Trị bệnh bằng hạt bí ngô

Y học cổtruyền cho rằng, hạt bí ngô có nhiều công dụng, trong đó có công

hiệu sát khuẩn, trịsán, lãi đũa. Đặc biệt, bí ngô có thểlàm tăng sữa cho sản phụ

sau sinh.

Liều hạt bí ngô sửdụng thông thường từ60 - 120g/ngày, đểcảvỏhoặc bỏ

vỏgiã nát, hòa với nước sôi đểnguội uống. Lưu ý không luộc chín hạt bí vì như

vậy sẽkhông còn tác dụng.

Phân tích thành phần chứa trong hạt bí ngô thấy chủyếu là chất cucurbitine,

caroten, vitamine A, B1, B2, C, dầu béo, protit. Đặc biệt, trong hạt bí ngô có

chứa chất delta 7-phytosterol mà ởcác loại dầu thực vật như đậu nành, dầu hướng

dương, dầu ô liu không có.

Đây là chất có công hiệu ngừa chứng xơvữa động mạch vành rất tốt. Ngoài

ra còn làm thuốc tăng sữa cho phụnữsau sinh. Dưới đây là những phương thuốc

trịliệu có hiệu quảtừhạt bí ngô đểtham khảo.

Giúp tăng sữa cho sản phụsau sinh: Mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô, ngày

uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏvỏhạt lấy nhân giã nát hòa với nước

uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽhiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống

mới hiệu nghiệm.

- Trịsán bò, sán lợn (sán dây taenia saginata): Bí ngô hạt sống bóc bỏvỏ

tán bột, người lớn 60 - 80g, trẻem dưới 15 tuổi 30 - 50g/lần/ngày; Uống vào lúc

đói buổi sáng sớm, sau 2 giờuống tiếp nước sắc hạt cau (người lớn 60 - 80g, trẻ

em dưới 15 tuổi 30 - 60g), tiếp theo sau 30 phút lại uống thuốc tẩy Sulfat Mangesi

(người lớn 60ml, trẻem 20 - 40ml).

- Trịnhức đầu: Dùng thịt quảbí ngô từ100 - 200g nấu canh ăn thường

xuyên.

- Trịnôn, giải độc thịt, cá, trị đờm: Lấy cuống quảbí ngô tán nhỏ, mỗi lần

uống 1 - 2g bột sẽhiệu nghiệm.

