Triệu chứng học nội khoa (Tập 3)

TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA 3

Chương VII

TRIỆU CHỨNG HỌC VỀ NỘI TIẾT

CÁCH KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH NỘI TIẾT

TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN GIÁP TRẠNG

TUYẾN CẬN GIÁP TRẠNG

TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN THƯỢNG THẬN

TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN YÊN

HỘI CHỨNG CƯỜNG THUỲ TRƯỚC

HỘI CHỨNG SUY THUỲ TRƯỚC

HỘI CHỨNG PHÌ SINH DỤC

HỘI CHỨNG SUY THUỲ SAU

pdf7 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Triệu chứng học nội khoa (Tập 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI Bộ môn Nội TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA Tập 3 6/2010 TRIỆU CHỨNG HỌC NỘI KHOA 3 Chương VII TRIỆU CHỨNG HỌC VỀ NỘI TIẾT CÁCH KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH NỘI TIẾT TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN GIÁP TRẠNG TUYẾN CẬN GIÁP TRẠNG TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN THƯỢNG THẬN TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN YÊN HỘI CHỨNG CƯỜNG THUỲ TRƯỚC HỘI CHỨNG SUY THUỲ TRƯỚC HỘI CHỨNG PHÌ SINH DỤC HỘI CHỨNG SUY THUỲ SAU Chương VIII TRIỆU CHỨNG HỌC THẦN KINH KHÁM VẬN ĐỘNG KHÁM PHẢN XẠ KHÁM CẢM GIÁC KHÁM RỐI LOẠN DINH DƯỠNG VÀ RỐI LOẠN CƠ TRÒN KHÁM 12 DÂY THẦN KINH SỌ NÃO THĂM KHÁM CHUYÊN KHOA LIỆT NỬA THÂN LIỆT NỬA THÂN LIỆT HAI CHI DƯỚI HỘI CHỨNG MÀNG NÃO HỘI CHỨNG TIỂU NÃO HỘI CHỨNG VIÊM NHIỀU DÂY THẦN KINH HỘI CHỨNG PARINSON Chương IX CƠ , XƯƠNG , KHỚP THĂM KHÁM BỘ MÁY VẬN ĐỘNG (CƠ, XƯƠNG, KHỚP) KHÁM CƠ THĂM KHÁM XƯƠNG THĂM KHÁM KHỚP Chương X CÁC HỘI CHỨNG TOÀN THÂN KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN SỐT KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN PHÙ CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH KHÓ THỞ KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN HÔN MÊ CHƯƠNG VII TRIỆU CHỨNG HỌC VỀ NỘI TIẾT 1. Các khám một người bệnh nội tiết 2. Triệu chứng học tuyết giáp trạng 3. Triệu chứng học tuyết cận giáp trạng 4. Triệu chứng học tuyến thượng thận 5. Rối loạn glucoza máu 6. Triệu chứng học tuyến yên a. Hội chứng cường thuỳ trước i. Bệnh to các viễn cực ii. Bệnh khổng lồ b. Hội chứng suy thuỳ trước i. Bệnh nhi tính ii. Hội chứng phì sinh dục iii. Bệnh Simmonds c. Hội chứng suy thuỳ sau i. Bệnh đái nhạt CÁCH KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH NỘI TIẾT. I. ĐẠI CƯƠNG. Trong những năm gần đây, sự hiểu biết về các bệnh nội tiết ngày một sâu rộng hơn nhờ việc thăm khám lâm sàng tỷ mỉ kỹ càng, nhưng nhất là nhờ vào phương pháp thăm dò hiện đại về Xquang, phóng xạ, sinh hoá và miễn dịch. Tuyến nội tiết là những tuyến tiết ra Hocmon, các chất này đổ vào các mạch máu đi của tuyến. Chính ngay cả ở tế bào của tuyến, các tĩnh mạch nằm trong tuyến, ở các tân mạch từ tuyến đi ra, người ta cũng thấy có những chất mang tính chất hoá học của một chất nội tiết đặc hiệu tiết ra từ các tuyến nội tiết. Mỗi tuyến nội tiết ra một số hocmon đặc hiệu mang tính chất hoá học và có một chức năng đặc hiệu riêng cho tuyến đó. Bệnh nội tiết có thể do rối loạn của một hay nhiều tuyến. Về lâm sàng ngoài sự thay đổi ngay ở trên tuyến (thay đổi về hình thể, kích thước, mật độ), bao giờ hocmon cũng có ảnh hừởng đến toàn thể trạng người bệnh. Bệnh nội tiết là bệnh toàn thân. Các tuyến nội tiết hầu hết rất nhỏ, nằm sâu trong cơ thể ( trừ tuyến sinh dục và giáp trạng) do đó rất khó khám trực tiếp. Vả lại các biến đổi ban đầu của các tuyến nội tiết phần lớn lại từ biến đổi về thể dịch và sinh hoá. Có thể nói,bệnh nội tiết là một bệnh về sinh hoá. Do đó thăm khám tuyến “ nội tiết” đòi hỏi phải tỷ mỉ, toàn diện, kết