1. Làm nhà lưới trồng lan
Hướng giàn lan : Hướng của giàn
lan rất quan trọng. Làm sao để lúc
nào vườn cũng có ánh sáng và bóng
râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác
dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng
được bán rộng rãi nên rất thuận tiện,
giàn lan không cần phải theo hướng
nữa mà tùy theo thế đất của mình làm
giàn lan thế nào cũng được.
11 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trồng và chăm sóc lan Dendrobium, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trồng và chăm sóc lan
Dendrobium
1. Làm nhà lưới trồng lan
Hướng giàn lan : Hướng của giàn
lan rất quan trọng. Làm sao để lúc
nào vườn cũng có ánh sáng và bóng
râm.
Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác
dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng
được bán rộng rãi nên rất thuận tiện,
giàn lan không cần phải theo hướng
nữa mà tùy theo thế đất của mình làm
giàn lan thế nào cũng được.
Sườn giàn lan : Sườn giàn lan cần
phải làm cho thật chắc chắn.
- Trụ đứng : Trụ phải được
trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để
đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng
ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải
cao khoảng 3-3.5m.
- Giàn che nắng: Dùng để
che ánh sáng trực tiếp. Thường làm
bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật
phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới
được.
- Giàn treo lan: Dùng để
treo phong lan, giàn này tốt nhất nên
làm bằng thép không rỉ hoặc gác bằng
cây tầm vông, tre hay ống nước tròn
để móc chậu lan vào. Giàn treo nên
làm cao khoảng 1,8m để đi vào chăm
sóc không bị đụng đầu. Cây thép
không rỉ hay tầm vông (ống nước,
tre…) phải gác song song, cách nhau
khoảng 30 cm/cây. Khoảng độ 5 – 6
cây tầm vông nên chừa 1 lối đi rộng
0,6m để tiện tưới nước và chăm sóc.
Treo giò lan phải treo chậu cùng
cơ chiều dài, móc treo lan cũng có độ
dài bằng nhau và trồng cùng độ tuổi,
cùng loại phong lan để dễ chăm sóc,
ngay hàng thẳng lối trông mới đẹp.
- Kệ để lan: Chúng ta có thể làm
kệ để lan. Kệ cao cỡ 0,8 m có lỗ vừa
bằng chậu, không phải tốn móc treo
và tầm vông giữa giàn; đồng thời để
được nhiều chậu.
Ngoài ra chúng ta có thể làm
luống để trồng
Kệ để lan
Giàn treo lan
2. Yêu cầu sinh thái
- Nhiệt độ: Dendrobium thích hợp
vùng khí hậu ấm áp. Nhiệt độ ban
ngày khoảng 27-320C, nhiệt độ ban
đêm 16-180C. Nhiệt độ thấp làm cây
rụng lá.
- Anh sáng: Lan Dendrobium rất
cần ánh sáng, Lượng ánh sáng cần
khoảng 70% ánh sáng mặt trời. Anh
sáng quá cao làm cây bị cháy lá.
Trường hợp thiếu sáng cây ốm yếu, lá
mỏng, hoa nhỏ và không có hoa.
- Độ ẩm: Dendrobium cần độ ẩm
50-80%
- Độ thông gió: Chọn vị trí làm
vườn phải thông thoáng để môi
trường lúc nào cũng ẩm và mát mẻ để
lan có thêm điều kiện thuận lợi để
phát triển. Tuy nhiên, ở đâu có mặt
bằng thì ở đó có thể trồng lan được.
Chủ yếu là phải tạo ra được điều kiện
tiểu khí hậu của vườn lan như làm vòi
nước phun sương, quan tâm tưới
nhiều hơn để giữ ẩm …
3. Kỹ thuật trồng lan dendrobium
Cây giống dendrobium mới
mua về phải đặt ở vị trí thóang mát,
và tiến hành phòng trừ nấm bệnh cho
cây trước khi trồng.
Giá thể trồng thông thường trồng
bằng than gỗ, vỏ thông, dớn, xơ dừa,
gạch… Nhưng phải sát trùng trước
khi trồng. Chậu thường dùng là chậu
nhựa hoặc chấu đất
Cách trồng: Cách trồng
Dendrobium phổ biến nhất hiện nay
là trồng trong chậu. Trồng cây sát
mép chậu và hướng chồi phát triển
nằm phía trong. Trồng chặt và không
bị lung lay.
Trồng trên thân cây: có thể trồng
trên thân cây sống hoặc thân cây đã
chết. Đối với cây sống trong quá trình
trồng phải chú ý tán cây sao cho ánh
sáng phù hợp với lòai lan được trồng.
Đối với cây chết chọn các cây gỗ rồi
cưa thành khúc sau đó bó các đơn vị
lan vào thân gỗ và chăm sóc
Kỹ thuật trồng lan Densrobium trong
chậu
4. Kỹ thuật chăm sóc
- Tưới nước: Tưới nước giúp duy
trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng.
Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn
sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ
theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2
lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều.
tưới ướt lá và giá thể
- Bón phân: Có thể tạm chia 3
giai đoạn chính để bón phân cho lan:
a. Giai đoạn cây con: Từ cây mô
mang ra vườn ươm đến khi ra đến
vườn trồng sản xuất (khoảng 4-6
tháng)
Một số loại phân thường dùng:
-
Atonik dùng 2-6 giọt/lít nước
- NPK
30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng
0.5g-1g/lít
- Vitamin B1 dùng
1ml/lít
Phun định kỳ 2 lần/tuần, có thể sử
dụng NPK kết hợp với vitamin B1 để
tưới cho lan con.
b. Giai đoạn cây ra vườn sản xuất
đến cây trưởng thành:đây là giai đoạn
tăng trưởng mạnh nhất
Một số loại phân thường dùng:
- Phân
cá Fish Emulsion 1ml/lít nước
- NPK
20-20-20 (1-1.5gam/lít)
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít
- NPK 30-15-10 dùng 1-1.5g/lít Phun
định kỳ 5 ngày/ lần.
Cách dùng:
Phân NPK 30-15-10 kết hợp vitamin
B1 phun 2 lần/tuần. Phun liên tiếp 2-3
tuần; sau đó phun 1 lần NPK 20-20-
20; tiếp theo phun phân cá. Sau đó
phun lặp lại phân 30-15-10 và
Vitamin B1 như từ đầu.
Ngoài ra có thể bón thêm vào gốc
bằng phân Dynamic 5-7 cục/gốc.
c. Giai đọan cây chuẩn bị ra hoa
và nuôi hoa:
Đây là tuổi liên quan đến quá trình
hình thành mầm hoa, chất lượng hoa
và độ bền của hoa
Một số loại phân dùng:
- NPK 20-20-20 (1-
1.5gam/lít)
- Phân cá Fish Emulsion 1ml/lít
nước
- Vitamin B1 dùng 1ml/lít
- NPK 6-30-30 1g/l
- Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện
phun phòng định kỳ 7-10 ngày /lần.
Sử dụng luân phiên các loại thuốc
khác nhau.
Thuốc trừ bệnh thường dùng là
Rhidomil, Aliette, Score, Vicarben
Thuốc sâu: Decis, Bassa, B thái lan…
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trong_va_cham_soc_lan_dendrobium_0824.pdf