Triết học - Chương V: Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại

 Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của CNTB.

 Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của CNTB hiện đại: các hệ thống triết học tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v.

 

ppt90 trang | Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Triết học - Chương V: Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc bạn thân thiết của Phơrơt là Anphret Ađơle, Otto Rank, C.G. Iung và một số người khác, do bất đồng với Freud trong việc giải thích cấu trúc của vô thức và vai trò của bản năng tính dục trong đời sống vô thức của con người, các đại biểu này dần đoạn tuyệt với Phơrơt và phát triển lý luận riêng của mình. 3. Nhận xét chung về chủ nghĩa Phơrơt - Ưu điểm: + Học thuyết của Phơrơt lần đầu tiên đã nêu ra nhiều vấn đề quan trọng cần phải được nghiên cứu một cách sâu sắc, như vai trò của cái vô thức, của bản năng tính dục, của sự xung đột của bản năng tính dục. + Học thuyết của ông đã đưa ra những cách nhìn nhận mới đối với những vấn đề trên và bổ sung nhiều kiến thức quan trọng vào chỗ trống của tâm lý học. - Nhược điểm của học thuyết Phơrơt là: + Đề cao cái vô thức, tuyệt đối hóa cái tâm lý, bản năng, hạ thấp vai trò của ý thức; coi vô thức là cơ sở, là yếu tố chỉ đạo mọi hành vi của con người. + Xuyên tạc hiện tượng tính dục (tính dục tuổi thơ). Tuyệt đối hóa bản năng tính dục, cho rằng bản năng tính dục (libido) là động lực tâm lý duy nhất của mọi hành vi con người, phủ nhận những động lực kinh tế, chính trị, tinh thần của xã hội. IV. Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) a) Nguồn gốc ra đời và những đại biểu của chủ nghĩa thực dụng Thuật ngữ chủ nghĩa thực dung xuất phát từ thuật ngữ “Pragma” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động” cũng từ đó xuất phát các từ practice (thực hành, thực tiễn). Như vậy, CNTD nếu dịch sát nghĩa là “chủ nghĩa hành động”, “triết học thực tiễn”. CNTD là trào lưu triết học có ảnh hưởng lớn ở Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Nó ra đời trong những năm 1871-1874, cùng với sự thành lập Câu lạc bộ siêu hình học ở Trường Đại học Cambridge. CNTD do C.S. Pecxơ (Charles S. Peirce) là những người đặt nền tảng, Uyliâm Giêm (William James) là người biến CNTD thành hệ thống và Giôn Điuây (John Dewey) là người phát triển CNTD, đưa nó vào cuộc sống. CNTD còn có những đại biểu nổi tiếng khác, như George H. Mead (1863-1931); George Santayana (1863-1952) và một số đại biểu được coi là đại biểu của “Chủ nghĩa thực dụng mới” (neo-Pragmatím), như Nelson Goodman, Richard Rorty và Hilary Putnam CNTD phản ánh tư tưởng, lợi ích và nhu cầu thực tế của giai cấp tư sản Mỹ, kiên quyết đoạn tuyệt với phương pháp tư duy tư biện, kinh viện truyền thống, xa rời thực tế của người châu Âu. Charles Sanders Peirce (1839-1914) Lµ nhµ triÕt häc vµ vËt lý häc Mü, sinh ë Cambridge, Massachusetts. Theo Peirce, sự vật hay khái niệm không có một giá trị hay tầm quan trọng vốn có của nó. Ý nghĩa của nó nằm trong hiệu quả thực tế do kết quả của việc sử dụng hay áp dụng nó. Chân lý của một ý niệm hay sự vật chỉ được chứng minh bằng sự điều tra có tính chất kinh nghiệm về công dụng của nó. Peirce khẳng định mọi lý thuyết phải được chứng minh bằng quan sát và thực nghiệm. William James (1842-1910) Ông sinh ở New York, dạy sinh lý học và triết học ở Trường Đại học Harvard từ 1880 đến 1907 chuyển sang dạy ở Trường Đại học Columbia và Đại học Oxford. William James góp phần phổ biến triết học thực dụng