Thời kì Văn Lang – Hùng Vương : (660 – 204 BC, 456 năm , 18 đời)
Giai đoạn này, người Việt đã bước ra khỏi thời kì sơ sử, mà đã bước vào thời kì con người đã có kiến thức và quan điểm chính xác về nhân sinh quan, vũ trụ quan, nhận thức về âm dương, ngũ hành, tam tài ( thiên- địa- nhân). Hùng Vương quốc tổ đã chọn Phong Châu làm kinh đô, với một tổ chức hành chính khá hoan chỉnh.
Đặc điểm nổi bật của xã hội ta lúc ban đầu là mỗi ông vua không có tên riêng và chỉ gọi chung là Hùng Vương thứ nhất, Hùng Vương thứ hai. cho đến Hùng Vương thứ 18. Xây dựng được nguyên tắc đó không phải dễ nếu không có tinh thần vì nước vì dân, Tổ quốc trên hết, trước hết, đặt cái chung lên trên cái riêng, không có cái cá nhân chủ nghĩa. Khác hẳn với xã hội Trung Hoa- một tổ chức phong kiến, cha truyền con nối, có tước có lộc, có chức vụ hẳn hoi trong triều đình và ngoài xã hội, có phân biệt rõ ràng các giai cấp, không được phép lẫn lộn.Xã hội Giao Chỉ thời Hùng Vương nói chung là công xã thị tộc có tổ chức cao, còn mang tính dân chủ tự do.Vua quan và dân cùng cày ruộng, tắm sông, cùng múa hát. Ngôi vua không nhất thiết phải truyền cho con mà vẫn có thể truyền cho người có đức có tài qua thi tuyển ( còn di tích của chế độ mẫu hệ, phụ nữ có quyền có nhiều chồng, nên vua không nhất thiết phải truyền ngôi cho con, nên trong truyền thuyết không thấy có hoàng hậu của vua Hùng mà chỉ có con gái của vua có tên chung là Mị Nương). Người thời Hùng Vương chưa có họ, theo văn hóa trọng tình, thờ cúng người chết là một đạo riêng của người Giao Chỉ đã xuất hiện.Các vua Hùng đã là những người có học thức và biết chữ Hán.Chính ngay từ thời đại này, các nền tảng chính trị tư tưởng yêu nước; dân chủ; nhân đạo; tính bản địa sâu sắc trong nhận thức đã bắt đầu có nền móng vững vàng và đã được định hình rõ nét qua một loạt các thần thoại, truyền thuyết trước và trong giai đoạn Văn Lang, có sức sống vĩnh cữu trong lòng dân tộc.
Thần thoại họ Hồng Bàng: là nơi phát tích của khái niệm niệm “đồng bào” (cùng một cái bọc mà ra) của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhấn mạnh rằng người Việt dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều có cùng một gốc; thần thoại Kinh Dương Vương cũng nói lên Việt và Hán cùng có chung một tổ tiên – đó là Viêm Đế họ Thần Nông, chứ không phản Hán là Hạ mà Việt là Man Di.
-Về nguồn gốc họ Hồng Bàng của Tổ tiên ta rất cao đẹp. Theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ bây giờ gặp nàng tiên, lấy nhau đẻ con lấy tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là KInh Dương Vương.
-Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua xưng danh là Lạc Long Quân.
-Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ đẻ một lần được một trăm quả trứng nở ra một trăm con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ “ Ta là dòng dõi Long Quân còn hậu là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì hậu đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải”
-Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương. Đó là ông vua đầu tiên của họ Hồng Bàng.
-Kinh Dương Vương là một nhân vật có tâm tính cao thượng và độ lượng hiếm có là một vị vua có công dẫn bộ lạc vượt qua sông Dương Tử xuống vùng đồng bằng phì nhiêu để xây dựng nền văn minh nông nghiệp. Vua đã ý thức được 3 tài nguyên cơ bản của trời ( khí hậu, thời tiết, ngày đêm), đất và sức người để tự đặt cho mình cái tên Vương là thông minh thấu suốt thiên nhân địa ấy. Cái bản của nền văn minh nông nghiệp của người Bách Việt. Chữ Việt này là biểu tượng sự sinh sôi nảy nở của dân tộc ta, quả có nhiều hột ( Bách). Tượng hình cái quả ấy chính là chữ Việt mà người Việt thường dùng chứ không phải là chữ Việt chiết tự như người Tàu xuyên tạc, bôi nhọa nước ta.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Trình bày nội dung của tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa Việt Nam qua các thời đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trình bày nội dung của tư tưởng yêu nước và nhân nghĩa Việt Nam qua các thời đại:
ôThời kì Văn Lang – Hùng Vương : (660 – 204 BC, 456 năm , 18 đời)
Giai đoạn này, người Việt đã bước ra khỏi thời kì sơ sử, mà đã bước vào thời kì con người đã có kiến thức và quan điểm chính xác về nhân sinh quan, vũ trụ quan, nhận thức về âm dương, ngũ hành, tam tài ( thiên- địa- nhân). Hùng Vương quốc tổ đã chọn Phong Châu làm kinh đô, với một tổ chức hành chính khá hoan chỉnh.
