Trồng và phát triển cây mây nước, cây sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc H’re ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Cây Mây nước và Sa nhân tím là hai cây bản địa sinh sống và phát triển dưới tán rừng

tự nhiên trên địa bàn huyện. Sản phẩm của hai loại cây này đã được người dân thu hoạch,

hái bán có giá trị trên thị trường nhưng 2 loại cây này chủ yếu phát sinh tự nhiên, chưa được

người dân tổ chức trồng và chăm sóc.

Cùng với sự phát triển của hai loại cây này trong tự nhiên, kết quả đề tài “Nghiên cứu

gây trồng cây Sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi” năm 2011 của TS. Nguyễn Thanh

Phương - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã xác định cây

sa nhân tím trồng dưới tán rừng phòng hộ ra hoa và đậu quả được. Vậy việc triển khai trồng

cây mây nước và cây sa nhân tím này dưới tán rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Ba Tơ là

khả thi; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vùng miền núi ngày càng phát triển bền

vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

pdf5 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 20/05/2022 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Trồng và phát triển cây mây nước, cây sa nhân tím dưới tán rừng phòng hộ cho đồng bào dân tộc H’re ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRỒNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY MÂY NƯỚC, CÂY SA NHÂN TÍM DƯỚI TÁN RỪNG PHÒNG HỘ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’RE Ở HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: KS. Nguyễn Thanh Lực Chủ trì dự án: Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ Năm nghiệm thu: 2016 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Mây nước và Sa nhân tím là hai cây bản địa sinh sống và phát triển dưới tán rừng tự nhiên trên địa bàn huyện. Sản phẩm của hai loại cây này đã được người dân thu hoạch, hái bán có giá trị trên thị trường nhưng 2 loại cây này chủ yếu phát sinh tự nhiên, chưa được người dân tổ chức trồng và chăm sóc. Cùng với sự phát triển của hai loại cây này trong tự nhiên, kết quả đề tài “Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi” năm 2011 của TS. Nguyễn Thanh Phương - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã xác định cây sa nhân tím trồng dưới tán rừng phòng hộ ra hoa và đậu quả được. Vậy việc triển khai trồng cây mây nước và cây sa nhân tím này dưới tán rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Ba Tơ là khả thi; góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vùng miền núi ngày càng phát triển bền vững cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. II. MỤC TIÊU Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trồng và phát triển cây Mây nước, Sa nhân tím nhằm tăng thu nhập cho các hộ dân nhận giao khoán quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ; Tạo nguồn lợi của lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng phòng hộ để tăng thêm thu nhập và hạn chế xâm lấn rừng phòng hộ, nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân sống gần rừng phòng hộ. