Bài viết đề cập tới những quan điểm về ngành sư phạm, về vai trò và nhiệm vụ
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong nền giáo dục quốc dân được Chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong mỗi lần về thăm và làm việc. Những lời dạy của Người thể
hiện tầm chiến lược trong chính sách giáo dục và đào tạo con người Việt Nam toàn diện,
luôn là định hướng dẫn dắt cho các hoạt động của Trường ĐHSPHN. Trên cơ sở tổng kết
các kết quả đạt được của Trường trong 70 năm xây dựng và trưởng thành, bài viết đề xuất
những định hướng phát triển Trường theo lời dạy của Người trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Hiện tại và định hướng xây dựng phát triển theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0137
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4D, pp. 61-66
This paper is available online at
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI: HIỆN TẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG
PHÁT TRIỂN THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Lê Đình Trung
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết đề cập tới những quan điểm về ngành sư phạm, về vai trò và nhiệm vụ
của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong nền giáo dục quốc dân được Chủ
tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong mỗi lần về thăm và làm việc. Những lời dạy của Người thể
hiện tầm chiến lược trong chính sách giáo dục và đào tạo con người Việt Nam toàn diện,
luôn là định hướng dẫn dắt cho các hoạt động của Trường ĐHSPHN. Trên cơ sở tổng kết
các kết quả đạt được của Trường trong 70 năm xây dựng và trưởng thành, bài viết đề xuất
những định hướng phát triển Trường theo lời dạy của Người trong bối cảnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, Trường ĐHSHN, giáo dục, sư phạm, định hướng phát triển.
1. Mở đầu
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, muốn xây dựng đất nước hùng cường cần phải xây
dựng được một nền giáo dục tiên tiến vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, ngay sau
khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chủ tịch đã nêu “diệt giặc dốt” là nhiệm vụ số
hai cần giải quyết ngay trong 6 việc cấp bách, sau “giặc đói”. Các sắc lệnh số 45 về việc thành lập
Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội vào ngày 10/10/1945, sắc lệnh số 194/SL về việc thành lập
ngành sư phạm đào tạo giáo viên cho các bậc học vào ngày 8/10/1945 được ban hành đã thể hiện
tầm nhìn chiến lược của Người với ngành giáo dục. Năm 1951, Trường ĐHSP Hà Nội chính thức
được thành lập theo Nghị định 276/NĐ của Bộ Quốc gia Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào
tạo) với nhiệm vụ chính là đào tạo giáo viên cho các cấp học. Trong những lần về thăm trường,
Người đã để lại cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên của trường những lời căn dặn mang tính
triết lí giáo dục sâu sắc như phải đoàn kết, phải yêu nghề, phải có tình thương đến học trò, nhà
trường, phải thực hiện hai tốt, phải trở thành trường mô phạm. Lời dạy của Người đã trở thành
mục tiêu phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường trong
suốt quá trình xây dựng và phát triển. Kỉ niệm 50 năm ngày Hồ Chủ tịch về thăm Trường (1964-
2014), cuốn sách Bác Hồ với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xuất bản đã tập hợp nhiều
bài viết phân tích về nhiều vấn đề trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ngành sư phạm, giáo dục cũng
như công tác thực hiện lời dạy của Người trong các lĩnh vực đào tạo, khoa học công nghệ [1].
Bên cạnh đó, tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh cũng như sự quan tâm đặc biệt của Người dành
cho đội ngũ giảng viên cũng đã được rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, lịch sử, tư tưởng nghiên
cứu [2], [3]. Bài viết không có tham vọng đi sâu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục mà
chỉ tập trung làm rõ một số vấn đề về công tác dạy và học trong nhà trường sư phạm, trách nhiệm
Ngày nhận bài: 2/7/2021. Ngày sửa bài: 29/8/2021. Ngày nhận đăng: 10/9/2021.
Tác giả liên hệ: Lê Đình Trung. Địa chỉ e-mail: ledinhtrunghnue@gmail.com
Lê Đình Trung
62
và vị trí của Trường ĐHSP Hà Nội thông qua những bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh
khi về thăm và làm việc. Trên cơ sở khái quát các kết quả đạt được của Nhà trường sau 70 năm,
bài viết đề xuất một số định hướng cơ bản để tiếp tục phát triển Trường thành “trường mô
phạm”, giữ vị trí “đầu tàu” trong bối cảnh cả nước “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng khoa học của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo” [4, 5].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò và nhiệm vụ của trường Sư phạm trong tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh
Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những trường đại học vinh dự và tự hào được nhiều lần
đón Hồ Chủ tịch về thăm và làm việc. Những lời căn dặn của Người với cán bộ giảng viên Nhà
trường thể hiện triết lí giáo dục sâu sắc và đã định hướng xây dựng những giá trị của Nhà
trường trong quá trình xây dựng và phát triển.
