những
phụ nữ tự tin vào khả năng của mình, cả trong việc quản lý gia đình lẫn trong công việc. Họ
thuộc về những thế hệ đầu tiên chứng minh cho xã hội Việt Nam thấy nữ giới hoàn toàn có
khả năng học tập để có một nghề trí óc và có một chỗ đứng xứng đáng trong xã hội. Với cơ
cấu ngành nghề còn đơn giản, xã hội Việt Nam thời ấy rất nể trọng nghề dạy học. Nhiều cựu
nữ sinh đã trở thành nhà giáo và do đó đã thay đổi quan niệm của xã hội đối với phụ nữ, xã
hội trân trọng tài năng và đức độ của họ.
Bậc học thành chung đã là một bệ phóng cho họ vào đời hoặc học cao hơn nữa để trở thành
tinh hoa của trí thức. Thành công của họ còn tạo thêm niềm tin và hoài bão cho các thế hệ nữ
giới trẻ hơn, trở thành tấm gương cho giới trẻ noi theo.
22
22
Nếu so với ngày nay, khối lượng kiến thức mà các bà được học ít hơn rất nhiều.
Nhưng có lẽ nhờ học ít mà các bà lại nhớ nhiều, nhớ lâu và nhớ những điều chính yếu. Một
cảm tưởng chung của nhóm nghiên cứu là tinh thần, sự hòa quyện của các môn học, cách tổ
chức và sinh hoạt trong nhà trường đã góp phần xây dựng nên nhân cách và những đức tính
như kỷ luật, cẩn thận, sáng tạo, chuyên cần, tinh thần khoa học và những hiểu biết cần thiết
cho người phụ nữ ở mọi thời đại.
Theo nhà nghiên cứu Dominique Rolland,39 giáo dục ở Pháp từ thế kỷ 19 là một nền giáo dục
tiến bộ, khoa học và hiện đại, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi tầng lớp xã hội tiếp cận với kiến
thức. Nền giáo dục ấy đấu tranh chống lại những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội. Chính
quyền thuộc địa Pháp muốn chuyển tải những nguyên lý ấy vào nền giáo dục thuộc địa nhưng
với một mục đích cụ thể là đào tạo những viên chức phục vụ cho bộ máy hành chánh và kinh
tế thuộc địa. Do đó, giáo dục được tổ chức theo hình tháp, rộng ở cấp thấp và đào tạo tinh hoa
ở những bậc cao hơn.
Mặc dù vậy, giáo viên tại thuộc địa là những trí thức đã được giáo dục trong nền giáo dục khai
phóng của Pháp, đã thấm nhuần những tư tưởng tiến bộ, có ý thức về sự tự do của mình nên
đã có những cách hành xử nhân văn trong nhà trường. Giới trẻ Việt Nam thời ấy, với tinh thần
gạn đục khơi trong, đã tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của nhân loại và đến lượt họ, họ
đã thể hiện ý thức tự do tư tưởng, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước ngay trong lòng nhà trường
thuộc địa.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2014.
23
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
BÀ Tùng Long, 2003, Viết là niềm vui muôn thuở của tôi. Nhà xuất bản Trẻ, 351b trang.
Nguyễn Khoa Diệu BIÊN, Nguyễn Cửu Thọ, 1995, Đạm Phương nữ sử 1881 – 1947. Nhà
xuất bản Trẻ, TPHCM, 344 trang.
Bùi BỐN – Nguyễn Thị Thu, 2005, Thầm lặng Hai cuộc đời. Nhà xuất bản Công an Nhân
dân, 196 tr.
Đặng Thị Vân Chi, 2012, Vấn đề nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong TƯ TƯỞNG -
TRIẾT HỌC - VĂN HÓA: truy cập ngày 20/6/2014.
Lê Thanh HIỀN, 1999, Tuyển tập Đạm Phương nữ sử. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 572
trang.
Trần Thị Phương HOA, 2012, Giáo dục và phong trào nữ quyền ở Bắc Kỳ trước 1945
nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/giao-duc-va-phong-trao-phu-nu-o-bac-ky-truoc-
1945-nu-quyen-khong-co-guong-mat-phu-nu . Truy cập ngày 20/6/2014.
Thích Nữ Diệu KHÔNG, 2009, Đường thiền sen nở. Nhà xuất bản Lao động.
Nguyễn Thị KIỆM, 2005, Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân. Nhà xuất bản Văn
nghệ TPHCM, 264 trang.
