Triết học luận về “phát triển văn hoá”

Từ góc độ triết học, bài viết đưa ra và luận giải một số vấn đề về phát

triển văn hoá nhằm làm sáng tỏ vấn đề tại sao Liên hợp quốc ra tuyên

bố về Thập niên phát triển văn hoá. Những vấn đề mà bài viết đưa ra

và luận giải là: Khái niệm phát triển, nhất là vấn đề phát triển trong

chính sách của các quốc gia thuộc Liên hợp quốc; những nội dung

của “phát triển văn hoá”; tính dân tộc và tính toàn cầu trong các

quan niệm về “phát triển văn hoá”; phát triển văn hoá và các chính

sách văn hoá. Trong đó, đáng chú ý là những luận giải của bài viết về

các nghĩa của khái niệm “văn hoá

pdf15 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Triết học luận về “phát triển văn hoá”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRIẾT HỌC LUẬN VỀ “PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ” IOANNA KUCURADI Từ góc độ triết học, bài viết đưa ra và luận giải một số vấn đề về phát triển văn hoá nhằm làm sáng tỏ vấn đề tại sao Liên hợp quốc ra tuyên bố về Thập niên phát triển văn hoá. Những vấn đề mà bài viết đưa ra và luận giải là: Khái niệm phát triển, nhất là vấn đề phát triển trong chính sách của các quốc gia thuộc Liên hợp quốc; những nội dung của “phát triển văn hoá”; tính dân tộc và tính toàn cầu trong các quan niệm về “phát triển văn hoá”; phát triển văn hoá và các chính sách văn hoá. Trong đó, đáng chú ý là những luận giải của bài viết về các nghĩa của khái niệm “văn hoá”. Bài viết này đưa ra một số vấn đề liên quan đến triết học, được thể hiện ra qua những nỗ lực thoả mãn nhu cầu khiến cho Liên hợp quốc phải ra tuyên bố về Thập niên thế giới phát triển văn hoá(1). Đây là những vấn đề đang tác động trực tiếp tới thực tiễn. Khi đặt ra những vấn đề như vậy để các triết gia thế giới giải đáp, bài viết này mong muốn giúp cho tập sách đã dự định hình thành trên một chỉnh thể và do vậy, góp phần cống hiến từ góc độ triết học để thực hiện các ý định đã được tuyên bố về Thập niên này . Tại sao Liên hợp quốc ra tuyên bố về Thập niên văn hoá này? Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong các văn kiện của UNESCO được dự thảo từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX. Khi xem xét những văn kiện sớm của UNESCO liên quan đến vấn đề Thập niên văn hoá này, chúng ta thấy có đoạn: “Khái niệm thống trị tư duy kinh tế quốc tế trong những thập niên vừa qua là khái niệm phát triển, nhưng phát triển bị quy giản một cách căn bản thành các phương diện kinh tế của sự phát triển, do vậy hình thành nên sự phân biệt đáng phải bàn luận giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển, theo các thuật ngữ kinh tế”. Và điều tất yếu diễn ra sau đó là, “trong thực tế hiện nay phát triển không mang ý nghĩa thực, trừ phi nó cho phép các cá nhân và các dân tộc được sống tốt hơn, trong một sự hài hoà tuyệt đối với những khát vọng tinh thần và đạo đức của họ và tạo khả năng để nở rộ tất cả mọi sáng tạo của họ. Còn sự thật là phát triển kinh tế là một đòi hỏi có tính quyết định, đó cũng là điều cần thiết để kinh tế có mục đích và sự cố kết, mà điều đó chỉ có thể tìm thấy thông qua văn hoá…”. Thông qua cái gì để kinh tế có thể “tìm” được sự cố kết của nó một cách rõ ràng? Hay, phát