Ngày 21/10/1964, trong chuyến thăm trường cùng với tổng thống Môđibô Câyta và phu
nhân nước Cộng hòa Mali, Người đã đề cập một cách ngắn gọn trách nhiệm của cán bộ giảng
viên nhà trường: “Dạy cũng như học phải chú trọng rèn luyện đức lẫn tài. Đức là đạo đức cách
mạng, phải triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ cách mạng, phục vụ
nhân dân. Đạo đức là cái gốc rất quan trọng, không có nó hay không trau dồi rèn luyện một cách
đầy đủ thì tài cũng vô dụng...”. Đặc biệt, “thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải
thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp
phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng
đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất” [5, tr. 401-403].
Muốn phát triển nhà trường, Người dặn, “toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một
khối, đoàn kết phải thật sự trăm phần trăm chứ không phải chỉ là đoàn kết miệng” [5, tr. 403]
Đối với công tác giảng dạy, Người căn dặn thầy và trò phải tìm ra cách dạy và cách học
phù hợp, luôn phải cải tiến cách dạy; sinh viên không được học gạo, học phải gắn với thực tiễn,
với thực hành thí nghiệm. Mọi người phải tự học, tự bồi dưỡng để trình độ ngày càng được nâng
cao. Do vậy, trong hoạt động của Nhà trường cần phải chú trọng thực hiện thường xuyên phong
trào thi đua dạy và học đi vào thực chất; phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để xây dựng
trường “chẳng những là trường sư phạm mà còn là trường mô phạm của cả nước” [5, tr. 401].
Phong trào thi đua “Hai tốt” trong nhà trường phải đi vào thực chất để có hiệu quả. Đây là
nguyên lí cơ bản, là động lực để tạo ra thầy giỏi, trò giỏi là nhiệm vụ cơ bản của nhà trường để
tạo ra nền giáo dục tiên tiến đặc đà bản sắc dân tộc. Nguyên lí này đến nay vẫn còn nguyên giá
trị về lí luận và thực tiễn thể hiện ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, chủ
động và tự tin tạo ra kì vọng lớn lao cho giáo dục.
Nhấn mạnh nhiệm vụ cần thiết thường xuyên thực hiện Hai tốt trong Trường ĐHSP Hà
Nội, Người đã đặt ra mục tiêu cho nhà trường cần phải trở thành “trường mô phạm của cả
nước”. Đây không chỉ được coi là tuyên ngôn về ngành sư phạm Việt Nam mà các trường sư
phạm coi đó là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của nhà trường [6]. Nói tới “mô phạm” là nói
tới chuẩn mực mang tính khuôn mẫu đối với trong cán bộ, sinh viên của trường sư phạm và tính
chuẩn mực của một trường sư phạm. Đã là nhà giáo dạy ở trường sư phạm phải mang đầy đủ
phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, phải gương mẫu trong mọi việc làm, phải “tiên ưu, hậu
lạc”, phải là tấm gương tự học, tự đào tạo. Trong thời đại hiện nay vấn đề “mô phạm”, đạo đức
nhà giáo đang trở thành vấn đề được xã hội quan tâm vì đây là cơ sở xây dựng nền tảng đạo đức
xã hội cho thế hệ trẻ. Đối với hệ thống trường sư phạm trong thời kì đổi mới và hội nhập, tính
“mô phạm” được thể hiện ở mấy điểm sau:
Về quy mô và cơ cấu: Phải có tính hợp lí giữa truyền thống và hiện đại dựa trên một mô hình
chuẩn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm đào tạo, mục tiêu và
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: hiện tại và định hướng xây dựng phát triển
63
chương trình, nội dung, thời gian đào tạo gắn với nhu cầu xã hội tạo ra mẫu mực là mô hình thu
nhỏ có năng suất và hiệu suất vận hành cao cho đào tạo giáo viên.
