Bé trai đã xin phép mẹ ra ngoài sân chơi lái xe với bạn. Bé gái làm tặng mẹmột
cái thiệp được trang trí bằng những hình vẽkhuôn mặt cư ời hoặc rất nhi ều quảtim
đỏtươi. Đừng quên khen tặng bé (dù ít thôi) khi bé có cách cư xử đúng và tốt
bụng.
• Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại cần làm như thếkhông? Bạn đừng tiếc lời
khen tặng với trẻbởi trong cuộc sống bận rộn hàng ngàychúng ta lại thích nhìn
thấy bọn trẻxửsựđúng đắn, rộng lượng và hẳn nhiên là muốn khuyến khích bọn
trẻphát huy tính tốt đó. Chú ý và khen thưởng khi bé làm có thái độđúng mực và
làm việc tốt là một cách hiệu quảgiúp trẻhình thành tính cách, cảm nhận được sự
hạnh phúc khi bé đối xửhòa nhã, tốt bụng với mọi người. Khi nhận được khen
tặng của cha mẹbé sẽrút ra được bài học là không nên lợi dụng lòng tốt của bất
kỳai.
11 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Trở thành cha mẹ’giỏi’, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trở thành cha mẹ ’giỏi’
Đôi khi, chỉ cần thay đổi cách thức đối xử với con một ít thì cuộc sống gia đình lại
được cải thiện rất nhiều. Sau đây là mười thay đổi nhỏ mà các vị phụ huynh chẳng
cần đầu tư nhiều thời gian, chuẩn bị kỹ về tâm lý quá lâu hoặc ép buộc con cũng
có thể thực hiện được.
1. Khen ngợi khi tự bé làm điều tốt mà không cần sự nhắc nhở hoặc động
viên của người lớn
Bé trai đã xin phép mẹ ra ngoài sân chơi lái xe với bạn. Bé gái làm tặng mẹ một
cái thiệp được trang trí bằng những hình vẽ khuôn mặt cười hoặc rất nhiều quả tim
đỏ tươi. Đừng quên khen tặng bé (dù ít thôi) khi bé có cách cư xử đúng và tốt
bụng.
• Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại cần làm như thế không? Bạn đừng tiếc lời
khen tặng với trẻ bởi trong cuộc sống bận rộn hàng ngày chúng ta lại thích nhìn
thấy bọn trẻ xử sự đúng đắn, rộng lượng và hẳn nhiên là muốn khuyến khích bọn
trẻ phát huy tính tốt đó. Chú ý và khen thưởng khi bé làm có thái độ đúng mực và
làm việc tốt là một cách hiệu quả giúp trẻ hình thành tính cách, cảm nhận được sự
hạnh phúc khi bé đối xử hòa nhã, tốt bụng với mọi người. Khi nhận được khen
tặng của cha mẹ bé sẽ rút ra được bài học là không nên lợi dụng lòng tốt của bất
kỳ ai.
• Làm bằng cách nào? bạn không cần phải gắng gượng tạo ra cho chính bản thân
sự cảm động hoặc một vẻ mặt tươi cười một khi bạn không có được khi nhận được
cái thiệp do chính bé vẽ tặng hoặc khi bé chứng kiến cảnh bé mang đồ chơi ra cho
bạn chơi cùng hoặc khi bé đạt được một thành tích đáng khen nào đó. Đơn giản,
không cần cứ mãi đứng đó mà ca tụng, bạn chỉ cần nói là “Bé cưng, con ngoan
lắm, chơi chung với bạn mới vui, đúng không?”.
2. Đừng cố tranh cãi với một đứa trẻ khi nó đang tức giận và la hét om sòm
Đừng cố lớn tiếng để thuyết phục một đứa trẻ 4 tuổi đang tức giận là nó đã sai khi
đòi ăn nhiều bánh ngọt hoặc kẹo ngay trước bữa ăn. Đang trong cơn phẫn nộ vì
không được thỏa mãn, bé đâu cần biết đến thế nào là logic, là sự hợp lý trong lời
khuyên nhủ của mẹ.
• Tại sao bạn phải rút lui? thật là vô ích khi tranh cãi với một đứa bé đang giận dỗi
vì lúc ấy bạn chỉ làm cho bé nổi đóa lên thêm. Bé hét và bạn thét, chẳng ai nghe ai,
và rồi trẻ thì cảm thấy khổ sở vì không được chiều theo ý muốn, bạn thì cảm thấy
bất lực vì nói gì nó cũng chẳng nghe.