Đặc điểm nổi bật của xã hội ta lúc ban đầu là mỗi ông vua không có tên riêng và chỉ gọi chung là Hùng Vương thứ nhất, Hùng Vương thứ hai... cho đến Hùng Vương thứ 18. Xây dựng được nguyên tắc đó không phải dễ nếu không có tinh thần vì nước vì dân, Tổ quốc trên hết, trước hết, đặt cái chung lên trên cái riêng, không có cái cá nhân chủ nghĩa. Khác hẳn với xã hội Trung Hoa- một tổ chức phong kiến, cha truyền con nối, có tước có lộc, có chức vụ hẳn hoi trong triều đình và ngoài xã hội, có phân biệt rõ ràng các giai cấp, không được phép lẫn lộn.Xã hội Giao Chỉ thời Hùng Vương nói chung là công xã thị tộc có tổ chức cao, còn mang tính dân chủ tự do.Vua quan và dân cùng cày ruộng, tắm sông, cùng múa hát. Ngôi vua không nhất thiết phải truyền cho con mà vẫn có thể truyền cho người có đức có tài qua thi tuyển ( còn di tích của chế độ mẫu hệ, phụ nữ có quyền có nhiều chồng, nên vua không nhất thiết phải truyền ngôi cho con, nên trong truyền thuyết không thấy có hoàng hậu của vua Hùng mà chỉ có con gái của vua có tên chung là Mị Nương). Người thời Hùng Vương chưa có họ, theo văn hóa trọng tình, thờ cúng người chết là một đạo riêng của người Giao Chỉ đã xuất hiện.Các vua Hùng đã là những người có học thức và biết chữ Hán.Chính ngay từ thời đại này, các nền tảng chính trị tư tưởng yêu nước; dân chủ; nhân đạo; tính bản địa sâu sắc trong nhận thức đã bắt đầu có nền móng vững vàng và đã được định hình rõ nét qua một loạt các thần thoại, truyền thuyết trước và trong giai đoạn Văn Lang, có sức sống vĩnh cữu trong lòng dân tộc.
Thần thoại họ Hồng Bàng: là nơi phát tích của khái niệm niệm “đồng bào” (cùng một cái bọc mà ra) của Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhấn mạnh rằng người Việt dù ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam cũng đều có cùng một gốc; thần thoại Kinh Dương Vương cũng nói lên Việt và Hán cùng có chung một tổ tiên – đó là Viêm Đế họ Thần Nông, chứ không phản Hán là Hạ mà Việt là Man Di.
-Về nguồn gốc họ Hồng Bàng của Tổ tiên ta rất cao đẹp. Theo tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ bây giờ gặp nàng tiên, lấy nhau đẻ con lấy tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là KInh Dương Vương.
-Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm nối ngôi làm vua xưng danh là Lạc Long Quân.
-Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ đẻ một lần được một trăm quả trứng nở ra một trăm con trai. Lạc Long Quân bảo Âu Cơ “ Ta là dòng dõi Long Quân còn hậu là dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì hậu đem 50 đứa lên núi, còn 50 đứa ta đem xuống bể Nam Hải”
-Lạc Long Quân phong cho người con trưởng làm vua nước Văn Lang xưng là Hùng Vương. Đó là ông vua đầu tiên của họ Hồng Bàng.
-Kinh Dương Vương là một nhân vật có tâm tính cao thượng và độ lượng hiếm có là một vị vua có công dẫn bộ lạc vượt qua sông Dương Tử xuống vùng đồng bằng phì nhiêu để xây dựng nền văn minh nông nghiệp. Vua đã ý thức được 3 tài nguyên cơ bản của trời ( khí hậu, thời tiết, ngày đêm), đất và sức người để tự đặt cho mình cái tên Vương là thông minh thấu suốt thiên nhân địa ấy. Cái bản của nền văn minh nông nghiệp của người Bách Việt. Chữ Việt này là biểu tượng sự sinh sôi nảy nở của dân tộc ta, quả có nhiều hột ( Bách). Tượng hình cái quả ấy chính là chữ Việt mà người Việt thường dùng chứ không phải là chữ Việt chiết tự như người Tàu xuyên tạc, bôi nhọa nước ta.
