Trong cửa hàng, mặc nhiên là ta phải có những vật cố định đểtrưng bày hàng
hoá. Nó không chỉlà một thứ đểníu giữ, một điểm tựa của hàng hoá, mà còn gián tiếp
làm tăng thêm giá trịcủa hàng hoá.
Một cửa hiệu rất sang trọng trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP.HCM được
xem là một trong những khu hàng hoá cao cấp của thành phố. Thếnhưng, những cái
áo "hàng hiệu xách tay" mang nhãn hiệu CK, Guess hay Hangten bỗng nhiên. hết
sang. Đơn giản là vì toàn bộáo được máng tất tần tật lên những cái mắc áo rẻtiền và
xếp san sát nhau trên một cái sào trông rất thảm hại. Trong khi đó, ngay cạnh bên,
cũng cái áo đó, không gian gần nhưtương tự, người bán hàng đã rất khéo léo xếp nó
ngay ngắn, trang trọng trên một ô kệriêng biệt.
Kinh nghiệm rút ra: người tiêu dùng mặc nhiên nghĩrằng, hàng hoá nhiều quá,
treo đầy trên các sào như. phơi đồvừa giặt xong ởnhà thì đó là hàng. "bèo bọt".
Khách hàng xác định giá trịvà đẳng cấp của mình thông qua sựphóng chiếu vào món
hàng mình mua. Họkhông muốn nằm lẫn trong đám đông mà phải thật sựnổi bật,
sang trọng.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trưng bày cửa hàng - Phép lạ của kệhàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trưng bày cửa hàng - Phép lạ của kệ hàng
Trong cửa hàng, mặc nhiên là ta phải có những vật cố định để trưng bày hàng
hoá. Nó không chỉ là một thứ để níu giữ, một điểm tựa của hàng hoá, mà còn gián tiếp
làm tăng thêm giá trị của hàng hoá.
Một cửa hiệu rất sang trọng trên đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP.HCM được
xem là một trong những khu hàng hoá cao cấp của thành phố. Thế nhưng, những cái
áo "hàng hiệu xách tay" mang nhãn hiệu CK, Guess hay Hangten bỗng nhiên... hết
sang. Đơn giản là vì toàn bộ áo được máng tất tần tật lên những cái mắc áo rẻ tiền và
xếp san sát nhau trên một cái sào trông rất thảm hại. Trong khi đó, ngay cạnh bên,
cũng cái áo đó, không gian gần như tương tự, người bán hàng đã rất khéo léo xếp nó
ngay ngắn, trang trọng trên một ô kệ riêng biệt.
Kinh nghiệm rút ra: người tiêu dùng mặc nhiên nghĩ rằng, hàng hoá nhiều quá,
treo đầy trên các sào như... phơi đồ vừa giặt xong ở nhà thì đó là hàng... "bèo bọt".
Khách hàng xác định giá trị và đẳng cấp của mình thông qua sự phóng chiếu vào món
hàng mình mua. Họ không muốn nằm lẫn trong đám đông mà phải thật sự nổi bật,
sang trọng.
Lẽ dĩ nhiên, cách trưng bày hàng trên kệ hay trên sào thì cũng có điểm hay.
Nhưng cần chú ý đến ý nghĩa của từng cách trưng bày. Hàng hoá nhiều đến ngộp thở,
treo san sát nhau trên sào, chất đống trên kệ, sẽ tạo ra cảm giác... đám đông và... giá rẻ.
Trong nhiều trường hợp lại rất hữu dụng.
Hãy ghi vào sổ tay của mình những nguyên tắc quan trọng nhất mà một người
bán hàng cần phải biết như bài học cơ bản của ngày hôm nay:
• Không sử dụng quá nhiều kệ, tủ và sào trong cùng một cửa hàng, cho dù
cửa hàng của bạn là kiểu nào đi chăng nữa.
• Không treo quá nhiều đồ lên sào, kệ nếu bạn không muốn tạo ra cảm
giác "bán sỉ" đối với khách hàng.
• Mọi thứ nên có độ cao phù hợp để khách dễ xem và treo sao cho khách
hàng có thể nhìn thấy bức tường trưng bày ở xa, tức là vật trưng bày này không được
làm che khuất vật trưng bày khác và đảm bảo khách có thể nhìn bao quát toàn bộ cửa
hàng/khu vực gian hàng.
• Móc treo đồ cũng nên cùng loại và quay về một hướng, đừng treo bằng
dây.
• Sử dụng một số thiết bị chuyên dùng cho từng loại sản phẩm khác nhau.
