Triết lí giáo dục là nền tảng để phát triển giáo dục bền vững. Những quan niệm
mới về quyền con người trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện
để xây dựng một nền giáo dục hài hoà giữa mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã
hội với mục tiêu phát triển con người. Hai đặc điểm cơ bản của nền giáo dục này là
thực học và dân chủ. Để đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực phục vụ xã hội, thực học
có nghĩa là ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong những ngành kinh tế - kĩ thuật
có tính ứng dụng cao; dân chủ là đảm bảo quyền và trách nhiệm của xã hội tham gia
phát triển và quản lí giáo dục. Để đáp ứng mục tiêu phát triển con người, thực học
có nghĩa là chuyển đổi từ chương trình theo định hướng nội dung thành chương trình
theo định hướng phát triển năng lực; dân chủ thể hiện ở sự khai phóng, tức là cởi mở
về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát triển phù hợp
với khả năng, nguyện vọng của mình.
11 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Triết lí giáo dục và vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biết và kĩ năng, phục vụ cho
công việc của mình, không nên quan niệm cứng nhắc giáo dục thường xuyên phải
tổ chức thành những lớp học riêng, học phải lấy bằng, mà cần quan niệm là tuỳ điều
kiện thời gian của mình và khả năng tiếp nhận của cơ sở giáo dục, người học có thể
theo học cùng sinh viên chính quy hoặc học lớp riêng. Nhưng để đảm bảo giáo dục
thường xuyên có mặt bằng ngang với mặt bằng đào tạo chính quy, những người có
nguyện vọng học lấy bằng hay tín chỉ cần thi học phần, thi tốt nghiệp chung với sinh
viên chính quy.
3.2.3. Về nội dung và phương pháp dạy học, dân chủ thể hiện ở sự khai phóng,
tức là cởi mở về tư tưởng, học thuật, tạo điều kiện cho người học sáng tạo và phát
triển phù hợp với khả năng, nguyện vọng của mình. Có khai phóng thì giáo dục và
xã hội mới tạo ra được những lớp người dám nghĩ, dám làm.
Nhiều học giả nhận xét rằng người Việt Nam chúng ta thường tiếp thu nhanh và
có nhiều sáng kiến nhưng năng lực tưởng tượng không cao, do đó ít có khả năng tạo
ra những bước đột phá. Từ mô hình xã hội đến phát triển kinh tế, công nghệ, chúng
ta thường nhập khẩu hoặc mô phỏng sáng kiến nước ngoài. Nguyên nhân hẳn không
phải là hạn chế về năng lực tư duy mà là ở sự kìm hãm tự do tư tưởng và sự thiếu
thốn về cơ sở vật chất kéo dài hàng nghìn năm từ chế độ phong kiến phương Đông
cho đến trước thời kì Đổi mới. Hơn lúc nào hết, đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục là thời cơ thuận lợi để giải phóng tư duy con người khỏi tầm nhìn hạn hẹp, tạo
ra những bước ngoặt về chất lượng nhân lực, góp phần thúc đầy phanh sự phát triển
của đất nước và tiến bộ của nhân loại.
Liên quan đến phát triển cá nhân, UNESCO đề cao tư tưởng “Học để tự khẳng
định mình”, hay nói cách khác là học để trở thành chính mình. Theo lí luận giáo dục
học, mỗi người đều có tố chất riêng và tố chất đó là hạt mầm đầu tiên để phát triển
tài năng. H. Gardner cho rằng con người có đến 8 loại trí thông minh khác nhau:
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
160
trí thông minh logic, trí thông minh không gian, trí thông minh vận động, trí thông
minh giao tiếp, trí thông minh nội tâm, trí thông minh tự nhiên, trí thông minh ngôn
ngữ và trí thông minh âm nhạc [5]. Mỗi người có thể thiên về một loại trí thông
minh. Nhà trường cần thực hiện giáo dục phân hoá tạo điều kiện để mỗi học sinh tự
phát hiện và phát triển trí thông minh của mình.
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là một sự thể hiện giáo dục phân hoá,
phù hợp với yêu cầu xây dựng một nền giáo dục mở của Nghị quyết 29. Chương
trình chú trọng cả hình thức phân hoá trong (phân hoá vi mô) và phân hoá ngoài
(phân hoá vĩ mô).
Phân hoá trong thể hiện chủ yếu qua định hướng về phương pháp giáo dục, nhấn
mạnh tính tích cực hoá hoạt động của người học, khuyến khích học sinh tích cực
tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản
thân, và qua định hướng về đánh giá kết quả giáo dục, nhấn mạnh bảo đảm sự tiến
bộ của từng học sinh.
