Rất nhiều bậc cha mẹ không hiểu nổi
tâm lý trẻ vị thành niên, nhất là những
phụ huynh mới sang xứ người, còn
đang căng thẳng tìm cách sinh tồn
và tự bảo vệ hạnh phúc gia đình trước
mọi sự đổi thay mới lạ toàn diện. Nhiều người không biết rằng có
một sự khác biệt tâm lý lớn lao giữa một đứa trẻ
(child) và một thiếu niên (teennager). Sự khác biệt
này đôi khi làm cho cha mẹ bị “sốc” nặng, và khi
cố tình khám phá ra nguyên ủy, thì lại có thể xảy
ra những chuyện ngoài tầmtay, không còn kiểm
sóat được nữa. Một đặc tính nổi bật nhất trong
việc thay đổi tâm lý là “Sự thay đổi trong im lặng”
của thiếu niên, nam cũng như nữ.
8 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Trẻ vị thành niên, im lặng và thay đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trẻ vị thành niên, im lặng
và thay đổi
Rất nhiều bậc cha
mẹ không hiểu nổi
tâm lý trẻ vị thành
niên, nhất là những
phụ huynh mới
sang xứ người, còn
đang căng thẳng
tìm cách sinh tồn
và tự bảo vệ hạnh
phúc gia đình trước
mọi sự đổi thay
mới lạ toàn diện. Nhiều người không biết rằng có
một sự khác biệt tâm lý lớn lao giữa một đứa trẻ
(child) và một thiếu niên (teennager). Sự khác biệt
này đôi khi làm cho cha mẹ bị “sốc” nặng, và khi
cố tình khám phá ra nguyên ủy, thì lại có thể xảy
ra những chuyện ngoài tầm tay, không còn kiểm
sóat được nữa. Một đặc tính nổi bật nhất trong
việc thay đổi tâm lý là “Sự thay đổi trong im lặng”
của thiếu niên, nam cũng như nữ.
1. Không tâm sự, không hỏi han: Điều làm cho
cha mẹ lo lắng nhất là khi con trẻ tới tuổi "teen“ (từ
13 tới 19 tuổi), chúng không còn tâm sự với bố mẹ
nữa. Hỏi gì cũng chỉ ậm ừ cho qua. Cha mẹ nhìn vào
mắt con mà không biết chúng đang nghĩ gì. Trước đó,
thì suốt ngày ríu rít, lẩn quẩn bên chân bố mẹ, hỏi đủ
thứ chuyện, rồi đột nhiên, im lặng một cách khó hiểu.
Bố mẹ có gạn hỏi cũng chỉ lắc hay gật, ngoan ngoãn
thì "dạ..”, không ngoan nữa thì trả lời dóng một bằng
tiếng Việt, hoặc theo đa số nói tiếng Mỹ "no!“ hay
"yes“. Nếu cha mẹ cứ tiếp tục dồn ép con vào chỗ
phải nói ra, chúng có thể tương luôn một câu: "Hãy
để con yên được không?” (Just leave me alone!) Thật
sự, chúng có rất nhiều câu hỏi và ý kiến mà chúng
biết rằng cha mẹ chúng không đồng ý, nên chúng
không nói nữa.
Đến tuổi bắt đầu trổ giọng ồ ề, hay bắt đầu làm điệu,
chúng luôn thắc mắc về đủ thứ chuyện như về phái
tính (sex), về tình dục, tín ngưỡng, học vấn, liên hệ
họ hàng, nhất là về nguồn gốc. Lúc chúng nhận ra
mình không trắng như Mỹ, không cao như Mỹ, không
nói nhanh như Mỹ, và không được tham dự nhũng trò
chơi của thanh thiếu niên Mỹ như kết bồ (dating),
uống ruợu, dùng thuốc tăng khoái cảm (high), và trao
đổi tình dục, chúng cảm thấy như bị bỏ rơi. Muốn trò
chuyện với bố mẹ thì ngại ngần, không
biết "ông bà già lỗi thời“ ấy có la mắng át
đi không? Nếu không mắng, thì lại ngại có
đủ trình độ để giải thích cho mình hiểu hay không?
Một số trẻ hay lầm bầm sau lưng người lớn bằng
những câu như "chỉ nói nhiều“ (talkative) hay ngược
lại, "chẳng biết cái gì cả“ (old guy, dummy...)
Do đó, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bực bội, và phản
ứng rất mạnh khi con cái không còn hỏi ý kiến bố mẹ
nữa. Họ buồn bã, âu lo và cho rằng mình đã thất bại
không giáo dục nổi con cái do mình nuôi dậy. Từ chỗ
lo âu đó, cha mẹ đi tìm những phương pháp giáo dục
mới, nửa năn nỉ, nửa dọa nạt, cúp sinh hoạt vui chơi
của con cái như cấm truyền hình, cấm chơi "gêm",
cấm nghe nhạc... Khi tất cả những biện pháp ấy đều
vô ích, cha mẹ căng thẳng, buồn bã và một là cũng
im lặng với con luôn, hai là giận dữ hơn trước, ba là
thả nổi con cái. Họ không biết rằng đó là đặc tính
chung của tất cả những đứa trẻ rời bỏ vai trò đứa
"con nít“ trong nhà để bước vào tuổi vị thành niên.
Để có thể làm chủ tình hình, thực tế, cha mẹ nên để
cho con cái có những khu vực riêng tư của chúng,
đừng dồn ép chúng, đồng thời cũng cho con biết
rằng, bất cứ lúc nào con cần đến bố mẹ, thì bố mẹ đã
sẵn sàng trao đổi với con tất cả mọi việc, miễn sao
con vui vẻ là được.