• Phải làm gì? Thay đổi vị trí - nếu cả hai đang đứng trước cửa siêu thị và tình
huống trên xảy ra thì nên đi qua bên hông siêu thị hoặc qua bên kia đường hoặc
ngưng chuyến đi mua sắm lại và trở về nhà sớm hơn. Hoặc nếu đang ở trong
phòng thì nên đi qua phòng khác. Mục đích của việc di chuyển này là để làm dịu
bớt cơn nóng của bé hoặc của bạn hoặc tốt hơn là cả hai. Một người mẹ cho biết
mỗi khi cuộc tranh cãi của chị và bé gái 3 tuổi sắp lên đến đỉnh điểm thì chị ta mở
tủ lạnh, lấy 2 cục đá nhỏ và cầm ở mỗi tay một cục, “Đá lạnh làm tôi bình tĩnh lại
và tôi nghĩ không nên tranh cãi với bé vào lúc này”.
b3. Cố gắng giữ thói quen đọc chuyện cho bé nghe trước giờ đi ngủ
Trước khi tắt đèn thì bạn nên đọc cho bé nghe truyện mà bé thích, không cần phải
đọc hết, chỉ cần đọc một chương cũng được. Đừng nghĩ truyện dành cho trẻ thơ là
quá đơn điệu và nhàm chán! Một phụ huynh cho biết rằng anh ta thật sự bị cuốn
hút vào những câu chuyện của trẻ nhỏ mỗi khi anh đọc truyện cho cu Bim, bé trai
6 tuổi. Anh nhận thấy có một số đoạn bé không hiểu và anh đọc lại, đọc to và cùng
bàn luận. Cứ trước giờ ngủ là bé lại kéo áo bố “Đọc truyện tiếp đi ba!”
• Tại sao cần phải đọc truyện cho bé? Tất nhiên là tryuyện, một cách gián tiếp, đã
dạy cho bé về cuộc sống. Ngoài ra, nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy giọng đọc
nhẹ nhàng, êm ái và uyển chuyển; nhịp phách ấn tượng và giọng đọc cuốn hút có
ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của trẻ khi chúng đang nghe chuyện; bé cảm thấy dễ
chịu, thoải mái. Vị phụ huynh kia cho biết “Mỗi khi tôi đọc truyện cho cu Bim,
thỉnh thoảng, tôi ngắm nhìn gương mặt của bé và bắt gặp bé đang cười, khuôn mặt
hiền hòa.”
• Đọc truyện như thế nào? Nếu hiện tại bạn chỉ đọc truyện cho bé một lần một tuần
thì hãy cố thử hai lần một tuần. Hoặc kéo dài thời gian từ 15 phút đến 20 phút.
Một vị phụ huynh đã nhận xét: “Mỗi tuần tôi đọc truyện cho bé 3 đến 4 lần, cứ đến
giờ đọc truyện là tôi cố gắng sắp xếp mọi việc sao cho việc đọc truyện không bị
gián đoạn. Đến giờ đó thì không ti vi, không video và điện thoại tự động chuyển
sang hộp thoại. Cần phải tập trung vào chuyện kể thì bạn mới lột tả được hết nội
dung cũng như giá trị tình cảm của câu chuyện, vì vậy, nên quăng hết sự bận tâm
về quần áo đang chất đống trong mấy giặt, chén đĩa còn để đầy trong chậu
rửa…Làm được như vậy thì việc đọc chuyện cho bé không chỉ là những phút giây
thú vị của bé mà cũng là cả những khoảnh khắc hạnh phúc của người làm cha làm
mẹ".
4. Hy sinh bỏ một công việc phải làm trong tuần
Hầu hết các vị phụ huynh đều có lịch làm việc trong một tuần hoặc trong cả tháng
chi chít những cuộc hẹn, những công việc cần thực hiện. Cha mẹ thì bận bịu với
công việc và cũng mong đợi rất nhiều ở bọn trẻ nên trẻ cũng có thời khóa biểu của
riêng nó. Nhiều khi nhìn lịch làm việc, lịch học mà cũng có thể liên tưởng đến cái
bản đồ của thành phố vì độ đậm đặc, đông đúc và chằng chịt. Đến một lúc nào đó
mọi công việc được sắp xếp sẽ càng nhiều, ai nấy đều cảm thấy chán nản và mệt
mỏi. Hãy cố sắp xếp lại lịch làm việc, loại bớt những việc không cần làm để giành
thời gian đó cho gia đình và nghỉ ngơi, bạn sẽ thấy việc ấy có ích như thế nào.