Phân hoá ngoài thể hiện ở các môn học tự chọn, các chủ đề, chuyên đề học tập
lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản,
bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện giáo dục toàn diện và tích hợp, Chương
trình giáo dục phổ thông năm 2018 thiết kế một số môn học và hoạt động giáo dục
theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những học phần hoặc chủ đề
phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Ở giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (gồm Ngữ
văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và an ninh, Hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương), học sinh được
lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với nguyện vọng và định
hướng nghề nghiệp của mình. Các môn học lựa chọn được chia thành 3 nhóm môn:
nhóm môn khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật), nhóm
môn khoa học tự nhiên (Vật lí, Hoá học, Sinh học), nhóm môn công nghệ và nghệ
thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật). Mỗi học sinh được chọn 5 môn trong 3
nhóm môn này với điều kiện ở mỗi nhóm môn phải chọn ít nhất một môn. Ngoài
ra, mỗi năm học, học sinh chọn học chuyên đề học tập của 3 môn bất kì, mỗi môn 3
chuyên đề với tổng số tiết chuyên đề cho mỗi môn là 35 tiết/năm học. Với hệ thống
chuyên đề này, học sinh có được cơ hội học sâu một số nội dung chuyên môn nâng
cao, phù hợp với những ngành nghề mà học sinh định theo đuổi trong tương lai.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng thể hiện triết lí “Học để cùng chung
sống” của UNESCO. Càng ngày nhân loại càng đề cao giá trị “Tôn trọng”. Nhà
trường phải dạy cho học sinh cách tôn trọng sự khác biệt của nhau, miễn là sự khác
161
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
biệt đó không vi phạm đạo đức, không vi phạm pháp luật. Nói rộng ra, mỗi công dân
trong thời đại toàn cầu hoá cần biết tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, giữa các
nền văn hoá, để chung sống, hợp tác, phấn đấu vì sự tiến bộ của nhân loại. Tôn trọng
sự khác biệt cũng là một biểu hiện của nền giáo dục dân chủ.
4. Lời kết
Giáo dục là một bộ phận của xã hội, vì vậy sự nghiệp đổi mới lĩnh vực này chỉ
có thể thành công với điều kiện kinh tế - xã hội được đổi mới.
Có thể thấy, cho đến nay, nguyên nhân sâu xa nhất hạn chế chất lượng giáo dục
của nước ta là nền kinh tế và thị trường lao động chưa tạo được sức hấp dẫn và áp lực
buộc giáo dục phải thay đổi. Với một nền kinh tế chỉ dựa trên lắp ráp, gia công, khai
khoáng, nông nghiệp cổ truyền cùng dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chuyển nhượng đất
đai thì mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao không có cơ sở thực tế, do đó
giáo dục sẽ không có động lực thực hiện mục tiêu này. Bên cạnh đó, nền kinh tế, nhất
là khu vực kinh tế Nhà nước, chưa vận hành theo đúng quy luật kinh tế thị trường, từ
đó đẻ ra một thị trường lao động không công bằng và một nền giáo dục ứng thí, đi học
chỉ cốt lấy bằng nhằm đáp ứng “tiêu chuẩn cán bộ”, chứ không cần thực học. Phải tìm
cách thích nghi với một thị trường lao động như vậy, lớp trẻ nếu không bị tha hoá về
nhân cách thì cũng ít có động cơ chính đáng trong học tập, rèn luyện để hoàn thiện
nhân cách của mình. Cho nên, muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục và nâng cao
chất lượng giáo dục thì Nhà nước phải đẩy mạnh cải cách kinh tế và đổi mới chính
sách tuyển dụng, sử dụng cán bộ; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng,
xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, nhân ái, tạo môi trường xã hội tích cực để hình
thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho tuổi trẻ học đường.
Đổi mới một lĩnh vực rộng lớn, liên quan đến hàng triệu giáo viên, cán bộ quản lí
giáo dục và hàng chục triệu người học như giáo dục không phải dễ dàng. Tuy nhiên,
đó là công việc nhất thiết phải làm để thực hiện ước nguyện đưa dân tộc ta “bước
tới đài vinh quang, sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nói trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước
Việt Nam mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
162
2. Hiến pháp năm 1992.
3. Hiến pháp năm 2013.
4. Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003). “Từ
điển Bách khoa Việt Nam”, tập 3, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
5. Howard G., (2013). “Cơ cấu trí khôn”, NXB Tri thức, Hà Nội.
6. Luật Giáo dục (2005).
7. Luật Giáo dục (2019).
8. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa (Bùi Đức Thiệp dịch) (2008). “Triết học
giáo dục hiện đại”. NXB Chính trị Quốc gia.
9. Mác C và Angghen Ph. Toàn tập, t.4. NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1995
10. Nguyễn Mạnh Tường (1995). “Lí luận giáo dục châu Âu” (thế kỉ XVI, XVII,
XVIII). NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Trung, Triết lí giáo dục Việt Nam: Từ truyền thống đến Hồ Chí Minh,
giao-duc.
12. Phạm Minh Hạc, Phạm Minh Hạc (2013). “Triết lí giáo dục: Thế giới và Việt
Nam”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triet_li_giao_duc_va_van_de_doi_moi_can_ban_toan_dien_giao_d.pdf