Thật vậy, nói đến chọn tên đặt, người Việt xưa rất thận trọng, đặt tên ít ra phải nói lên ý nguyện cuả mình hoặc phải có một ý nghĩa gì. Thí dụ: Đế Minh chứng tỏ là người có sự thông hiểu triết lý, người chỉ huy sáng suốt, yêu dân, yêu nước; Lộc Tục là người sáng suốt và thương yêu dân như con đẻ thì phải lo kinh tế cho dân, lo sau cho lộc cõi trời trên mặt đất còn mãi để nuôi lấy con dân. Bởi vậy, khi Lộc Tục làm vua xưng là Kinh Dương Vương. Kinh là đường thẳng, Dương là ánh sáng, Vương là sự thông suốt Thiên- Nhân Địa; Sùng Lãm, Lãm là ngắm, Sùng là cao xa bao quát. Sùng Lãm là con người có mắt nhìn xa trông rộng. Sùng Lãm xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân- Lạc là con sư tử, Long là rồng. Dòng dõi của rồng tượng trưng cho năng lực hiền diệu, lớn được, nhỏ được, biến được, hóa được. Khi lớn thì làm mây làm mưa, khi nhỏ thi ẩn bóng dấu hình, khi ẩn khi hiện trong bất cứ hoàn cảnh nào rồng cũng thích ứng cho nên rồng tượng trưng cho sự bất diệt, tồn tại mãi mãi. Còn chữ Hồng Bàng có nghĩa là ý thức của con người như chim bay giữa không gian và thời gian, bay không có thời gian và cây số. Chữ Hồng Bàng chiết tự từ chữ Hán, Bàng là ngôi nhà lớn tượng trưng cho không gian. Chữ Hồng, một bên có chữ giang là sông- tượng hình cho thời gian luôn luôn chảy và chữ điểu một bên là chim, tượng hình cho ý thức.Nhìn lại, tổ tiên ta đã nghĩ ra những cái tên thật có ý nghĩa và thông hiểu mọi sự trên đời đã cách đây gần 5000 năm. Và tổ tiên ta bằng ngần ấy thời gian đã đóng góp cho sự tồn tại vì hòa bình và phát triển, xây đắp trên cơ sở tình nhân ái, tính cộng đồng. Mầm mống của nền văn minh Việt Nam mà tổ tiên ta để lại thật không thể có tưởng tượng nào cao đẹp hơn, lý thú hơn tượng hình một bọc trăm trứng nở thành trăm con, sau này sinh hóa ra toàn thể con dân Việt Nam. Cùng trong một bọc sinh ra không có kẻ trước người sau, trăm trưng đều thụ hưởng cùng tình yêu thương rộng rãi như Trời Đất bao la hùng vĩ. Trăm người con sống chung với nhau, một mà là trăm, trăm mà là một, kẻ ở trên núi cao, kẻ ở dưới biển sâu không chỉ là một gốc rồi chia ra ngành lớn, ngành nhỏ, nhánh đầy nhánh vơi mà là chung cùng một bọc.
Từ khởi đầu cho đến Hùng Vương thứ 18 không có việc tranh chấp địa vị, không chém giết nhau vì đất đai, không ganh ghét nhau vì quyền lợi. Không cần chờ đến lúc xung khắc để ghét nhau, biết tiên liệu trước sự việc như không ở được với nhau lâu thì chia con ra mà đi mỗi người một phương để giữ nguyên vẹn cái tình với nhau (như Lạc Long Quân), không biết lấy cớ gì để giải bày nổi oan khi thấy anh về thì thà chết còn hơn(như em nhà họ Cao);nhẫn nhục chịu đựng(như Chử Đồng Tử);lấy nghĩa cha con làm trọng(như Chử Đồng Tử)lấy tình vợ chồng thì hơn(như cây trầu và cây cau).Những sản phẩm nói trên không đơn thuần là trí tưởng tượng mà là hồi quang của hiện thực xã hội Việt Nam ,Tổ tiên ta ngày trước.Có thể nói những câu chuyện về thời đại Hùng Vương là một thể sử thi trong thời đại lập quốc.
