Những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý trẻ em đã chứng minh
rằng hoạt động vui chơi của trẻ em cũng có những giá trị không
kém việc học tập, thậm chí với trẻ nhỏ thì nó có một giá trị
không thể phủ nhận trong việc phát triển kỹ năng và hình thành
nhân cách nơi trẻ em. Có thể nói “ Trò chơi và tuổi thơ là hai
người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trò chơi
đã giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và
nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát
triển, mà có những bậc cha mẹ vì không hiểu, đã coi thường, bỏ
qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm
chỉnh hơn như tập đọc, tập viết
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1297 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Trò chơi và tâm lý trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trò chơi và tâm lý trẻ
Những nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý trẻ em đã chứng minh
rằng hoạt động vui chơi của trẻ em cũng có những giá trị không
kém việc học tập, thậm chí với trẻ nhỏ thì nó có một giá trị
không thể phủ nhận trong việc phát triển kỹ năng và hình thành
nhân cách nơi trẻ em. Có thể nói “ Trò chơi và tuổi thơ là hai
người bạn thân thiết, không thể tách rời ra được”. Chính trò chơi
đã giúp cho sự phát triển của trẻ em được toàn diện, cân bằng và
nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất để giúp trẻ phát
triển, mà có những bậc cha mẹ vì không hiểu, đã coi thường, bỏ
qua thậm chí đã cố gắng thay thế bằng các hoạt động nghiêm
chỉnh hơn như tập đọc, tập viết …
Có những cháu lúc nhỏ vì không có điều kiện chơi đùa như
trong trường hợp bố mẹ đều đi làm, giao con cho ông bà hay
người giúp việc, hoặc gửi con ở những điểm giữ trẻ không có
chuyên môn, họ chỉ trông chừng, cho trẻ ăn mà không biết cách
chơi với trẻ. Khiến cho các cháu này trở nên thụ động, ù lì,
chậm nói, biếng ăn hay ngược lại, quá hiếu động hung hăng…
tất cả những điều đó chỉ nói lên sự lo sợ của trẻ do thiếu vắng
một hoạt động quan trọng: Chơi đùa !
Ngoài ra, theo tiến sĩ L Singer, thuộc đại học Yale, thì cha mẹ
cần có sự hiểu biết về những tác động của các loại đồ chơi lên
tâm lý của trẻ. Bởi một số đồ chơi sẽ có những ảnh hưởng đến
trí tuệ, nhân cách, cá tính của trẻ sau này, đặc biệt là trẻ ở trong
giai đoạn từ 3 - 5 tuổi. Nhiều thống kê cho thấy trẻ thường
xuyên tiếp xúc với các đồ chơi, phương tiện điện tử và những
trò chơi bạo lực, thì trẻ sẽ có cảm giác xung quanh mình lúc nào
cũng có những nguy hiểm rình rập. Hay trẻ sẽ chai lỳ trước
những hành vi bạo lực, vô cảm trước những nỗi đau khổ của
người xung quanh. Trẻ sẽ có những phản ứng chống cự và tấn
công, khó vâng lời và có nhiều nguy cơ rở nên hung hăng, giảm
đi tính tự tin và cả khả năng nhận thức.
Trò chơi và sự phát triển
Trò chơi giúp cho trẻ em phát triển,đó là điều không cần bàn cãi.
Tuy nhiên mỗi một lứa tuổi, nhu cầu phát triển hay đúng hơn,
khả năng tiếp thu và tham gia các trò chơi có khác nhau. Điều
đó có nghĩa là một trò chơi có thể thích hợp với một trẻ lên ba
nhưng lại gây nhàm chán cho một trẻ lên sáu. Vì vậy, khi tổ
chức hoạt động vui chơi cho trẻ, yếu tổ tuổi là điều rất quan
trọng. Một điều quan trọng hơn nữa, chúng ta phải phân biệt hai
loại tuổi: Tuổi thực và tuổi tâm lý.
Tuổi thực còn gọi là tuổi khai sinh, một em bé sinh tháng 6 năm
2000, đến tháng 6 năm 2005, em được tròn 5 tuổi. Đó là tuổi
khai sinh. Còn tuổi tâm lý là một lứa tuổi dựa trên khả năng phát
triển của trẻ để ấn định cho mức tuổi mà em đó có thể đạt được.
Theo nghiên cứu của nhà tâm lý Nga Ozoretski thì khả năng
phát triển vận động của một đứa trẻ có những mốc như sau:
Trẻ 4 tuổi : Biết lấy tay chỉ mũi (biết phân biệt các bộ phận trên
cơ thể ) biết nhảy nhót, có thể dùng 2 tay vẽ 2 vòng tròn trên
không khí.
Trẻ 5 tuổi: Có thể đứng nhón 2 chân, nhảy lò cò (nhảy một chân
- có khả năng giữ thăng bằng) sử dụng hai tay một cách khéo
léo.
