Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Muốn phát triển giáo dục - đào tạo, điều quan
trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức giáo dục”
[1,2]. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, ngày 4/11/2013
đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng nhiệm
vụ và giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong
những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý (CBQL), đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo [3]. Chiến lược phát triển
giáo dục đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2020 cũng khẳng
định: phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là giải pháp then chốt và là điều
kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục trong thời kì mới [4].
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An với công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên Tiểu học và Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu hội thảo khoa học18
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CƠ SỞ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
PGS.TS. Lưu Tiến Hưng
Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Muốn phát triển giáo dục - đào tạo, điều quan
trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ viên chức giáo dục”
[1,2]. Nghị quyết 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, ngày 4/11/2013
đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó xây dựng nhiệm
vụ và giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện, phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong
những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý (CBQL), đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo [3]. Chiến lược phát triển
giáo dục đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011 - 2020 cũng khẳng
định: phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là giải pháp then chốt và là điều
kiện đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược giáo dục trong thời kì mới [4].
Nhằm xây dựng đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành nhiều Thông tư, văn bản,
trong đó có: Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 ban hành quy định
tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
ngày 22/8/2018 ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông. Gần đây, thông tư 32/2018/TT-BGDĐTcủa Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo
ban hành ngày 26/12/2018 đã đặt ra yêu cầu rất cấp bách cho công tác bồi dưỡng đội
ngũ CBQL và giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học
2020-2021 [5].
Ở Nghệ An, để cụ thể hóa các chương trình, phù hợp với thực tế địa phương, đồng
thời chỉ đạo, định hướng ngành giáo dục và đào tạo của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 33-CTr/TU ngày 27/10/2014; UBND
tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Ngày 05/01/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế
hoạch số 07/KH.UBND về thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ
quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hàng
năm, UBND Tỉnh ban hành chỉ thị để toàn ngành giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm
vụ của năm học. Theo đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục và đội
ngũ giáo viên các cấp học được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách
trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh Nghệ An [6].
Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Nghệ An có chức năng và nhiệm vụ đào tạo
Kỷ yếu hội thảo khoa học 19
nguồn nhân lực có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt ở trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ
cấp cho đội ngũ giáo viên, CBQL, nhân viên phục vụ trường học từ cấp mầm non đến
trung học cơ sở (THCS) và một số ngành nghề ngoài sư phạm đáp ứng nhu cầu giáo
dục đào tạo, phát triển kinh tế và xã hội. Đến nay, Nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng
trên 60 nghìn giáo viên, nhân viên, CBQL giáo dục cho các trường học từ cấp mầm
non đến THCS của tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Theo Kế hoạch số 07/KH.UB-
ND của UBND tỉnh thì Nhà trường tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng để nâng
cao năng lực cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường và tham gia đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên tiểu học, THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông hiện nay.
Trong bài viết này, từ những kết quả Nhà trường đã thực hiện được và theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, chúng tôi làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, giáo viên cấp Tiểu
học, THCS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2. Thực trạng về đội ngũ và công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL, giáo viên tiểu
học, THCS
2.1. Thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên cấp tiểu học, THCS
Theo số liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An thống kê tại Công văn số 259/
SGDĐT-TCCB ngày 23/02/2017 về việc báo cáo kết quả bổ nhiệm hạng chức danh
nghề nghiệp giáo viên thì số lượng CBQL, giáo viên tiểu học nhiều nhất với 14.518
người; số lượng CBQL, giáo viên THCS là 12.573 người. Theo báo cáo này thì giáo
viên THCS và Tiểu học có trình độ đại học chiếm tỉ lệ cao nhất (62,5% ở cấp tiểu học
và 89,2% ở cấp THCS); số lượng giáo viên trình độ thạc sĩ ít nhất (chỉ 1,8% ở cấp
THCS và 0,3% ở cấp tiểu học); có 32% giáo viên cấp tiểu học và 9,0% giáo viên cấp
THCS có trình độ cao đẳng; vẫn còn 5,2% giáo viên tiểu học trình độ trung cấp. Để
đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và theo Luật
giáo dục vừa được Quốc hội thông qua và ban hành thì giáo viên tiểu học và THCS
cần được đào tạo, bồi dưỡng để đạt chuẩn trình độ đại học trở lên. Trên thực tế số
lượng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đại học phần lớn đã có tuổi đời cao, việc đi
học nâng cao trình độ gặp nhiều hạn chế.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng phải bắt đầu bằng khâu xác định nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng và đây được xem là khâu quan trọng nhất trong quá trình này. Thông thường
việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phải dựa trên tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp phù hợp với vị trí việc làm và trên cơ sở năng lực, nhu cầu thực hiện
công việc của họ. Để thực hiện tốt khâu xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, nhất
thiết phải đánh giá đúng thực trạng về đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học và THCS.
Trên cơ sở phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng chúng ta có thể thống kê số lượng giáo
viên các cấp theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thống kê số lượng giáo viên
theo trình độ chuyên môn.