Thần thoại sơn thần núi Tản (thần Tản Viên, thần núi Ba Vì, Sơn Tinh): Tương truyền đây là một trong 50 vị thần theo cha xuống biển, sau đó nhớ mẹ, thần đã qua cửa Thần Phù, ngược sông Hồng lên ngự đỉnh Ba Vì, trở thành vị đệ nhất phúc thần của người Việt khi thần đã đảm nhiệm công việc trông nom cuộc sống của dân, cứu dân khỏi nạn yêu tinh, bệnh hoạn đói khổ. Thần còn là con rể vua Hùng, người đã chiến thắng Thủy Tinh (đại diện cho thế lực mưa lũ, lụt lội).
Truyền thuyết Thánh Gióng: cho thấy tư tưởng yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc hành trình của tư tưởng Việt Nam: yêu nước là dựng nước và giữ nước. Thánh Gióng mang đậm màu sắc Việt Nam, không phải là một vị thần bạo lực như kiểu thần phương Tây. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh gom góp lại của toàn dân tộc (ăn cơm của cả làng). Đứa trẻ trong nôi 3 năm vụt trưởng thành trong trách nhiệm của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước. Tiếng nói yêu nước ấy chính là nền tảng cho sức lớn phi thường, tiếp nhận thêm sức mạnh dân tộc, trở thành con người kì vĩ sau một cái vươn vai.tầm vóc kì vĩ ấy đủ sức đáp ứng cho một nhiệm vụ cực kì khó khăn, nhưng cả thiên nhiên, đất nước đều cùng ủng hộ ( ngựa sắt, roi sắt, tre ngà...). Xong nhiệm vụ, thần bỏ áo mũ bay lên núi Sóc Sơn rồi biến mất, thể hiện tinh thần vô vị lợi tong sáng trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
Các sự tích Bánh Dày- Bánh Chưng, Trầu Cau, Mai An Tiêm, Phật mẫu Man Nương... thể hiện các nhận thức về mối quan hệ của con người và vũ trụ. Đặc biệt, các thần thoại, các sự tích về sau thường có liên quan đến cuộc sống dời thường và những vấn đề về ý thức của con người trong quan hệ gia đình, xã hội của con người trong cuộc sống ( vợ chồng, anh em, cha mẹ, con cái...)
Tư tưởng yêu nước của người Việt Cổ:
-Tự hào về nguồn gốc cao quý của mình.-Tự hào về nền văn hiến của đất nước mình.
-Người Việt là con cháu của những thân linh có chiến công hiển hách trong việc tiêu diệt các thế hệ đen tối làm hại đến đời sông nhân dân (lực lượng quân đánh ngư tinh, hồ tinh, mộc tinh...)-Yêu nước bảo vệ đất nước trước những thế lực ngoại xâm.
-Khai phá các giống vật lạ cho đất nước.
ôThời kỳ Lý -Trần: (1010 – 1399)
Từ thế kỷ X (939) đến hết thế kỷ XIV(1399) là thời kỳ phục hội và xây dựng đất nước, nó trải dài qua năm triều đại:Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, trọng đó quan trọng nhất là thời Lý - Trần(1010-1399). Đây là thời kỳ các xu hướng tư tưởng triết học Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với những chiến công xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhìn chung, trong giai đoạn này, hai khuynh hướng tư tưởng quan trọng đã xuất hiện trong sự vận động và phát triển của tư tưởng Việt Nam là tư tưởng chính trị xã hội gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước( thể hiện tập trung qua tư tưởng yêu nước và tư tưởng phật giáo mang màu sắc ViệtNam trong giai đọan này).
Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm để bảo vệ tổ quốc cũng như những giá tri tinh thần của tổ quốc hòa quyện vào trong ba luồng tư tưỏng Nho, Phật, Lão.Nét đặc biệt: bản địa hóa sâu sắc; kết hợp chặt chẽ với tinh thần yêu nước, tư tưởng tự chủ, độc lập dân tộc, người Việt Nam không tách rời những yếu tố này khỏi tam giáo.