triển văn hoá có thể là cái gì khi diễn ra cùng với phát triển kinh tế? Trong toàn cảnh thế giới trước những năm 80 của thế kỷ XX, liên quan tới chủ đề của chúng ta, có lẽ rất hữu ích, như là những bước đi đầu tiên, khi đề cập tới vấn đề này. Thực tế là, tư tưởng về sự phát triển đã đặt ra một mục tiêu chính cho các chính sách quốc gia thuộc thành viên của Liên hợp quốc trong những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng được hiểu thuần tuý là phát triển kinh tế. Điều đó không chỉ tỏ ra thiếu đầy đủ, mà còn tạo ra những điều ngoài mong đợi của chính nó. Tuy nhiên, về mặt niên đại, lần đầu tiên, dường như đây là vấn đề duy nhất trong những lập luận chính được nêu ra trong nghị sự quốc tế đòi hỏi về “phát triển văn hoá” liên tục cho tới cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Nếu đi ngược lại quá khứ trước đó, cho tới tận lúc bắt đầu thành lập Liên hợp quốc, chúng ta sẽ thấy rằng, tư tưởng về “phát triển” của những năm 50 của thế kỷ XX là do các nước công nghiệp hoá nêu ra, thuộc về văn minh “phương Tây” và sự tin tưởng vào “tiến bộ’. Với các nước có hai đặc trưng - công nghiệp hoá và phần trăm thu nhập tính theo đầu người, quyết định tiêu chuẩn thuộc về nhóm “đã phát triển”. Các nước “đã phát triển” này trở thành mô hình cho các nước khác trên thế giới noi theo. Không nghi ngờ gì nữa, hai tiêu chuẩn trên của các nước “phát triển” không cùng nghĩa. Do vậy, một cách sơ bộ, phát triển kinh tế đã tạo nên mục tiêu chính của các chính sách quốc gia ở hầu hết các nước trên thế giới, mặc dù mục tiêu đó được hiểu là công nghiệp hoá và nâng cao thu nhập tính theo đầu người ở các nước được gọi là các nước đang phát triển và là nâng cao vô hạn sản xuất công nghiệp ở các nước được gọi là các nước phát triển. Sản xuất công nghiệp vô hạn đi liền với hậu quả phân cực chính trị trong các nước “phát triển”, rồi lại tự dẫn tới bế tắc khi sản sinh ra những kết quả không mong muốn của riêng nó, đó là sự cạn kiệt không thể hồi phục lại của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự ô nhiễm và những hậu quả tương tự, đã tạo nên một bộ phận của cái gọi là “các vấn đề thế giới” hay “các vấn đề toàn cầu” hôm nay. Những hậu quả này, ngược với ý định và những hy vọng, từ việc coi phát triển như là mục tiêu chính đối với các chính sách xã hội, đã đi đến chỗ khiến cho người phương Tây bắt đầu cảm thấy muốn đưa ra “một chiều kích văn hoá của sự phát triển”, hay “một quan niệm mới về phát triển”. Do vậy, đòi hỏi đối với “phát triển văn hoá” đã được giới thiệu trong các diễn đàn tranh luận có liên quan. Điều quan trọng ở đây là không được đánh mất sự thật rằng, ý tưởng đưa ra một chiều kích văn hoá của sự phát triển như một con đường khả thi để phá tan sự bế tắc này, để tìm cho ra cội nguồn của nó theo nhu cầu mà thế giới công nghiệp hoá (phương Tây) cảm thấy. Vẫn còn một lý do quan trọng khác góp phần đưa ra vấn đề “phát triển văn hoá” trên các tranh luận quốc tế, mặc dù điều đó dường như không có nghĩa là nguồn gốc chính của nó. Đó là, lúc đó, rất nhiều nước thuộc thế giới thứ ba, vừa giành được độc lập không lâu đã bắt đầu nổi dậy chống lại “thực dân hoá ý thức” và tham gia vào phong trào “phát triển văn hoá”, mặc