với tác phẩm: Chủ nghĩa thực dụng: Một cái tên mới cho những cách tư duy cũ (Pragmatism: A New Name for Old Ways of Thinking, 1907). ChÞu ¶nh h­ëng cña C. S. Peirce, W. James cho r»ng ch©n lý lµ c¸i g× cã t¸c dông (truth is that which works) hoÆc ®em l¹i kÕt qu¶ thùc nghiÖm. VÒ lý luËn, James lËp luËn r»ng Th­îng ®Õ còng ®­îc chøng thùc mét phÇn, bëi v× niÒm tin ®· thùc sù ®em l¹i lîi Ých cho con ng­êi.Lµ nhµ triÕt häc, t©m lý häc vµ gi¸o dôc häc Mü, tèt nghiÖp tiÕn sÜ t¹i §¹i häc Johns Hopkins. John Dewey (1859 -1952) Tõ 1884 «ng d¹y ë nhiÒu tr­êng ®¹i häc: Michigan, Minnesota, Chicago, Columbia. Dewey cßn gi¶ng d¹y, nghiªn cøu hÖ thèng gi¸o dôc ë Trung Hoa, NhËt B¶n, Mªhic«, Thæ NhÜ Kú vµ Liªn X«. Dewey phủ nhận chức năng thế giới quan của triết học; triết học và quá trình tư duy nói chung chỉ còn là những công cụ, những phương tiện vạch kế hoạch hành động, loại bỏ những trở ngại giữa nhu cầu và thực tế. Dewey không thừa nhận triết học của mình là chủ nghĩa thực dụng, mà gọi nó là thuyết công cụ (Instrumentalism) Tác phẩm triết học của Dewey: Xây dựng lại triết học (Reconstruction in Philosophy), 1920; Bản chất và tư cách của con người (Human Nature and Conduct), 1922; Kinh nghiệm và tự nhiên (Experience and Nature), 1929; Đi tìm cái chắc chắn (The Quest for Certainty), 1929; Nghệ thuật với tính cách là kinh nghiệm (Art as Experience), 1934; Lôgíc học: Lý thuyết về sự điều tra (Logic: The Theory of Inquiry),1938; Những vấn đề của con người (Problems of Men, 1946). 2) Nh÷ng luËn ®iÓm chÝnh cña CNTD CNTD tuyên bố kiên quyết đoạn tuyệt với truyền thống siêu hình học cũ. Nó từ bỏ cái trừu tượng và chỉ quan tâm đến cái cụ thể; nó xa lánh chủ nghĩa giáo điều, phương pháp tư biện để hướng tới hành động thực tế. William James viết:“Chủ nghĩa thực dụng đại diện cho một thái độ hoàn toàn quen thuộc trong triết học, thái độ kinh nghiệm chủ nghĩa, nhưng đối với tôi hình như nó đại diện với một hình thức vừa triệt để hơn vừa ít bị phản đối hơn...Nhà thực dụng chủ nghĩa quay lưng lại một cách kiên quyết và vĩnh viễn với những thói quen thâm căn cố đế của các nhà triết học chuyên nghiệp. Anh ta xa lánh khỏi sự trừu tượng và thiếu bằng chứng, khỏi những giải pháp ngoài miệng, khỏi những lý lẽ tiên nghiệm, những nguyên tắc cố định, những hệ thống khép kin, và những cái mà anh ta cho là tuyệt đối và là nguồn gốc”. “Pragmatism represents a perfectly familiar attitude in philosophy, the empiricist attitude, but it represents it, as it seems to me, both in a more radical and in a less objectionable form than it has ever yet assumed. A pragmatist turns his back resolutely and once for all upon a lot of inveterate habits dear to professional philosophers. He turns away from abstraction and insufficiency, from verbal solutions, from bad a priori reasons, from fixed principles, closed systems, and pretended absolutes and origins”. Những nhà triết học thực dụng là những nhà kinh nghiệm chủ nghĩa. Tất cả những gì tồn tại đều là những yếu tố của kinh nghiệm. CNTD coi kinh nghiệm như là cái bao hàm trong nó cả vật chất và ý thức, cả khách quan và chủ quan. Bằng cách tuyên bố kinh nghiệm là cái duy nhất, CNTD cho rằng họ đã khắc phục được sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và đã giải quyết triệt để vấn đề đã được tranh cãi hàng nghìn năm nay. CNTD coi triết học của họ chỉ là phương pháp (a method only).CNTD coi tư duy nói chung, triết học nói riêng chỉ là phương tiện, công cụ để vạch kế hoạch và phương sách cho hành động. Giêm nói “Lý luận trở thành phương