2.2. Về công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, giáo viên tiểu học và THCS
2.2.1. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL
Kỷ yếu hội thảo khoa học20
Đội ngũ CBQL giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức, quản lí và
điều hành các hoạt động giáo dục ở các cơ sở và các Nhà trường. Nhận thức đúng đắn
về các hoạt động giáo dục sẽ giúp CBQL có quyết định và cư xử chuẩn mực trong
việc điều hành và thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Trường CĐSP Nghệ An hiện nay
là một trong những cơ sở đào tạo được UBND tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo
tin tưởng giao chỉ tiêu và cấp ngân sách để bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục trên địa
bàn tỉnh. Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng có bề dày kinh nghiệm, có năng lực
và trình độ chuyên môn cao, bám sát nội dung chương trình của của Bộ giáo dục và
Đào tạo ban hành theo Quyết định số 382/ QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2012.
Đồng thời, việc bồi dưỡng phải dựa vào tình hình thực tế, thực tiễn của ngành giáo dục
tỉnh nhà và nhu cầu của người học để thực hiện từng nội dung bồi dưỡng. Hàng năm
Nhà trường đã bồi dưỡng từ 300 đến 500 CBQL các cấp mầm non, tiểu học và THCS
theo chỉ tiêu do UBND tỉnh giao. Vì vậy, công tác bồi dưỡng CBQL ở cấp Tiểu học
và THCS mà Trường CĐSP Nghệ An thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục và đào tạo của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL ở cấp
Tiểu học và THCS, theo chúng tôi vẫn còn có những tồn tại hạn chế như: việc cử giáo
viên đi đào tạo, bồi dưỡng ở một số địa phương chưa đồng đều, nhiều nơi chưa quan
tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng CBQL và nguồn CBQL giáo dục; nhiều cán
bộ, giáo viên đi học chưa xác định được đầy đủ mục đích và ý nghĩa của việc đào tạo,
bồi dưỡng khối kiến thức này.
2.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cấp tiểu học và THCS
a) Bồi dưỡng thường xuyên
Công tác bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên các cấp học là yêu cầu bắt
buộc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo(5). Với quan điểm công tác BDTX cho
giáo viên là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài
để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào
tạo; BDTX cho giáo viên được xác định là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước
về giáo dục, của cơ sở giáo dục và của mỗi giáo viên. Chương trình BDTX giáo viên
do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành (các Thông tư số 31, 32 ngày 08/8/2011) với
những đổi mới cả về hình thức, nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Các nội dung bồi
dưỡng được chia theo các yêu cầu, năng lực cần đáp ứng của giáo viên so với chuẩn
nghề nghiệp. Công tác BDTX hàng năm góp phần cập nhật kiến thức, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên.
Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chương trình tập huấn cho giáo
viên các cấp học, nhằm bồi dưỡng đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cho đội
ngũ giáo viên. Đây là việc làm cần thiết, nhất là trong bối cảnh hiện nay toàn ngành
giáo dục đang tích cực triển khai chương trình, sách giáo khoa mới nhằm thực hiện
hiệu quả đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
(5) Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Kỷ yếu hội thảo khoa học 21
Gần đây, Trường CĐSP Nghệ An được Sở Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ và
chỉ tiêu bồi dưỡng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm. Trong việc
thực hiện nhiệm vụ này, Nhà trường đã chuẩn bị nội dung chương trình bám sát với
thực tiễn ở các trường Mầm non, Tiểu học và THCS, cử cán bộ có kinh nghiệm và
năng lực tốt để đi bồi dưỡng. Nhà trường cũng chủ động liên hệ với các địa phương để
phối hợp tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng tôi nhận thấy một số CBQL ở các cơ sở
chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đối với việc nâng
cao năng lực nghề nghiệp.
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Từ những văn bản quy định hiện hành và yêu cầu thực tế, liên Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư(6) quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp của giáo viên tiểu học và THCS, Thông tư số 20/2017/TT- BGDĐT ngày 18
tháng 8 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội
dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp Giáo viên mầm non, Phổ thông
công lập. Để đảm bảo đạt chuẩn theo yêu cầu và quyền lợi cho giáo viên, Sở Giáo dục
và Đào tạo đã giao nhiệm vụ và phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An và
Trường Đại học Vinh thực hiện công tác bồi dưỡng cấp chứng chỉ Chuẩn chức danh
nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông, công tác này đã được làm một cách
bài bản, có kế hoạch và mang lại hiệu quả cao.
Trong hai năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã giao cho Trường CĐSP
Nghệ An bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp cho hơn 5000 giáo viên các cấp
học Mầm non, Tiểu học và THCS trên địa bàn các huyện và Thành phố Vinh. Việc
bồi dưỡng đã được Nhà trường chuẩn bị và thực hiện một cách nghiêm túc từ khâu
chuẩn bị bài giảng, lựa chọn giảng viên và phối hợp tổ chức triển khai với các phòng
GD&ĐT, trung tâm GDTX ở các huyện và thành phố Vinh.