Chương trình, quy trình đào tạo phải tiên tiến, đảm bảo cho hội nhập quốc tế thuận lợi trên
cơ sở đó tiến tới quốc tế hơn nội dung đào tạo, đảm bảo việc hội nhập thành công. Trên cơ sở
tạo được sản phẩm giáo viên có đầy đủ phẩm chất năng lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có sự cân đối giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với đào tạo theo hướng nghiên cứu
khoa học là động lực cho nâng cao chất lượng đào tạo, có sự tham khảo hệ thống các trường sư
phạm trong khu vực và trên thế giới.
Phải đa dạng hóa về cách thức, nội dung đào tạo giáo viên có độ mở phù hợp đáp ứng với
từng giai đoạn phát triển của đất nước.
2.2. Xây dựng và phát triển Trường ĐHSP Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực hiện lời dạy có tính triết lí đó trong thời chiến cũng như thời bình, Nhà trường luôn
hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ đảm đương tốt công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho
sinh viên, có tâm và có tầm đáp ứng được sự nghiệp đào tạo giáo viên. Nhà trường là nơi khởi
nguồn và triển khai mạnh mẽ các phong trào “thanh niên 3 sẵn sàng”, “biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”; “gắn nhà trường với thực tiễn sản xuất”,...
Trong bất kì hoàn cảnh nào, cán bộ giảng viên Nhà trường luôn đoàn kết vượt khó đồng
lòng tìm ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn qua từng thời kì xây dựng đất nước. Khi trường
mới thành lập, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên, công nhân viên phục vụ còn rất mỏng,
mỗi khoa chỉ chưa đầy 10 người cho đến nay nhà trường đã có đội ngũ cán bộ đông đảo giỏi
về quản lí, chuyên môn. Tính đến 30/6/2021, Trường ĐHSPHN có 1049 cán bộ, viên chức,
trong đó: về chức danh nghề nghiệp: 153 giảng viên cao cấp, 202 giảng viên chính, 304 giảng
viên, 48 giáo viên thực hành, 72 giáo viên THPT, 04 giáo viên THCS, 01 giáo viên TH, 09
nghiên cứu viên, 135 chuyên viên, 121 chức danh khác; về trình độ: 19 giáo sư, 138 phó giáo
sư, 270 tiến sĩ, 446 thạc sĩ, 142 cử nhân, 34 trình độ khác. Đội ngũ giảng viên có trình độ tiến
sĩ trở lên chiếm 64% tổng số giảng viên, trong đó số giảng viên có học hàm giáo sư và phó
giáo sư chiếm tỉ lệ 24,2% [số liệu cập nhật từ phòng Tổ chức cán bộ, Trường ĐHSPHN].
Trường luôn là đơn vị dẫn đầu hệ thống các trường đại học toàn quốc về số lượng các chuyên
gia đầu ngành về lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học giảo dục đã và đang cống hiến cho
ngành giáo dục.
Về cơ sở vật chất, từ chỗ chỉ là khu nhà lá đơn sơ, đến nay nhờ sự quan tâm đầu tư của nhà
nước và tự đầu tư của Trường, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu
ngày càng khang trang, hiện đại nhiều phòng thí nghiệm nghiên cứu hoạt động có hiệu quả.
Trường đã có một thư viện với hàng vạn đầu sách, một nhà xuất bản sư phạm đảm đương được
việc in ấn, xuất bản tài liệu, giáo trình cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu của trường. Từ chỗ
ban đầu chỉ có một số khoa về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, đến nay nhà trường đã có 23
khoa, 2 bộ môn trực thuộc trường, 2 viện nghiên cứu và nhiều trung tâm nghiên cứu, 4 trường
thực hành, 1 trường THPT chuyên.
Ngoài đào tạo giáo viên cho các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, Trường liên
tục mở có các hệ đào tạo cử nhân chất lượng cao, các hệ đào tạo từ xa, tại chức, các chương
trình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và định kì. Tính đến nay nhà trường đã đào tạo được
hàng vạn cử nhân và cử nhân sư phạm có chất lượng cao đã và đang phục vụ cho đất nước. Với
đội ngũ cán bộ hùng hậu và thành tựu về nghiên cứu khoa học, từ năm 1970, Trường là 1 trong 5
cơ sở được Nhà nước giao cho đào tạo phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) sớm nhất ở Việt Nam [8, tr. 107].