¯Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo
Sau khi giành độc lập, các triều đình phong kiến Việt Nam trong giai đoạn đầu ( nhất là Lý-Trần) đều tôn trọng Phật giáo. Thời Lý, bản thân vua xuất thân từ chùa(Lý Công Uẩn). Phật giáo gần như là quốc giáo. Đây là thời kỳ xuất hiện của các cao tăng Việt Nam có tầm lịch sử, tiêu biểu như Giác Hoàng Trần Nhân Tông, người đã sáng lập ra phái thiền Trúc Lâm. Các thiền sư có vai trò đặc biệt sư Vạn Hạnh, Minh Không, Không Lộ, Mãn Giác(có những bài thơ thiền, xuân đáo, bách khoa lạc...). Dấu ấn của Phật giáo trong văn hóa Việt Nam vô cùng sâu sắc, bởi nó đáp ứng được cả hai nhu cầu, vừa nhân văn vừa siêu việt.Tư tưởng Phật giáo trong thơ văn Lý - Trần chủ yếu là tư tưởng của phái Thiền tông. Nó bao gồm các tác phẩm về triết học và những cảm hứng Phật giáo, cùng là những tác phẩm về lịch sử Phật giáo thời Lý - Trần. Nhiều bài thơ phú, kệ, minhdo các sư tăng trí thức viết, bàn về các khái niệm sắc - không, tử - sinh, hưng - vong, quan hệ giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con người và thiên nhiên, phản ánh sự minh triết và niềm lạc quan của cá nhân trong cuộc sống và thời đại. Sư Mãn Giác để lại những câu thơ nổi tiếng về cảm hứng đó."Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,Đình tiền tạc dạ nhất chi mai"(nghĩa là : Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết,Đêm qua sân trước nở cành mai)Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý nhà Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tông chi nam của Trần Thái Tông, Thiền lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần Tung.Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lý - Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Thuộc loại này có thể kể bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Phú sông Bạnh Đằng của Trương Hán Siêu, hoặc những bài thơ của vua tôi nhà Trần trong cuộc kháng Nguyên như 2 câu thơ nổi tiếng của Trần Nhân Tông:
"Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,Sơn hà thiên cổ điện kim âu”.(Xã tắc hai phen chồn ngựa đá.Non sông ngàn thuở vững âu vàng)Một số tác phẩm đã nói lên ý thức tìm về cội nguồn, sưu tập những truyền thuyết, thần tích nói về lịch sử và nhân vật lịch sử thời quốc sơ Văn Lang - Âu Lạc cũng như các thời kỳ sau. Hai tác phẩm tiêu biểu là Việt Điện u linh của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp.
Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thế kỷ X – XIV : Triết học Phật giáo thời kỳ này tập trung ở hai vấn đề: bản thể và con đường trở về bản thể.
-Bản thể luận:Thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi đã có một loạt khái niệm có tính chất bản thể như “thể”, “diệu bản”, “chân tính”, “chân thân”, “pháp tính”, “hư vô”, “tâm ấn”,...Bản thể là bất sinh, bất diệt, không được không mất. Dòng Vô Ngôn Thông còn dùng những khái niệm sau để chỉ bản thể: “chân như”, “phật tính”, “ pháp thân”, “hư không”. Các quan niệm này được thể hiện và sáng tác của các thiền sư nổi tiếng thời kì này. “Con người là kẻ ăn mày và không biết mình là một hạt minh châu mai giấu trong lai áo và hạt minh châu đó chính là bản thể.”
Thời Lý Trần có nhiều minh quân, quan chức vừa đạo đức vừa anh hùng. Có song hành thì bảo vệ đất nước (bản thân Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông đều cầm quân đánh giặc xâm lăng). Vua Thái Tông bộc bạch: “Miễn cưỡng trở lại triều mà lên ngôi báo. Ròng rã 10 năm trời mỗi khi có việc nước nhàn rỗi, trẫm lại tụ họp các bậc kỳ đức để học đạo thiền... Trong phổ khuyến phát bồ đề tâm, về bản chất của cuộc đời ngày viết : “rõ ràng thời gian trăm năm, toàn ở trong sát na, thân huyển tư đại đâu thể lâu dài. Mổi ngày chìm đắm trong trần lao, mỗi lúc nghiệp thức cáng mênh mong vô tận. Công danh cái thế là một trường đại mộng, phú quý kinh nhân khó thoát vô thường hai chữ. Tranh nhân tranh ngã rốt cuộc thành không, khoe giỏi khoe hay cứu cánh chẳng thật...” ð Tính giả tạm và mong manh của mọi khái niệm ở thời gian:
Hoàng thân Tuệ Trung thượng sĩ cũng tu thiền sau khi tham gia bảo vệ đất nước. Thơ văn của ngài thể hiện sự đạt đạo, thấu suốt những nguyên lý vê bản thể :
Æ Ý định triết lý phật pháp của thời gian:
Tâm tức Phật, Phật tức tâm Bỏ vọng tâm, giữ chân tánh
Linh diệu chiếu cùng kim cổ thông Khác nào tìm ảnh mà quên kính
Xuân đến, tự hoa xuân mỉm miệng Nào hay ảnh vốn tự gương ra
Thu về, đâu chẳng nước thu trong Chẳng biết vọng do từ chân hiện...