Bùi thị MÈ, 2001, Kể chuyện đời mình. Nhà xuất bản Trẻ, TPHCM, 374 trang.
Trần Thị Như MÂN, 2007, Sống với tình thương. Nhà xuất bản Thanh Niên, 98 trang.
NHIỀU TÁC GIẢ, Đồng Khánh – Hai Bà Trưng, 2007, Huế. Lưu hành nội bộ.
NHIỀU tác giả, 2002, Áo tím trên các nẻo dường đất nước. Nhà xuất bản Trẻ, 518 trang.
NHIỀU tác giả, 1998, Mười ngả đường đời. Nhà xuất bản Phụ nữ, 199 trang.
NHIỀU TÁC GIẢ, 2011, Đồng Khánh Huế - Mái trường xưa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 291.
Nguyễn Phú PHONG, Quốc ngữ trong chương trình tiểu học,
Truy cập
ngày 23/6/2014.
Chương THÂU. Đông Kinh Nghĩa Thục và phong trào cải cách văn hóa đầu thế kỷ XX. Nhà
xuất bản Hà Nội, 1982, 251 tr.
Trịnh Văn Thảo, 2009, Nhà trường Pháp ở Đông Dương. Nhà xuất bản Thế giới, 391 trang.
NGUYỄN Thị Thu, 2012, Hồi ký Đồng Khánh Trường xưa. Tài liệu lưu hành nội bộ.
24
24
Nguyễn Hữu THỨ, 2002, Một thời Quốc Học, Toronto, tác giả tự phát hành, 328 tr.
Tiếng Anh, Pháp
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860
– 1945. L’Hamattan, 474 pages.
BEZANÇON, P. Différentes approches de l'enseignement colonial en Indochine par la
stratification des sources et leur comparaison (p.139-151) dans Les sources historiques dans
le Tiers Monde. Approches et enjeux, par P. Bezançon, R. Camara et autres. L'Harmattan,
1997, 179p.
BUI Tran Phuong, 2009, Viet Nam 1918 – 1945, Emergence d’une élite féminine
moderniste ?; Colloque international “Enseignement et colonisation dans l’Empire colonial
français, une histoire connectée ?”, Lyon 30 septembre 1er et 2 octobre 2009.
BUI Tran Phuong, 2011, Souvenirs de collégiennes vietnamiennes, Clio, N0 33, 2011:
Colonisations, p. 211 – 221.
DUTEIL, Simon,2008, Institutrices et instituteurs français à Madagascar sous la Troisième
République (1896–1939): Éléments de compréhension d'un groupe social en situation
coloniale
French Colonial History - Volume 9, 2008, pp. 65-77.
HA Marie-Paule, 2014, French Women and the Empire, the case of Indochina Oxford
University Press.
ame+sogny+college+dong+khanh&source=bl&ots=IROALFJ3sc&sig=dEatzFmbAJR_oAFO
KT4O8ZNGtJQ&hl=vi&sa=X&ei=GC6YU9v5HoLi8AX9h4DgAw&ved=0CCQQ6AEwAQ
#v=onepage&q=madame%20sogny%20college%20dong%20khanh&f=false – Truy cập ngày
6/6/2014.
MAITRE, Cl-H. 1907, L'enseignement indigène dans l'Indochine annamite, Revue.
Indochinoise. 30 VIII 1907, p.1135-1149
MARR, David, 1976, The 1920s Women’s Rights Debates in Vietnam, Journal of Asian
Studies, Vol XXXV, Number 3, May, pp. 371 - ?
NGUYỄN Thế Anh, 1985, L'élite intellectuelle vietnamienne et le fait colonial dans les
premières années du XXe siècle. RFHOM LXXII, 268, III, 1985, p.291-308
NGUYỄN Thụy Phương, 2013, L’école française au Vietnam de 1945 à 1975. De la mission
civilisatrice à la diplomatie culturelle.
25
25
Thèse de Doctorat de Sciences de l’Education – Université Paris-Descartes
PRÊTRE, Ch., 1912, L'enseignement indigène en Indochine. L'Asie Française, VIII 1912,
p.311-343.
TRAN Thi Phuong Hoa, 2009, Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a
new kind of intellectuals in the colonial context of Tonkin. Harvard-Yenching Institute Working
Papers.
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris, 321 pages.