pdf8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Trị bệnh bằng hạt bí ngô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trị bệnh bằng hạt bí ngô Y học cổ truyền cho rằng, hạt bí ngô có nhiều công dụng, trong đó có công hiệu sát khuẩn, trị sán, lãi đũa. Đặc biệt, bí ngô có thể làm tăng sữa cho sản phụ sau sinh. Liều hạt bí ngô sử dụng thông thường từ 60 - 120g/ngày, để cả vỏ hoặc bỏ vỏ giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống. Lưu ý không luộc chín hạt bí vì như vậy sẽ không còn tác dụng. Phân tích thành phần chứa trong hạt bí ngô thấy chủ yếu là chất cucurbitine, caroten, vitamine A, B1, B2, C, dầu béo, protit... Đặc biệt, trong hạt bí ngô có chứa chất delta 7-phytosterol mà ở các loại dầu thực vật như đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu không có. Đây là chất có công hiệu ngừa chứng xơ vữa động mạch vành rất tốt. Ngoài ra còn làm thuốc tăng sữa cho phụ nữ sau sinh. Dưới đây là những phương thuốc trị liệu có hiệu quả từ hạt bí ngô để tham khảo. Giúp tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Mỗi lần uống 15 - 20g hạt bí ngô, ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối. Cách làm: bỏ vỏ hạt lấy nhân giã nát hòa với nước uống khi đói bụng. Cần uống liền 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả. Lưu ý cần uống hạt sống mới hiệu nghiệm. - Trị sán bò, sán lợn (sán dây taenia saginata): Bí ngô hạt sống bóc bỏ vỏ tán bột, người lớn 60 - 80g, trẻ em dưới 15 tuổi 30 - 50g/lần/ngày; Uống vào lúc đói buổi sáng sớm, sau 2 giờ uống tiếp nước sắc hạt cau (người lớn 60 - 80g, trẻ em dưới 15 tuổi 30 - 60g), tiếp theo sau 30 phút lại uống thuốc tẩy Sulfat Mangesi (người lớn 60ml, trẻ em 20 - 40ml). - Trị nhức đầu: Dùng thịt quả bí ngô từ 100 - 200g nấu canh ăn thường xuyên. - Trị nôn, giải độc thịt, cá, trị đờm: Lấy cuống quả bí ngô tán nhỏ, mỗi lần uống 1 - 2g bột sẽ hiệu nghiệm. Chè cháo cho người viêm loét dạ dày - tá tràng Viêm loét dạ dày - tá tràng có liên quan mật thiết với ăn uống. Dưới đây là một số món chè và cháo cho người mắc bệnh này: 1. Cháo hạt sen: Hạt sen 30g, gạo 50g, nấu cháo. Ngày 2 lần, dùng liền 1 tháng. 2. Chè củ mài – đậu ván: Củ mài 30g, cạo rửa sạch thái lát nhỏ, cùng với gạo vo sạch 100g, đậu ván 20g, hai thứ cùng cho vào nồi, thêm nước nấu chè, nêm đường phèn. 3. Chè bách hợp – hạt sen: Nếp 100g, bách hợp 40g, hạt sen 25g, đường đen vừa đủ, nấu chè. 4. Chè gừng táo mạch nha: Táo đỏ 5 quả, gừng tươi 3 lát, hai thứ cho vào nồi đất nhỏ, thêm nước nấu sôi, thêm 2 muỗng đường mạch nha, tiếp tục nấu đến đường tan. Uống nước ăn táo, dùng liền 3 ngày. 5. Chè khoai tây: Khoai tây 200g, gọt vỏ rửa sạch thái sợi, cho vào nồi thêm nước nấu chín. Người dạ dày nóng thì thêm ít đường trắng; người dạ dày lạnh chuyển dùng đường đen, uống nước ăn khoai. 6. Nước đường cải trắng: Cải trắng (cả cây) rửa sạch thái nhỏ, giã nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần dùng 20 - 30 ml, thêm ít đường trắng, dùng cho người viêm loét dạ dày - tá tràng có xuất huyết. 7. Nước rễ cỏ tranh: Rễ cỏ tranh (bạch mao căn) 30g, mấu sen 5 cái, hai thứ cho vào nồi đất thêm nước để nấu. Cho vào một ít nước cốt hẹ, pha với nước đun sôi để nguội. 8. Nước gừng hẹ - sữa bò: Hẹ 250g, gừng tươi 25g, hai thứ riêng biệt rửa sạch, thái nhỏ giã nhuyễn, bọc trong vải sạch vắt lấy nước, đổ vào nồi thêm sữa bò nấu sôi. Hằng ngày sáng và chiều uống ngay lúc còn nóng 9. Nước khoai tây - cà chua: Khoai tây, cà chua một lượng vừa đủ, hai thứ để riêng, rửa sạch thái nhỏ, giã nhuyễn vắt nước cốt, mỗi thứ nửa ly. Mỗi sáng và chiều dùng 1 lần, dùng liền 10 lần, viêm loét dạ dày - tá tràng mức độ nhẹ chữa lành. 10. Nước cải nồi: Cải nồi tươi, rửa sạch thái nhỏ, giã lấy nước cốt 1 ly, hâm hơi ấm, uống trước bữa ăn. Ngày 2 lần, dùng liền 10 ngày là 1 liệu trình. Cũng có thể dùng cải nồi hay cải bẹ xanh rửa sạch bằng nước đun để nguội, giã nhuyễn vắt lấy nước, mỗi lần dùng nửa chén, ngày 1-2 lần. Dinh dưỡng tuổi dậy thì Giai đoạn từ 14 - 18 tuổi là thời kỳ đỉnh cao của sự trưởng thành cơ thể. Cấu tạo và chức năng sinh lý các bộ phận trong cơ thể đều thay đổi rõ rệt. Ăn uống ở giai đoạn này rất quan trọng. Tất cả các bộ phận cùng phát triển, lớn lên và hoàn thiện dần. Hoạt động trí não, thể lực tăng lên và phức tạp hơn nhiều. Sự tiêu hao năng lượng cao đòi hỏi cơ thể phải được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để bù đắp. Nhu cầu nhiệt lượng tăng từ 25% - 50%. Vì vậy, ở giai đoạn này cần phải ăn uống thật tốt để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, học tập... Xét về dinh dưỡng, protein là tối quan trọng đối với thanh niên. Khả năng đề kháng bệnh tật và hoạt động thần kinh cao cấp... tất cả đều liên quan đến protein. Vì vậy, chế độ ăn uống phải giàu trứng, thịt, cá và các loại đậu. Đường là nguồn nhiệt lượng chính, có nhiều trong ngũ cốc như gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn. Trong giai đoạn dậy thì, nhu cầu vitamin của cơ thể cũng rất cao, đặc biệt các loại vitamin A, D có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ xương; vitamin B, C có công dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Nhu cầu về chất khoáng như: lượng can-xi và photpho là nguyên liệu tạo xương; sắt là nguyên liệu chủ yếu của tế bào máu. Sự phát triển cơ bắp, tăng lưu lượng máu đều cần đến thức ăn chứa nhiều can-xi. Nữ thanh niên mỗi tháng sẽ mất từ 15 – 30g sắt vì kinh nguyệt. 07/0708200911b.jpg Để đảm bảo cơ thể hấp thu được các chất trên, phải chú ý đến chất lượng và chủng loại bữa ăn; chú ý đến vệ sinh dinh dưỡng; cần xây dựng thói quen ăn uống, không để xảy ra tình trạng bỏ bữa thường xuyên, dễ làm cơ thể thiếu chất. Rau quả là loại thức ăn giàu vitamin và chất khoáng, vì vậy cần tạo thói quen thích ăn các loại rau quả. Nếu chỉ ăn bơ, sữa, thịt, mỡ... thì cơ thể cũng không thể hấp thu được hết mà còn dễ bị béo phì. Nước uống cũng rất quan trọng giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển, trưởng thành của thanh thiếu niên. Cần uống từ 1,5 lít nước mỗi ngày. Nếu ăn uống tốt, đầy đủ, khoa học thì không phải uống thêm vitamin và thuốc bổ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftri_benh_bang_hat_bi_ngo_2044.pdf
Tài liệu liên quan