Hay bài “Đăng Bảo đài sơn” của Giác Hoàng Trần Nhân Tông, vị sư tổ của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử là một phối hợp đẹp giữa giác ngộ và tiêu dao trong không gian đậm đà bản sắc Việt Nam :
Æ Thái độ sống không nhủ lòng:
Đất vắng đài thêm cổ Muôn việc nước xuôi nước
Ngày qua xuân chửa nồng Trăm năm lòng nhủ nồng
Gần xa mây núi ngất Tựa lan, nâng ống sáo
Nắng rợp ngõ hoa thông Đầy ngực ánh trăng trong.
Cuối bài của “ Cư trần lạc đạo phú” của Trần Nhân Tông cũng vậy :
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
(Sống tùy duyên, không xao động chân tâm) (Trong nhà có vật quý còn đi kiếm ở đâu)
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
(Nhất định rằng tất cả các Pháp đều do tâm mà ra)( Đứng trước cảnh mà vô tâm thì còn hỏi thiền làm
chi nữa )
“Nhất thiết chư pháp giai tòng tâm sinh” là quan điểm duy tâm theo đúng nghĩa của nó. Quan điểm này chi phối toàn bộ Phật giáo Viêt Nam thời Lý Trần và cả sau này.
Ở Trần Thái Tông, bản thể còn là “ Bồ đề giác tính”, “Bản lai diện mục” (là khuôn mặt suốt đời của mình à tứ hay nhất dể chỉ bản thể . Những cái này ai ai cũng có nhưng vì tham sân xi mà đánh mất chúng.Tuệ Trung Thượng Sĩ( 1230 – 1291) đã dùng khái niệm“ bản thể” và cho rằng “bản thể như nhiên tự không tịnh”. Như vậy, bản thể tự không tịnh, tồn nhiên như nhiên, hồn nhiên muôn đời, chẳng được chẳng mất. Ông còn nói : “Bản thể như như chỉ tự nhiên”, tức bản thể là cái tự nhiên như thế là như thế, không phải cầu ở đâu cả. Để chỉ bản thể, Trần Nhân Tông dùng khái niệm “ bản” vì khuây bản( quên mất gốc ) nên mới tìm Bụt vì Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa. Và bản cũng chính là tâm, lòng, Phật, báo vật trong mỗi người mà họ không biết. Phật, Tịnh độ là lòng trong sạch. Nếu ở Trần Thái Tông dùng Bồ đề giác tính thì Trân Nhân Tông dùng tính sáng, đối lập với vô minh. Ông kêu gọi trở về một lòng nhất tâm.
-Con đường trở về bản thể: là con đường tụ tập, diệt bỏ vọng tưởng tham- sân- si để tìm lại giác tính. trở về bản thể bằng con đường tu tập giới- định- tuệ .
Để trở về bản thể, Trần Thái Tông đưa ra hệ thống luyện tập gọi là “ lục thì xám hối khóa nghi tự” chia một ngày đêm làm sáu buổi , mỗi buôi xám hối một căn, hết ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, dần dần nó biến tâm hành giả thành hư vô- cái bản thể nó không thể hiện ở mỗi con người. Để trở về bản thể, thượng sĩ dùng phương pháp vong nhị kiến, buông bỏ tất cả ( phá chấp) từ đó sẽ có một cuộc sống ung dung tự tại ( phóng cuồng). trở về bản thể đối với Trần Nhân Tông là phải đến một lòng, nhất tâm, nhiệt vô minh ( giữ tính sáng). Tuy nhiên, trong thực tế tồn tại, phật giáo Việt Nam không bao giờ tồn tại như một xu hướng xuất thế tuyệt đối, mà ngược lại, có khi còn mang tính xã hội cao. Các thiền sư nổi tiếng thời Lý Trần thường tham gia chính trị và có khi đóng vai trò hoặc giữ trọng trách khá cao trong những công việc quan trọng của đất nước (nuôi dạy vua, đối ngoại, tư vấn cho triều đình ... như Vạn Hạnh, Đa Bảo...)