Từ đó đến nay, Trường luôn là một trung tâm đào tạo sau đại học có tầm cỡ, uy tín trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Nhà trường đã mở rộng quy mô và chất lượng đào tạo với hơn 50
Lê Đình Trung
64
chuyên ngành đào tạo cao học và 40 ngành đào tạo nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó, Nhà trường
đã và đang tham gia tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học cho các trường bạn, các viện
nghiên cứu, các trung tâm khoa học trong nước và quốc tế (Lào, Campuchia,...) [9]. Trong suốt
quá trình phấn đấu, làm việc theo lời dạy của Bác, Trường đã được công nhận là Trường Đại
học trọng điểm quốc gia. Năm 2020, trường được tổ chức xếp hạng đại học châu Á QS đánh giá
thuộc nhóm 551-600 trường đại học tốt nhất châu Á [12]. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ và
chưa thỏa mãn được lòng mong mỏi của cán bộ, giảng viên Nhà trường. Nhà trường tiếp tục có
những đổi mới trong chiến lược phát triển, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội trong hiện tại và
tương lai.
2.3. Một số định hướng phát triển trường ĐHSP Hà Nội theo lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- Xây dựng mô hình đào tạo theo phẩm chất và năng lực nhà giáo với phương châm “vừa
hồng vừa chuyên” được cụ thể hóa bằng mục tiêu, chương trình, kế hoạch/lộ trình thực hiện phù
hợp với thực tiễn Việt Nam đáp ứng với hội nhập, toàn cầu hóa. Muốn vậy phải thường xuyên
đúc rút kinh nghiệm, tổ chức thực hiện theo một lộ trình khoa học trong phạm vi toàn trường.
Đây là mấu chốt thực hiện di huấn của Bác trở thành trường mô phạm về nhân cách, năng lực,
đạo đức nhà giáo, nhà giáo dục.
- Tiếp tục quán triệt thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt” thường xuyên, thực chất, phù
hợp trong bối cánh hiện nay. Như đã phân tích ở trên, mỗi cán bộ, sinh viên toàn trường cần
hiểu rõ bản chất của Hai tốt để có kế hoạch thực hiện hiệu quả.
- Trường sẽ cần tiếp tục thực hiện tốt khâu tuyển chọn, đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp và sau
tốt nghiệp. Hiện tại trường chỉ mới làm được 3 khâu đầu, khâu cuối làm chưa có hiệu quả. Đây
là khâu quan trọng để bảo hành sản phẩm hàng năm cho các trường phổ thông.
- Hệ thống các trường thực hành của Trường cần được đẩy mạnh phát triển và được giao
trách nhiệm cụ thể, từ đó góp phần vào hoạt động đào tạo nghề trong Nhà trường, và coi đây là
một mắt xích không thể thiếu được. Đây cũng là vấn đề mà Bộ GD&ĐT hiện chưa làm tốt được.
- Đội ngũ giảng viên dạy các môn cơ bản với môn nghiệp vụ sư phạm trong Trường cần
tăng cường sự gắn kết hữu cơ. Đây là đặc trưng của giảng viên dạy ở các trường sư phạm so với
dạy ở các trường khác lâu nay có nhắc đến nhưng làm chưa thật sự hiệu quả.
- Trường cần nỗ lực giữ vững vị trí đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học và giáo
dục để luôn là “máy cái” của nền giáo dục nước nhà, phải coi đây là nhiệm vụ hàng năm và lâu
dài của nhà trường để duy trì vị thế trường “Đại học trọng điểm Quốc gia”.
- Nghiên cứu khoa học (NCKH) trong Trường phải đi trước một bước so với giảng dạy, để
có tư liệu cho giảng viên, Việt Nam hóa giáo trình mình đảm nhận [10].
- Hoạt động NCKH cũng cần được tiến hành song song, đồng thời giữa 3 lĩnh vực nghiên
cứu để bổ trợ cho nhau phát triển: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu khoa
học giáo dục. Bên cạnh đó, Trường cũng cần có những nghiên cứu tích hợp giữa nhiều lĩnh vực
nghiên cứu để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao [11].
- Trường nên xây dựng các Viện đủ mạnh trên cơ sở các Viện, Trung tâm đã có và thành
lập thêm các Viện, các Trung tâm mới. Đây là sức mạnh mang tính chiến lược của một trường
đại học nói chung và đại học sư phạm nói riêng. Cần thành lập 3 viện nghiên cứu: Viện Nghiên
cứu Khoa học Tự nhiên, Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội – Nhân văn, Viện Nghiên cứu
Chiến lược phát triển Sư phạm. Dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ của viện đưa các trung tâm hiện có
vào các viện. Trường phải tạo cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, nhiệm vụ cơ chế hoạt động cụ thể
cho các viện để có thể phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ của trường.