dù họ mới nêu ra trên diễn đàn này câu hỏi về phát triển “bản sắc văn hoá”. Mặt khác, vấn đề “văn hoá” được đặt ra trong mối liên hệ với vấn đề về sự phát triển đã dẫn tới việc giải thích cho sự thất bại của các chính sách phát triển được thực hiện ở các nước đó bằng “viện trợ nước ngoài”, giống như sự thất bại vì không tính đến “văn hoá” hay “các giá trị văn hoá” đang phổ biến ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Như là hệ quả của sự giải thích này, khái niệm “sự phát triển bản địa” – tức là chính sách về sự phát triển có chú ý tới “văn hoá” hay “các giá trị văn hoá” đang phổ biến ở các nước này - đã được nêu ra. Do vậy, trong những năm đầu của thập niên 80 của thế kỷ XX, chúng ta thấy vấn đề “văn hoá” và đòi hỏi “phát triển văn hoá” được đem ra diễn đàn của cộng đồng quốc tế theo hai phương diện khác nhau và cũng vì hai nhu cầu khác nhau. Các đòi hỏi về “phát triển văn hoá” có yêu cầu cùng một thứ không? Đây là một vấn đề cốt yếu, vì nó quan hệ trực tiếp tới thực tiễn. Vấn đề đó cốt yếu tới mức nào, có thể xem xét từ những cái diễn ra sau đó trong những năm 80 không? Đó là vấn đề tại sao việc khảo sát từ tầm nhìn triết học một cách kỹ lưỡng thuật ngữ “phát triển văn hoá” chú ý vào vấn đề được thể hiện trong các bản thảo văn kiện khác nhau liên quan tới Thập niên thế giới phát triển văn hoá, cũng như tới những gì có liên quan mà đến nay, còn chưa rõ nghĩa; đồng thời, với tầm nhìn của một tư tưởng hợp lý có trí tuệ vượt trước về “phát triển văn hoá” đang tỏ ra là tất yếu đã chứng tỏ rằng, chúng ta mong sẽ tránh được việc “phát triển văn hoá” gây ra hậu quả riêng của nó, như là chuyện đã xảy ra đối với “phát triển”. Khái niệm “phát triển văn hoá” Tư tưởng “phát triển văn hoá” được đưa ra như một quan niệm mới về phát triển. Thực ra, hiện giờ, điều gì đang mong đợi, để phát triển hay bị phát triển? Và điều đó có nghĩa gì đối với sự phát triển? Ngay khi đặt ra câu hỏi này, chúng ta sẽ thấy một điểm khởi đầu khả thi cho nghiên cứu kỹ lưỡng, cho việc gắn kết với vấn đề của chúng ta là các văn kiện liên quan tới “phát triển văn hoá”, giống như lập trường khả thi kiểu Ácsimét (Archimedean), nhằm khái niệm hoá ý tưởng phát triển văn hoá theo cách tư tưởng hợp lý có trí tuệ, người thông báo về “sự phát triển” đó. Khi đọc các văn kiện có liên quan, tâm niệm với thắc mắc của người thông báo về sự phát triển có liên quan tới “phát triển văn hoá”, chúng ta sẽ thấy được sự khác biệt và những câu hỏi không phải là không thể nhất trí. Có một sự nhầm lẫn liên quan tới thuật ngữ “văn hoá” thể hiện qua sự thật này – một sự nhầm lẫn chắc chắn gây tác động, đã ảnh hưởng tới các nỗ lực tổ chức để lên kế hoạch cho các hoạt động của Thập niên phát triển văn hoá. Xin nêu ra một ví dụ về sự nhầm lẫn này trong những văn kiện kể trên. Ở văn kiện này, trong bốn mục tiêu dự định cho Thập niên được đề cập tới, có một định nghĩa về “văn hoá” là “tất cả các đặc trưng rõ ràng – tinh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm – của một xã hội hay một nhóm xã hội” (phần 5); và những đoạn phân tích chi tiết hơn như sau: “Tất cả, cái sống động đó là văn hoá, tức là nói về con người, có thể được coi là trung tâm của bất kỳ tiếp cận nào về