¯Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáoTrong lịch sử truyền bá đầy phức tạp và mâu thuẩn, nho giáo nguyên thủy cũng không giữ được tính chất dân chủ và lý tưởng của nó hồi đầu, mà nó được biến thể, nhào nặn nên có rất nhiều thứ nho giá khác nhau, nhưng quan trọng nhất của bản lĩnh Việt Nam trong sự tiếp nhận Nho giáo chính là sự phát triển của nhận thức bảo vệ nhà nước phong kiến Việt Nam gắn bó chặt chẽ với tư tưởng nhân trị mang màu sắc bản địa Việt Nam. Sự phát triển này được đánh dấu bằng sự hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời phong kiến, thể hiện qua những mốc quan trọng là:
EChiếu dời đô của Lý Công Uẩn năm 1010. Nội dung của bài chiếu đề cập đến ý định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Việc dời đô gắn liền với việc dựng nước và phát triển vững bền cho đất nước. Mà dựng nước cũng có nghĩa là cũng cố và duy trì độc lập dân tộc. Chiếu dời đô cũng đánh dấu một bước phát triển quan trọng của dân tộc ta về những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa trong mối liên quan của nó với tiền đề của đời sống thực tiễn.Tư tưởng bản địa của Lý Công Uẩn:
+ Sự quan sát chính lịch sử của mình.
+ Lý do dời đô chính là vị trí “địa lợi” hiển nhiên của chính đất Thăng Long
+ Việc dời đô là sự tồn tại yên ổn, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Câu hỏi “ các người thấy thế nào?” à gần gũi với dân thể hiện sự hoài hòa bình đẳng.EBài thơ thần của Lý Thường Kiệt: Những cuộc chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta đối với đội quân xâm lược phương Bắc (Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Hoàn đánh tan quân Tống nhà Lý còn sang tận đất Tống chủ động đánh địch khi địch tiến hành xâm lược nước ta, đặc biệt là ba lần đánh tan quân Nguyên của nhà Trần) đã thổi một luồng sinh khí mới vào tư tưởng yêu nước, đã làm cho ý thức cộng đồng và lòng tự hào dân tộc có bước phát triển mới... Điều này thể hiện rõ qua bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, bài “ Nam quốc sơn hà”. Ở đây vấn đề độc lập chủ quyền được trịnh trọng tuyên ngôn một cách đanh thép. Đây là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời, khẳng định nước ta có vua ( Nam đế ) ngang hàng với Hoàng đế phương Bắc. Quyền độc lập, tự chủ, bình đẳng giữa các nước là một điều thiêng liêng bất khả xâm phạm, hiển nhiên không một ai chối cãi đựơc. Bất cứ kẻ thù nào động chạm tới nền độc lập tự chủ ấy đều không tránh khỏi chuốc lấy thất bại thảm hại.Nam quốc sơn hà nam đế cư(Sông núi nước Nam, vua nam ở).
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Rõ ràng phân định tại sách trời)
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm)
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư(Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời).
ETư tưỏng Trần Quốc Tuấn qua Hịch tướng sĩ: nhằm xây dựng những tư tưởng đúng đắn , những phẩm chất cao đẹp nằm trong ý thức về đất nước, về dân tộc, làm nền tảng cho nhận thức về tinh thần chiến đấu bảo vệ đất nước, chống tinh thần cầu an hưởng lạc. Điều quan trọng nhất là ông đã biến những khái niệm đạo đức như vinh dự, sĩ nhục, anh hùng của Nho học trở thành một khối thống nhất với tinh thần yêu nước mang đậm sắc thái của hào khí Đông A. Những tư tưởng chính trị quân sự của Trần Quốc Tuấn phản ánh những quy luật cơ bản của cuộc chiến tranh giữ nước không phải chỉ ở thời Trần mà còn có nghĩa phổ biến cho mọi cuộc chiến tranh giữ nước về sau của dân tộc Việt Nam. Từ thời Trần những tư tưởng về sự lâu dài ( Vạn Xuân) của giang sơn đất nước, của núi sông nước Đại Việt ngày càng được khẳng định. Chính lòng tự hào dân tộc, chủ nghĩa yêu nước đã tạo nên những chiến công hiển hách trước quân Tống, quân Nguyên. Và sự
chiến thắng Tống- Nguyên làm nức lòng mọi người, đưa lòng tự hào dân tộc và chủ nghĩa yêu nước Đại Việt lên một bước mới.
- “Hịch Tướng Sĩ” nêu những tấm gương tốt ( trung thần nghĩa sĩ) trong lịch sử Trung Quốc xưa va nay: “ ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ. Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung, Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào không có?”
