Hệ thống máy chủ (40 máy chủ) đảm bảo hoạt động bình thường cho các hệ thống mạng hiện có (có các máy chủ Web, Quản lý các cơ sở dữ liệu, Quản lý thư điện tử, Truy nhập từ xa, Quản lý truy nhập internet, v.v.).
Có 3 mạng LAN (mạng cục bộ) tại 3 địa điểm 37 Hùng Vương, 35 Ngô Quyền và Hội trường Ba Đình, hầu hết tại các Văn phòng Đoàn ĐBQH cũng có các mạng LAN.
Các mạng LAN được nối với nhau bằng hệ thống cáp quang.
Như vậy, trừ Cục Quản trị (có nhiều cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ), còn tại các Vụ, Đơn vị của VPQH gần như 100% cán bộ được trang bị máy tính để bàn.
12 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trung tâm tin học phục vụ đại biểu quốc hội và các cơ quan của quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM TIN HỌC PHỤC VỤĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI Người trình bày: Nguyễn Trọng Kỳ Phó giám đốc Trung tâm Tin học - VPQHI- CƠ SỞ HẠ TẦNGCÔNG NGHỆ THÔNG TIN CƠ SỞ HẠ TẦNG CNTT(40 máy chủ, gần 600 máy PC và 350 máy in các loại)LAN - 37 HV(28 máy chủ và gần 300 máy PC)LAN - 35 NQ(7 máy chủ và gần 250 máy PC)LAN - HTBD(5 máy chủ và gần 50 máy PC)Các LAN tại các VP Đoàn(khoảng 45 máy chủ và gần 300 máy PC)Hệ thống máy chủ (40 máy chủ) đảm bảo hoạt động bình thường cho các hệ thống mạng hiện có (có các máy chủ Web, Quản lý các cơ sở dữ liệu, Quản lý thư điện tử, Truy nhập từ xa, Quản lý truy nhập internet, v.v...).Có 3 mạng LAN (mạng cục bộ) tại 3 địa điểm 37 Hùng Vương, 35 Ngô Quyền và Hội trường Ba Đình, hầu hết tại các Văn phòng Đoàn ĐBQH cũng có các mạng LAN.Các mạng LAN được nối với nhau bằng hệ thống cáp quang.Như vậy, trừ Cục Quản trị (có nhiều cán bộ, nhân viên làm công tác phục vụ), còn tại các Vụ, Đơn vị của VPQH gần như 100% cán bộ được trang bị máy tính để bàn.II- CÁC TRANG THÔNG TIN 1- Trang thông tin của Quốc hội trên internet,có địa chỉ truy nhập là: Lưu trữ toàn bộ các thông tin về hoạt động của Quốc hội Việt Nam, như: Lịch sử Quốc hội Việt Nam, Hội nghị APPF-13, AIPO, ASEP-III, Văn kiện Quốc hội toàn tập, Bầu cử Quốc hội khóa XI và XII, v.v...;Các thông tin cập nhật về hoạt động của Quốc hội, thông tin về các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt có thông tin về các bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp Quốc hội, thông tin về chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp;Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam, bao gồm hơn 20.000 văn bản, bao gồm các Hiến pháp, các văn bản luật và Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị Quyết của Quốc hội, các Nghị định, Quyết định, chỉ thị, thông tư liên bộ v.v... Giúp mọi người có thể tra cứu, nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam (Cơ sở dữ liệu miễn phí đầu tiên của Quốc hội Việt Nam).Có các trang của Báo Người Đại biểu nhân dân, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Thông tin chuyên đề v.v...Vào mục "Trang liên kết" Đại biểu có thể biết địa chỉ các trang của Quốc hội các nước: Liên minh Quốc hội IPU, các trang của các Quốc hội khu vực và các trang cần thiết khác.2- Trang thông tin nội bộ - intranet của Văn phòng Quốc hội, có địa chỉ truy nhập là: thông tin này đã được kết nối tới 64 Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội.Bao gồm toàn bộ những thông tin như trên trang Web của Quốc hội trên internet;Các thông tin hoạt động của Văn phòng Quốc hội;Mục điểm báo điện tử: Cập nhật thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, sự kiện và bình luận, văn hóa - giáo dục, thể thao và tin quốc tếBản tin nhanh Bộ Ngoại giao và Thông tấn xã Việt Nam.Các cơ sở dữ liệu như: CSDL Luật VN, Hồ sơ cán bộ Văn phòng Quốc hội, Đoàn đi nước ngoài, Hội đồng nhân dân, CSDL về Đại biểu Quốc hội, CSDL Gỡ băng ghi âm các bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội tại các phiên họp Thường vụ Quốc