vấn đề phát triển” (phần 8). Tựu trung lại, định nghĩa đó và sự giải thích này về “văn hoá” làm cho ta dễ dàng thấy rằng, khái niệm này không chỉ đúng cùng nghĩa đó, cũng không cùng đối tượng đó. Dù chúng là gì thì chúng ta cũng không thể xem chúng như nghĩa “truyền thống” hay nghĩa “bổ sung” của nó, như là nó được cho là vậy. Khi đọc kỹ lưỡng các văn kiện có liên quan thì có thể, rốt cuộc, chúng ta cũng phân biệt được hai nghĩa chính của “văn hoá”. Nghĩa đầu tiên của “văn hoá”, tức là nghĩa truyền thống, để chỉ cái có thể chuyển thành ngôn ngữ như là “tổng thể của các hoạt động của con người được coi là đem đến cho con người cá nhân khả năng để trau dồi - để hiện thực hoá và “phát triển các tiềm năng con người của họ”(2). Đây là tư tưởng về văn hoá (cultural animi) đã thấm sâu vào tư duy phương Tây từ đầu kỷ nguyên của chúng ta cho tới khi các hoạt động của con người tưởng rằng như vậy, không chỉ khác giữa văn hoá này với văn hoá khác, mà còn bộc lộ sự thay đổi trong quá trình tiến hoá của một hay của chính một nền văn hoá. Tuy nhiên, cái “văn hoá” theo nghĩa thứ hai dường như không chỉ những hoạt động đó. Cách khả thi để tìm ra cái ý nghĩa có thể có của “văn hoá” này là so sánh cái đặc thù làm nên văn hoá lịch sử của nền văn hoá này với nền văn hoá khác, chẳng hạn văn hoá Hy Lạp, văn hoá Muslim, văn hoá châu Âu, văn hoá Nhật Bản, v.v.. Khi làm được bước này thì có thể nói “văn hoá” như là “quan niệm của con người và các quan niệm liên quan tới cái có giá trị, thịnh hành trong một thời gian dài hoặc ngắn trong một nhóm người, mà giới hạn của họ có thể được phác hoạ rõ ràng qua quan điểm của họ, và quan điểm đó quy định lối sống của nhóm người này các cách thể hiện lối sống đó”(3) (những thái độ trong cuộc sống hàng ngày, trong các hoạt động chính trị và xã hội, các thể chế chính trị và xã hội và các chức năng của chúng, cũng như các tư tưởng hiện đại trong nghệ thuật, văn học, kiểu cách diễn đạt của ngôn ngữ v.v.). Đây là những quan niệm sống động, tự nhiên, hoàn toàn vô ý thức mãi cho tới khi chúng trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học. Đây là một nghĩa của “văn hoá” nhắc chúng ta nhớ tới Volksgeist của Herderian hay Hegelian(4). Khi đã đạt được sự phân định về khái niệm như vậy, một cách tự nhiên, sẽ phải đặt tiếp câu hỏi: cái “văn hoá” nào trong nội dung “phát triển văn hoá” ấy đáng được phát triển? Và, khi hiểu rõ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực qua lại của chúng, đặc biệt là khi đã có những quan niệm về con người và về cái gì là giá trị, chúng được lấy ra từ các thành viên của các nhóm đã cho họ khả năng phát triển một số tiềm năng người của họ, thì liệu có thể trả lời câu hỏi thứ nhất bằng cách nói giản đơn là “cả hai” được không? Đó chính là những lý do tại sao tư tưởng về “phát triển văn hoá” đã được khái niệm hoá một cách triết học. Câu hỏi “thực tế, đòi hỏi nào đối với phát triển văn hoá có thể được yêu cầu?” vẫn tỏ ra cần một câu trả lời hợp lý, có trí tuệ. Phát triển văn hoá và câu hỏi về mục đích Lúc đầu, “phát triển văn hoá” được đặt ra trong sự liên quan với phát triển kinh tế như là mục tiêu chính của các chính sách quốc gia của các nước công nghiệp hoá và được hiểu