Chúng ta đều biết rằng: “Kế toán là quá trình thu nhận, xử lí và cung cấp các
thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị cho các đối tượng sử dụng chúng”.
Các nhân viên kế toán làm việc chủ yếu với các con số, họ phải quan sát, đo lường,
tính toán ra các chỉ tiêu kinh tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản
lí. Đến đây chúng ta tạm coi nó là một môn khoa học với những con số.
Vậy còn triết học? Nói đến triết học, có rất nhiều bạn sinh viên đều nghĩ rằng:
“Đó là môn học khó nhằn, khó hiểu, mơ hồ và chẳng có chút ứng dụng nào vào cuộc
sống”.
Triết học đúng là môn khoa học mang tính trừu tượng nhưng nếu nói rằng triết
học không có ứng dụng gì trong cuộc sống thì rất sai lầm. Triết học xuất hiện quanh ta,
nó được biểu trong cuộc sống thường ngày trong cách hành xử của con người và triết
học còn xuất hiện ngay cả trong những môn học khác đơn cử như môn Nguyên lý kế
toán và Kiểm toán căn bản.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Triết học với Nguyên lý kế toán và Kiểm toán căn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
99
TRIẾT HỌC VỚI NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Nguyễn Thị Ngọc Anh
CQ53/21.05
Chúng ta đều biết rằng: “Kế toán là quá trình thu nhận, xử lí và cung cấp các
thông tin về hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị cho các đối tượng sử dụng chúng”.
Các nhân viên kế toán làm việc chủ yếu với các con số, họ phải quan sát, đo lường,
tính toán ra các chỉ tiêu kinh tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản
lí. Đến đây chúng ta tạm coi nó là một môn khoa học với những con số.
Vậy còn triết học? Nói đến triết học, có rất nhiều bạn sinh viên đều nghĩ rằng:
“Đó là môn học khó nhằn, khó hiểu, mơ hồ và chẳng có chút ứng dụng nào vào cuộc
sống”.
Triết học đúng là môn khoa học mang tính trừu tượng nhưng nếu nói rằng triết
học không có ứng dụng gì trong cuộc sống thì rất sai lầm. Triết học xuất hiện quanh ta,
nó được biểu trong cuộc sống thường ngày trong cách hành xử của con người và triết
học còn xuất hiện ngay cả trong những môn học khác đơn cử như môn Nguyên lý kế
toán và Kiểm toán căn bản.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
100
Sau đây là những điểm cho thấy hai môn học trên có vận dụng kiến thức của
môn triết học.
Thứ nhất, Những kiến thức của triết học giúp chúng ta hiểu rõ, hiểu sâu về bản
chất, đối tượng nghiên cứu của kế toán và kiểm toán. Phép biện chứng của triết học
khẳng định rằng mọi sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau vì thế khi xem xét
nghiên cứu sự vật đó ta phải đặt chúng vào mối liên hệ với sự vật khác. Điều này được
thể hiện rõ qua các nội dung của nguyên lý kế toán và kiểm toán căn bản.
Ví dụ:
Nghiên cứu về khái niệm về tài sản của doanh nghiệp ta sẽ trả lời những câu hỏi
như tài sản là gì, chúng được hình thành như thế nào, các bộ phận cấu thành và đặc
điểm của chúng ra sao để có một cách hiểu sâu sắc và toàn diện. “Tài sản là toàn bộ
những nguồn lực của doanh nghiệp do doanh nghiệp sở hữu và kiểm soát và đem lại
những lợi ích kinh tế nhất định cho doanh nghiệp trong tương lai”: Bán hàng tồn kho
DN sẽ thu được tiền, Cho thuê cơ sở DN sẽ thu được lãi...
Kết quả hoạt động của hoạt động của doanh nghiệp được trình bày trên Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh (SOPL) phải được đánh giá theo dõi qua các kì kinh
doanh, kết quả ấy phải được đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp cạnh
tranh để xem rằng kết quả ấy liệu rằng là hiệu quả để từ đó ban giám đốc có thể đưa ra
những chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp của mình
Dựa vào kết quả hoạt động qua các kỳ, các nhà quản trị sẽ liên kết những con số
báo cáo lại, họ sẽ đánh giá sự hoạt động của doanh nghiệp: trong giai đoạn này tại sao
doanh nghiệp lại bị thua lỗ, khi bị thua lỗ chiến lược kinh doanh sẽ là gì... nếu DN có
lãi cao họ sẽ phân tích lợi nhuận ấy đến từ đâu, chi phí trong kỳ như thế nào để từ đó
DN sẽ đạt được những kết quả tốt nhất trong kỳ hoạt động tới.
Thứ hai, Triết học dạy chúng ta rằng khi xem xét sự vật hiện tượng không
đánh giá chúng trong trạng thái tĩnh mà mà phải nghiên cứu sự vật trong sự phát triển
của nó.
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
101
Môn nguyên lý kế toán và kiểm toán căn bản cũng vậy, không một nhà lãnh đạo
doanh nghiệp nào lại chỉ xem kết quả hoạt động của doanh nghiệp mình tại một thời
điểm mà lại đưa ra kết luận ngay rằng: “Ồ, năm nay doanh nghiệp hoạt động có lãi”.