Trinh Van Thao, 1993, L'idéologie de l'école en Indochine (1890-1938). Tiers-Monde. 1993,
tome 34 n°133. pp. 169-186.
VU, Milkie, 2012, Examing the Social Impacts of French Education Reforms in Tonkin,
Indochina (1906-1938), 2012, VOL. 4 NO. 04.
reforms-in-tonkin-indochina-1906-1938. Truy cập ngày 6/6/2014.
Chú thích
1 Sau năm 1975 được đổi tên thành trường Trưng Trắc trong một thời gian ngắn rồi thành trường Hai Bà
Trưng, tiếp nhận cả nam sinh.
2
Đổi tên là trường Gia Long vào năm 1953, và sau năm 1975 đổi tên thành trường Nguyễn Thị Minh Khai,
tiếp nhận cả nam sinh.
3
Tương đương với trung học đệ nhất cấp ở miền Nam trước 1975, hoặc tương đương với cấp II hiện nay.
4
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860 – 1945.
L’Hamattan, tr. 25.
5
Enseignement franco-indigène.
6
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris.
7
TRAN Thi Phuong Hoa, 2009, Franco-Vietnamese schools and the transition from Confucian to a new kind
of intellectuals in the colonial context of Tonkin. Harvard-Yenching Institute Working Papers.
8
Trinh Van Thao, 1995; tr.13 4, 135, 137.
9
Dương Thị Quyên, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 227.
10
Trinh Van Thao, 1995; tr. 126.
11
Bezançon, 2002, tr.381.
12
Trinh Van Thao, 1993, L'idéologie de l'école en Indochine (1890-1938). Tiers-Monde. 1993, tome 34 n°133.
P. 178.
13
Nguyễn Phú PHONG, Quốc ngữ trong chương trình tiểu học,
truy cập ngày 23/6/2014.
14
truy cập ngày 23/6/2014.
15
Bùi thị MÈ, 2001, Kể chuyện đời mình. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 21.
16
Phỏng vấn bà Nguyễn Khoa Diệu Biên, ngày 8/8/2009.
17
Phỏng vấn bà Tôn Nữ Phương Ly (bà Hồ Đắc Ân), ngày 20/12/2009.
18
Nhiều tác giả, 2002, Áo tím trên các nẻo dường đất nước. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 163.
19
Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 382.
20
Nguyễn Thị Hạnh, Đồng Khánh – Hai Bà Trưng, tr. 95.
21
Phỏng vấn bà Bùi thị Mè, ngày 5/7/2010.
22
Nguyễn Thị Kiệm, 2005, Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân, hồi ký, Nhà xuất bản Văn nghệ
26
26
TPHCM.
23
Giáo viên Pháp mắng Nguyễn Chí Diểu, lúc ấy là học sinh năm thứ tư Quốc Học, là “Sale race!”, Nguyễn
Chí Diểu đã đứng lên phản đối giáo viên người Pháp, dẫn đến hậu quả là giáo viên ấy đuổi Nguyễn Chí Diểu ra
khỏi lớp. Sau này, Nguyễn Chí Diểu tham gia Việt Minh và là một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Minh ở miền
Trung.
24
Đào Thị Xuấn Yến, Đồng Khánh Mái trường xưa, tr. 23.
25
Huỳnh thị Lẫm, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 145.
26
Trích phỏng vấn bà Trần Thị Phò, ngày 10/3/2010.
27
Nguyễn Ngọc Nghi, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr.20.
28
Pauline Trần Thị Mỹ, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr.324 -338.
29
Nguyễn Thị Kiệm, 2005,Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân, tr.38.
30
PV Trần Thị Phò, ngày 10/3/2010.
31
Phan Thị Thương, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 168.
32
Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 92.
33
Phỏng vấn bà Diệu Biên.
34
Đặng Thị Bảy, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr.25.
35
Nguyễn Thị Kiệm, 2005, Từ nữ sinh Huế đến nhà ngoại giao nhân dân, tr.37.
36
Bùi Thị Mè, Áo Tím trên mọi nẻo đường, tr. 33.
37
Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Kiệm, ngày 5/1/2010.
38
Võ Thị Xuân Trà, Đồng Khánh Huế- Mái trường xưa, tr.157 – 158.
39
Bài giảng tại lớp tập huấn về trường học Pháp-Việt tại Đại học Hoa Sen, 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1_du_full_text_bao_cao_ket_qua_giao_duc_nu_sinh_version_cho_hoi_thao_4003.pdf