như là vấn đề tăng tối đa sản phẩm công nghiệp, trong khi đòi hỏi đối với các nước đang phát triển lại là “bản sắc văn hoá riêng” do các nước thế giới thứ ba đặt ra theo hướng liên quan hoàn toàn khác, cho nhu cầu khác, đã không được nêu ra nhờ có sự chú ý tới nó cho tới tận bây giờ. Do vậy, các mục tiêu chính của Thập niên thế giới phát triển văn hoá đã được xác định từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX – chẳng hạn, sự “thừa nhận chiều cạnh văn hoá của phát triển, khẳng định và làm phong phú các bản sắc văn hoá, mở rộng cơ hội tiếp cận và tham gia vào văn hoá, tăng cường hợp tác quốc tế văn hoá” phản ánh một nỗ lực dàn xếp những nhu cầu hay những đòi hỏi khác nhau. Đòi hỏi “phát triển văn hoá” được đặt ra bởi người dân các nước công nghiệp hoá, thể hiện thành sự phản đối nhằm chống lại phát triển kinh tế như là mục tiêu chính trong chính sách quốc gia của họ; đó là đòi hỏi để từ bỏ việc chú trọng sản xuất công nghiệp ngày càng rộng lớn hơn như là mục tiêu của chính nó - từ bỏ nguyên tắc “càng lớn càng tốt” - và coi tư tưởng phát triển với “nguyên tắc lấy văn hoá làm tối hậu” như mục đích của chính sách quốc gia. Đó chính là yêu cầu đưa cho “văn hoá” hay cho các hoạt động của con người cái để tạo ra các cá nhân với các khả năng để phát triển tiềm năng con người của họ nhờ vào vị trí trong kế hoạch hoá xã hội. Đòi hỏi này dường như bắt đầu từ việc nhận ra tiếng vọng trong thập niên trước. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét những thay đổi đã xảy ra trong thập niên vừa qua trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước Đông Âu và thế giới Hồi giáo, thì một sự tái phát triển triết học (philosophical re-evolution) về hoạt động của con người đang xuất hiện là cần thiết. Câu hỏi “hoạt động người nào trong các hoạt động văn hoá cho thấy, chỉ ra trong thực tế, các cá nhân với các khả năng phát triển tiềm năng con người của họ” đang khẩn thiết đòi hỏi một câu trả lời có trí tuệ. Yêu cầu vì sự “phát triển văn hoá” mà các nước thế giới thứ ba đặt ra đã thể hiện sự chống lại “thực dân hoá ý thức” của “phương Tây” hay của “văn hoá phương Tây”. Và, chính nhờ yêu cầu đó mà họ được phép – của người phương Tây - để phát triển văn hoá của riêng mình, tức là phát triển “bản sắc văn hoá” của họ. Đòi hỏi này cũng được coi là một mục tiêu của Thập niên thế giới phát triển văn hoá . Khuynh hướng gán cho “phát triển văn hoá” nội dung thứ hai này đã có cơ sở trong mười năm vừa qua, nhưng vẫn thiếu một sự nghiên cứu kỹ lưỡng về câu hỏi “bản sắc văn hoá là gì?” và “cái gì có thể phát triển ý nghĩa văn hoá riêng?”. Giờ đây, đầu thập niên 90, vấn đề “bản sắc văn hoá đã trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng ở các nước thế giới thứ ba. Ở các nước có quan hệ với các “nền văn hoá phương Tây” qua sự thực dân hoá, nhưng hiện giờ đã giành được độc lập, việc nghiên cứu về bản sắc tỏ ra là một nỗ lực để tìm kiếm văn hoá riêng của họ trước khi bị thực dân đô hộ. Còn ở các nước tự định hướng theo “phương Tây” bởi ý nguyện của chính họ, chẳng hạn ở các nước mà phong trào hiện đại hoá phát động từ những thời kỳ khác nhau và vẫn đang tiếp tục hiện đại hoá, chúng ta lại thấy những cố gắng “khôi phục” hay “làm sống lại” văn hoá của họ, tức là quan niệm về con người và các quan niệm về cái gì là giá trị, thịnh hành - hay được cho là thịnh hành – trước khi họ hướng theo hay đương đầu với phương Tây. Khi đối diện với bối cảnh toàn cầu này, câu hỏi tiếp theo nảy ra trong suy nghĩ là: liệu có thể nghĩ rằng, một mục tiêu của các chính sách quốc tế và quốc gia, cái có thể, có lẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau đã đặt ra trước những đòi hỏi khác nhau thể hiện bằng “phát triển văn hoá” không? Đây dường như cũng là câu hỏi quan trọng, khi không thể thiếu mục tiêu chung đó, khi các cản trở văn hoá thay thế các cản trở chính trị của thế giới hiện nay đang đột nhiên có xu hướng trở nên ngày càng không rõ ràng. Câu hỏi này cũng quan trọng, vì nó đặt ra đúng vấn đề tư tưởng về phát triển – tồn tại với hay không với “chiều cạnh văn hoá” - như là mục tiêu chính của các chính sách quốc tế và quốc gia. Cho đến nay, nhu cầu “đưa ra khái niệm mới về phát triển” đã được thể hiện. Và, các nỗ lực để đưa ra những khái niệm mới như vậy, trong đó có khái niệm cuối cùng đang được đưa ra là “phát triển bền vững”, cũng đã được thể hiện. Vẫn còn một điểm nữa gây sự chú ý của chúng ta khi đọc các văn kiện có liên quan và theo dõi các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề phát triển và phát triển văn hoá - điểm ghi nhận câu hỏi về người chịu đựng sự phát triển. Đó là sự thiếu hụt mối liên quan trọng yếu giữa “phát triển văn hoá” và quyền con người. Trên thực tế, ở đây đó, chúng ta thường gặp những cách diễn đạt “quyền văn hoá”, “quyền đối với văn hoá”, “quyền đối với phát triển” v.v. được đưa ra như là các quyền của con người, mặc dù chúng vẫn còn chưa được rõ ràng như là “phát triển văn hoá”. Ý định quan trọng nhất của cộng đồng quốc tế khi tuyên bố Thập niên thế giới phát triển văn hoá là nhắc nhở chúng ta về “con người như là mục đích của sự phát triển”, nhìn từ sự sáng tỏ rõ ràng các khái niệm để đưa ra các câu hỏi sau: Liệu có thể tìm ra không phải một kiểu diễn đạt, mà là một mối liên hệ trọng yếu giữa những khát vọng đã nêu ra đòi hỏi về “phát triển văn hoá” – dù theo nghĩa nào – và nhân quyền? (Xem tiếp >>> ) TRIẾT HỌC LUẬN VỀ “PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ” (Tiếp theo) IOANNA KUCURADI Các quan niệm về “phát triển văn hoá” – dân tộc và toàn cầu Đã có nhiều quan niệm khác nhau liên quan đến “phát triển văn hoá” theo nghĩa “phát triển bản sắc văn hoá riêng”. Tuy nhiên, giữa các quan niệm đó cũng có một số yếu tố chung. Các nền văn hoá phương Tây và châu Âu với tư cách các nền văn hoá hiện đang tạo nên bản “đối chiếu” chung cho tất cả các nền văn hoá khác là cái gì? Vấn đề này đã được nêu thành câu hỏi khi chúng ta chứng kiến cái gọi là các giới phi - phương Tây “khủng hoảng bản sắc” xảy ra cùng lúc với sự kiện ở phương Tây được gọi là “khủng hoảng giá trị”. Người phương Tây nghĩ rằng, hiện giờ, họ không còn biết “giá trị” của họ là cái gì nữa. Trong khi, người ngoài phương Tây lại nghĩ rằng, không biết thực sự họ là ai, hay nghĩ rằng, thực sự, lúc này họ không phải là họ. Tuy vậy, tất cả cùng chia sẻ quan điểm cho rằng, “văn hoá” – dù nó như thế nào hay dù mỗi người coi văn hoá riêng của