Thực hành, thực tập của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại các cơ sở
chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng, giúp sinh viên áp dụng kiến thức lý
luận vào thực tiễn cũng như được rèn luyện năng lực sư phạm. Để thực hiện tốt
việc triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên, các nhà trường cần
xác định rõ mục đích, yêu cầu và tổ chức triển khai có chất lượng các hoạt động
rèn luyện tay nghề, nâng cao năng lực cho sinh viên.
4 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non tại trường Mầm non Hữu nghị Việt Triều - Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
75
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC THỰC HÀNH, THỰC TẬP CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TẠI TRƯỜNG MẦM NON
HỮU NGHỊ VIỆT TRIỀU - HÀ NỘI
ThS. Đinh Bích Hà
Hiệu trưởng trường MN Hữu nghị Việt Triều
Tóm tắt
Thực hành, thực tập của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại các cơ sở
chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng, giúp sinh viên áp dụng kiến thức lý
luận vào thực tiễn cũng như được rèn luyện năng lực sư phạm. Để thực hiện tốt
việc triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên, các nhà trường cần
xác định rõ mục đích, yêu cầu và tổ chức triển khai có chất lượng các hoạt động
rèn luyện tay nghề, nâng cao năng lực cho sinh viên.
Từ khóa: Giáo dục mầm non, sinh viên ngành giáo dục mầm non, công tác thực
hành, thực tập
Đặt vấn đề
Thực hành, thực tập của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại các cơ sở
chăm sóc, giáo dục trẻ có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tổ chức
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Sinh viên cũng có nhiều cơ hội
để thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn. Đồng thời, sinh viên được trải nghiệm công tác chủ nhiệm lớp trước khi trở
thành một giáo viên mầm non thực thụ. Hơn nữa, thực tập tại các cơ sở giáo dục
mầm non còn giúp sinh viên được rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong sư phạm
của người giáo viên mầm non.
Nội dung
1. Mục đích, yêu cầu triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh
viên ngành giáo dục mầm non:
Nhà trường luôn xác định việc hỗ trợ các trường sư phạm trong công tác
đào tạo giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên trước
khi triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên nhà trường tổ chức các
cuộc họp để thống nhất kế hoạch, phân công nhiệm vụ và xác định rõ mục đích,
yêu cầu cần đạt của sinh viên sau quá trình thực tập tại trường. Cụ thể như sau:
- Phát triển và hoàn thiện những kỹ năng sư phạm đã được hình thành ở
trường Cao đẳng/Đại học, đặc biệt là kỹ năng tổ chức các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ và kỹ năng mềm như giao tiếp, ứng xử, quản lý thời gian, hợp tác...
76
- Ý thức được trách nhiệm của người giáo viên trong tương lai để từ đó
không ngừng trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất để trở
thành người giáo viên tốt.
- Tận tình với công việc, làm việc theo kế hoạch và có khả năng nhận xét,
đánh giá khả năng học và tiếp thu của trẻ.
- Phát huy cao độ tinh thần tự giác, độc lập tự chủ, sáng tạo của mình trong
mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường.
- Có quan hệ tốt với giáo viên, cán bộ cũng như gương mẫu trước trẻ, có
hành vi giao tiếp và ứng xử văn minh, lịch sự trong các mối quan hệ ở trường
mầm non.
2. Cách thức triển khai công tác thực hành, thực tập cho sinh viên
ngành giáo dục mầm non
a) Công tác tìm hiểu thực tế hoạt động giáo dục của nhà trường
Mỗi trường mầm non đều có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phát triển toàn
diện trẻ em lứa tuổi mầm non. Song, mỗi nhà trường đều có kế hoạch, chiến
lược riêng để thực hiện các nhiệm vụ đó. Để hoàn thành nhiệm vụ thực tập, sinh
viên cần hiểu rõ về nhà trường. Do đó, ngay buổi đầu tiên làm quen sinh viên sẽ
được nghe các báo cáo về hoạt động của nhà trường, đó là:
Báo cáo của ban lãnh đạo trường về cơ cấu tổ chức, nội quy của nhà
trường, đồng thời nhà trường cũng yêu cầu sinh viên phải tự tìm hiểu thêm về
tình hình kinh tế, văn hóa xã hội và phong trào giáo dục của địa bàn - nơi đặt cơ
sở giáo dục mầm non.
Báo cáo hoạt động chuyên môn của nhà trường, về chức năng nhiệm vụ
của giáo viên, cũng như các tài liệu sổ sách, hồ sơ học bạ của trẻ.
Báo cáo các công tác đoàn thể của nhà trường (tổ chức đảng, công đoàn,
đoàn thanh niên).
b) Công tác tổ chức các hoạt động giáo dục
Tổ chức các hoạt động giáo dục là nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên
mầm non. Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo
nền tảng cho việc hình thành nên nhân cách của một con người. Do đó, người
giáo viên mầm non phải thực sự gương mẫu, chăm chỉ luyện rèn, vững vàng về
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động giáo
dục vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Để giúp sinh viên có được điều
này, nhà trường luôn đặt ra các yêu cầu cụ thể với sinh viên:
Sinh viên thực tập phải nắm vững kế hoạch cũng như nội dung chương
trình của môn học trong quá trình thực tập.
Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động cho toàn đợt thực tập
77
Mỗi sinh viên được dự 02 giờ hoạt động do giáo viên hướng dẫn tổ chức.
Sau đó giáo viên hướng dẫn và sinh viên cùng trao đổi, thảo luận để sinh viên
rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình tổ chức các hoạt động.
Trước khi sinh viên tổ chức các hoạt động giáo dục thì đã được giáo viên
hướng dẫn tư vấn, góp ý, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với khả năng của trẻ
và điều kiện thực tế. Khi sinh viên tổ chức các hoạt động giáo dục thì luôn có
giáo viên hướng dẫn dự giờ, góp ý, đánh giá và chấm điểm.
Ngoài ra, các sinh viên trong nhóm đều được sắp xếp để dự giờ tổ chức
hoạt động của bạn cùng nhóm để hỗ trợ cũng như học hỏi lẫn nhau.
Với cách thức tổ chức trên, nhà trường đã giúp sinh viên có nhiều cơ hội để
thực hành, trải nghiệm thực tế, bởi vậy, trong một thời gian ngắn các em đã có
thể thích nghi với công việc của người giáo viên mầm non cũng như tích lũy
được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
c) Công tác chủ nhiệm
Nhà trường cũng tạo điều kiện cho sinh viên thực hành công tác chủ nhiệm
lớp bằng việc giao nhiệm vụ lập kế hoạch chủ nhiệm, giao tiếp với phụ huynh để
trao đổi tình hình của trẻ. Với sự hướng dẫn của giáo viên, sinh viên thực tập
được rèn luyện một số kĩ năng của người giáo viên chủ nhiệm như: Kỹ năng lập
kế hoạch, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng quản lý lớp học
3. Định hướng công tác thực hành, thực tập cho sinh viên giáo dục
mầm non của các nhà trường mầm non trong giai đoạn hiện nay
Để việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đạt hiệu quả cao, nhà trường định
hướng triển khai công tác thực hành, thực tập như sau:
a) Việc tổ chức các hoạt động của sinh viên
Sinh viên trước khi tổ chức hoạt động cần soạn giáo án và gửi cho giáo
viên hướng dẫn đúng thời hạn để giáo viên có thời gian đọc, góp ý và sinh viên
có thời gian để điều chỉnh kịp thời theo góp ý của giáo viên hướng dẫn.
Đồng thời, sinh viên phải chủ động trong việc chuẩn bị đồ dùng cũng như
tập giảng để các bạn cùng nhóm đóng góp ý kiến trước khi tổ chức hoạt động
giáo dục trên trẻ.
Trước khi dạy trẻ phải rèn luyện giọng điệu truyền cảm, dịu dàng, phát
âm chuẩn, ghi nhớ trình tự giáo án.
Trong quá trình tổ chức hoạt động, sinh viên phải sử dụng phối hợp các
phương pháp một cách hợp lí, quan tâm đến từng trẻ và linh hoạt xử lý các tình
huống phát sinh.
b) Việc rèn luyện kỹ năng quản lý lớp học của sinh viên
Công tác quản lý lớp học (giáo viên số 1) là công việc tương đối khó ngay
cả với giáo viên mới ra trường. Bởi vậy, khi đi thực tập, sinh viên phải thường
xuyên rèn luyện thì mới có được kỹ năng quản lý lớp học. Để quản lý lớp học và
78
thu hút trẻ tham gia các hoạt động giáo dục, sinh viên phải luôn quan tâm, quan
sát để hiểu đặc điểm của mỗi trẻ về thể chất, nhu cầu, sở thích, hứng thú, thói
quen, tính cách...
Đồng thời, sinh viên còn phải tìm hiểu về hoàn cảnh sống, điều kiện sinh
hoạt của mỗi trẻ để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, nhất là đối với những trẻ có
hoàn cảnh khó khăn. Phải thật sự gần gũi, thân mật, quan tâm chăm sóc trẻ,
nhưng đồng thời cũng phải thật sự nghiêm túc chuẩn mực..
Kết luận
Một sinh viên ngành giáo dục mầm non được đào tạo để trở thành giáo
viên mầm non phải có hệ thống kiến thức, kỹ năng sư phạm được chuyên môn
hóa, sâu sắc và luôn thích ứng với nhiều hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Bởi,
giáo viên là người định hướng, dẫn dắt và điều chỉnh sự phát triển của trẻ, là
nhân tố quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Thực tế cho
thấy, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là hoạt động đặc thù cần nhiều
kỹ năng chứ không chỉ cần kiến thức chuyên ngành nên việc rèn luyện kỹ năng
sư phạm tại cơ sở giáo dục mầm non là vấn đề thiết thực, cần được coi trọng
trong nhà trường sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình giáo dục MN, NXB Giáo
dục Việt Nam.
2. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2002), Giáo dục học MN,
NXB ĐHQGHN, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- trien_khai_cong_tac_thuc_hanh_thuc_tap_cho_sinh_vien_nganh_g.pdf