- Về cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm nghiên cứu hiện có cần được nâng cấp, bổ sung để
hoạt động có hiệu quả phục vụ chung cho các khoa, bộ môn và các viện, trung tâm nghiên cứu.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: hiện tại và định hướng xây dựng phát triển
65
- Công tác xây dựng chương trình đào tạo của trường cần từng bước được nghiên cứu
theo hướng quốc tế hóa để có thể tăng cường đào tạo liên thông với các trường có uy tín trong
nước và quốc tế.
3. Kết luận
Qua những lần Bác về thăm đã để lại cho thầy trò Trường ĐHSP Hà Nội những lời dạy ân
cần, thiết thực có tính triết lí giáo dục hiện đại. Thấm nhuần lời dạy đó Trường ĐHSP Hà Nội
đã không ngừng phấn đấu khắc phục mọi khó khăn xây dựng trường trở thành ‘máy cái’ của
ngành giáo dục trong đào tạo giáo viên cho nhiều cấp học và đội ngũ cán bộ khoa học có chất
lượng cho các sở giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu trong cả nước. Để trở thành trường sư
phạm “mô phạm” của cả nước, trong thời gian tới nhiệm vụ còn nặng nề, Trường sẽ cần tiếp tục
dốc toàn tâm lực theo một số định hướng cơ bản để thực hiện di nguyện của Người, thực hiện
giá trị cốt lõi: “Chuẩn mực, sáng tạo, tiên phong”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014. Bác Hồ với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nxb Đại học Sư phạm.
[2] Hoàng Anh, 2013. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học
hiện nay. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[3] Phan Ngọc Liên, 2007. Hồ Chí Minh về giáo dục. Nxb Từ điển Bách khoa.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng. Truy cập tại: https://daihoi13.dangcongsan.vn/tu-lieu/van-ban-chi-dao-huong-dan
(Ngày 10-9-2021)
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.14.
[6] Nguyễn Bá Cường, 2010. Triết lí giáo dục Hồ Chí Minh qua bài nói chuyện tại trường Đại
học Sư phạm Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một tầm nhìn chiến lược
về giáo dục và sư phạm”, Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2020. Báo cáo tự đánh giá theo bộ chỉ số phát triển
trường sư phạm, Tài liệu lưu hành nội bộ.
[8] Phùng Ngọc Kiếm, 2001. Đào tạo sau đại học ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỉ yếu
Hội thảo Đại học Sư phạm Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển, tr. 106-112.
[9] Lê Đình Trung, Trần Văn Nguyệt, Nguyễn Xuân Lạn, 2021. Đào tạo sau đại học của
trường ĐHSP Hà nội – Một thành quả đáng tự hào. Bản tin Đại học Sư phạm Hà Nội kỉ
niệm 70 năm thành lập trường.
[10] Lê Đình Trung, Nguyễn Viết Thịnh, 2016. “Vai trò nghiên cứu khoa học với nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên ở Trường ĐHSP Hà Nội trọng đức”. Tạp chí khoa học Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội Vol 61 (8A).
[11] Nguyễn Văn Minh, 2016. “Quốc tế hóa – Xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội”. Tạp chí Khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol 61 (8A).
[12] Thanh Hùng, 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được xếp hạng tốt nhất Châu Á năm
2021, https://www.sggp.org.vn/11-co-so-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-duoc-xep-hang-tot-
nhat-chau-a-nam-2021-699604.html. Truy cập: 07/10/2021.
Lê Đình Trung
66
ABSTRACT
Hanoi National University of Education:
present status and development orientation in line with Ho Chi Minh’s thoughts
in the context of industrialization, modernization and international integration
Le Dinh Trung
The Faculty of Biology, Hanoi National University of Education
The article analyzes on Ho Chi Minh’s views on pedagogy, the role and tasks of the Hanoi
National University of Education (HNUE) in the national education giving on his visits to the
University.His advises represent a strategic dimension in the comprehensive policy of education
and training, and work as guidelines for the activities of HNUE. On the basis of summarizing
the results achieved by the University in its 70th anniverary, a process of development, the
article proposes development orientations for the University in the context of industrialization,
modernization and international integration.
Keywords: Ho Chi Mính’s thought, HNUE, education, pedagogy, development orientations.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truong_dai_hoc_su_pham_ha_noi_hien_tai_va_dinh_huong_xay_dun.pdf