mình là như thế nào – là “tốt”, là “cốt lõi quan trọng” để khôi phục và phát triển trên đó. Đây là một số vấn đề đòi hỏi phải có sự bàn luận triết học. Và, một trong những vấn đề đó là khái niệm bản sắc. Một vấn đề nữa là khái niệm “giá trị”. Nếu truy nguyên nghĩa của thuật ngữ “bản sắc” này trong các văn cảnh khác nhau, khi nó xuất hiện trong các cuộc tranh luận, chúng ta có thể nhận thấy rằng, “bản sắc”, thay vì mang nghĩa “tri thức tự thân”, đã được dùng theo nghĩa “quan niệm tự thân” hay “hình tượng tự thân” của cá nhân hay nhóm. Bởi vậy, khi “bản sắc văn hoá” được hiểu một cách kỹ lưỡng, có thể trong trường hợp một cá nhân, thì tri thức của cá nhân đó về quan niệm của con người và về cái mà người đó cho là giá trị, còn trong trường hợp đối với một nhóm người, tri thức về quan niệm phổ biến rộng rãi nhất – không còn là duy nhất - về con người, và về cái được coi là có giá trị tại một thời điểm nhất định trong nhóm đó. “Bản sắc văn hoá” được thừa nhận ở các nước ngoài phương Tây để truyền đạt quan niệm về con người và về cái có giá trị đã thịnh hành ở các nước đó trước khi gặp gỡ với phương Tây. Hậu quả của nhận thức về “bản sắc” như là “hình tượng tự thân” sẽ như thế nào? Và, cái gì có thể là hàm ý của sự nhận thức về “bản sắc” như là “tri thức tự thân”? Và, trong mối liên kết này, những cái gì là “giá trị” mà mỗi nền văn hoá phải nỗ lực tìm kiếm hay cần khôi phục lại? Sự nhầm lẫn thể hiện ra trong các cuộc tranh luận có liên quan tới vấn đề triết học “Cái gì là giá trị?” – một sự nhầm lẫn dường như tạo nên tâm điểm của vấn đề. Nếu truy nguyên ý nghĩa của thuật ngữ “các giá trị văn hoá” trong văn cảnh của các tư liệu khác nhau, chúng ta có thể thấy rằng, thuật ngữ “giá trị’ không hề rõ ràng hơn thuật ngữ “văn hoá”. Thậm chí, trong cả các văn cảnh về “các giá trị riêng”, “giá trị” là để chỉ mọi thứ mà một nhóm - hay một nền văn hoá - coi là có giá trị. Như vậy, nó chủ yếu chỉ ra “cái tốt” của văn hoá hay “các chuẩn mực văn hoá”. Vấn đề chuẩn mực, đặc biệt là sự chứng minh “có tính khoa học” của chúng đã làm cho cộng đồng triết học luôn bận rộn trong mười lăm hay hai mươi năm qua. Ngay cả vấn đề đặc thù tri thức dường như cũng không đủ gây chú ý. Có phải chuẩn mực và giá trị là một như nó được hoàn toàn thừa nhận trong các cuộc tranh luận liên quan đến “khám phá” hay “phục hưng” các giá trị văn hoá riêng hay không? Câu hỏi này có ý nghĩa quyết định khi xử lý các vấn đề phải đối diện không chỉ liên quan tới các quan niệm về phát triển văn hoá dân tộc hay các quan niệm về phát triển văn hoá của nhóm khác, mà còn liên quan tới “phát triển văn hoá toàn cầu”, liên quan tới những quan niệm khác nữa – gần đây nhất là quan niệm về “tích hợp các giá trị văn hoá”. Theo quan niệm này, cái có thể thống nhất con người là một văn hoá (tinh thần) toàn cầu. Để tạo ra văn hoá toàn cầu này, chúng ta phải lựa chọn và ‘tích hợp” cái gì là “tốt” trong, hoặc “cốt yếu” của mỗi văn hoá. Có một quan niệm nữa về “phát triển văn hoá toàn cầu” hay một sự chấp nhận hoàn toàn khác liên quan tới việc tạo ra một văn hoá toàn cầu. Đó là ý kiến đằng sau các cuộc tranh luận về “đặc trưng riêng và đặc trưng phổ quát của các giá trị văn hoá” – vấn đề tranh luận