Là do thiếu oxy khi suy tim và cản trở trao đổi khí (O2 và CO2) giữa
phế nang và mao mạchphổi.
Khó thở có nhiều mức độ: khó thở khi gắng sức; khi làm việc nhẹ; khi
nghỉ ngơi; cơn khó thở kịch phát về ban đêm; khó thở khi hen tim, phù phổi cấp.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Triệu chứng học bệnh tim mạch (Symptoms and signs of cardiovascular system)- Kỳ 1+3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triệu chứng học bệnh tim mạch
(Symptoms and signs of cardiovascular system)
(Kỳ 1)
PGS.TS. Ng.Phú Kháng ( Bệnh học nội khoa HVQY)
1. Triệu chứng chức phận.
1.1. Khó thở:
Là do thiếu oxy khi suy tim và cản trở trao đổi khí (O2 và CO2) giữa
phế nang và mao mạchphổi.
Khó thở có nhiều mức độ: khó thở khi gắng sức; khi làm việc nhẹ; khi
nghỉ ngơi; cơn khó thở kịch phát về ban đêm; khó thở khi hen tim, phù phổi cấp.
1.2. Đau ngực:
Đau vùng trước tim hay đau sau xương ức với nhiều tính chất khác nhau:
- Đau nhói như kim châm gặp trong rối loạn thần kinh tim, suy nhược thần
kinh tuần hoàn.
- Đau thắt ngực: là cơn đau thắt bóp, nóng rát vùng ngực; có khi lan lên
cổ, ra sau lưng, hoặc lan theo mặt trong cánh tay trái tới đầu ngón tay số 5 bàn
tay trái. Khi thiểu năng động mạch vành tim, cơn đau kéo dài 1 đến 15 phút và
hết cơn đau khi dùng thuốc giãn động mạch vành tim (nitroglycerin 0,5 mg ~
1 viên ngậm dưới lưỡi). Nếu đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim cấp tính thì cơn
đau ngực nặng hơn, thời gian kéo dài hơn (hơn 15 phút), các thuốc giãn động
mạch vành không có tác dụng cắt cơn đau.
1.3. Hồi hộp đánh trống ngực:
Là tình trạng tim đập nhanh, mạnh, dồn dập từng cơn. Đây là phản ứng
bù đắp khi thiếu máu (thiếu oxy) trong suy tim.
1.4. Ho và ho ra máu:
Ho khan hoặc ho có đờm, ho ra máu: do nhĩ trái to chèn dây thần kinh quặt
ngược, tăng áp lực và ứ trệ ở mao mạch phổi, hen tim, phù phổi cấp, tắc động mạch
phổi ...
1.5. Tím tái da và niêm mạc:
Do thiếu oxy và tăng HbCO2 trong máu, gặp khi có các bệnh tim bẩm
sinh có luồng máu thông (shunt) từ phải sang trái (máu tĩnh mạch sang hoà vào
máu động mạch). Ví dụ: tứ fallot... Ngoài ra còn gặp khi suy tim nặng, viêm
màng ngoài tim co thắt (hội chứng Pick).
1.6. Phù:
- Do suy tim phải, viêm tắc tĩnh mạch, do ứ trệ máu, tăng áp lực tĩnh mạch,
tăng tính thấm thành mạch...Dịch thoát ra tổ chức kẽ gây phù.
- Phù 2 chi dưới tăng về chiều, kèm đái ít, về sau có cổ chướng, tràn
dịch màng phổi, màng ngoài tim...
1.7. Ngất- lịm:
Do giảm dòng máu não khi: nhịp chậm; blốc nhĩ thất độ II,III; hẹp khít lỗ
van động mạch chủ; hẹp lỗ van 2 lá; hở van động mạch chủ...
2. Triệu chứng thực thể.
2.1. Triệu chứng khi nhìn:
- Màu sắc da, niêm mạc: tái, tím, vàng, ban đỏ vòng, xuất huyết dưới da...
- Ngón tay, ngón chân dùi trống: khi bị viêm màng trong tim do vi khuẩn
(Osler), bệnh tim-phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh...
- Biến dạng lồng ngực: sụn sườn và xương ức vùng trước tim gồ cao.
- Tĩnh mạch cảnh nổi căng phồng, đập nảy khi suy tim phải.
- Động mạch cảnh đập mạnh khi hở van động mạch chủ.
- Vị trí mỏm tim thay đổi so với bình thường: lên cao khi thất phải to,
xuống thấp khi thất trái to, ra ngoài liên sườn IV, V trên đường giữa đòn trái nếu
cả 2 thất phải và thất trái đều to.
Mỏm tim đập mạnh khi hở van động mạch chủ, Basedow. Không thấy
mỏm tim đập khi tràn dịch màng ngoài tim.
2.2. Triệu chứng khi sờ:
- Sờ rung miu kết hợp bắt mạch để xác định rung miu tâm thu hay tâm
trương.
. Rung miu tâm thu là rung miu khi mạch nảy (thì tâm thu).
. Rung miu tâm trương là rung miu khi mạch chìm (thì tâm trương).
. Rung miu tâm thu ở hõm ức liên sườn II cạnh ức phải và liên sườn III
cạnh ức trái gặp khi hẹp lỗ van động mạch chủ.
. Rung miu tâm thu ở liên sườn II cạnh ức trái do hẹp lỗ van động mạch
phổi, hoặc còn ống thông động mạch.
. Rung miu tâm thu ở liên sườn III, IV cạnh ức trái do thông liên nhĩ, thông
liên thất.
. Rung miu tâm thu ở mỏm tim do hở van 2 lá.
. Rung miu tâm trương ở mỏm tim do hẹp lỗ van 2 lá.
- Sờ gan: gan to, mềm; đặc điểm của gan-tim (khi chưa có xơ gan) là
phản hồi gan tĩnh mạch cảnh (+).
- Sờ mạch (bắt mạch): đập hay không đập (nếu tắc động mạch), giảm
đập (hẹp mạch), nảy nhanh xẹp nhanh (hở van động mạch chủ)... Sờ mạch thứ
tự từ động mạch thái dương, động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch
chủ bụng, động mạch đùi, khoeo, chày sau, chày trước...
- Đo huyết áp động mạch theo phương pháp Korottkoff.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trieu_chung_hoc_benh_tim_ky_1_9907.pdf
- trieu_chung_hoc_benh_tim_ky_3_4675.pdf