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Mô hình trồng cây Mây nước 1.1. Quy mô, địa điểm thực hiện Tổng diện tích xây dựng mô hình cây Mây nước: 80 ha/75 hộ. Trồng đợt 1 và đợt 2 tại tiểu khu 398 thuộc thôn Con Dốc và thôn Bùi Hui; Trồng đợt 3 tại tiểu khu 414 thuộc thôn Nước Đang. Cụ thể: - Đợt 1: Diện tích trồng 20,4 ha/18 hộ, tại thôn Con Dốc và Bùi Hui - Đợt 2: Diện tích 14,6 ha/14 hộ (có 4 hộ trồng 2 đợt), tại thôn Con Dốc và Bùi Hui. - Đợt 3: Diện tích trồng 45 ha/47 hộ, tại thôn Nước Đang. 1.2. Hướng dẫn và thực hiện mô hình cây mây nước: 1.2.1. Chọn đất, chọn độ tàn che rừng trong rừng phòng hộ để trồng cây Mây nước Chọn rừng phòng hộ có độ tàn che 0,2 - 0,4, đất tương đối tốt, giàu mùn, tơi xốp, tầng đất dày, đủ ẩm quanh năm (Không trồng trên đất rừng phòng hộ trồng cây dầu, thông, keo, 18 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN trên đất này thường không đảm bảo độ ẩm quanh năm và rừng có độ tàn che dày >0,6 thiếu ánh sáng cho cây quang hợp nhất là thời kỳ cây mây chưa vươn đốt). 1.2.2. Phát dọn thực bì, mật độ trồng, đào hố, bón lót phân - Phát dọn thực bì: Dưới tán rừng, thực bì được phát, chặt sát gốc là những cây thực bì có đường kính < 5 cm, chiều cao thấp phi tác dụng rừng, có 2 cách phát dọn thực bì: Trồng đợt 1 phát hết diện tích trên lô rừng trồng và được dọn sạch nơi đào hố trồng (Cách này tạo điều kiện tốt cho chăm sóc năm 1, năm 2, nhưng tốn nhiều công dọn thực bì lần đầu). Trồng đợt 2, 3 phát dọn sạch thực bì theo băng rộng 1,5m, băng phát cách nhau 1,5-2m. - Mật độ trồng: Cây Mây nước bố trí bình quân mật độ 1.500 cây/ha. Cụ thể: Trồng đợt 1, độ tàn che 0,3 - 0,4 hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2 m, độ tàn che 0,4 - 0,5 (Cây rừng dày hơn) có điểm hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3 m. Trồng đợt 2, 3 rừng có độ tàn che 0,2 - 0,3 (rừng nghèo, cây gỗ rừng thưa) trồng cây Mây theo hình tam giác. - Đào hố, bón lót phân: Đào cục bộ theo hố, đào hố 20 x 20 x 20 cm, cách gốc cây rừng 0,8 - 1,5m và đào hố đến đâu bón phân lót đến đó, trước khi trồng 10 -15 ngày. Bón lót phân NPK 0,05kg/hố. 1.2.3. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng Giống cây Mây nước: Trong vườn ươm cây giống được 12 - 18 tháng tính từ khi gieo hay một năm từ khi cấy cây mạ, có chiều cao cây con từ 25 – 35 cm với 5 – 6 lá là có thể mang đi trồng. Cây khỏe mạnh, đã có gai cứng, đường kính cổ rễ từ 0,4 cm trở lên. 1.2.4. Thời vụ trồng Cây Mây nước trồng dưới tán rừng có thể trồng được ở các thời điểm trong năm. Trồng đợt 1 vào tháng 1/2013, cây sống đạt >90%; Trồng đợt 2 vào tháng 7/2014, cây sống thấp đạt 75 - 80%; Trồng đợt 3 vào tháng 3/2015 cây đạt tỉ lệ sống 85% . 