hợp lâm sàng và các phương pháp thăm dò tuyến. Sau đó phải tổng hợp để xem các rối loạn ấy thuộc hội chứng suy hay cường của tuyến nào? I. KHÁM LÂM SÀNG. 1. Quan sát hình dạng người bệnh. Hầu hết các bệnh nội tiết đều có ảnh hưởng đến hình dáng chung của người bệnh. Cần chú ý những điểm sau: 1.1.Nhìn chung để biết. - Tư thế lúc nghỉ ngơi, lúc đi lại. - Hình dạng mặt, thân, các chi. - Màu sắc, tính chất của da. Nhiều khi nhìn đã giúp ta nghĩ tới bệnh nào đó của tuyến nội tiết, như: thay đổi mặt, các đầu chi trong bệnh to đầu chi; bướu giáp trạng có lồi mắt trong bệnh Basedow. 1.2.Chiều cao. Dùng thước đo chiều cao của người bệnh, đánh giá chiều cao so với tuổi tương ứng để biết cao quá hay lùn quá so với bình thường, nhất là đối với trẻ em và những người trẻ tuổi. Đồng thời phải đo các xương dài (cẳng tay, cánh tay, cẳng chân, đùi), đo vòng đầu xem có hiện tượng ứ nước não hay đầu quá nhỏ, đo vòng ngực để đánh giá sự cân đối giữa các bộ phận. Việc cân đo này rất cần thiết, nhất là đối với những người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành. 1.3.Cân nặng. Theo dõi cân nặng người bệnh, hỏi kỹ xem sự thay đổi cân nặng qua các giai đoạn của bệnh, thời gian xuất hiện và các điều kiện xuất hiện của gầy hoặc béo. 1.3.1. Gày: có thể gầy tự nhiên, ở đây lớp cơ phát triển cân đối, nhưng lớp mỡ dưới da thì không có. Trái với gầy bệnh lý, lớp cơ và mỡ đều rất kém phát triển. Trong bệnh Simmonds, người bệnh gầy hoàn toàn. 1.3.2. Béo: có thể béo toàn thân hay khu trú một số bộ phận mà đặc biệt là mông, đùi, mặt, bụng và ngực. Như béo mặt, thân trong bệnh phì sinh dục. 1.4.Da, lông, tóc, móng. - Những thay đổi về đường cong cột sống có thể là bẩm sinh hay thứ phát bao gồm: gù, ưỡn, vẹo. Khi thăm khám cần đánh giá những thay đổi này ở đoạn nào của cột sống. 2.2. Lồi gai hay thụi gai: Dùng các ngón tay miết nhẹ trên các mỏm gai sau của cột sống từ dưới đi lên, ta sẽ thấy gai lồi đều và vừa phải (trừ đốt C7 lồi nhiều) như hình làn sóng. - Trong trường hợp tụt đốt sống ra sau, ta sẽ thấy gai của đốt ấy lồi ra nhiều hơn. - Nếu tụt ra trước thì ngược lại, gai sẽ tụt xuống thấp hơn nhiều gai khác. - Trong trường hợp một số đốt sống tổn thương nặng, có thể gây nên tình trạng gập cột sống thành hình một góc (tù nhọn). 2.3. Giới hạn động tác hay cứng cột sống: - Khi khám, ta làm các động tác cúi, ngửa, nghiêng hai bên, quan trọng nhất là động tác cúi: người bệnh đứng chụm hai bàn chân sát vào nhau, đầu gối thẳng không gấp, từ từ cúi xuống, bình thường các ngón tay có thể chạm sát đất khi cúi. Trong trường hợp cứng cột sống, người bệnh cúi được ít hoặc không cúi được. Cứng đoạn thắt lưng ảnh hưởng nhiều động tác cúi. - Riêng đối với các đốt sống cổ, ngoài các động tác cúi, ngửa, nghiêng, cần làm thêm động tác quay sang hai bên. Cứng cột sống thường hay phối hợp với co cứng các cơ cạnh cột sống. 2.4. Điểm đau: Có giá trị trong chẩn đoán tổn thương, khám với tư thế nằm sấp, ta ấn vào gai, vùng liên gai, rãnh liên đốt sống và các điểm cạnh cột sống. 2.5. Những tổn thương thần kinh: Bệnh về cột sống thường ảnh hưởng đến thần kinh, nên khi khám cột sống cần chú ý đến khám thần kinh: rễ thần kinh, thần kinh hồng to, hiện tượng liệt, rối loạn cơ tròn GIỚI HẠN HOẠT ĐỘNG TỐI ĐA CỦA KHỚP. Vai đưa ra trước: 900 Vai đưa lên trên: 1000 Vai đưa ra sau: 900 Gấp Duỗi Khép Dạng Nghiêng Quay Khớp Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài Việt Nam Nước ngoài Háng 1300 1300 330 200 250 150 560 800 180 Cổ tay 700 850 550 850 400 450 220 150 Cổ 520 650 450 600 Gối 1300 1300 Khuỷu 1370 1400 Vai đưa sang ngang: 800

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrieu_chung_hoc_noi_khoa_tap_3.pdf
Tài liệu liên quan