2. Không thích sinh hoạt chung với gia đình: Khi
trở thành thiếu niên, trẻ tự nhiên thích tách rời ra khỏi
sinh hoạt chung của gia đình; đi chợ, đi chùa hay đi
nhà thờ với bố mẹ một cách miễn cưỡng, chỉ trừ khi
em gái thích đi „shopping“ mua sắm gì đó, thì bám lấy
chân mẹ mà thôi. Chúng cần nhiều giờ riêng tư để nói
chuyện với bạn qua điện thoại, để ngồi một mình suy
tư, để tham gia vào một số sinh hoạt trong trường
lớp, sinh hoạt của riêng nhóm bạn của chúng...
Những giờ riêng này, gộp lại, thành một khối lượng
thời gian lớn xa cách gia đình. Cha mẹ thường không
chấp nhận tính nết này. Mọi lần gọi đi chơi là đứa con
cưng la lên, thích thú, nay đột nhiên giở chứng ra đòi
ở nhà! Nhiều cha mẹ nổi nóng, la hét lên, càng làm
cho chúng khó chịu thêm. Khóc lóc, tranh luận mãi,
chúng cũng chỉ nói có một câu: "Con muốn ở nhà
thôi!“ Có bà mẹ gầm lên: "Ở nhà để lại dúi đầu vào
cái điện thoại suốt ngày luôn, hả!“ Hay "Lại cắm đầu
cắm cổ vào ba cái gêm, gêm...“ Nếu lần đầu mà trẻ
thua, bị bắt buộc đi; lần sau, chúng sẽ kiếm thêm
nhiều mánh hơn để được ở nhà một mình.
Dần dần, chúng thấy thích cái trò mèo chuột ấy mà xa
lánh bố mẹ nhiều hơn, cho đến khi trưởng thành, thì
không còn gì có thể giữ chúng được nữa. Bậc phụ
huynh khôn ngoan thì khi con không chịu đi chung
nữa, nên để chúng ở nhà, nhưng giao một việc gì cho
chúng làm, và hứa sẽ mang quà về cho chúng. Khi
về, nên kể lại những điều vui kiếm được trong chuyến
đi, và khôn khéo hỏi chúng những gì xẩy ra ở nhà.
Đừng giận dữ, chỉ có thể tỏ vẻ buồn vì thiếu vắng,
nhớ nhung chúng mà thôi, chúng sẽ ân hận, và lần
sau sẽ tự động đòi đi theo.
3. Thay đổi tính nết đột ngột: Vui đó, buồn đó,
vừa ca hát xong lại ngồi lầm lầm lì lì, hay nổi cọc,
càm ràm, mới tỏ vẻ yêu thương bố mẹ xong lại dở
giọng sẵng... Những đổi thay đột ngột như mưa rào ở
Việt Nam cũng chỉ là biến chứng của tuổi "teen“ mà
thôi. Chả có chi là quan trọng. Cha mẹ đừng quan
tâm quá đáng đến những cơn mưa rào đó, rồi làm lớn
chuyện lên. Kệ chúng, cơ thể chúng đang vươn lên,
đang nứt da, căng xương, nở thịt, có rất nhiều
nguyên nhân làm chúng như những con khỉ con, hờn
hờn dỗi dỗi, không có chi quá đáng, cha mẹ chỉ nên
nhìn ngắm, tự tìm hiểu lấy, và mặc cho chúng tự do.
Chỉ khi nào có triệu chứng mắc bệnh trầm cảm, có
những biểu hiện sâu sắc, lặp đi lặp lại, thì mới tìm
cách can thiệp khéo léo. Như ủ rũ, bỏ ăn vài lần,
đóng cửa khóc lóc, bỏ học, thay đổi tính nết một cách
lạ lùng và có chiều hướng tăng dần, thì đó là mắc
bệnh tâm lý, cần phải ngồi xuống với con cái gấp.
Nghe chúng ca thán, phàn nàn về trường học, về một
vài con bạn "cà chớn“, thì nên chia xẻ sự bực dọc với
chúng, nhưng nếu chúng thốt lên những câu nặng nề
như “con chỉ muốn chết đi cho rồi“ thì lập tức tìm
hiểu nguyên nhân ngay.
Cha mẹ nên phân biệt đâu là "những cơn mưa rào“
và đâu là "bão lòng“, không thể trường hợp nào cũng
"ầu ơ dí dầu“ cho qua, đôi khi mắc họa lớn. Nhất là
với những em trai, khi tự nhiên căng thẳng dài ngày,
lười học, trốn lánh bạn bè, bỏ chơi "gêm“ đột ngột thì
phải tìm cách đưa em đi chơi có tính cách gia đình,
đi xem phim với con, và từ từ tìm hiểu hiện trạng. Dĩ
nhiên, khi em trai đã mắc bệnh trầm cảm lâu ngày, thì
phải tìm cố vấn và tuyệt đối không để vũ khí đao,
kiếm, hay súng trong nhà. Trường hợp cha mẹ không
trực tiếp tâm sự được với con, thì nên tìm những
người nào mà em ưa thích, như anh em họ (cousin)
hay chú bác nào đó mà trò chuyện với em một cách
tế nhị.
Tóm lại, không nên đụng trận trực tiếp với con cái, chỉ
vỡ mất đồ quý mà thôi. Cứ bình tĩnh theo dõi, khi sự
thay đổi đã đến lúc chín mùi, không biến thêm được
nữa, con cái lại đâu vào đấy, vui vẻ hơn, hiểu biết
hơn, và thương yêu cha mẹ hơn. Gia đình lúc đó sẽ
tràn đầy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, mặc dù
hai thế hệ cách biệt cả hơn hai chục năm..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tre_vi_thanh_nien_3114.pdf