hội, Hội nghị Đại biểu chuyên trách, các Kỳ họp Quốc hội và các hội nghị khác; CSDL về Dân nguyện, Chương trình Quản lý công văn và luồng công việc, CSDL lưu trữ tài liệu của Quốc hội v.v...; III- E-OFFICE VÀ THƯ ĐIỆN TỬHỘP THƯ ĐIỆN TỬMÀN HÌNH E-OFFICEThư điện tử (Web-mail) của Quốc hội, địa chỉ là: là môi trường trao đổi thông tin trực tuyến (Sử dụng đường truyền internet, tức là ở bất kỳ đâu truy nhập internet, có cài đặt E-Office là có thể tham gia trao đổi thông tin trực tuyến).Trung tâm Tin học đã cung cấp account (tài khoản truy nhập) cho hầu hết cán bộ của Văn phòng Quốc hội và 64 Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội.Dự kiến sẽ cung cấp cho Đại biểu Quốc hội khóa XII, trước hết cho Đại biểu Quốc hội chuyên trách. Sử dụng E-Office sẽ tiết kiệm được thời gian và vật chất, đồng thời có hiệu quả trong việc gửi nhận thông tin (Kể cả phim, ảnh và các dạng thông tin khác).E-Office đồng thời được sử dụng như thư điện tử và đồng nhất với hộp thư điện tử của Quốc hội.IV- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KHÁC PHỤC VỤ ĐAI BIỂU QUỐC HỘI VÀ CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI Trung tâm Tin học tổ chức gỡ băng ghi âm, đồng thời cập nhật CSDL Gỡ băng ghi âm các bài phát biểu của Đại biểu Quốc hội. Vì vậy, có thể hỗ trợ các Đoàn tập hợp các bài phát biểu của từng Đại biểu hoặc của cả Đoàn một cách nhanh chóng qua nhiều kỳ họp hoặc cả Khóa Quốc hội.Cuối mỗi kỳ họp Quốc hội, Trung tâm in đĩa CSDL luật Việt Nam (toàn bộ các văn bản pháp luật từ trước và cập nhật đến thời điểm mới nhất) cung cấp cho Đại biểu Quốc hội.Trung tâm Tin học tổ chức triển khai các ứng dụng tin học xuống các Văn phòng Đoàn ĐBQH và đảm bảo hoạt động và an toàn của hệ thống mạng Quốc hội.Trung tâm Tin học làm đầu mối và tổ chức cập nhật thông tin lên trang thông tin của Quốc hội và trang thông tin nội bộ của Văn phòng Quốc hội.Hàng năm Trung tâm Tin học mở các lớp đào tạo tin học cho cán bộ VPQH và cho ĐBQH chuyên trách.V- VÀI NÉT CHÍNH TRONG CHƯƠNG TRÌNH CNTT CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII1- Ban chỉ đạo công nghệ thông tin của Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Trung tâm Tin học tổ chức mua thiết bị tin học để cấp cho ĐBQH chuyên trách (trong năm 2007), bao gồm: 01 máy tính để bàn, 01 máy tính xách tay và 01 máy in. Việc trang bị trên đây chỉ thực hiện khi ĐBQH chuyên trách đã được đào tạo về tin học hoặc đã dự lớp tập huấn về tin học do Trung tâm Tin học tổ chức. Làm như vậy là để phát huy ngay tác dụng của thiết bị và giúp đại biểu sử dụng ngay được các sản phẩm tin học của Quốc hội và thế giới.2- Trung tâm Tin học có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu cho Ban chỉ đạo CNTT của Quốc hội, đồng thời tổ chức và phối hợp thực hiện chương trình CNTT của Quốc hội, từng bước xây dựng và phát triển Quốc hội điện tử Việt Nam. 3- Mô hình tổ chức của Trung tâm Tin học như sau: 4- Mục tiêu của CNTT trong những năm tới là: + Từng bước xây dựng, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT của Quốc hội, xây dựng và hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu và có được hệ thống thông tin ngày càng đầy đủ, chính xác và kịp thời phục vụ Đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. + Tạo môi trường và thúc đẩy mối liên hệ giữa Đại biểu Quốc hội với cử tri (Đại biểu có hộp thư điện tử và có thể công bố hộp thư cho cử tri, Đại biểu có thể trả lời cử tri trực tuyến trên mạng, công bố những cam kết của Đại biểu Quốc hội cho cử tri v.v...). 5- Trung tâm Tin học mong đợi sự quan tâm và những đóng góp quý báu của Quý vị Đại biểu Quốc hội để CNTT Quốc hội ngày càng phát triển và hữu ích. Ban giám đốc(Giám đốc và 3 Phó giám đốc)PhòngKỹ thuât máy tínhPhòngINTRANETPhòngDữ liệu điện tử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- taphuan2007_1473.ppt