Trẻ 6 tuổi: Có thể đứng trên một chân, ném một quả bóng
cáchkhoảng 1m50 trúng đích, có khả năng nhảy cao khoảng 50
cm. Có thể vẽ những vạch thẳng trên giấy.
Trẻ 7 tuổi: Có thể đứng nhón gót rồi ngồi co xuống, biết giải các
trò chơi loại mê cung (labyrinthe) có thể đi theo đường thẳng,
gót chân của bàn chân này đặt lên đầu ngón chân của bàn chân
kia.
Như vậy, khi trẻ có tuổi khai sinh là 4 tuổi, có thể làm được
những vận động phù hợp với lứa tuổi, có những khả năng trung
bình của một trẻ 4 tuổi, thì tuổi tâm lý của trẻ là 4 tuổi. Trong
trường hợp, trẻ chỉ có thể làm được những vận động của trẻ lên
hai hay lên ba, thì tuổi tâm lý của trẻ chỉ là 3, còn nếu như trẻ có
thể làm được những vận động của trẻ lên 5 hay lên 6, thì đó là
tuổi tâm lý của trẻ cao hơn tuổi thực. Hay nói một cách khác, trẻ
thông minh và phát triển tốt hơn so với một trẻ bình thường.
Để có thể xác định được tuổi tâm lý, người ta thường dùng
những chẩn đoán tâm lý gọi là Test tâm lý. Có nhiều loại Test để
đánh giá các phương diện phát triển khác nhau. Chính vì thế, khi
trẻ chơi trò chơi, sẽ giúp cho trẻ có điều kiện tập luyện và phát
huy những khả năng phù hợp với lứa tuỏi của mình.
Việc cha mẹ cùng chơi, hay tạo điều kiện cho con chơi, chính là
những cơ hội giúp cho trẻ phát triển một cách tự chủ, không bị
ép buộc, vì thế cho nên ngoài những kiến thức về sức khỏe, về
dinh dưỡng của trẻ em, các bậc cha mẹ còn cần có những hiểu
biết về việc vận dụng các trò chơi, để có thể tổ chức hay cùng
tham gia với các em. Ngoài ra chúng ta còn nên lưu ý để sẵn
trong một ngăn tủ nào đó những vật dụng để có thể trong một
thời gian ngắn, chế biến hay lấy ra sử dụng vào các trò chơi
cùng với con, Nếu không sẽ rất là bực mình khi chúng ta muốn
tổ chức một trò chơi với quả bóng, với sợi dây, hay với một vật
dụng gì đó mà thời gian đi tìm lại còn nhiều hơn cả thời gian
chơi. Điều này có thể làm cho chúng ta khó chịu, thậm chí có
thể hủy bỏ trò chơi mà mình đã dự định.
Có những trò chơi giúp cho trẻ phát triển về :
- Vận động
- Ngôn ngữ
- Trí nhớ
Đây là ba lĩnh vực cần thiết giúp cho trẻ có khả năng tiếp thu tốt
hơn những kiến thức và tạo cho trẻ khả năng hòa nhập với môi
trường xung quanh.Khi cho trẻ chơi, chúng ta phải lưu ý đến
những nguyên tắc quan trọng:
Trò chơi là một hoạt động giúp cho trẻ vui vẻ và thoải mái, đó
không phải là bài tập mà trẻ phải hoàn thành, cũng không phải
cuộc thi mà trẻ phải chiến thắng. Không có kẻ thắng và người
thua trong những trò chơi, việc đạt haykhông đạt đều có giá trị
như nhau nếu nó là kết quả của một cố gắng, tham gia tích cực.
Trò chơi là cơ hội cho cha mẹ, con cái gần gũi nhau với tinh
thần hoà đồng. Khi chơi thì tất cả đều bình đẳng và phải tôn
trọng luật chơi, không “ lợi dụng” danh nghĩa hay quyền hạn
làm cha mẹ để “ép” hay “nhường” con, mặc dù ta có thể tự đặt
ra cho mình những “yêu cầu” cao hay khó hơn, nhưng tốt nhất,
hãy là một đứa trẻ khi chơi cùng con trẻ.
Trò chơi mang tính sáng tạo và linh hoạt, nó có thể thay đổi kéo
dài, thu ngắn, có thể làm cho dễ hơn hay khó hơn, nhưng nó vẫn
có những nguyên tắc và luật lệ mà người chơi phải chấp hành.
Đây cũng là một đặc điểm quan trọng, vì sự chấp hành các
nguyên tắc trong trò chơi là tự nguyện, nhưng một đứa trẻ biết
chấp hành tốt các nguyên tắc của một cuộc chơi, sẽ là một đứa
trẻ biết tôn trọng những giá trị của cuộc sống và giá trị của bản
thân sau này.
TS Tâm lý Lê Khanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tro_choi_va_tam_ly_tre_6959.pdf