Bởi lẽ, tài sản của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần tồn tại dưới dạng hữu
hình chúng luôn luôn vận động và tồn tại dưới những hình thức khác nhau. Có khi
chúng là hàng tồn kho nhưng có thể ngay hôm sau cũng có thể là những khoản phải
thu của khách hàng
Ví dụ:
Ngày 2/4/20X6 Công ty A bán chịu hàng tồn kho là vật dụng xây dựng cho B.
Ngày 12/4/20X6 B sẽ trả tiền cho công ty A, được thể hiện đơn giản qua sơ đồ sau:
Hàng tồn kho
Các khoản
phải thu
Tiền mặt,
TGNH
Thứ ba, Nguyên lý về sự phát triển trong triết học khẳng định rằng mọi sự vật
hiện tượng luôn vận động biến đổi. Đó là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc ở
những cấp độ cao dần.
Điều này được thể hiện rõ nét qua đối tượng nghiên cứu của kế toán. Trong quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp không đứng
im mà chúng sẽ chuyển hóa từ dạng này qua dạng khác. Với sự biến đổi về lượng của
mình chúng sẽ có sự biến đổi về chất.
Kết thúc một kỳ sản xuất nếu tài sản hay nguồn vốn của doanh nghiệp giảm đi
đáng kể doanh nghiệp có thể phải thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự và ngược lại
nếu doanh nghiệp có sự tăng đáng kể về tài sản hay nguồn vốn qua một số kỳ một cách
ổn định doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, hoạy động tái sản xuất sẽ hiệu quả hơn..
Vì thế, kết hợp nguyên lý về sự phát triển và các cặp phạm trù cơ bản khi
nghiên cứu về đối tượng của kế toán (cái chung) chúng ta phải đặt chúng trong mối
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
102
liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Sau đó, đối với từng tài khoản cụ thể (cái riêng) với các tài
khoản liên quan và sự biến đổi của chúng trong kỳ.
Thứ tư, Sự chi phối của ba quy luật triết học đến nguyên lý kế toán và kiểm
toán căn bản.
Để xây dựng kết cấu các tài khoản, chúng ta đã dựa vào quy luật thống nhất và
sự đấu tranh của các mặt đối lập trong đó. Các hoạt động kế toán kiểm toán cũng có
các mặt đối lập đó là: Bán hàng - mua hàng, Thu - chi, Vay - trả, Nhập - xuất (hàng tồn
kho) Các hoạt động đối lập kể trên giúp hoàn thiện các tài khoản, cho thấy sự vận
động của tài sản. Mặc dù các đối tượng kế toán được phản ánh trên những tài khoản kế
toán khác nhau có nội dung kinh tế, mục đích sử dụng có thể khác nhau nhưng bất kỳ
đối tượng nào cũng vận động theo các mặt đối lập. Chính bởi lẽ đó kết cấu của các tài
khoản được phản ánh trên tài khoản chữ T, đó là bên Nợ và bên Có.
Quy luật mâu thuẫn cũng được thể hiện trong kế toán. Mặc dù các đối tượng kế
toán được phản ánh trên những tài khoản kế toán khác nhau có nội dung kinh tế, mục
đích sử dụng có thể khác nhau nhưng bất kỳ đối tượng nào cũng vận động theo các
mặt đối lập. Chính vì vậy kết cấu của các tài khoản được phản ánh trên tài khoản chữ
T, đó là bên Nợ và bên Có.
Khi các mặt đối lập này được giải quyết chúng ta sẽ có số dư cuối kỳ của các tài
khoản này. Để từ đây ta thấy được mối qun hệ đối ứng cơ bản đó là:
- Tài sản này tăng, tài sản khác giảm: Ví dụ như tiền giảm và hàng tồn kho tăng
lên...
- Nguồn vốn này tăng, nguồn vốn khác giảm,
- Hoặc là tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng
Quy luật lượng chất được thể hiện qua phương trình kế toán, đó là
Tài sản = Nguồn vốn (Vốn chủ sở hữu + nợ phải trả)
KHOA KẾ TOÁN HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
103
Các cặp phạm trù của triết học được thể hiện cả trong quá trình kiểm toán. Các
lỗi mắc phải là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trên các báo cáo. Mối quan hệ
nguyên nhân - kết quả chỉ ra rằng bất kì sự biến đổi nào đều có nguyên nhân có điều là
chúng được tìm ra hay chưa mà thôi. Nguyên nhân đó có thể là những gian lận hay sai
sót, là những lỗi thì phải tìm và sửa lỗi sao cho các báo cáo được đảm báo tính chính
xác và kịp thời.
Như vậy phép biện chứng trong môn triết học có những vận dụng rất quan
trọng trong kế toán nói chung và 2 môn nguyên lý kế toán và kiểm toán căn bản nói
riêng. Triết học và các môn học kế toán có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Việc ứng dụng kiến thức của môn triết học giải thích hầu hết bản chất của các giao
dịch kinh tế trong doanh nghiệp. Các môn học kế toán làm rõ kiến thức tưởng như khó
hiểu của môn triết học để từ đó chúng ta có thể thấy rằng “môn Triết học- Môn khoa
học của mọi khoa học”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- triet_hoc_voi_nguyen_ly_ke_toan_va_kiem_toan_can_ban.pdf