cũng khiến cho cộng đồng triết học phải bận bịu trong mười lăm năm qua và qua đó, làm bộc lộ ra những nhầm lẫn giữa “chuẩn mực” và “giá trị”. Những nhận xét tương tự như thế này là cần thiết để triết học nỗ lực tìm kiếm cách thức khái niệm hoá tư tưởng về “phát triển văn hoá toàn cầu” – tức là cố gắng xác định nó có thể có nghĩa gì và trong bối cảnh thế giới hiện nay, nó có thể là cái gì; cũng như đi sâu vào các tính chất khách quan của văn hoá mà chúng ta hy vọng rằng, chúng có thể trở thành “toàn cầu” một khi dường như đã có một văn hoá toàn cầu đang thịnh hành - đó là “văn hoá phương Tây” trong tình trạng hiện nay của sự phát triển đang tỏ ra là cái bị tất cả mọi dân tộc trên thế giới chống lại, dù cho nhu cầu của họ khác nhau như thế nào. Những sự chống đối khác nhau này đối với cùng một thứ rất có thể là biểu hiện của một khát vọng giống nhau. Con người phương Tây thể hiện đòi hỏi của họ trước những người thống trị họ: họ đòi hỏi chính quyền cho phép họ phát triển các tiềm năng con người của họ. Còn những người ở các nước không phải phương Tây lại thể hiện đòi hỏi của mình đối với thế giới phương Tây như là một thế giới hoàn chỉnh: họ mong muốn không còn bị đối xử như là nhà thiên văn học của Thánh Exupery, hay họ khát khao “chủ nghĩa nhân văn của nhận thức” - như F.Miro Quesada đã gọi như thế(5). Cả hai đều đòi hỏi một trật tự thế giới sẽ đảm bảo cho họ khả năng góp phần của mình vào sự hình thành hiện tại và tương lai của thế giới. Những yêu cầu đó dường như để tìm một tiếng vọng, một sự bắt chước trong một phạm vi nào đó. Trả lời họ thế nào đây? Câu hỏi về chính sách văn hoá đã tạo nên chủ đề của rất nhiều hội nghị quốc tế, khu vực và cấp quốc gia trong mười năm qua. Kết quả là gì? Một câu hỏi nữa: nếu “phát triển văn hoá” được coi là vấn đề của các chính sách văn hoá thì sẽ có ý nghĩa gì? và hiện tại, nó có thể được thực hiện được ở các mức độ khác nhau như thế nào? Phát triển văn hoá và các chính sách văn hoá Rõ ràng là, các chính sách văn hoá khác nhau một cách rõ ràng ở các nước khác nhau và ở các mức độ khác nhau. Song, vẫn có những câu hỏi liên quan đến các mục tiêu cơ bản của các chính sách văn hoá và các điểm chung khác. Sau đây là một câu hỏi như vậy. Các chính sách văn hoá được chờ đợi để lên kế hoạch và phát triển các hoạt động của con người nhằm tạo ra các cá nhân có khả năng phát triển các tiềm năng con người của họ là cái gì? Hay, các quan niệm về con người và “giá trị” tạo cho “các nhóm” được coi như của chính họ là gì? Mặc dù có vẻ như thừa, nhưng câu hỏi này chỉ tìm được câu trả lời đúng cho nó khi kết hợp nó với một số hoạt động được thực hiện bởi các Bộ trưởng văn hoá, chẳng hạn như đưa ra lời quảng cáo để khích lệ mọi người “hãy khao khát” hay diễn đạt loanh quanh như “đối thoại văn hoá”, “hợp tác đa văn hoá” v.v.. Đây chỉ là một vài ý kiến nhận xét trên cơ sở một số câu hỏi có đề cập tới “phát triển văn hoá” giữa những câu hỏi khác mà người ta đã nêu ra để cho các nhà triết học trả lời. Chúng bắt nguồn từ sự đối diện với bối cảnh thế giới hiện tại, đồng thời xuất phát từ câu hỏi “triết học có thể đóng góp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftriet_hoc_84__7428.pdf
Tài liệu liên quan