• Tại sao phải làm như vậy? Đơn giản là vì chúng ta bị cuốn vào nhịp sống hối hả
và thường lên lịch làm việc quá nhiều mà không nghĩ đến sự quan trọng của gia
đình và sự cần thiết phải gần gũi với trẻ chứ không đơn thuần là cho chúng ăn no
mặc ấm là đầy đủ. Cả nhà đi dạo hoặc đi chơi 1 hoặc 2 lần mỗi tuần sẽ giúp bạn
hiểu rõ tính tình của trẻ hơn.
• Sắp xếp như thế nào? Nghĩ về lượng công việc đã giải quyết trong 2 tuần vừa
qua và tự hỏi “Với lượng công việc như vậy mình đã giải quyết ổn thỏa chưa? Hay
lúc nào cũng phải chạy theo sau công việc để rồi trở về nhà mệt rũ, không còn thời
gian và tâm trí chăm sóc cho con. Mình có thể chịu đựng sự căng thẳng này trong
bao lâu? Lịch học như vậy có quá tải không, bé có vui không hay mệt mỏi và cau
có? Đã đến lúc cần phải chỉnh sửa một chút, giảm bớt những công việc hoặc
những lớp học thêm không cần thiết và bạn sẽ thấy là cả bạn và bé đều thoải mái
hơn.
5. Những cử chỉ thể hiện tình cảm với bé
Ngày nay, bố mẹ và con cái ít có thời gian nói chuyện với nhau nhưng chẳng lẽ lại
không có thời gian thể hiện tình cảm bằng những cử chỉ như ôm hôn, vò đầu, vuốt
tóc, gãi lưng ru bé ngủ, nắm tay bé…
• Có cần thiết không? Cách thể hiện suy nghĩ và tình cảm bằng lời thường được
coi là cách giao tiếp quan trọng và chúng ta thường đánh giá thấp cách giao tiếp
bằng cử chỉ. Vô tình chúng ta đã quên sức mạnh của cử chỉ trong cách bộc lộ tình
yêu. Chỉ một cái hôn phớt hoặc vuốt má trước khi bé bước vào lớp học cũng làm
cho bé nhớ đến bạn trong suốt ngày học.
• Làm bằng cách nào? Có bao giờ bạn tự hỏi “Hôm nay mình có thể hiện sự yêu
thương bằng cử chỉ chưa?” Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, không phải đứa trẻ nào
cũng thích được ôm ấp, vuốt ve, một số cảm thấy mất tự nhiên và bực bội. Chỉ nên
có những cử chỉ giúp bé cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
6. Hãy nghĩ đến những điều tốt
Điều này khó thực hiện bởi cha mẹ thì lúc nào cũng lo lắng. Bé đòi ăn nhiều thì lại
sợ bé háu ăn và chẳng máy chốc sẽ bị béo phì. Thằng con trai ra vẻ hống hách khi
chơi với các bạn thì bạn lại nghĩ đến chuyện sau này bé sẽ chẳng có bạn nào thèm
chơi với bé. Hãy nghĩ đến tình huống bằng cách phân tích các điểm tốt thay vì
những cái xấu.
• Tại sao phải hướng suy nghĩ của mình theo quan điểm như vậy? nếu chúng ta cứ
nghĩ đến kết cục tệ hại thì diễn biến của tình huống lại có vẻ như đã được sắp xếp
và sẽ xảy ra như vậy. Một khi đang bực dọc vì thói quen ăn uống bầy hầy của bé
thì vô tình bạn sẽ có những phản ứng khiến cho bé càng lóng ngóng, không chú ý
đến bữa ăn của mình và thế là lại đổ ra bàn, lại giây ra quần áo. Cũng như khi bạn
cố thuyết phục sao cho bé hiểu về cảnh tượng một người sống cô độc, không bạn
bè và người thân do sự khó gần gũi của mình thì bé lại nghĩ là bé quan trọng, bé có
quyền đối xử như bề trên đối với tất cả mọi người. Ngoài ra, trẻ con thường bỏ
ngoài tai những lời dặn dò của bố mẹ khi chúng ra ngoài chơi “Cẩn thận đấy!”,
“Chơi vui vẻ, đừng đánh nhau nhé con”.
• Thực hiện lời khuyên này bằng cách nào? Hãy ghi nhận một vài câu nói, lời
khuyên mà không gặp phải sự chống đỡ của bé. Ví dụ như bé cứ lề mề trước giờ
đến trường, thay vì cứ hét toáng lên “Làm gì mà chậm như rùa vậy?” thì hãy tự
nhủ rằng “Bé hơi luộm thuộm, bé đang tập làm người lớn, tự mặc quần áo và có lẽ
là đang chỉnh sửa sao cho chỉnh tề nên chậm vài phút cũng không sao”.