• Hãy lưu ý điều cuối cùng trong phần kệ và sào, là cho dù bạn muốn cách
điệu đến mức nào đi chăng nữa, thì vẫn phải thoả mãn tính năng đầu tiên của nó: làm
nổi bật món hàng mà nó trưng bày.
Xu thế mới trong kinh doanh bán lẻ
Theo kết quả nghiên cứu thị trường, 65% khách hàng tìm thông tin trước khi
mua sắm và 27% khách hàng mua sắm có ảnh hưởng của mạng.
"Trên thế giới, ngành kinh doanh bán lẻ đã tiếp cận với hai xu thế là cửa hàng
thực thể và kênh bán hàng ảo qua website, điện thoại di động. Đối với các doanh
nghiệp (DN) VN, có thể xu thế này còn mới mẻ nhưng nếu không bắt đầu làm quen từ
bây giờ thì có thể một vài năm nữa, các DN bán lẻ trong nước sẽ gặp khó khăn ngay
trên sân nhà khi mà các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đua nhau đầu tư vào VN” - ông
Andrew Ma - giám đốc kinh doanh bán lẻ IBM châu Á - Thái Bình Dương - đã nhận
định như vậy.
Đừng mở chuỗi cửa hàng theo kiểu “phong trào”
Một số chuyên gia kinh tế nhận định: một vài năm gần đây, thị trường VN xuất
hiện các chuỗi cửa hàng bán lẻ. Đây là một tín hiệu tốt, khẳng định tính chuyên nghiệp
trong kinh doanh nhưng thực tế ngoài chuỗi cửa hàng thành công sẵn nhờ có cách
quản lý chuyên nghiệp như Parkson, Big C, Metro... nhiều chuỗi cửa hàng chỉ hoạt
động được một thời gian ngắn là đóng cửa. Nguyên nhân là một số DN bán lẻ xây
dựng chuỗi cửa hàng chỉ vì thấy DN khác mở nên hưởng ứng phong trào.
Ông Andrew Ma phân tích: không phải tự nhiên mà nhân vật của năm 2006 do
tạp chí Times bình chọn lại không phải là một nhân vật cụ thể mà chính là “Bạn -
người tiêu dùng” với nhận định: “Người tiêu dùng ngày càng hiểu biết hơn, yêu cầu
cao hơn và có quyền đòi hỏi”. Trước những áp lực này, các chuyên gia kinh tế thế giới
định hướng, cửa hàng bán lẻ ngày nay không đơn thuần là một địa chỉ cụ thể chỉ để
mua hàng. Cửa hàng ngày nay phải là một địa điểm “cộng đồng”, ở nơi đó khách hàng
được trải nghiệm và khám phá những tính năng của sản phẩm, được tự phục vụ...
Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các DN bán lẻ trong nước. Trong khi các
DN bán lẻ trên thế giới rất chú ý đến việc cung cấp thêm các dịch vụ hấp dẫn như tập
đoàn bán lẻ Carrefour và TESCO cung cấp thêm dịch vụ du lịch, viễn thông và tài
chính cho khách hàng của mình; Starbucks mở rộng ngành âm nhạc, phim ảnh; cá biệt
như Costco còn nhận cung ứng quan tài qua điện thoại di động...
Đầu tư công nghệ hỗ trợ
Trong 10 năm tới, xu hướng tiếp thị sản phẩm hầu như được thực hiện qua
mạng cá nhân. Theo bà Lesley Anne Aquino - giám đốc giải pháp bán lẻ IBM Đông
Nam Á: các DN trong nước cần phải đầu tư công nghệ hỗ trợ việc thanh toán, cải tạo
phần mềm dây chuyền cung ứng để loại bỏ chi phí không đáng có ra khỏi giá thành và
áp dụng kênh kinh doanh qua mạng. Hiện nay, một số DN bán lẻ toàn cầu đã áp dụng
công nghệ ảo hóa kinh doanh trên nền sản phẩm “cuộc sống thứ hai” với mục đích cho
khách hàng tham gia mà ở đó khách hàng có thể đưa ra những thông số cá nhân để lựa
chọn sản phẩm, thử mặc quần áo... trước khi quyết định mua hàng.
Tiên đoán và cập nhật được xu hướng của thế giới, một số DN bán lẻ trong
nước đã đầu tư công nghệ hỗ trợ. Theo ông Nguyễn Quốc Hảo, trưởng Phòng điện
toán hệ thống siêu thị Vinatex, bên cạnh việc xây dựng chuỗi cửa hàng bắt mắt, việc
đầu tư công nghệ để hướng tới kinh doanh qua mạng đang được đơn vị này quan tâm
để là cơ sở cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trung_bay_cua_hang_9457.pdf
- trung_bay_tu_ben_ngoai_5312.pdf