1.2.5. Chăm sóc Trồng năm thứ nhất, sau trồng 1-2 tháng tiến hành kiểm tra có cây chết trồng dặm. Làm cỏ kết hợp vun xới 2 lần (Tháng 3 và tháng 8). Trồng năm 2 - 4, phát thực bì, dây leo, bụi rậm vào tháng 3-4 và tháng 7-8 trong năm. 1.3. Kết quả sinh trưởng cây Mây nước * Đợt 1: Sau trồng 3,5 năm. Khả năng tái sinh rễ giai đoạn cây con chậm, cây đã phân cành lá từ 4-5 cành, có chiều cao 1- 1,2 m, tán lá so với gốc rộng 40-50 cm (đường kính tán 0,8 - 1m). * Đợt 2: Sau trồng gần 2 năm. Chiều cao cây 30-40cm, phân cành lá từ 2-3 cành, tán lá so với gốc rộng 20-25 cm * Đợt 3: Sau trồng 1 năm, cây Mây nước đã phát triển chồi lá non. Cây Mây nước sau trồng 2 năm mới có tốc độ sinh trưởng chồi và nhánh lá vươn nhanh hơn và đều hơn so với sau trồng năm thứ nhất. Với khả năng sinh trưởng của cây trồng sau trồng 3 năm, trong tương lai đến năm thứ 4 cây Mây vươn lóng, đến năm thứ 5 có sợi Mây leo lên cây giá đỡ, năm thứ 6 (năm 2018) thu hoạch lứa đầu và các năm tiếp theo thu hoạch quanh năm. 19 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Bảng 2: Tình hình sinh trưởng cây Mây nước. TT Thời gian sau trồng Chiều cao Đường kính gốc Đường kính tán Tỷ lệ sống (%) Sâu bệnh 1 Đợt 1(3,5 năm) 120 cm 3 cm 100cm 90 Không 2 Đợt 2 (2 năm) 40 cm 1,5 cm 50 cm 75 Không 3 Đợt 3 (1 năm) 30 cm 0,5 cm 20 cm 80 Không 2. Mô hình trồng cây Sa nhân tím 2.1. Quy mô, địa điểm thực hiện Tổng diện tích xây dựng mô hìnhcây Sa nhân tím: 20 ha/31 hộ. Trồng đợt 1 và đợt 2 tại tiểu khu 398 thuộc thôn Con Dốc và thôn Bùi Hui; Trồng đợt 3 tại tiểu khu 414 thuộc thôn Nước Đang. Cụ thể: - Đợt 1: Diện tích trồng 2 ha/4 hộ, tại thôn Bùi Hui - Đợt 2: Diện tích trồng 8 ha/14 hộ (có 2 hộ trồng 2 đợt), tại thôn Bùi Hui - Đợt 3: Diện tích trồng 10 ha/15 hộ, tại thôn Nước Đang. 2.2. Hướng dẫn và thực hiện mô hình 2.2.1. Chọn đất, chọn độ tàn che rừng trong rừng phòng hộ để trồng cây Mây nước và Sa nhân tím Các dạng rừng tự nhiên thứ sinh nghèo, rừng phục hồi có độ tàn che 0,3 (0,4 - 0,6). Đất tương đối tốt, giàu mùn, đủ ẩm quanh năm, thoát nước tốt, độ cao so với mặt nước biển >300 m. Không trồng khu đất sỏi đá, khô cằn. Không trồng Sa nhân tím nơi đất trống không có tàn che, còi cọc. 2.2.2. Phát dọn thực bì, mật độ trồng, đào hố, bón lót phân - Phát dọn thực bì: Dưới tán rừng, thực bì được phát, chặt sát gốc là những cây thực bì có đường kính < 5 cm, chiều cao thấp phi tác dụng rừng. Đối với cây Sa nhân tím, phát hết diện tích trên lô rừng trồng và được dọn sạch nơi đào hố trồng. - Mật độ trồng: Bố trí hàng theo đường đồng mức, mật độ bình quân 2.500 cây/ha (2 m x 2m), độ tàn che rừng 0,4 (Có cây rừng dày hơn) mật độ 2m x 1,5m chủ yếu trồng đợt 1. - Đào hố, bón lót phân: Đào cục bộ theo hố, đào hố 20 x 20 x 20 cm, cách gốc cây rừng 0,8 - 1,5m và đào hố đến đâu bón phân lót đến đó, trước khi trồng 10 -15 ngày. Bón lót phân NPK 0,02 kg/hố. 2.2.3. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng Giống ươm vô tính (từ chồi), cây có bầu là túi polyetylen (PE) cỡ 15 x 20 cm, cây con ươm 5 tháng tuổi xuất vườn trồng được. Chiều cao cây 60 - 70 cm, số lá trên cây 12 - 13 lá, số cây/bầu 1 - 2 cây, cây sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh hại. 2.2.4. Thời vụ trồng Cây Sa nhân tím trồng dưới tán rừng có thể trồng được ở các thời điểm trong năm. Trồng đợt 1 vào tháng 1/2013, cây sống đạt >90%; Trồng đợt 2 vào tháng 7/2014, cây sống 20 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN thấp đạt 75 - 80%; Trồng đợt 3 vào tháng 3/2015 cây đạt tỉ lệ sống 85% . 2.3. Chăm sóc Sau khi trồng 1 - 2 tháng thì trồng dặm. Năm thứ 1: Bón thúc phân NPK (16-16-8), liều lượng: 0,025 kg/ cây. Bón 2 lần khi phát dọn thực bì và xới gốc. Năm 2, 3: Phát dọn thực bì, xới gốc từ 1- 2 lần vào tháng 2 -3 và tháng 7 - 8 hàng năm. Hàng năm sau lần thu hoạch, điều chỉnh độ tàn che, đảm bảo 0,3 – 0,4. Loại bỏ các cây Sa nhân già > 8 tuổi để tạo điều kiện cho các chồi non phát triển, đồng thời thường xuyên rào vườn, cấm thả trâu bò dẫm, phá hoại cây, phòng chống cháy rừng. Riêng trồng đợt 3 tại tổ Đèo Ải, thôn Nước Đang, người dân còn chăn thả rông trâu bò vào dẫm phá cây Sa nhân tím. 2.4. Thu hoạch Đến nay chỉ mới thu hoạch Sa nhân tím trồng đợt 1 (sau trồng 3,5 năm), năm 2016 đã ra hoa cuối tháng 5, thời kỳ trái vào chắc – chín tháng 7 đến đầu tháng 8, thu hoạch cuối tháng 8 và tháng 9. Cây Sa nhân tím ra hoa 2 đợt, đợt đầu ra hoa cuối tháng 5, đợt 2 ra hoa rộ vào trung tuần tháng 6, chiếm 65-70% quả chắc. Giai đoạn đang ra hoa, kết trái không để gia súc và người đi vào đám Sa nhân để dẫm đạp quả. Chỉ thu hoạch 1 lần khi có 65-70% quả già chín vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9 là lúc năng suất cao nhất. 2.5. Tình hình sinh trưởng, phát triển cây Sa nhân tím * Đợt 1: Sau trồng 3,5 năm. Cây sinh trưởng khỏe từ 15-18 cây/bụi. Năm 2015 sau trồng 2,5 năm để 10-12 cây/bụi và ra trái bói đầu vụ, năng suất đạt 400 kg tươi = 60 kg khô/ha đạt 50% mục tiêu dự án vào thời kỳ kinh doanh (cụ thể: Có vườn hộ ông Sơn vào mùa Sa nhân tháng 6/2015 đã ra hoa, đậu quả bói vụ đầu tiên, năng suất thực thu 30 kg/0,5 ha, giá trị 30 kg x 250.000đ/kg = 7,5 triệu đồng). Năm 2016 vào thời kỳ kinh doanh, sau trồng 3,5 năm cây ra hoa, kết trái gấp đôi năm ra trái bói đầu vụ. * Đợt 2: Sau trồng 2 năm tuổi Cây đã đẻ chồi từ 6-8 cây/bụi, cây mẹ cao từ 1-1,2 m, các cây sau cao trung bình 0,6- 0,7 m, thân ngầm bò dưới mặt đất dài bình quân 25-40 cm, thân ngầm bò dưới mặt đất dài bình quân 25-40 cm, cây sinh trưởng khỏe. Hiện nay có diện tích đất độ phì cao và tán rừng thưa hơn ra hoa vụ tháng 6/2016 * Đợt 3: Sau trồng 1 năm. Cây đẻ được 2-3 chồi, cao 0,35-0,45 cm. Kết quả thực hiện mô hình trồng sa nhân tím: Tổng diện tích trồng 20 ha, tỉ lệ sống đạt 90%. Cây Sa nhân tím dưới tán rừng sau trồng 2 đến 3 năm ra trái. Thời kỳ ra hoa chính vụ cuối tháng 5, thời kỳ trái vào chắc tháng 7,8; Chín cuối tháng 8 và tháng 9 thu hoạch. Bảng 4: Tình hình phát triển cây Sa nhân tím trồng đợt 1. TT T/gian sau trồng Tỉ lệ ra hoa (%) Cụm hoa/ bụi Số quả/cụm NS tươi (kg/ha) NS khô (kg/ha) 1 2,5 năm 35 10 8-10 400 60 2 3,5 năm 75 15 10-12 750 105 21 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 3. Hiệu quả thực hiện dự án * Hiệu quả về xã hội: Cây Mây nước và cây Sa nhân tím trồng dưới tán rừng phòng hộ là phù hợp và sinh trưởng, phát triển khá trên địa bàn xã Ba Trang. Trồng cây Mây nước và Sa nhân tím dưới tán rừng góp phần hạn chế xói mòn, ngăn chặn và hạn chế lũ lụt nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Ngoài ra còn góp phần bảo vệ giống cây trồng bán địa quí hiếm và tạo thêm giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao và đa dạng cây trồng cho tỉnh Quảng Ngãi và huyện Ba Tơ. * Hiệu quả về kinh tế Cây Mây nước: Mô hình dự án đến nay đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, với theo dõi đánh giá cây Mây nước trồng đợt 1, đến năm thứ 3 về sau tốc độ sinh trưởng nhanh gấp đối so với các năm trước. Từ đó đến năm thứ 5 có sợi Mây cho đủ chiều dài thu hoạch bói, đến năm thứ 6 về sau vào thời kỹ kinh doanh hàng năm thu hoạch 3 cây/bụi, tỉ lệ sống 85% (425 bụi), năng suất đạt 3 cây/bụi x 3kg x 425 = 38 tạ/ha, giá 3.500đ/kg, thu nhập 13,3 triệu đồng/ha. Cây Mây nước là cây trồng lâu năm có thời kỳ kinh doanh 30 năm. Cây Sa nhân tím: Là cây trồng dược liệu, ra hoa kết trái phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí hậu thời tiết hàng năm. Mô hình dự án trồng đợt 1 diện tích 2 ha, sau trồng 2 năm (năm 2015) ra trái bói năng suất đạt 60 kg khô/ha, sau trồng 3 năm (năm 2016) cây vào thời kỳ kinh doanh ước năng suất 105 kg khô/ha, thu nhập 21 triệu đồng/ha. Cây Sa nhân tím có thời kỳ kinh doanh 10 năm. IV. KẾT LUẬN Cây Sa nhân tím sau trồng 3 năm ra hoa kết trái; Cây Mây nước sau trồng 3,5 năm sinh trưởng phát triển tốt, là cây trồng lâu năm nên mô hình của dự án chủ yếu đang thời kỳ kiến thiết cơ bản, chỉ đánh giá được sinh trưởng phát triển bước đầu; và kết quả của mô hình sau khi tiếp tục theo dõi, có số liệu về hiệu quả kinh tế cụ thể sẽ là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo và bảo vệ rừng bền vững. Về công nghệ chuyển giao, áp dụng: Từ thực tế triển khai cần bổ sung và điều chỉnh nội dung sau: - Thời vụ: Trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 9,10) và cuối mùa mưa (tháng 12, tháng 1 năm sau) - Làm đất: Phát dọn sạch thực bì ( những cây phi tác dùng rừng), không phát theo băng (vì dưới tán rừng không có xói mòn và phát sạch thực bì dễ chăm sóc và cây sinh trưởng nhanh hơn). - Mật độ: Cây Mây nước trồng dưới tán rừng không bố trí hình tam giác (Vì trong rừng có cây giá đỡ cho sợi mây leo), mật độ bố trí 3m x3 m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrong_va_phat_trien_cay_may_nuoc_cay_sa_nhan_tim_duoi_tan_ru.pdf