7. Hãy nhìn và suy nghĩ về thế giới xung quanh bằng quan điểm của trẻ nhỏ
Thỉnh thoảng, hãy đặt mình vào vị trí của bé.
• Tại sao bạn phải đặt mình vào vị trí của bé? Biết cách thông hiểu và chấp nhận
quan điểm của trẻ nhỏ là công cụ kết nối hữu hiệu giữa cha mẹ và con cái. Bé sẽ
hiểu bố mẹ có lắng nghe, có suy nghĩ và hiểu được những gì bé đang suy nghĩ và
cảm nhận. Một phẩn thưởng cho bạn là bạn có thể nhìn ngắm mọi vật qua lăng
kính “ma thuật” của bé. Một ông bố hỏi cô con gái 3 tuổi: “Bé Hoa, sao con lai
đứng dựa sát vào ti vi như thế?” Cô bé hồn nhiên: “Con muốn tham dự cuộc chạy
đua giữa Rùa và Thỏ”. Bạn thấy không, nhìn và nhận xét mọi sự vật và hiện tượng
dưới con mắt của trẻ thơ thì bạn có thể xâm nhập vào thế giới của trẻ thơ.
• Thực hiện như thế nào? Không cần nhiều, mỗi tuần một lần, khi bé đang nói với
bạn về điều gì thì đừng ngắt lời bé để chỉnh sửa, dạy bảo thêm, phản ứng lại lới bé
nói mà hãy khuyến khích “Mẹ hiểu, con cứ nói đi…” Lắng nghe và có thể bạn sẽ
thấy ngạc nhiên vì những gì bạn vừa nghe thấy, bé nói rất chi tiết về những gì bé
nhìn thấy và bé nghĩ gì về điều đó.
8. Thả lỏng cho bản thân một chút
Lời khuyên dành riêng cho các bà mẹ, đặc biệt là những người phải gánh quá
nhiều trách nhiệm, quá nhiều việc: hãy chia bớt việc nhà cho người chồng, con và
thậm chí là bạn bè.
• Vì sao phải chia bớt việc? Làm nhẹ lượng công việc cũng là một điểm quan
trọng để giữ sức khỏe, sự minh mẫn một khi bạn vừa đi làm, vừa lo công việc nhà
và chăm con. Ngoài ra, đây còn là một cách để giảm sự bực bội có thể dẫn đến bất
hòa có thể xảy ra ở những gia đình mà người mẹ, người vợ phải ôm hết mọi công
việc. Theo kết quả của các cuộc thăm dò gần đây thì vô số các bà mẹ cảm thấy
mình trở nên nóng tính hơn và dễ nổi cáu vì họ phải dồn nén quá nhiều nỗi bực
dọc, mệt mỏi khi phải làm mọi việc trong nhà để có thể giữ mọi thứ ngăn nắp và
đảm bảo cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình.
• Làm bằng cách nào? Đầu tiên nên giao những công việc lặt vặt mà thôi: thêm
một ngày nữa ngoài những ngày bố thường cho con ngủ. Trong một tuần một lần,
bố chở con đến để tham dự các hoạt động sau giờ học. Còn bọn trẻ, chúng có thể
giúp bạn làm việc nhà: bé 3 tuổi bỏ đồ ăn khô cho cá, bé 5 tuổi chuẩn bị bàn ăn, bé
7 tuổi cất thực phẩm vào tủ lạnh… Dần dần mọi thành viên trong gia đình (trừ
bạn) đều quen việc và tự nhận thêm trách nhiệm cho mình.
9. Thỉnh thoảng cả gia đình hãy cùng ra ngoài chơi
Nhiều người nghĩ rằng gia đình họ giành khá nhiều thời gian cho nhau nhưng hỡi
ơi trong thực tế thì không phải vậy. Mẹ thì bận bịu với việc giặt đồ, ủi đồ; bố thì
cắm cúi vào màn hình máy vi tính, một đứa ở trong phòng chơi Game Boy, đứa bé
hơn thì đang bò lê la dưới nền nhà để chơi xếp hình. Mọi người đều ở trong nhà
đấy thôi nhưng ai lo việc nấy, chẳng để ý gì đến nhau. Bất kỳ thời gian nào trong
ngày mà cả nhà quây quần bên nhau, cùng ăn, cùng chơi, cùng nói chuyện… mới
thật sự là thời gian giành cho gia đình và là món quà cho mọi thành viên của gia
đình.