Qua việc thực hiện công tác bồi dưỡng, chúng tôi nhận thấy vẫn còn có một bộ
phận giáo viên xem đây là điều kiện để được nâng lương, bắt buộc phải học, chưa chú
trọng đến việc học nâng cao trình độ, đáp ứng chuẩn chức danh nghề nghiệp; tham gia
bồi dưỡng hầu hết là những giáo viên có nhu cầu thăng hạng.
3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng CBQL, giáo viên
tiểu học và THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
Từ thực trạng về công tác đào tạo và bồi dưỡng CBQL, giáo viên và yêu cầu về
đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, với kinh nghiệm và nhiệm vụ được giao, chúng
tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng
CBQL, giáo viên tiểu học và THCS, cụ thể:
Thứ nhất, trên cơ sở yêu cầu về công tác BDTX và bồi dưỡng CBQL, hàng năm,
(6) Thông tư số 21 và 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành Thông tư liên tịch quy
định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
công lập.
Kỷ yếu hội thảo khoa học22
Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục chỉ đạo các Nhà trường xây dựng kế
hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng, kế hoạch phải được thông báo từ đầu năm học
và công khai trong toàn đơn vị. Hiệu trưởng các Nhà trường phải có trách nhiệm tạo
điều kiện để viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng, chuẩn chức danh
theo vị trí công tác, cần đưa nhiệm vụ bồi dưỡng của CBQL, giáo viên vào đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học.
Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng và đánh
giá kết quả học tập, rèn luyện của đội ngũ CBQL giáo dục và giáo viên nhằm đáp
ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp. Xây
dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu về thực tiễn đổi mới giáo dục
và địa phương, bổ sung những vấn đề cần thiết mà cán bộ, giáo viên đang cần, triển
khai thực hiện công tác bồi dưỡng theo kế hoạch. Gắn việc bồi dưỡng với thực tế ở
các trường phổ thông, biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng, làm cho
người học thấy được nhu cầu cần thiết của việc bồi dưỡng. Tổ chức bồi dưỡng tập
trung tại các cơ sở đào tạo giáo viên, nâng cao sự tương tác, trao đổi giữa người học
với người học, giữa người học với người dạy, kết hợp giữa bồi dưỡng với các sinh hoạt
tập thể về chuyên môn liên trường hoặc cụm trường nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa
cán bộ, giáo viên với nhau. Sử dụng một cách tối đa ứng dụng công nghệ thông tin
trong việc bồi dưỡng CBQL và giáo viên.
Thứ ba, là cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh,
Sở Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các trường Đại
học và Cao đẳng trên địa bàn để thực hiện tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, nhằm nâng
cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhà giáo trên địa bàn tỉnh. Cần phải có sự phân luồng
trong công tác bồi dưỡng CBQL và giáo viên, dựa vào chức năng, nhiệm vụ và năng
lực của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng. Sở Giáo dục và Đào tạo cần giao chỉ tiêu kế hoạch
cho các cơ sở đào tạo ngay từ đầu năm học nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở chủ động
sắp xếp kế hoạch, bố trí giảng viên tham gia bồi dưỡng hiệu quả, chất lượng. Quản lý
chặt chẽ việc tổ chức dạy học và cấp các loại chứng chỉ trên địa bàn tỉnh đối với các
cơ sở giáo dục không có sự phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thứ tư, tiếp tục có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng
Giáo dục với các trường Cao đẳng, Đại học có đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, lấy cơ sở
đào tạo giáo viên làm nòng cốt để tổ chức các lớp bồi dưỡng, đặc biệt là các cơ sở bồi
dưỡng giáo viên trên địa bàn tỉnh. Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An là cơ sở giáo
dục có kinh nghiệm về công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên các cấp mầm non, tiểu học và THCS trong tỉnh Nghệ An, với đội ngũ có chất
lượng, đa số giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn, đã có kinh nghiệm đào tạo đa ngành
phối hợp như Văn - Sử, Toán - Lý, Toán - Tin, Văn - Giáo dục công dân, Sử - Địa,...
có khả năng phối hợp tốt với Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện tốt công tác đào
tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
cho đội ngũ CBQL và giáo viên tiểu học, THCS của tỉnh nhà đáp ứng mục tiêu đổi
mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Kỷ yếu hội thảo khoa học 23
4. Kết luận
Bồi dưỡng nâng cao năng lực của CBQL giáo dục, đội ngũ giáo viên vừa là nhiệm
vụ vừa là nhu cầu chính đáng của mỗi người. Công tác bồi dưỡng là hoạt động để duy
trì và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của tỉnh nhà, là điều kiện quyết định sự
thành công của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 về về việc
xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
2. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 2, khoá VIII.
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Nghị
quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
4. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 phê duyệt
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.
5. Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng bộ giáo dục và
đào tạo Ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
6. Kế hoạch số 07/KH.UBND ngày 05/01/2018 của UBND tỉnh Nghệ An về thực
hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng
yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truong_cao_dang_su_pham_nghe_an_voi_cong_tac_boi_duong_can_b.pdf