- Trình bày nỗi lòng Trần Quốc Tuấn: “ ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi vào nội cỏ, nghìn xác nayày gổi trong da ngựa ta cũng cam lòng”.¯ Ý nghĩa: giá trị của thái độ sống tích cực, nêu rõ quan hệ giữa nướ và nhà, xác định lại lập trường của mình kêu gọi lòng yêu nước Tư tưởng nho giáo thời Lý Trần được bản địa hóa, dược Việt Nam hóa một cách sâu sắc mà yếu tố dân chủ, nhân đạo trong yếu tố nông nghiệp lúa nước phương Nam.
Tư tưởng nho giáo trong bài hịch được Việt Nam hóa những điểm:-Quan niệm quân thần được xác lập một cách dân chủ và bình đẳng.-Yêu tố dân chủ và nhân nghĩa của nền nông nghiệp lúa nước phương Nam.-Tư tưởng yêu nước nhân nghĩa dân tộc và gắn bó chặt chẽ với nho giáo.ð Tư tưởng nho giáo thời kì này dược Việt nam hóa sâu sắc( theo tinh thần) bằng yếu tố dân chủ nhân đạo trong văn hóa nông nghiệp lúa nước phương Nam.
Những nét lớn của tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời kì này
Lòng tự hào dân tộc, ý chí độc lập tự cường, chủ nghĩa yêu nước còn được thể hiện ở những tư tưởng sáng suốt của các minh quân thời kì Lý-Trần. Yêu nước gắn liền với thương dân , các triều Lý Trần đều coi “ý dân”, “lòng dân”là cơ sở của mọi quốc sách.
Trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn khắng định: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”. Trần Quốc Tuấn đưa ra chính sách Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để giữ nước. Lòng thương dân còn được biểu hiện ở việc phát chuẩn thóc hoặc giảm thuế khi mất mùa. Không chỉ thương dân mà còn tôn trong dân, phát huy sứ mạnh của dân. Điều đó thể hiện qua hội nghị Diên Hồng, hội nghị Bình Than đời Trần.Chủ nghĩa yêu nước còn được thể hiện trong khí tiết khảng khái của các anh hùng thời Lý Trần. Trần Quốc Tuấn trước vua tuyên bố “Bệ hạ hãy chém đầu tôi trước rồi hãy đầu hàng”. Trần Bình Trọng bị bắt vẫn hiên ngang thét vào mặt quân thú: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không làm Vương đất Bắc”.Yêu nước có nghĩa là lấy ý muốn của dân làm ý muốn, mong muốn của mình(Dĩ thiên hạ chi dục vi dục, dĩ thiên hạ chi tâm vi tâm). Đó cũng là tư tưởng của ông Vua, vị thiền sư, nhà Phật tử Trần Thái Tông. Qua đây, ta thấy chủ nghĩa yêu nước thời Lý Trần cũng mang đậm sắc thái ảnh hưởng của Phật giáo. Điều này cũng đúng với sự hình thành, phát triển tư tưởng triết học ở thời kỳ lịch sử này và khác với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ở những giai đọan sau.
ôThời kỳ Lê sơ: (TK XV)Thời Lê Sơ trị vì đất nước ta trong vòng 100 năm (1428-1527), trải qua 10 đời vua, bao gồm:- Lê Thái Tổ(1428-1433)- Lê Thái Tông(1434-1442)- Lê Nhân Tông(1443-1459)- Lê Thánh Tông(1460-1497)- Lê Hiến Tông(1497-1504) - Lê Túc Tông(1504)- Lê Uy Mục(1505-1509) - Lê Tương Dực(1510-1516)- Lê Chiêu Tông(1516-1522)- Lê Cung Hoàng(1522-1527) Trứơc khi chấm dứt thế kỷ XIV, xã hội Việt Nam đã trải qua những biến động, bi thương (nhà Trần suy yếu, khủng hoảng chính trị, loạn lạc, đói kém, mất mùa...Cuối thế kỷ XIV tể tướng Hồ Qúy Ly đã thực hiện nhiều cải cách về hành chính, kinh tế (như phép hạn điền, hạn nô, cải cách tiền tệ, cho phát hành tiền giấy, tấn công Phật giáo, bắt nhà sư chưa tới 50 tuổi phải hoàn tục...). Tuy nhiên, những cải cách này không thuận với nhân tâm lúc đó, và còn nhiều hạn chế. Năm 1400 nhà Hồ thay thế nhà Trần, và xã hội Đại Việt vẫn tiếp tục khủng hoảng. Năm 1406 giặc Minh xâm chiếm nước ta.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lich_su_tuong_triet_hoc_viet_nam__0863.doc