• Tại sao phải dành nhiều thời gian cho gia đình? Theo kết quả thống kê, hầu hết
bọn trẻ đều cho rằng thời gian chúng thích nhất trong ngày là khoảng thời gian cả
gia đình cùng xem phim hoặc chơi giải ô chữ, chúng ấp ủ mãi những khoảnh khắc
được ngồi cùng mọi người. Bé Vy, 12 tuổi, kể lại: “Khi con mới 5 tuổi, có một lần
bé phải nghỉ học vì bị sốt. Cả ngày hôm đó, bé và mẹ nằm xem 3 cuốn phim mà bé
thích; cắt may quần áo và mặc vào cho búp bê. Chỉ có vậy nhưng đó là một trong
những ngày mà con cảm thấy hạnh phúc nhất, vui nhất”.
• Làm bằng cách nào? Mỗi tuần một lần, sắp xếp thời gian sao cho cả gia đình đều
ở bên nhau trong không khí thoải mái và đầm ấm. Rủ bọn trẻ cùng leo lên giường
của bố mẹ vào sáng chủ nhật, nằm bên nhau khoảng nửa giờ đồng hồ hoặc hơn
một chút trước khi các hoạt động của ngày cuối tuần lại ồ ạt kéo đến. Hoặc một
đêm bất kỳ trong tuần, thay vì tất bật với việc thanh toán đống chén bát thì bạn nên
kéo dài bữa ăn thêm một lúc bằng món tráng miệng, xem tin tức hoặc nói chuyện
với chống và các con.
10. Tươi cười nhiều hơn
Cứ cười bất cứ lúc nào có thể.
• Tại sao phải cười? Nụ cười là một cách hiệu quả nhất mà con người có thể làm
cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù là bạn không đang ở
trong tâm trạng hồ hởi hay vui mừng đề có thể cười được nhưng các nhà khoa học
đã chứng minh rằng khi bạn có hành động tạo cho miệng của bạn có hình dạng
như đang cười thì đã có tác dụng làm phấn chấn tinh thần. Kết quả nghiên cứu
cũng cho thấy rằng trẻ con, đặc biệt là trẻ nhỏ là tấm gương phản chiếu vẻ mặt của
người lớn. Vì thế, nếu bạn hay cười, con bạn cũng hay cười, vẻ mắt tươi tắn và
ngời vẻ hạnh phúc. Ngoài ra, khi bọn trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn vì chúng hiểu
rằng bản thân chúng có thể mang niềm vui đến cho cha mẹ. Trong quá trình
nghiên cứu của mình, một số nhà khoa học cứ như bị chôn chân khi họ chứng kiến
cảnh gia đình quây quần bên nhau và cha mẹ thì cười ngất trước những mẩu
chuyện vui của bọn trẻ.
• Làm bằng cách nào? Mỗi ngày hãy tự hỏi bản thân “Mình có cười khi bọn nhỏ
kể chuyện vui không nhỉ? Mình có cảm thấy vui vẻ khi ở gần bên chúng không?”
Công việc trong một ngày quả thật là vất vả: đánh thức cả nhà dậy, đưa lũ trẻ đến
trường và chạy nhào đến chỗ làm; chuẩn bị bữa tối, cho bọn trẻ đi ngủ…Mệt rũ cả
người! Nhưng chỉ cần mỉm cười, sự mỏi mệt tan biến ngay. Nếu bạn nhận thấy
rằng bạn thường bực bội, cau mày nhiều hơn là cười thì nên thay đổi hình ảnh của
chính mình ngay lập tức. Yêu cầu con kể chuyện vui hoặc chính mình nghĩ đến
một mẩu chuyện hài hước nào đó cũng được. Khi đang tắm cho con, đừng nên
nghĩ đến những việc phải làm mà nôn nóng, gắt gỏng; hãy nhìn bé chơi thuyền
nhựa hoặc cho chú vịt đồ chơi ăn.
Việc nuôi con rất có thể là một công việc hết sức nặng nhọc nhưng nó sẽ dễ dàng
hơn nếu bạn nhớ đến những thay đổi tích cực tuy là những thay đổi nhỏ mà thôi.
Mỗi tuần chỉ cần áp dụng 1 trong 10 lời khuyên trên mà thôi, lời khuyên nào bạn
nhận thấy hiệu quả và dễ áp dụng đối với trường hợp của mình. Chỉ với những
thay đổi nhỏ bạn đã bước chân vào quá trình thay đổi rồi đấy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_ly_lua_tuoi_phan_22_1093.pdf