tiện, không còn là sự giải đáp cho những điều bí ẩn”. Tư duy chỉ có giá trị khi nó tiên đoán, giải quyết được những vấn đề thực tiễn. Quan niệm như vậy, một mặt có tác dụng tích cực trong việc khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa giáo điều, xa rời thực tế; nhưng mặt khác dẫn đến phủ nhận một chức năng cơ bản của triết học – chức năng thế giới quan. Triết học chỉ còn chức năng phương pháp luận; tư duy chỉ là công cụ, kế hoạch hành động, chứ không phải là hình ảnh, là phản ánh của sự vật khách quan. CNTD nhấn mạnh vai trò của thực tiễn (practice) như là mục đích của triết học, như là tiêu chuẩn của chân lý. Thế nhưng họ lại xuyên tạc bản chất của hoạt động thực tiễn. Theo họ, con người trong tiến trình hoạt động của mình chỉ xuất phát từ lợi ích, từ mong muốn chủ quan của mình, họ không bị hạn chế bởi bất kỳ tính tất yếu, quy luật khách quan nào cả. Tất cả những cái được coi là quy luật khách quan, hiện thực khách quan đều là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người. Do đó, họ rút ra kết luận: con người tuyệt đối tự do trong hoạt động của mình, họ có thể làm bất cứ việc gì họ muốn, bất cứ cái gì có lợi cho họ. Giá trị của tư tưởng hay lý luận không phải ở chỗ nó có phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan hay không, mà là ở chỗ nó có đem lại hiệu quả thực tế hay không. Chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, khoa học hay tôn giáo nếu đem lại lợi ích, hiệu quả thực tế thì đều có giá trị như nhau, vì chúng đều là những công cụ để đạt đến mục đích của đời sống con người mà thôi. IV. Chủ nghĩa Tômát mới (Neo-Thomism) 1) Hoàn cảnh ra đời và các đại biểu Chủ nghĩa Tômat mới (neo-Thomism) là thuật ngữ được áp dụng từ thế kỷ XIX để chỉ trào lưu tư tưởng bao gồm những học thuyết, những tác giả khác nhau có liên quan đến tư tưởng của nhà triết học kinh viện, nhà thần học nổi tiếng của Kitô giáo thế kỷ XIII: Tômat Aquin (Thomas Aquinas, 1225-1274). Chủ nghĩa Tômat mới là là sự phục hồi lại hệ thống thần học của Tômat Aquin, kết hợp với một số yếu tố trong triết học duy tâm của Kant, Hêghen, chủ nghĩa kinh nghiệm Anh, chủ nghĩa duy lý hiện đại, chủ nghĩa tự do, v.v.. Sự phát triển mạnh mẽ của nó bắt nguồn từ bức Chỉ dụ “Aeterni Patris” ngày 4.8.1879 của Giáo hoàng La Mã Lêông XIII thúc dục các nhà triết học Kitô giáo phát triển học thuyết của Tômat Aquin để chứng minh cho sự tồn tại và những thuộc tính của Thượng đế và chống lại những sai lầm của các nhà triết học đương thời. Chủ nghĩa Tômat mới được truyền bá mạnh mẽ ở nhiều nước như Pháp, Itali, Tây Ban Nha, Bỉ, áo, Mỹ, Canada, v.v., với những đại biểu nổi tiếng, như hai nhà triết học Pháp Jacques Maritain (1882-1973) và Étiene Gilson (1884-1978), nhà triết học Bỉ Joseph Maréchal (1878-1944), nhà triết học Canađa Bernard Lonergan (1904-1964), nhà triết học Đức Karl Rahner (1904-1984), nhà triết học ÁO Emerich Coreth (1919-2006), v.v.. Nó có nhiều trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới, như Viện Hàn lâm Tômat ở Vatican, Viện Kitô giáo ở Pari, Trường Đại học Công giáo ở Washington, Viện Triết học tối cao, hay Trường Thánh Tômat Aquin Ở Louvain, Bỉ. Ngoài ra, nghiên cứu chủ nghĩa Tômát mới còn có các Khoa Thần học ở Trường Đại học Fribourg ở Thụy Sĩ, Trường Đại học Ottawa và Trường Đại học Laval ở Canada 2. Nh÷ng luËn ®iÓm chÝnh Chủ nghĩa Tômat mới chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, lấy Thượng đế làm trung tâm. Tất cả đều bắt nguồn từ Thượng đế, tồn tại nhờ Thượng đế và cuối cùng quay về với Thượng đế. Các nhà triết học Pháp Jacques Maritain, Étienne Gilson, nhà triết học Anh Eric Lionel Mascall (1905-1993) bảo vệ lập luận 5 cách của Tômat Aquin dùng để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế. Áp dụng học thuyết về hình thức của Arixtốt, những nhà triết học Tômát mới tuy không phủ nhận vật chất, nhưng cho rằng vật chất chỉ là khả năng, tiềm năng; chỉ có hình thức mới tồn tại thực sự. Hình thức của sinh vật là linh hồn. Thượng đế là hình thức của mọi hình thức. Chỉ có Thượng đế mới là thực tại duy nhất, tuyệt đối, vô hạn. Vật chất do Thưọng đế tạo ra, chỉ có tính chất tạm bợ, xuất phát từ hư vô và trở về với hư vô, chỉ có Thượng đế là tồn tại vĩnh cữu. Chủ nghĩa Tômát mới không phủ nhận mối quan hệ không thể tách rời nhau giữa thể xác và linh hồn, nhưng vẫn coi linh hồn là yếu tố cao quý, tồn tại vĩnh cữu. Chủ nghĩa Tômat mới thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính, sự phản ánh thế giới thông qua cảm giác, tri giác, nhưng họ khẳng định cảm giác không phải là nguồn gốc của những tri thức về bản chất của sự vật. Đối tượng của nhận thức lý tính không phải là sự vật vật chất, mà là cái tinh thần phổ biến. Như vậy, chủ nghĩa Tômát mới tách rời đối tượng của nhận thức cảm tính với đối tượng của nhận thức lý tính. Lý tính chỉ liên quan đến những gì siêu vật chất mà thôi. Một lập trường căn bản của CN Tômát, kể cả CN Tômát mới là thừa nhận vai trò của lý trí bên cạnh lòng tin tôn giáo (Điều này đối lập với truyền thống Ôguytxtanh tuyệt đối hóa lòng tin và trực giác). Theo CN Tômát mới, lòng tin và lý trí có sự thống nhất với nhau, tuy nhiên chúng có nguồn gốc khác nhau. Lòng tin tôn giáo có nguồn gốc là Thượng đế, do sự mặc khải (revelation: sự tiết lộ) của Thượng đế. Do đó, lòng tin phải cao hơn, có ưu thế hơn so với lý trí của con người. Một luận điểm nữa của chủ nghĩa Tômát mới là điều hòa giữa khoa học và tôn giáo. Họ khẳng định giữa tôn giáo và khoa học, giữa lòng tin và lý trí không có mâu thuẫn với nhau. Họ cố biến tất cả lòng tin tôn giáo, tất cả những tín điều tôn giáo thành những vấn đề của lý trí khoa học. Nhà khoa học phải có lòng tin tôn giáo thì mới phát hiện ra được bản chất của thế giới. Lòng tin tôn giáo phải là nguồn gốc sức mạnh siêu thực của lý trí khoa học. Nếu khoa học với chân lý chật hẹp không thể xâm nhập vào tôn giáo thì tôn giáo với những chân lý tối cao của mình cần xâm nhập vào khoa học, trở thành lực lượng tinh thần lãnh đạo khoa học. Trong lĩnh vực xã hội, các nhà Tômát mới phủ nhận quy luật phát triển khách quan của xã hội. Theo họ, trong lịch sử, tất cả được quyết định bởi ý chí của Thượng đế. Những người theo chủ nghĩa Tômát mới tin vào một chế độ xã hội thứ ba, tiến bộ hơn chủ nghĩa tư bản, trong đó Giáo hội Kitô giáo sẽ nắm chính quyền. Trước sự phát triển và sức mạnh của khoa học, CN Tômát mới một mặt không dám công khai phủ nhận khoa học . Họ ra sức sử dụng những thành tựu và cả những hạn chế của khoa học để chứng minh sự tồn tại của Thượng đế và sự đúng đắn của những tín điều tôn giáo. Học thuyết tiến hóa của Darwin đã từng bị kết án bởi tòa án dị giáo thì bây giờ được các nhà thần học thừa nhận và coi sự tiến hóa diễn ra theo ý chí của Thượng đế; con người xuất hiện trong quá trình tiến hóa, nhưng được Thượng đế ban cho linh hồn, v.v.. Về quan hệ giữa triết học và thần học, chủ nghĩa Tômát mới vẫn giữ luận điểm cũ của chủ nghĩa Tômát: Triết học là đầy tớ của tôn giáo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong05_mot_so_trao_luu_triet_hoc_phuong_tay_hien_dai_0279_5327.ppt
Tài liệu liên quan